“Nhà nước sở hữu một nguồn lực về đất đai, hạ tầng rất lớn mà trên thế giới cũng khó tìm thấy. Ở các nước Châu Âu, khi chúng ta chỉ vào miếng đất nào, khu rừng nào thì ở đó đều có chủ vài trăm năm, còn chúng ta chỉ cần quy hoạch, mở đường và làm hạ tầng thì sẽ trở thành giá trị rất lớn”.
Nguyễn Cao Trí – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Capella Holdings đã nhận định như trên trong cuộc gặp gỡ với Đoàn ĐBQH TP.HCM vào ngày 3/10 tại Thành Hồ.
Tên này còn khẳng định :
"Liên tưởng một chút chúng ta sẽ thấy rằng nợ công hiện nay trên dưới 100 tỷ USD, đó là con số lớn nhưng nếu nhìn về nguồn lực quốc gia để cân đối thì hoàn toàn không lớn, thậm chí có thể bán và giải quyết nợ đó một cách khả thi."
"Liên tưởng một chút chúng ta sẽ thấy rằng nợ công hiện nay trên dưới 100 tỷ USD, đó là con số lớn nhưng nếu nhìn về nguồn lực quốc gia để cân đối thì hoàn toàn không lớn, thậm chí có thể bán và giải quyết nợ đó một cách khả thi."
Không biết y dốt thật hay dốt giả vờ khi ca ngợi điều mà hiến pháp Cộng sản ghi nhận : " Đất đai là sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý".
Bởi lẻ các nước dân chủ thừa nhận quyền tư hữu ở Mỹ và châu Âu không thể dốt hơn hắn. Nếu không họ đã học theo hiến pháp cộng sản để mở đường xây cơ sở hạ tầng từ đó bán các miếng đất sẽ được tăng giá đó để trả nợ ? Như vậy nước Mỹ có nợ 20 ngàn tỷ USD cũng chẳng là gì vì đất đai của Mỹ rộng gấp 30 lần VN ?
Y không hiểu được một nguyên lý cơ bản, một đất nước muốn giàu không phải bán đất đai , tài nguyên để ăn mà đó là tự sản xuất, đầu tư chất xám để nâng cao các sản phẩm thô thành các sản phẩm có thương hiệu lớn, đủ sức cạnh tranh toàn cầu. Lợi nhuận từ các thành phẩm này sẽ làm tăng GDP quốc dân và GDP đầu người.
Do đó vấn đề chính là năng suất lao động.
Đất đai của một nước là tài sản hữu hạn. Đất đai bán mãi cũng sẽ hết.Khi bán đất đai thì đó sẽ là tài sản của nước ngoài. Và họ sẽ xác lập chủ quyền bất khả xâm phạm trên những mảnh đất đó. Như vậy người Việt đang mất nước ngay chính trên quê hương mình. Thế mới có Formosa tự nhiên xả độc, mới có Đông Đô Đại Phố với những bảng đường tên tiếng Tàu ngay tại Bình Dương.
Nước Mỹ , châu Âu xác lập quyền tư hữu tư nhân với những người nước ngoài mua nhà , mua đất của họ nhưng những người mua này phải chịu sự quản lý bởi luật pháp của họ. Thế nên trên đất của họ vẫn có Little Sai Gon, China Town... nhưng không hề có những khu tự trị được quân đội Trung Quốc bảo vệ như ở Việt Nam.
Nếu nói như Nguyễn Cao Trí nếu Việt nam cứ việc làm đường xây dựng cơ sở hạ tầng rồi bán với giá cao thì bất động sản tại Việt Nam không hề ế chỏng gọng như thế. Nhiều người vừa mua xong một biệt thự ký xong một hợp đồng mua bán là đã lỗ bạc tỷ. Và còn rất nhiều khu biệt thự với hàng trăm căn bỏ hoang, cỏ rác mọc đầy.
Bởi lẻ một khu đô thi mọc lên nhưng được quản lý bởi thể chế chính trị một đảng, ban quản trị không do dân bầu, sống trong một đất nước chỉ chuyên xài luật rừng, giáo dục tệ hại, văn hóa sơ khai thì giá bất động sản đó sẽ không bao giờ tăng.
Nếu giao cho người nước ngoài quản lý thì hóa ra Việt Nam vừa bán nhà, bán đất vừa bán luôn cả luật pháp, thể chế...Cách đó có thể làm cho giá bất động sản tăng lên để có tiền trả nợ. Nhưng cách đó tiếp diễn thì sẽ có ngày phải bán luôn cả Ba Đình.
Do đó Nguyễn Cao Trí đã không thấy được cái gốc của vấn đề chính là thể chế chính trị.
Cộng sản có thể gian manh đưa vào hiến pháp để cướp đất của dân làm của riêng. Nhưng với sự độc tài , vô pháp ,vô thiên và dốt nát cộng sản không thể làm cho những mảnh đất đó trở nên có giá trị. Và vì thế chẳng có người nước ngoài nào thèm đến sống tại Việt Nam ngoại trừ người Trung Quốc muốn đến cướp nước này.Khi có tiền họ sẽ cho các thế hệ sau của họ sinh sống trên một đất nước có nền giáo dục tốt, văn minh và nhân bản như Mỹ và Châu Âu chứ không ai ngu ngốc đi chọn Việt Nam.
Như thế thì có đổ xuống bao nhiêu tiền cộng sản cũng không thể biến đất thành vàng để trả nợ ngoài trừ giao lại chúng cho dân.
Chỉ có dân chủ,tam quyền phân lập,pháp trị, bầu cử tự do mới có thể biến đất đai Việt Nam đủ sức cạnh tranh với đất đai của các nước khác trên thế giới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét