Thứ Sáu, 20 tháng 10, 2017

TRƯỚC TỘI ÁC CHƯA SÁNG TỎ KHÔNG THỂ ĐỂ TANG .

Người ta chỉ để tang khi nào?
Trước một cái chết của một người thân trong gia đình, dòng họ hoặc trước một cái chết của những nhân vật có công lao với đất nước.
Để tang là một hành động tri ân, tưởng nhớ. Chúng ta có thể để tang cho một vị anh hùng đã hy sinh , tuẫn tiết cho tương lai dân tộc, hoặc để tang cho các tử sĩ đã vị quốc vong thân. Ngày xưa cả dân tộc cũng đã có hàng chục ngàn người viếng các tang lễ của các nhà chí sĩ yêu nước như Phan Bội Châu , Phan Châu Trinh...
Đa số những cái chết được để tang đông đảo không là những cái chết đến trong uất ức mà là những cái chết tuân theo như lời cụ Phan :
Chết mà vì nước, chết vì dân,
Chết đấng nam nhi trả nợ trần.
Chết buổi Đông Chu, hồn thất quốc,
Chết như Tây Hán lúc tam phân.
Chết như Hưng Đạo, hồn thành thánh,
Chết tựa Trưng Vương, phách hóa thần.
Đối với những cái chết mà mắt vẫn mở trừng trừng vì tai họa ập đến, nhất là tai họa này không phải do lỗi của mình mà là do tội ác của một cá nhân nào đó, do quyền lực... thì ở các nước độc tài khác người ta không phát tang vội vàng. Thi hài được khâm liệm cẩn thận nhưng được dùng như một vũ khí để đòi hỏi công lý và kích thích sự căm phẫn. Những chiếc quan tài như một bằng chứng để chứng minh rằng chính sách của chính quyền là bất công, luật pháp không công bằng khi để lọt tội phạm, để kẻ giết người vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Đáng tiếc là ở Việt Nam rất nhiều cái chết oan ức như vụ em Đỗ Đăng Dư, như anh Nguyễn Hữu Tấn và nhiều người khác... cộng đồng đã không thực hiện được chức năng của mình là tạo ra căm phẫn và đòi hỏi công lý. Chính vì sự dễ dàng này nên chính quyền cộng sản đã không thèm coi pháp luật của chúng ra gì, chúng sẵn sàng tái phạm tội ác.
Ngay trong xã hội Mỹ dù có tam quyền phân lập, có tòa án nghiêm minh nhưng mỗi khi xảy ra các vụ án cảnh sát bắn chết người, cộng đồng da đen ở Mỹ cũng gây ra nhiều cuộc bạo loạn, biểu tình suốt nhiều ngày đêm. Bởi họ biết rằng phải cho chính quyền biết"họ sẽ phải đối mặt với sự phản kháng của người dân bất cứ lúc nào" mỗi khi họ làm sai. Đó là tiền đề mà những nhà sáng lập nước Mỹ đã nghĩ ra khi đưa vào tu chính án số 2 "quyền sử dụng súng".- "Làm sao một quốc gia có thể bảo tồn sự tự do của nó nếu những kẻ cầm quyền không được nhắc nhở rằng nhân dân của họ luôn duy trì được tinh thần phản kháng? " – Thomas Jefferson
Một xã hội của loài cừu theo thời gian sẽ đưa đến một chính quyền của loài sói.
Tiếc là loài cừu ở Việt Nam lại vội vã phát tang và để tang quá sớm trước tình trạng xả lũ giết người của quan chức cộng sản ở Việt Nam. Sự căm phẫn của cộng đồng mạng chưa đủ mạnh để chúng phải run sợ. Và những kẻ như Hồng Thanh Quang, Beo Hồng lại đưa ra những luận điểm ấu trĩ để biện hộ. Chúng ngang nhiên coi thường mạng sống của người dân để cho rằng không thể không xả lũ và không thể không phá rừng.
Nhiều nước bây giờ không cần thủy điện, không cần xả lũ ,không cần phá rừng vẫn có đủ điện cho dân xài. Và nhiều nước vẫn có bão lũ tàn phá dân rất nghiêm trọng nhưng đều nằm trong dự đoán và kế hoạch di tản của chính phủ để mức thiệt hại là thấp nhất.
Đó là vì họ có một chính quyền thực sự của dân vì dân và do dân.
Tuy nhiên ngay chính ngày xưa cộng sản vẫn thường dùng những xác chết của người dân để gây ra những cuộc biểu tình của các đội quân tóc dài. Chúng xúi giục dân gây rối cho các chính quyền dân chủ ở miền Nam trước kia.
Trong khi đó nạn xả lũ của Việt Nam đã có từ 5,10 năm trước nhưng bao giờ cũng được chôn trong vội vã. Và cứ thế theo dòng đời năm sau lại có những xác chết khác thế vào.
Không thể phát tang khi công lý chưa sáng tỏ, khi những kẻ gây ra tội ác vẫn nhởn nhơ, khi người chết vẫn chưa nhắm được mắt.
Có để tang thì xin hãy để tang cho một tinh thần, một ý chí bất khuất của dân tộc trước cường quyền, bất công thực sự đã bị giết chết bởi các thế hệ hôm nay.
Và hãy để tang cho một nền văn hóa , một nước Việt 4000 năm đã thực sự không còn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét