Khi nhìn nhận lịch sử chúng ta phải nhìn nhận một cách trung thực như nó vốn có. Đừng bao giờ bóp méo, xuyên tạc lại lịch sử theo quan điểm của mình. Ví dụ bây giờ quan điểm của chúng ta là "thiên hữu" thì chúng ta bỏ qua các sự kiện đã xảy ra không có lợi cho quan điểm của mình, chỉ nêu các sự kiện lịch sử biện hộ cho mình.
Nhiều bạn không có cái nhìn khái quát về lịch sử thế giới nên đôi khi mình tranh luận với họ rất mệt mỏi. Rốt cuộc hãy cứ để cho họ muốn nói gì thì nói.
Khi bạn đến nước Mỹ hưởng những giá trị tự do,dân chủ văn minh hôm nay bạn không phải chỉ hưởng các giá trị của bản hiến pháp Hoa Kỳ mà còn thừa hưởng kết quả của một lịch sử đấu tranh của công nhân Hoa Kỳ từ thế kỷ 18,19 đến đầu thế kỷ 20. Vì cuộc đấu tranh này đã đem đến một nước Mỹ hoàn thiện như hôm nay.
Hầu hết các bạn cực đoan đều không biết rằng chủ nghĩa tư bản ở Mỹ, châu Âu thế kỷ 18,19 quyền lực đều nằm trong tay những người giàu có và trung lưu. Và chủ nghĩa tư bản này đã đi bóc lột khai thác các nước thuộc địa chậm phát triển ở Á,Phi, Mỹ La tinh...
Nói đơn giản cho dễ hiểu là thế này : một người chủ có thể thuê 1000 hay vài chục ngàn công nhân làm cho mình. Mỗi công nhân làm ra hàng hóa lợi nhuận là $1000 , chủ trả lương $600 còn $400 là về phía họ. Thuê 1.000 công nhân họ kiếm được $400.000. Sau khi trừ chi phí họ vẫn còn lợi $300.000. Chưa kể họ còn tăng giờ làm và nhiều chính sách bóc lột khác.
Chủ nghĩa Marx ra đời thế kỷ 19 muốn rằng trong $300.000 này anh phải đóng thuế lại 35% để lo cho 1000 công nhân đó về sức khỏe, thất nghiệp,tai nạn,giáo dục con em,hưu trí chứ anh không thể ẳm hết. Vì dù sao anh cũng còn lại 65%. Đây là lợi nhuận không phải mồ hôi ,nước mắt anh làm ra.65% của hàng ngàn,thậm chí hàng chục,hàng trăm ngàn công nhân là rất lớn ,đủ cho anh xài sung sướng rồi, đừng tham quá. Cái này gọi là thuế lũy tiến.Số tiền thuế này bỏ chung vào các quỹ xã hội do chính phủ quản lý. Từ đó hình thành nên cái gọi là chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sản. Và đây gọi là "Early communism" hay "chủ nghĩa cộng sản nguyên thủy".
Sau khi ông Marx chết ông Lenin mới lấy cái nguyên thủy này của ông Marx sát nhập với cái chuyên chính vô sản của ổng tạo ra cái gọi là "Modern communism" hay "chủ nghĩa cộng sản hiện đại'. Chính cái Mác Lê hỗn tạp này mới tạo ra các nhà nước cộng sản quái thai hỗn tạp như Liên Xô, Đông Âu, Trung Quốc, Việt Nam. Đây thực ra là các chế độ độc tài toàn trị lợi dụng quan điểm "lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo" của ông Marx để kêu gọi công nông đứng dậy đem chính quyền về cho chúng. Khi có chính quyền xong thì quỵt chẳng kể gì lời ông Marx nữa. Và thế là ông Marx bị chửi oan.
Thế nhưng quan điểm của ông Marx không chỉ đi theo con đường của Lenin, Mao , Hồ mà còn một con đường khác. Đó là nó len lỏi vào phong trào đấu tranh của công nhân ở các nước tư bản như Mỹ, Anh, Pháp, Đức...Các đảng cộng sản của các nước này không liên quan gì đến Lenin, Mao, Hồ... Nó không muốn giành độc tôn quyền lực mà muốn anh chủ phải chia bớt tiền cho anh làm công. Từ đó nhà nước phúc lợi và chủ nghĩa xã hội nở rộ ở Mỹ và châu Âu.
Khi phong trào đấu tranh của công nhân ở các nước này lên cao cùng với các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra do thừa hàng hóa không có người mua phải đổ xuống biển anh giàu mới nghĩ lại . À hóa ra mình ôm hết cái tiền lời ấy cũng chẳng lợi gì lắm cho mình. Tụi nghèo không có tiền lo cho sức khỏe thì có sức đâu đi làm công cho mình? Tụi nó không có tiền thì hàng hóa của mình sao bán được? Vậy nên anh giàu mới thay đổi tư duy không ôm ăn hết một mình nữa.
Từ đây nảy sinh ra thể chế chính trị đối lập, đa đảng,đa nguyên để quản lý cái tiền lời này. Nếu không anh giàu nắm chính quyền một mình sẽ thất hứa ăn gian.
Cánh tả từ đó đại diện cho giới nghèo chuyên lấy cái tiền lời này bỏ vào cái túi "chủ nghĩa xã hội" và tạo ra bảo hiểm, medicare, quỹ phòng thất nghiệp, hưu trí...
Nhưng anh giàu bảo nếu cứ lấy hoài như thế anh giàu sẽ sạt nghiệp và anh nghèo sẽ làm biếng rồi đi đến phá sản. Vậy nên cho anh cánh hữu cầm quyền để giảm bớt thuế, có tiền mở thêm nhà máy, tạo ra công việc làm ăn. Từ đó ngân sách chính phủ cũng dư dả lên. Tuy vậy tùy từng chính phủ do quản lý kém nên dịch bệnh phát sinh khiến việc giảm thuế này biến thành công cốc. Doanh nghiệp không lợi mà người nghèo cũng meo.
Nhiều người đến Mỹ hôm nay vào làm công nhân 8 tiếng, tuần 40 tiếng, có chế độ thất nghiệp,hưu trí, bệnh vào bệnh viện nằm như ông hoàng tấm tắc : chà thằng tư bản ngon lành quá ta. Đâu như thằng cộng sản bên mình rước cái của nợ Marx vào nên dân giờ khổ.
Đó là vì họ không biết ông Marx chui đường khác qua Mỹ nên mới có chính sách cho họ hưởng như hôm nay. Con đường này là chui vào trong đầu những người công nhân Mỹ thế kỷ 19 bằng các cuộc biểu tình đinh công. Có thể họ không tin nhưng thực tế là vậy vì họ lười đọc chỉ nghe thông tin theo ý họ và cãi chày cối.
Bằng chứng lịch sử ngày quốc tế lao động 1-5 phát xuất từ Mỹ do đấu tranh đình công ngày làm 8 tiếng. Sau này mỗi quốc gia đều lấy ngày Labour day phù hợp với người lao động ở quốc gia mình. Mỹ chuyển qua kỷ niệm vào thứ hai đầu của tháng 9.
Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân bất đầu từ nước Mỹ - quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới, điển hình là thành phố Chicago - trung tâm thương nghiệp của Mỹ. Nhà tư bản đã cho các guồng máy ở đây chạy hết công suất suốt ngày đêm, hàng vạn công nhân bị bắt buộc làm việc mỗi ngày từ 14 đến 18 giờ, phụ nữ quần quật lao động không kém gì nam giới, nhưng đồng lương chỉ bằng ½ nam giới và suốt suốt tuần không có ngày nghỉ; trẻ em phải làm việc 12 giờ/ngày. Đây chính là nguyên nhân diễn ra phong trào bãi công của công nhân Bắc Mỹ, châu Âu bùng lên, đòi nhà tư bản phải tăng lương, giảm giờ làm với khẩu hiệu chung là “8 giờ làm việc, 8 giờ học tập, 8 giờ nghỉ ngơi trong một ngày”.
Tại thành phố Chicago , ngày 1/5/1886, do yêu cầu của công nhân không được đáp ứng một cách đầy đủ, giới công nhân trên toàn nước Mỹ đã tham gia bãi công nhằm gây áp lực buộc giới chủ thực hiện yêu sách của mình. Đầu tiên là cuộc bãi công tại thành phố Chicago. Khoảng 40 nghìn người không đến nhà máy. Họ tổ chức mit-tinh, biểu tình trên thành phố với biểu ngữ “Từ hôm nay không người thợ nào làm việc quá 8 giờ một ngày! Phải thực hiện 8 giờ làm việc, 8 giờ nghỉ ngơi, 8 giờ vui chơi!” Cuộc đấu tranh lôi cuốn ngày càng đông người tham gia. Cũng trong ngày hôm đó, tại các trung tâm công nghiệp khác trên nước Mỹ đã nổ ra 5.000 cuộc bãi công với 340 nghìn công nhân tham gia. Ở Washington, New York, Baltimore, Boston... hơn 125.000 công nhân giành được quyền ngày chỉ làm 8 giờ.
Những cuộc biểu tình tại Chicago diễn ra ngày càng quyết liệt. Giới chủ đuổi những công nhân bãi công, thuê người làm ở các thành phố bên cạnh. Các xung đột xảy ra dữ dội khiến hàng trăm công nhân chết và bị thương, nhiều thủ lĩnh công đoàn bị bắt... Báo cáo của Liên đoàn Lao động Mỹ xác nhận: "Chưa bao giờ trong lịch sử nước Mỹ lại có một cuộc nổi dậy mạnh mẽ, toàn diện trong dân chúng công nghiệp đến như vậy".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét