Trên thế giới người ta thường tuân theo nguyên tắc" con gà có trước ,quả trứng có sau". Nghĩa là phải có cơ chế đa đảng, tam quyền phân lập, tư pháp độc lập trước sau đó mới cho nước ngoài vào đầu tư, mở nhà máy... Nếu họ làm sai cứ việc kiện ra tòa án độc lập để bảo toàn tính mạng và sức khỏe của người dân.
Việt Nam lại làm ngược lại. Chính phủ CSVN muốn lợi nhuận để cứu chế độ bất chấp ô nhiễm môi trường không nói làm gì, bởi bản chất của chế độ độc tài cai trị là như thế.
Nhưng một điều lạ là giới đấu tranh đứng về phía nhân dân lại tỏ ra phấn khởi vì một cái hiệp định đến từ châu Âu. Họ cho rằng hiệp định có thể làm Việt Nam cải cách thể chế.
Họ không hiểu tại sao cánh tả của các nước dân chủ thường đưa việc làm ra khỏi nước của họ. Đó là vì vấn đề về môi trường. Ở các nước không có pháp trị như Việt Nam chi phí cho việc giải quyết chất thải công nghiệp rất ít tốn kém. Chỉ cần hối lộ, bôi trơn cho chính quyền các cấp. Sau đó để mặc cho dân lãnh đủ .
Bài học về Formosa và hàng loạt các nhà máy của các nước xả thải làm cá chết hàng loạt trên các con sông Việt Nam chưa đủ làm họ tỉnh giấc. Đó là chưa kể đến các núi rác công nghiệp của các nhà máy Trung Quốc chôn xuống lòng đất và phóng thẳng lên trời.
Hà Nội, Sài Gòn và các thành phố lớn Việt Nam đang ô nhiễm gấp 10 lần ngày trước và ngập lụt sau một trận mưa lớn, để rồi dân sống chung với hóa chất và rác thải.
Hiệp định này sẽ làm nông dân bị cướp đất nhiều hơn nữa. Trong khi thể chế không thể cải cách được vì vẫn còn chế độ độc đảng thì người dân bị đẩy ra đường và vào bệnh viện là điều chắc chắn.
Sau dịch Covid-19 sẽ là ung thư và nhiều chứng bệnh khác do ô nhiễm môi trường. Đó là tương lai khả thi với dân Việt Nam nếu không bất tuân dân sự để thay đổi thể chế chính trị.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét