Thứ Ba, 21 tháng 7, 2020

HIỆN TƯỢNG DONALD TRUMP ĐÃ ĐƯỢC GIẢI MÃ.

Việc một tỷ phú 4 lần khai phá sản,không có quan điểm nghiêng thật sự vào cánh tả hay hữu, chưa từng là chính trị gia đảm nhiệm các chức vụ của chính quyền, bị hầu hết chính trị gia cả hai đảng ngăn cản, viết 5 cuốn sách thể hiện ý tưởng mình sau đó lần lượt vượt qua 15 đối thủ trong đảng và chiến thắng ứng cử viên đảng đối lập để thành tổng thống Hoa Kỳ , sau đó trở thành nhân vật gây chú ý và phân cực rõ rệt nhất đã được giải mã từ lâu. Vấn đề là thời điểm công bố những giải mã đó.Nếu sau 3/11 thì đa số cả hai phía đều thừa nhận khi mọi chuyện đã rõ nhưng bây giờ có lẻ chưa.
Lịch sử các nền dân chủ đều cho thấy rằng nền dân chủ không phải bao giờ cũng đúng.Thuở đầu tiên các nhà lập quốc Mỹ không tin vào mô hình dân chủ trực tiếp, vì chân lý không phải lúc nào cũng thuộc về số đông, và đa số cử tri không phải khi nào cũng đưa ra được quyết định đúng đắn. Sự độc tài của số đông (the tyranny of the majority) là thứ họ muốn tránh.
Do đó, họ muốn trao quyền quyết định chiếc ghế tổng thống cho một nhóm người được lựa chọn, với niềm tin rằng những người này sẽ đưa ra quyết định sáng suốt hơn là số đông dân chúng, vốn dễ bị cảm xúc và tâm lý đám đông chi phối.
Khởi thuỷ, các đại cử tri muốn bầu cho ai thì bầu, không cần biết đa số cử tri bầu cho ai. Sau này, các bang ràng buộc đại cử tri bằng luật, theo đó, đại cử tri phải bầu theo ý chí của đa số cử tri. Hiện có 24/50 bang có luật như vậy. Các bang khác không có luật ràng buộc nhưng tập quán chính trị buộc họ phải làm như vậy.
Trải qua hơn 200 năm và 45 đời tổng thống, nước Mỹ đã tin tưởng hơn vào lá phiếu cử tri của dân mình nên đặt ra luật"Winner take all"(thắng ăn cả). Và trong các cử tri Mỹ tồn tại một khoảng không im lặng. Bầu cử 2016 cho kết quả ngược với thăm dò vì cái khoảng không im lặng này. Đó là do bởi :
- Khoảng 20% cử tri da đen trong số 20 triệu người không đi bầu vì kinh tế tương đối ổn định, không có ứng viên tổng thống mà họ yêu thích.
- Sự can thiệp của Nga (đã có bằng chứng ghi được từ một ngành tư pháp độc lập của Hoa Kỳ)
- Sự hứa hẹn của ứng viên TT với cư dân một số bang chiến trường.
- Tâm lý thích thay đổi , cho phép thay đổi chính sách ,đảng phái cầm quyền của những người dân dễ dao động quan điểm.
Với 4 lý do trên, nước Mỹ đã có một tổng thống được giới quan sát châu Âu cho là trúng cử nhờ dân túy, tức do mị dân. Tất nhiên những người ủng hộ vị tổng thống này sẽ không bao giờ thừa nhận điều này. Thế nhưng Abraham Lincohn đã nói :
"Tôi đứng bên bất cứ ai đứng lên vì cái đúng, đứng cùng anh ta chừng nào anh ta còn đúng, rời bỏ khi anh ta sai trái”.
Như vậy ngay các vị được xem là những người cha lập quốc của Hoa Kỳ cũng đã thừa nhận rằng không phải cứ đa số chọn thì đã là đúng.
Và hôm nay thực tế các con số của nền kinh tế và số người chết vì dịch bệnh, sự phá sản các chính sách chiến lược của Hoa Kỳ trên toàn cầu , các bằng chứng chưa công bố của nền tư pháp Hoa Kỳ, các phát biểu của quan chức bước ra từ Nhà Trắng, các chính trị gia cùng đảng cũng như đối lập, giới chuyên gia, sinh viên các trường đại học, thăm dò nhân dân tại Mỹ và châu Âu... đã cho thấy nước Mỹ đã chọn sai tổng thống. Nói đúng hơn là nền dân chủ đã thất bại trong 4 năm.
Nhưng khác với các chế độ độc tài sẽ để sự sai lầm đó tồn tại trong 75 năm như Việt Nam hay 71 năm như Trung Quốc, nền dân chủ Mỹ sẽ sửa sai rất nhanh chóng. Kết quả của sự sửa sai đó sẽ có trong ngày 3/11 tới đây.
Những người Việt Nam Cộng Hòa thuộc thế hệ thứ nhất và thứ hai sẽ không bao giờ thừa nhận sự sai lầm đó. Họ có khuynh hướng bảo thủ về tôn giáo,quan điểm kinh tế và đổ lỗi cho đảng Dân chủ đã chống chiến tranh làm mất miền Nam (trong khi trên thực tế đảng CH mới ký Thông cáo chung Thượng Hải và đang Dân chủ cũng đã đề ra và thông qua 2 đạo luật lớn về chính sách tị nạn Việt Nam). Họ muốn được sống trong một xã hội có nhiều phúc lợi như medicare, bảo hiểm y tế nhưng không muốn 3,4 triệu phú giàu có chiếm 90 ngàn tỷ tài sản của nước Mỹ san sẻ tiền thuế của mình vào đó vì ganh tỵ với dân Mỹ đen, Mễ và cả đồng hương mình chuyên lợi dụng kẻ hở chính sách để làm biếng... Từ đây họ ghét lây cả đảng Dân chủ và chủ nghĩa xã hội dân chủ.
Nhưng họ không biết rằng thế hệ thứ ba lớn lên ở Mỹ lại có quan điểm trái với họ. Đó là do giáo dục mà chúng tiếp thu ở Mỹ khác hẳn họ. Chúng sẵn sàng đóng thuế , có quan điểm nghiêng về các sắc dân yếu thế , lên án những người lợi dụng, gian dối hưởng trợ cấp xã hội nhưng không cho chính sách đó của đảng Dân chủ là sai.
Tuy nhiên nói như thế không có nghĩa là tôn vinh bất kỳ đảng phái nào để hạ bệ quan điểm của đảng phái kia. Vấn đề là người Việt phải biết thay đổi quan điểm như dân tiểu bang Ohio. Trong 60 năm qua tức 14 lần bầu tổng thống họ chưa hề bầu cho một ứng viên thất bại nào. Điều đó có nghĩa là những lần thay đổi quan điểm của họ đều trùng với đa số dân Mỹ.
Nền dân chủ không tuyệt đối đúng. Nhưng nền dân chủ có thể trả rác thải về nơi đúng chỗ của nó mà không mất quá nhiều thời gian như các chế độ độc tài.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét