Thứ Năm, 20 tháng 2, 2020

HY VỌNG NGÀY MAI TRỜI SẼ SÁNG.

Một bài viết "Ngạo nghễ Việt Nam " của một thợ dạy khiến cư dân mạng dậy sóng cả hai phía. 53k like và số lượng chửi cũng tương đương.
Một bài viết của giáo sư Hoàng Xuân Phú về vụ Đồng Tâm cũng khiến dư luận quan tâm không kém. Coronavirus không thể xóa được cái chết oan khuất của cụ Kình.
Nhưng cái quan trọng nhất mà dân Việt cố tình lãng tránh đó là: sự cầm quyền độc nhất của đảng CSVN và làm sao để nó không còn độc nhất nữa.
Tại sao sau 20 năm có internet vẫn có những thợ dạy như Nguyễn Viết Sơn, vẫn trích thơ Tố Hữu một cách "sến sẩm" nhưng vẫn "rung động" trái tim của 53.000 người?
Vô thức hay có ý thức?
Thật ra khi chế độ độc đảng còn đem lại quyền lợi cho một bộ phận thiểu số thì vẫn còn một thiểu số không muốn thay đổi tận gốc thể chế.Bác sĩ thì được tự do mở phòng mạch, giáo viên dạy thêm tràn lan để sắm xe hơi, nhà lầu; công an kiếm thêm bằng làm luật, nhân viên ngoại giao bằng visa, nhân viên hành chính bằng bôi trơn, nhân viên nhà đất bằng sổ đỏ, giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất... Học sinh, sinh viên nhiễm tuyên truyền của giáo dục và 800 tờ báo cùng đội ngũ DLV...
Vậy nên thợ dạy vừa tung hô một bài tụng ca đã có 53 ngàn chú cừu hưởng ứng liền, không có gì là lạ. Ngay trong các chế độ dân chủ người dân còn mắc bẫy tụng ca huống hồ các chế độ độc tài.
Giáo sư Hoàng Xuân Phú là chuyên gia về nghiên cứu và phản biện hiến pháp. Tuy nhiên bài viết của ông nếu đặt trong môi trường dân chủ nền đệ nhị VNCH thì rất giá trị, bởi lúc đó có đa đảng, đối lập và giáo sư Hoàng Văn Bông đang mang tư tưởng pháp trị vào xã hội miền Nam Việt Nam.
Còn bây giờ giáo sư Phú có giở "đa đảng, đa nguyên" ra soi chiếu vào "hiếp pháp" CHXHCNVN cũng là vô ích. Bởi hiếp pháp ấy do đảng làm ra trên quan điểm giữ quyền lực cho đảng chứ không phải cho dân.
Nếu bây giờ đem các hành động vi phạm nhân quyền ra Liên Hiệp Quốc thì cũng là chuyện"điệp khúc" lâu nay đã làm. Thành viên như Trung Quốc và Nga thì im lặng, Mỹ và châu Âu cũng chỉ giáng vài ba lệnh trừng phạt kinh tế, đá ra khỏi vài ba hiệp định... xong chuyện cũng đâu vào đó. Mỹ kêu CSVN vi phạm nhân quyền, báo CSVN tố lại Mỹ lợi dụng can thiệp vào tình hình nội bộ Việt Nam. Rốt cuộc Mỹ cũng bó tay vì quyền truy tố tội vi phạm nhân quyền thuộc về ngành tư pháp độc lập của mỗi nước. Chính phủ của Trump chỉ có thể can thiệp mạnh tay khi những ai cầm hộ chiếu USA bị coi như con vật.
Nhân dân Việt Nam bị đảng CSVN biến thành gia súc là lỗi do họ đã đánh Mỹ. Bây giờ kêu Mỹ biến họ lại thành người cũng khó.
Vấn đề là họ phải phát triển trở lại hai tổ chức xã hội dân sự đã bị chính quyền đánh phá ác liệt. Đó là hai tôn giáo chính. Chỉ khi nào hai tổ chức này loại được nội gián từ chính quyền, nắm được quyền lãnh đạo độc lập để ra hiệu lệnh toàn dân bất tuân dân sự thì mới có thể làm đối trọng đáng kể với Ba Đình.
Thế nhưng người dân Việt Nam có vẻ buông xuôi khi các tổ chức công đoàn của công nhân, hội nông dân, phụ nữ, thanh thiếu niên, cựu chiến binh ... đều bị chính quyền nắm cả.
Họ không hiểu rằng ngay cả khi CSVN sụp đổ thì các tổ chức XHDS này vẫn phải tồn tại để can thiệp vào các chính quyền dân bầu như phong trào "áo vàng" của nước Pháp hiện tại.
Không có một chính quyền nào tuân thủ hiến pháp ,pháp luật nếu không có một cơ chế, đảng phái đối lập cũng như tôn giáo đủ mạnh làm áp lực bằng các cuộc biểu tình lớn khiến chính quyền run sợ bị lật đổ bằng kinh tế, đảo chính.
Đáng tiếc là dù cụ Phan Chu Trinh có nói gì thì nói dân Việt vẫn bỏ ngoài tai. Thời bình họ không hề có ý thức đứng vào các tổ chức XHDS để răn dạy chính quyền, không có ý thức tham gia quân đội để chống lại các nền độc tài , bảo vệ các chính quyền dân chủ non trẻ. Đến khi mất tự do, quyền tự quyết, quyền giữ vững chủ quyền, đóng mở cửa biên giới họ cũng chẳng hề hay biết. Họ chỉ theo đuổi các sự kiện thời sự để chửi bới chứ không hề suy nghĩ cội nguồn của tai họa, bất công xã hội đến từ đâu.
Và bây giờ để gây dựng lại từ đầu khi CS đã đánh phá toàn diện trong 75 năm qua quả thật là một việc khó khăn gian nan cho những con người thật tâm yêu nước. Tuy nhiên mọi cuộc cách mạng, mọi thay đổi trên thế gian này đều bắt đầu từ một số ít. Chỉ cần họ có lòng và kiên nhẫn nhất định ngày mai trời sẽ sáng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét