Thứ Năm, 30 tháng 4, 2020

THẾ NÀO LÀ ĐA NGUYÊN ?

Nhiều người chỉ hiểu về đa đảng chứ chưa hiểu lắm về đa nguyên.Họ cho rằng ở Mỹ chỉ áp dụng duy nhất chủ nghĩa tư bản.
Thật ra nước Mỹ áp dụng nhiều chính sách của nhiều học thuyết khác nhau của nhiều chủ nghĩa.
Khi dân bầu cánh tả như đảng Dân chủ cầm quyền thì một số các chính sách dựa trên các chủ nghĩa sau đây được áp dụng : chủ nghĩa tự do xã hội, dân chủ xã hội, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa công đoàn, chủ nghĩa vô chính phủ...
Khi dân bầu các đảng cánh hữu như đảng Cộng hòa cầm quyền thì các chính sách của các chủ nghĩa sau đây được áp dụng: chủ nghĩa dân chủ Kitô giáo, tự do cổ điển, chủ nghĩa dân tộc , chủ nghĩa quốc gia và chủ nghĩa cá nhân.
Đảng Dân chủ Mỹ và cánh tả châu Âu áp dụng nhiều chính sách của chủ nghĩa Marx. Tiêu biểu nhất đó áp dụng chính sách thuế lũy tiến mà Marx là một trong những người đầu tiên kêu gọi trong "Tuyên ngôn đảng cộng sản" năm 1848. Thuế lũy tiến là yếu tố cơ bản khiến CNTB trở nên tốt đẹp trong mắt người dân thật ra lại là tư tưởng của CNXH. Đây là áp dụng đầu tiên khi các chế độ tư bản độc tài chuyển từ đơn nguyên sang đa nguyên sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Nên nhớ rằng các nhà tư bản không bao giờ chịu chi 25% thuế thu nhập của mình cho công nhân. Họ muốn giành lại số thuế đó để tạo ra nguồn vốn cạnh tranh. Nhưng trước sự đấu tranh đình công của công nhân, giới chủ đã phải nhượng bộ. Tuy nhiên mỗi khi các đảng cánh hữu cầm quyền chính phủ lại thi hành chính sách giảm thuế.
Thật ra thuế lũy tiến là chính xác. Bởi vì với một người giàu có tài sản hàng chục, hàng trăm triệu USD thì không cần làm, chỉ cần mướn CEO hoặc thuê chuyên gia tư vấn đầu tư là có thể ngồi không hưởng thụ trừ trường hợp muốn giàu nhanh. Lợi tức của họ đến từ sức lao động của hàng trăm , hàng ngàn công nhân mà họ thuê mướn. Lương công nhân chỉ đủ sống nên phúc lợi xã hội, y tế, bảo hiểm thất nghiệp...đều trông chờ vào nguồn ngân sách đến từ việc đánh thuế lũy tiến của người giàu.
Người Việt đến Mỹ hưởng các chính sách phúc lợi xã hội do cánh tả ban hành nhưng lại ủng hộ cánh hữu. Đó là vì họ chưa đi sâu vào chính trị. Các đảng cánh hữu tạo ra thịnh vượng cho giới chủ, đào sâu khoảng cách giàu nghèo. Nhưng không có các chính sách này thì giới chủ cũng không có tài sản để mà đóng thuế, tạo ra phúc lợi cho người nghèo. Do đó phải dung hòa cả hai.
Một số người Mỹ khi cánh hữu cầm quyền đã bỏ sang sinh sống tại Phần Lan, Bắc Âu. Bởi giới chủ ở đây đã chấp nhận chia sẻ lợi tức với giới cần lao để tạo ra một xã hội mà hai bên cùng có lợi. Công nhân được đảm bảo an sinh xã hội từ thuế lũy tiến sẽ hăng say làm giàu cho họ hơn và xã hội cũng bình yên hơn, cảnh sát ,tòa án ,nhà tù sẽ ít việc làm hơn khi đời sống của người nghèo được đảm bảo.
Các chính trị gia cánh hữu luôn bảo rằng " Nơi nào có CNXH, nơi đó luôn thất bại". Đó là vì họ muốn thu phiếu cho mình. CNXH chỉ thất bại ở các nước độc tài, nơi chỉ có một ý thức hệ duy nhất.
Tương tự các chính trị gia cánh tả cũng có thể nói" Nơi nào chỉ có duy nhất chủ nghĩa tư bản, nơi đó cũng đầy rẫy bất công ,nghèo đói". Bằng chứng rõ nhất là ở các nước CNXH trước kia như Trung Quốc, Nga, Việt Nam ...đang thực hiện CNTB hoang dã hay tư bản đỏ hiện nay. Nhân dân các nước này đang ngửa tay xin tiền từ thiện từ giới giàu có, quyền lực chứ không hề có các quỹ phúc lợi và y tế như ở Mỹ và Bắc Âu. Đó là vì những nước này không hề có các đảng cánh tả đại diện cho người nghèo nắm quyền. Đảng cộng sản đã biến thành đảng tư bản chứ không còn đại diện cho hai giai cấp công nông.
Đã có một sự hoán đổi vị trí giữa cộng sản và tư bản. Nhưng tư duy những kẻ chống cộng lại không theo kịp. Họ chết cứng với suy nghĩ cộng sản là những kẻ khố rách áo ôm từ thập niên 30. Trong khi hiện tại chúng đã là những nhà tư bản, những chủ tịch hội đồng quản trị, những ông chủ kếch sù. Bởi vậy những kẻ này thường hay chụp mũ những người vạch ra bản chất thật sự của "Cộng sản" ngày nay.
Khi tư duy không theo kịp những chuyển biến của thời đại thì suốt đời sẽ bị lừa. Một xã hội tốt đẹp luôn cần đa nguyên chứ không phải nhất nguyên.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét