Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2020

ĐẢNG DÂN CHỦ MỸ VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CHO VIỆT NAM CỘNG HÒA VÀ NGƯỜI VIỆT TỊ NẠN CỘNG SẢN.

Một số người Việt do không hiểu yếu tố "đối lập" là hai mặt của một đồng tiền nên miêu tả đảng Dân chủ Mỹ bằng cụm từ "Dân chủ thổ tả". Mỗi khi đến mùa bầu cử họ liền tung các bài lăng xê các chính trị gia đảng cộng hòa, bôi nhọ đảng Dân chủ mà không thèm đọc lại lịch sử dù có Internet. Trong chiến tranh Việt Nam chính đảng Dân chủ của tổng thống Johnson đã mở rộng ném bom miền Bắc và đảng Cộng hòa của Nixon đã ký Thông Cáo chung Thượng Hải và xúc tiến hiệp định Paris để kết thúc chiến tranh. Ngay cả Kisingger cũng làm Cố vấn an ninh quốc gia và kiêm Bộ trưởng ngoại giao dưới thời Nixon, đảng cộng hòa cũng bị đổ sang cho đảng Dân chủ.
Và mặt dù họ đến Mỹ hưởng được phúc lợi xã hội, các chế độ welfare, foodstamp, medicare... từ thuở ban đầu là nhờ các chính sách cào bằng của đảng Dân chủ nhưng sau đó họ lại nhanh chóng quên mất. Và họ xem ân nhân của mình như những kẻ thù địch.
Nói như vậy không phải để xem nhẹ những hành động của các chính trị gia của đảng Cộng hòa trong việc xúc tiến các chương trình HO, ODP... mà để thấy rằng đảng nào cũng vì các mục đích chung của nước Mỹ trong từng giai đoạn lịch sử. Họ bỏ miền Nam vì thế cờ chung, triệt buộc của thế giới và tham gia vào việc giải cứu dân tị nạn cũng nằm trong nước cờ chính trị thuyết phục cử tri mà hiến pháp Mỹ đã tạo ra. Do vậy chẳng có đảng nào là kẻ thù và đảng nào cũng là "đầy tớ" của dân Mỹ đem đến tự do và dân chủ cho NVHN chúng ta.
Xã hội Mỹ là xã hội tự do, đa văn hóa, đa nguyên, đa đảng chính nhờ nền tảng chủ quyền thuộc về toàn dân và cách sinh hoạt toàn dân chính trị người Mỹ không bị ràng buộc bởi ý thức hệ, không cực đoan chính trị, dễ đồng thuận, dễ thỏa hiệp và rất thực dụng.
Chính sách liên tục thay đổi, nội bộ các đảng chính trị liên tục bất đồng, các đảng chính trị liên tục tranh cãi, luận tội, truất phế, tất cả những xáo trộn chính trị đều đã được các nhà lập quốc Mỹ nghĩ tới khi xây dựng thể chế chính trị tự do, 250 năm về trước, và trở thành một giá trị dân chủ của nền chính trị Hoa Kỳ.
Mục đích chung của cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ là cạnh tranh để thành lập chính quyền của dân, do dân và vì dân.
160 năm đã qua mục đích này không hề thay đổi, nhờ vậy dân Mỹ ngày càng giàu hơn, nước Mỹ càng ngày càng mạnh lên.
Từ 13 thuộc địa bị phân hóa bởi chiến tranh Nam Bắc, Hoa Kỳ trở thành một cường quốc số 1 trên thế giới và giữ vững vị thế cho đến nay. Vì thế chính trị Mỹ được nhiều người xem là tiến bộ và dân chủ nhất thế giới.
Sau biến cố 30/4/1975, nước Mỹ trở thành quốc gia định cư của 3 triệu người Việt tự do.
Nhiều người Mỹ gốc Việt đã trở thành dân cử liên bang, tiểu bang và địa phương, nhiều tướng lãnh quân đội, nhiều công chức cao cấp . Và họ đến từ các chương trình trợ giúp người tị nạn của chính phủ Hoa Kỳ ở cả hai đảng.
- Đạo luật thứ hai – Indochina Migration and Refugee Assistance Act of May 23, 1975. This Act established a program of domestic resettlement assistance for refugees who fled from Cambodia and Vietnam. (Đạo Luât Trợ Giúp Di Dân và Tỵ Nạn ngày 23 tháng 5 năm 1975. Đạo luật này thành lập một chương trình trong nội địa để trợ giúp cho người tỵ Nạn đến từ Cambodia và Việt Nam.)
Đạo luật trợ giúp người tỵ nạn và di dân Đông Dương (tiếng Anh: Indochina Migration and Refugee Assistance Act) được lập ra nhằm ứng phó trước sự kiện Việt Nam Cộng hòa sụp đổ và kết thúc Chiến tranh Việt Nam. Dân biểu Peter W. Rodino (Đảng Dân chủ, bang New Jersey) trình dự luật ở Hạ viện vào ngày 7 tháng 5 năm 1975; Hạ viện thông qua vào ngày 14 tháng 5 với 381 phiếu thuận và 31 phiếu chống; Thượng viện thông qua vào ngày 16 tháng 5 với 77 phiếu thuận và 2 phiếu chống; Tổng thống Hoa Kỳ Gerald Ford ký thành luật vào ngày 23 tháng 5 năm 1975.
Nhờ đạo luật này, khoảng 130.000 người tị nạn từ Nam Việt Nam, Lào, và Campuchia đã được đến Hoa Kỳ theo một quy chế đặc biệt; đạo luật cũng quy định việc phân bổ ngân sách nhằm hỗ trợ tài chính và tái định cư người tị nạn.
Thượng nghị sĩ Edward Kennedy (Đảng Dân chủ) và Dân biểu Liz Holtzman (Đảng Dân chủ) là những nhà lãnh đạo của nhóm vận động cho người tị nạn; họ là những người đầu tiên ủng hộ đạo luật năm 1975. Việc làm của hai chính trị gia này nhận được sự ủng hộ của các nhóm công đoàn như AFL-CIO và những tổ chức tôn giáo trong đó có Hebrew Immigrant Aid Society và Church World Service. Mục đích của họ là định nghĩa lại những khái niệm luật pháp về "tình trạng người tị nạn" và tạo được một chính sách ân xá toàn diện hơn.
- Đạo luật thứ ba – The Refugee Act of 1980 – This Act created The office of Refugee Resettlement, which administers programs and services for refugees within the U.S. Individual states play a central role in the resettlement process and are required to have plan for refugee assistance in order to receive federal funding… The Refugee Act of 1980 was passed to set up systems to deal with increasing number of refugees from Vietnam and other countries of the world. (Đạo Luật Tỵ Nạn năm 1980 - Đạo luật này thành lập Văn Phòng Tái Định Cư Tỵ nạn để quản trị các chương trình và dịch vụ cho người tỵ nạn trong nội địa nước Mỹ. Các Tiểu Bang của Hoa Kỳ giữ vai trò trung tâm trong phương cách tái nhập cư và đòi hỏi phải có kế hoạch trợ giúp tỵ nan để được nhận ngân khoản trợ cấp từ Liên Bang…Đạo Luật Tỵ Nạn năm 1980 được thông qua để thiết lập những hệ thống nhằm đối phó với sự gia tăng số người tỵ nạn từ Việt Nam và các nước khác trên thế giới.)
Ngày 3 tháng 3 năm 1980, luật Refugee Act được Lưỡng Viện Hoa Kỳ thông qua. Luật này cho phép gia tăng từ 17,400 lên thành 50,000 người tị nạn được đến Hoa Kỳ mỗi năm. Cần biết, đây là thời điểm nóng bỏng nhất trong làn sóng người tị nạn cộng sản Việt Nam vượt thoát chế độ cộng sản. Điều thú vị là dự luật này do Nghị Sĩ Ted Kennedy, thuộc đảng Dân Chủ đưa ra .
- Sau khi được đưa lên Thượng Viện, 51 Nghị sĩ thuộc đảng Dân Chủ và 33 Nghị sĩ thuộc đảng Cộng Hoà đồng thuận .
- Sau khi được đưa lên Hạ Viện, 220 dân biểu thuộc đảng Dân Chủ và 108 dân biểu thuộc đảng Cộng Hoà đồng thuận . Điều lý thú là có đến 32 dân biểu đảng Cộng Hoà phủ quyết trong khi chỉ có 15 dân biểu đảng Dân Chủ cũng không đồng thuận dự luật này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét