Cực đoan là gì?
Đoan là một đoạn thẳng, cực là ở hai đầu mút. Ví dụ nói Bắc cực ,Nam cực là hai đầu mút của quả đất.Cực đoan là ở hai đầu mút của đoạn thẳng.
Đoan là một đoạn thẳng, cực là ở hai đầu mút. Ví dụ nói Bắc cực ,Nam cực là hai đầu mút của quả đất.Cực đoan là ở hai đầu mút của đoạn thẳng.
Sau cách mạng Pháp 1789 chính trị phương Tây đã sắp xếp theo hai phái tả và hữu tùy vào chỗ ngồi của các nghị sĩ trong nghị trường quốc hội. Ngồi bên trái là các nghị sĩ cánh tả, bên phải là cánh hữu.
Tả và hữu chỉ là hai trường phái về kinh tế. Tả thiên về cào bằng và hữu thiên về cá nhân.
Tả là chủ nghĩa xã hội. Hữu thiên về chủ nghĩa tư bản.
Tả tạo ra sự công bằng. Hữu tạo ra sự thịnh vượng.
Tả tăng thuế. Hữu giảm thuế (lũy tiến)
Nếu nền kinh tế thiên về cánh tả thì tăng trưởng chậm nhưng phúc lợi xã hội đảm bảo. Nếu thiên về cánh hữu thì tăng trưởng nhanh nhưng khoảng cách giàu nghèo bị nới rộng.
Do vậy nền chính trị đối lập luôn có sự kiểm soát và cân bằng giữa hai đảng để sau mỗi nhiệm kỳ 4 năm, 8 năm có sự chuyển giao quyền lực để sự công bằng và thịnh vượng đan xen nhau. Nếu chỉ do cánh tả cầm quyền thì sẽ giống Venezuela. Nhưng nếu chỉ do cánh hữu cầm quyền thì sẽ giống chế độ Đức quốc xã của Hitler.
Ngày nay ta đều biêt sự tha hóa đến từ việc quyền lực ở trong tay ai chứ không phải là cộng sản hay tư bản. Ví dụ các nước độc tài không cộng sản như Bắc Phi, Trung Đông, Syria ... đều tha hóa tàn bạo vì nó chỉ có một đảng. Và các chế độ CS như Liên Xô, Đông Âu, Trung Quốc, Việt Nam, Cu Ba đều tha hóa thối nát vì đàn áp đối lập, không tam quyền phân lập, không tư pháp độc lập...
Do đó cộng sản chỉ là một phong trào đấu tranh của công nhân các nước tư bản từ thế kỷ 18,19 để chuyển từ độc đảng sang đa đảng từ một học thuyết duy nhất sang việc áp dụng nhiều chủ thuyết trong kinh tế gọi là đa nguyên.
Do đó mỗi cánh tả và hữu đều áp dụng cái hay của nhiều học thuyết khác nhau.
Những kẻ cực đoan cực tả hay cực hữu đều mất cân bằng và cho rằng phía bên kia chỉ áp dụng một chủ thuyết duy nhất. Tuy nhiên đó là sự pha trộn của nhiều quan điểm kinh tế khác nhau.Khi cánh tả nắm quyền thì khoảng cách giàu nghèo không cách xa,xã hội ổn định nhưng kinh tế tăng trưởng chậm và việc làm tạo ra ít. Tuy nhiên khi cánh hữu nắm quyền thì tăng trưởng nhanh nhưng do chính sách giảm thuế nên khoảng cách giàu nghèo gia tăng tạo ra các bất ổn xã hội.
Và kỳ bầu cử 4 năm một lần là để đa số người dân chọn lựa lại chính sách thông qua cương lĩnh tranh cử của ứng cử viên tổng thống giữa hai đảng.Khi nền kinh tế suy thoái, thất nghiệp tăng, bạo loạn, bất ổn thì xu hướng thay đổi đảng cầm quyền là tất yếu. Đó là quy luật và cũng là nguyên nhân khiến các nước dân chủ luôn phát triển mạnh mẽ hơn các nước độc tài.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét