Thứ Năm, 23 tháng 4, 2020

NHỮNG KẺ NÀO GỌI ĐẢNG DÂN CHỦ MỸ LÀ ĐẢNG "THỔ TẢ" LÀ CHẲNG HIỂU GÌ VỀ CHÍNH TRỊ. VÌ TỔNG THỐNG DONALD TRUMP CŨNG TỪNG LÀ THÀNH VIÊN CỦA ĐẢNG NÀY.

Đảng phái chính trị của Trump thay đổi theo thời gian. Trước 1987, ông thuộc Đảng Dân chủ, sau đó gia nhập Đảng Cộng hòa từ 1987–1999. Sau đó ông chuyển qua Đảng Cải cách từ 1999–2001. Từ 2001–2009 ông lại quay về Đảng Dân chủ và lại tham gia Đảng Cộng hòa từ 2009–2011. Sau khi không theo đảng phái nào từ 2011–2012, ông trở về Đảng Cộng hòa nơi ông vẫn hoạt động từ 2012–nay.
Đảng Dân chủ, truy nguyên nguồn gốc của mình đến thời Thomas Jefferson vào đầu thập niên 1790, là đảng chính trị lâu đời nhất tại Hoa Kỳ, cũng là một trong số các chính đảng lâu đời nhất thế giới.
Lập trường chủ đạo của Đảng Dân chủ kể từ thập niên 1930 vẫn được xem là có khuynh hướng tự do. Trên trường quốc tế, quan điểm của Đảng Dân chủ thường được xem là dân chủ xã hội vì chủ nghĩa tự do ở Mỹ có ý nghĩa khác với ở nước ngoài. Quan điểm chính trị của Đảng Dân chủ bắt nguồn từ phong trào tiến bộ ở Mỹ và từ hệ tư tưởng của những nhà trí thức như John Dewey.
Đảng Dân chủ ủng hộ quyền tự do dân sự, tự do xã hội, bình đẳng, cơ hội đồng đều, và hệ thống doanh nghiệp tự do được điều tiết bởi sự can thiệp của chính quyền. Đảng Dân chủ tin rằng chính quyền nên thủ giữ một vai trò trong nỗ lực giảm nghèo và xoá bỏ những bất công xã hội, ngay cả khi điều này có nghĩa là phải dành cho chính quyền nhiều quyền lực hơn cũng như phải tăng thuế để chi trả cho các dịch vụ xã hội.
Hoa Kỳ có hàng trăm đảng chính trị cùng hoạt động. Tuy nhiên, trong lịch sử nước Mỹ chỉ có đảng Dân chủ và đảng Cộng hoà là thay nhau cầm quyền và việc cầm quyền được thông qua các cuộc bầu cử cạnh tranh quyết liệt, còn lại các đảng khác chỉ có thể tham gia vào đời sống chính trị - xã hội ở một mức độ hạn chế.
Mặc dù các đảng chính trị luôn cạnh tranh với nhau nhằm giành quyền kiểm soát bộ máy nhà nước, nhưng họ vẫn cùng nhau chia sẻ những cam kết chung và những giá trị cơ bản của xã hội: đó là chế độ nhà nước cộng hòa, tôn trọng Hiến pháp và các nguyên tắc của nó.
Hiến pháp, pháp luật ở Mỹ buộc mọi đảng chính trị, kể cả đảng cầm quyền, nhóm lợi ích phải tuân thủ, thực hiện pháp luật, hoạt động cạnh tranh, tranh giành ảnh hưởng và sự ủng hộ của cử tri phải trong khuôn khổ quy định của pháp luật, của "luật chơi" đã thoả thuận. Mọi vi phạm đều xử lý theo quy định của pháp luật. Pháp luật tạo cơ sở pháp lý cho các đảng chính trị đấu tranh giành và kiểm soát quyền lực nhà nước.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét