Cho đến hôm nay việc Trung Quốc tấn công cả thế giới bằng "vũ khí sinh học" không còn là thuyết âm mưu nữa mà đã là sự thật. Ta có thể điểm sơ một vài nét để thấy nó được sắp xếp tinh vi và toàn diện như thế nào.
1/Can thiệp vào tổ chức y tế thế giới WHO:
Ngày 22/01/2020, các thành viên ủy ban khẩn cấp của Tổ Chức Y Tế Thế Giới ( WHO ) bị chia rẽ trong việc ban bố tình trạng khẩn cấp về y tế công cộng ở cấp độ quốc tế liên quan dịch viêm phổi do virus corona mới.Sau cuộc họp, bác sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, tổng giám đốc WHO, nói rằng hiện giờ dịch viêm phổi cấp tính do virus corona mới chỉ là « vấn đề khẩn cấp y tế ở Trung Quốc », chứ chưa phải là một « vấn đề khẩn cấp y tế toàn cầu ».
Sự chậm trễ này đã khiến có khoảng hai phần ba người Trung Quốc nhiễm virus, xuất ngoại, ''mất hút''.
2/ Tấn công vào bang Washington Mỹ :
ĐCSTQ rất coi trọng tiểu bang Washington và thành phố Seattle. Bốn đời lãnh đạo của ĐCSTQ khi viếng thăm Mỹ, điểm đến đầu tiên đều chọn Seattle. ĐCSTQ cũng lôi kéo các chức sắc New York, hai bên thành lập một nhóm liên hợp về việc hợp tác thương mại, tổ chức các diễn đàn hợp tác đầu tư.
Quỹ Brookings, một trong những Think Tank hàng đầu đứng về phía Huawei, trụ sở các công ty, tập đoàn lớn của Mỹ như Microsoft, Amazon ... đều đặt tại Seatle, Washington.
3/ Tấn công vào thị trường phố Wall, New York(Mỹ):
"Phố Wall" là trung tâm thị trường tài chính của Hoa Kỳ .Nhiều sàn giao dịch lớn của Mỹ đóng trụ sở ở phố Wall và quận tài chính, gồm NYSE, NASDAQ, AMEX, NYMEX và NYBOT.
Quảng trường Thời Đại một biểu tượng đô thị của Thành phố New York và của nước Mỹ đã bị virus Vũ Hán tấn công trước tiên.
4/Tấn công nước Ý:
Tháng 3/2019, Ý đã ký kết biên bản ghi nhớ (MOU) “Một vành đai một con đường”, trở thành quốc gia đầu tiên của G7 (7 nước công nghiệp trên thế giới) tham gia vào dự án này. Ý là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc tại châu Âu. Thành phố Prato của Ý là một thị trấn quan trọng đối với người nhập cư từ Ôn Châu, người Hoa chiếm 1/4 dân số ở đây. Các nhãn hiệu thời trang của Ý đều được người di dân từ Ôn Châu gia công.
5/ Tấn công Tây Ban Nha :
Năm 2005 Tây Ban Nha thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với ĐCSTQ, tuy Tây Ban Nha chưa chính thức tham gia dự án “Một vành đai, một con đường”, nhưng đã hợp tác với Bắc Kinh trong một vài dự án.
ĐCSTQ đã xây 8 Học viện Khổng Tử tại Tây Ban Nha. Năm 2014, Tây Ban Nha đã khuất phục trước ĐCSTQ, thu hồi lệnh truy nã đối với cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân. Trung Quốc là đối tác thương mại số 1 của Tây Ban Nha trong Liên minh Châu Âu (EU). Tây Ban Nha là đối tác thương mại lớn thứ 6 của Trung Quốc trong EU.
6/ Tấn công tiểu bang North Rhine-Westphalia của Đức, nơi có mối quan hệ mật thiết với ĐCSTQ.
3.000 công ty Trung Quốc định cư tại Đức, trong đó 1.100 công ty được đặt tại Nordrhein-Westfalen.Bang Nordrhein-Westfalen cũng tích cực tham gia dự án “Một vành đai, một con đường”, thành phố Duisburg trong bang đã trở thành nút giao thông quan trọng của hệ thống đường sắt Trung Quốc – châu Âu. Nordrhein-Westfalen có 20 thành phố, 200 trường đại học kết nghĩa với Trung Quốc.
7/Tấn công Iran :
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Iran. ĐCSTQ đồng ý trong 25 năm tới, sẽ đầu tư vào ngành dầu khí của Iran 400 tỷ USD, hạn ngạch thương mại năm ngoái đạt 13,4 tỷ USD. Trung Quốc cũng là nhà xuất khẩu lớn nhất của Iran, chiếm 50% – 70% giá trị sản lượng của Iran.
Từ năm 1979, sau cuộc “Cách mạng Hồi giáo”, Iran rời xa Âu Mỹ, chuyển sang giao hảo với ĐCSTQ. ĐCSTQ đã trở thành sân sau của Iran, bí mật hỗ trợ Iran kiềm chế Hoa Kỳ và Israel tại khu vực Trung Đông.
8/ Tấn công Pháp :
Cựu Thủ tướng Pháp Jean Pierre Raffarin từng giúp ĐCSTQ xây dựng phòng thực nghiệm P4 thuộc Trung tâm Nghiên cứu Virus Vũ Hán.Về kinh tế, Pháp và Trung Quốc có mối giao thương kinh tế mật thiết. Ngày 25/3/2019, ĐCSTQ và Pháp đã ký kết 15 hợp đồng kinh tế thương mại, trị giá 40 tỷ euro. Hơn 100 công ty của Pháp đã đầu tư vào Vũ Hán, bao gồm Tập đoàn Peugeot Citroen (Groupe PSA).
Ngày 1/4/2020 tình báo Mỹ đã có báo cáo gởi Nhà Trắng "Trung Quốc có hành động che giấu mức độ trầm trọng của dịch bệnh COVID-19 bằng cách báo cáo thấp hơn con số thực sự các ca bệnh cũng như các trường hợp tử vong tại quốc gia này."
Một công ty luật tại Mỹ đã phát động chiến dịch khiếu kiện chung ở cấp quốc gia liên quan đến nhà cầm quyền Trung Quốc che giấu tình hình dịch bệnh. Trong tư cách nguyên đơn, luật sư Matthew Moore cho biết nếu tất cả các nạn nhân ở Mỹ tham gia vụ kiện thì số tiền bồi thường có thể lên tới hàng tỷ đô la.
Thượng nghị sĩ Cộng hòa Rick Scott hôm thứ Ba (31/3) đã kêu gọi Quốc hội Mỹ hãy tổ chức điều trần và mở cuộc điều tra toàn diện vai trò của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong việc giúp Trung Quốc che giấu mối đe dọa của dịch virus corona Vũ Hán.
Hơn 580.000 người đã ký tên trực tuyến trên change.org yêu cầu Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus từ chức vì đã đánh giá thấp nguy cơ bùng phát của dịch bệnh.
Sau dịch việc Mỹ đưa Trung Quốc ra tòa án Liên Hiệp Quốc nếu thu thập đủ bằng chứng là điều không thể tránh khỏi. Nhưng khả năng cấm vận toàn phần Trung Quốc là rất khó vì nền kinh tế Trung Quốc đã lớn thứ hai thế giới. Cấm vận Trung Quốc cũng là cấm vận luôn Mỹ và Hoa Kỳ chỉ có thể áp lệnh cấm vận từng phần lên một số công ty lớn của Trung Quốc. Leo thang chiến tranh thương mại cũng không mấy tác dụng trong hoàn cảnh một cuộc đại suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ xảy ra.
Việc Mỹ dùng chiến tranh sinh học hay vũ khí hạt nhân để trả đũa gần như không có. Vậy nên cách tốt nhất vẫn là trông mong vào "quy luật cùng tất biến" của nhân dân Trung Quốc và sự phân hóa trong nội bộ đảng cộng sản để mở ra xu hướng dân chủ hóa quốc gia rộng lớn này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét