Hôm qua sau khi xem hành động của Trump và Pelosi tôi có nhận định là cả hai có vẻ mất kiểm soát trong hành động. Nhưng sau khi xem kỹ lại đoạn video buổi lễ đọc thông điệp Liên bang trước quốc hội của tổng thống Mỹ thì thấy hình như cả hai hành động đều có chủ ý.
Hai đảng đều khởi động cuộc chiến giành lại quyền lực ngay từ khi đối thủ chính trị của mình trúng cử, lên nắm quyền lực. Nhưng giai đoạn quyết liệt nhất là khi tổng thống đảng nắm quyền đọc thông điệp Liên bang lần cuối.
Cả hai phe đang nắm quyền lẫn phe muốn giành lại quyền lực đều muốn nhân cơ hội buổi lễ có 46 triệu khán giả này để giữ hoặc giành lại khách hàng. Do vậy ban vận động tranh cử của cả hai bên đều sắp xếp các chiến thuật để quảng cáo cho thương hiệu của mình.
Không phải ngẫu nhiên mà khi Trump đọc thông điệp phe cộng hòa đứng dậy vỗ tay hoan nghênh nhiệt liệt, phe dân chủ ngồi im hoặc có người bỏ ra về.
Có người bảo nước Mỹ nay phân hóa rõ rệt. Nước lớn mà không đoàn kết, lục đục thế thì làm sao nói nước nhỏ ? Và không ít người tỏ ra thất vọng.
Nghĩ như thế là chưa sâu. Các đời tổng thống Mỹ trước đây mỗi người đều có những chính sách cải cách riêng về kinh tế, y tế, giáo dục, nhập cư, ngoại giao, quân sự... Nhưng họ đều cố gắng dung hòa khoảng cách giàu nghèo. Dù đảng cộng hòa lên thì người giàu có lợi hơn, đảng dân chủ nắm quyền thì người nghèo nhiều phúc lợi. Tuy nhiên Trump là người có những cải cách táo bạo và quyết liệt nhất, cả trên thế giới và cả trong lòng nước Mỹ.
Quan điểm của Trump dựa trên chủ nghĩa cá nhân và mục đích cũng chỉ là đem lại quyền lợi cho nước Mỹ. Nhưng trước mắt nó lại ảnh hưởng rất lớn đến người nghèo nhất là về thuế và y tế.
Xét cho công bằng thì có người nghèo lười lao động để hưởng phúc lợi xã hội nhưng số này đem so với toàn bộ công nhân làm ở các nhà máy, xưởng, siêu thị, nhà hàng, công ty, tiểu chủ doanh nghiệp lại rất nhỏ. Người giàu cũng bỏ trí tuệ ra mới nên cơ nghiệp nhưng họ lại nhờ sức lao động của những người nghèo này nên mới thành triệu phú , tỷ phú. Kể cả các kỹ sư, trí thức có lương cao trong các tập đoàn cũng nhờ hàng ngàn, hàng vạn công nhân ở hạ tầng phía dưới làm nên.
Do đó những người nghèo đòi hỏi quyền lợi về bảo hiểm y tế, về chính sách thuế là cũng có cái lý của họ. Nếu đem những người lười lao động ra để gán cho họ là không nhìn bao quát lắm.
Trump thiên về việc nới lỏng các chính sách để cá nhân tự do phát triển. Người nghèo thì gì cũng được nhưng bảo hiểm y tế là phải miễn phí. Thế là hai bên đụng độ nhau.
Hai bên đều muốn chứng tỏ lập trường không khoan nhượng trong ngày đọc thông điệp liên bang này. Người ngoài nhìn vào không hiểu chuyện cứ phán là hai bên đang lục đục. Thật ra bên nào cũng đang làm nhiệm vụ mà cử tri của họ giao phó.
Luật pháp Mỹ quy định "nhân dân có thể làm bất kỳ những gì mà luật pháp không cấm". Các chính trị gia cũng thế mà thôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét