100 năm trước cụ Phan Chu Trinh đã bắt đầu khai dân trí. Lúc này đảng CSVN chưa ra đời và nước Việt vẫn đang nằm dưới ách thực dân.
Nhưng 100 năm sau có mấy người đọc lại các bài diễn thuyết của cụ và hiểu được chết liền.
Có thể nói trong lịch sử nước Việt chỉ có hai nhà tư tưởng lớn là Nguyễn Trãi và Phan Chu Trinh. Tuy cụ Phan đưa tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây vào Việt Nam nhưng điều đó rất là quan trọng. Thực tế hôm nay đã chứng minh rất chính xác. Nếu tầng lớp trí thức Việt thời đó hiểu cụ thì đã không có 3 cuộc chiến tranh và nước Việt đã sánh ngang với Nhật, Hàn.
Tư tưởng chủ yếu của cụ Phan là loại bỏ quân chủ , thiết lập dân chủ.
Vấn đề cụ Phan nêu ra không phải là áp dụng học thuyết gì vào Việt Nam mà là vấn đề quyền lực phải ở trong tay ai .
Cụ khuyên dân tộc phải đấu tranh, phải quan tâm đến đất nước. Bởi cụ nắm rất rõ một điều, nếu dân không đấu tranh thì không một đảng phái này cũng có một đảng phái khác thiết lập ngai vàng quyền lực để đàn áp, bóc lột và bán nước.
Chỉ 20 năm sau ngày cụ mất, đảng CSVN đã chứng minh điều đó.
Với tư duy logic yếu ngày nay nếu có hỏi 100 người Việt thì sẽ có 99 người trả lời mọi tai họa là do ông vua ,kẻ nắm quyền lực.
Chỉ có một người trả lời là do dân. Vì dân u mê quá nên vua mới lộng hành.
Xem ra các cụ xưa thâm thúy và sâu sắc hơn hậu duệ bây giờ nhiều. Một trăm năm trước dù nước còn lạc hậu nhưng các cụ đã hiểu được nền tảng nhà nước ,thể chế chính trị phân quyền của châu Mỹ, châu Âu.
Trong khi hiện tại có rất nhiều kẻ sống chính ngay trong lòng xã hội dân chủ nhưng vẫn ca ngợi các chế độ quân chủ chuyên chế và chẳng hiểu gì về dân chủ.
100 năm khai dân trí nhưng người Việt vẫn chẳng hiểu gì về dân chủ . Bởi chính quyền CSVN nắm trong tay hệ thống truyền thông và giáo dục. Trí thức Việt khai được bao nhiêu thì bọn bồi bút, DLV nhồi sọ làm ngu trở lại hết cả.
Vậy nên chỉ có ba cùng (cùng ăn,cùng ở, cùng làm việc) với dân để vận động họ đứng lên bất tuân dân sự giành lại hệ thống giáo dục, truyền thông trong tay chính quyền CS thì mới có thể khai dân trí thành công.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét