Hệ thống y tế hay hệ thống chăm sóc sức khỏe, là việc tổ chức con người, tổ chức và tài nguyên cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe để đáp ứng nhu cầu sức khỏe của quần thể mục tiêu.
Có rất nhiều hệ thống y tế trên toàn thế giới, với nhiều hệ thống có lịch sử và cấu trúc tổ chức như các quốc gia. Rõ ràng, các quốc gia phải thiết kế và phát triển hệ thống y tế phù hợp với nhu cầu và nguồn lực của họ, mặc dù các yếu tố chung trong hầu hết các hệ thống y tế là các biện pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu và y tế công cộng.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cơ quan chỉ đạo và điều phối sức khỏe trong hệ thống Liên Hiệp Quốc, đang thúc đẩy mục tiêu chăm sóc sức khỏe toàn cầu: đảm bảo rằng mọi người đều có được các dịch vụ y tế mà họ cần mà không gặp khó khăn về tài chính khi phải trả tiền cho chúng.
Theo WHO, mục tiêu của các hệ thống y tế là sức khỏe tốt cho người dân, đáp ứng với sự mong đợi của dân số và phương tiện hoạt động tài trợ hợp lý. Tiến bộ hướng tới các mục tiêu này phụ thuộc vào cách thức các hệ thống thực hiện bốn chức năng quan trọng: cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tạo tài nguyên, tài chính và quản lý.
Các tiêu chí khác để đánh giá hệ thống y tế bao gồm chất lượng, hiệu quả, khả năng chấp nhận được và công bằng. Các tiêu chí này cũng đã được mô tả ở Hoa Kỳ là "năm C": Chi phí, Bảo hiểm, Tính nhất quán, Phức tạp và Bệnh mãn tính. Ngoài ra, sự liên tục của chăm sóc sức khỏe là một mục tiêu chính.
Hệ thống y tế của Việt Nam khác rất xa so với các hệ thống y tế của các nước khác. Đó là hệ thống phân cấp trên – dưới. Bệnh viện Chợ rẫy (BVCR) là tuyến cuối cùng, tức là cao nhất. Do vậy, tất cả các bệnh nhân khó, hoặc khó chịu, hoặc vì bất cứ lí do gì, đều có thể được các bệnh viện “cấp dưới” chuyển tới. Trong khi đó, bệnh viện tuyến trên không được phép chuyển một bệnh nhân nặng về tuyến dưới.
Ở các nước phát triển, ngành y là một ngành dịch vụ. Về lý thuyết, ở Việt Nam hiện nay cũng vậy. Tuy nhiên, vì nền kinh tế của Việt Nam bây giờ là “kinh tế thị trường định hướng XHCN”, nên đối với ngành y của Việt Nam sự không rõ ràng về phương thức hoạt động của ngành y dẫn đến sự lộn xộn trong nhận thức của xã hội về ngành y. Tùy từng đối tượng, họ phán xét ngành y lúc thì dưới góc độ dịch vụ, lúc thì dưới góc độ phục vụ.
Sự thiếu dân chủ trong chính trị cùng với nạn tham nhũng trong kinh tế (bao gồm cả y tế), có tác động rất lớn đến y học. Gần như các thầy thuốc không được biết đến các vấn đề tồn tại trong bệnh viện. Các thầy thuốc cũng không có bất cứ tiếng nói nào trong việc cải tiến chất lượng, nhất là khi những vấn đề đó đụng chạm đến quyền lợi của bộ phận lãnh đạo.
Hệ thống y tế Việt Nam bao gồm cả y tế tư nhân và y tế Nhà nước, được cấu trúc theo khu vực và các tuyến khác nhau theo cấp quản lý. Cán bộ y tế làm việc trong hệ thống này có thể ở các lĩnh vực khác nhau.
– Tuyến y tế Trung ương.
– Tuyến y tế địa phương bao gồm:
+ Tuyến y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
+ Tuyến y tế cơ sở: Phòng y tế và Trung tâm y tế huyện, quận, thị xã; trạm y tế xã, phường, cơ quan, trường học.
– Tuyến y tế Trung ương.
– Tuyến y tế địa phương bao gồm:
+ Tuyến y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
+ Tuyến y tế cơ sở: Phòng y tế và Trung tâm y tế huyện, quận, thị xã; trạm y tế xã, phường, cơ quan, trường học.
Tình trạng quá tải tại các bệnh viện công khắp nước lâu nay được cho là đáng báo động. Điển hình như bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh, bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Nhi đồng… tình trạng 2 người bệnh nằm chung giường, thậm chí phải nằm ngoài hành lang, dưới gầm giường vẫn được truyền thông trong nước thường xuyên nhắc đến.
Việt Nam có nguy cơ thiếu hụt giường bệnh, nhân viên y tế và các cơ sở chăm sóc đặc biệt nếu virus Vũ Hán bùng phát mạnh mẽ.Bên dưới là Website so sánh số giường bệnh trên 100.000 dân của thế giới. Hoa Kỳ có 46 Đức 82, Italy 36, Iran 17 trên 10.000 dân, trong khi Việt Nam chỉ có 7/10.000 dân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét