Thứ Năm, 30 tháng 4, 2020

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI DÂN CHỦ KHÁC VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ĐỘC TÀI NHƯ THẾ NÀO.

Một số bạn dù có nói gì cũng chẳng hiểu sự khác nhau giữa CNXH dân chủ và CNXH độc tài.
Bây giờ xin giải thích ngắn gọn dễ hiểu thế này :
Giống nhau : cả hai đều có nguồn gốc từ trào lưu xã hội chủ nghĩa có từ thời nguyên thủy được nhà văn Victor d'Hupay và Marx, Elghel hệ thống lại.
Khác nhau :
- Chủ nghĩa xã hội độc tài : do Lenin và nhóm bôn sê vich xuyên tạc chủ nghĩa Marx để tạo ra "chuyên chính vô sản" thiết lập nhà nước độc tài một đảng. Chủ thuyết này đã bị nhóm "men sê vich" phản đối và hình thành nên chủ nghĩa xét lại.
- Chủ nghĩa xã hội dân chủ : chỉ trích hệ thống chính trị của chủ nghĩa Stalin và mô hình kinh tế bao cấp của Liên Xô, thay vào đó họ ủng hộ chủ nghĩa xã hội phi tập trung, theo đó quy trình lập kế hoạch kinh tế (tích hợp tất cả các đơn vị sản xuất thành một tổ chức) sẽ tuân theo nguyên tắc tự quản lý của người lao động.
Một số nhân vật đáng chú ý theo chủ nghĩa xã hội dân chủ là Alexander Dubček, Mikhail Gorbachev, Nelson Mandela, Jawaharlal Nehru, Daniel Ortega, Olof Palme, Mohandas Karamchand Gandhi, Martin Luther King, Albert Einstein, George Orwell.
Tuy nhiên sự khác nhau căn bản là "chủ nghĩa xã hội dân chủ" không duy trì liên tục, trọn đời như một thực thể đơn nguyên. Thay vào đó nó có 4 hoặc 8 năm cầm quyền của cánh hữu áp dụng một học thuyết ngược lại với CNXH, đó là CNTB hay chủ nghĩa cá nhân.
Vì vậy sự luân phiên này làm lợi cho cả giới chủ và giới lao động.Ngày nay với sự bùng nổ của cách mạng công nghiệp đây là con đường để những người giàu có và những người nghèo có thể chung sống hòa bình với nhau mà không sử dụng đến súng.
Chủ nghĩa xã hội dân chủ đang phát triển ở Bắc Âu, Israel và cả ở Mỹ . Nên nhớ rằng không phải sức lao động của bất kỳ giới nào mà là tiến bộ của khoa học kỷ thuật, máy móc thay sức người đã tạo ra lợi nhuận khiến chính phủ có thể đưa vào quỹ chung để chia đều cho người lao động theo mức bình quân tối thiểu.
Lấy ví dụ đơn giản nền nông nghiệp Mỹ với chỉ 0,9% lực lượng lao động của nước Mỹ nhưng đã làm ra 50% sản lượng nông nghiệp toàn cầu. Như vậy nước Mỹ chỉ cần chưa tới 3 triệu dân đã có thể nuôi sống 2,5 tỷ người. Đó là nhờ vào máy móc.
Tương lai Mỹ cũng chỉ cần khoảng 5 triệu dân là có thể đảm đương các ngành công nghiệp năng lượng, giao thông vận tải và thương nghiệp, hành chính... Số còn lại do robot, ngừoi máy đảm nhận.
Tất nhiên 8 triệu lao động này sẽ nhận lưong cao và cuộc sống sung túc hơn phần còn lại, bên cạnh đó là các ông chủ giàu có. Những người còn lại không làm nhưng chỉ nhận được mức lợi tức bình quân đủ sống trích ra từ thuế lũy tiến đánh vào thu nhập của những người giàu.
Ví dụ: một ông chủ thu nhập 100 tỷ USD/năm phải đóng thuế 25 tỷ. 1000 ông chủ như thế chính phủ có 25.000 tỷ USD. Người ta đem 25.000 tỷ USD này cộng với 25% tiền thuế từ lương của 8 triệu người đang làm việc để chia cho mấy trăm triệu người còn lại.
Tuy nhiên đó chỉ là chuyện của cả trăm năm sau. Trước mắt ngành giáo dục sẽ đào tạo học sinh để đáp ứng những công việc mới sẽ nảy sinh trong tương lai và liệt kê ra hàng trăm ngành nghề sẽ bị thất nghiệp bởi sự chuyển đổi cơ cấu của nền kinh tế để đáp ứng với thị trường lao động.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét