Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2020

KHI NƯỚC MỸ ĐÁNH MẤT VAI TRÒ LÃNH ĐẠO THẾ GIỚI, NHÂN DÂN MỸ PHẢI TRẢ GIÁ.

Học thuyết Monroe là một chính sách của Hoa Kỳ được trình bày vào ngày 2, tháng 12 năm 1823 bởi tổng thống Mỹ James Monroe trước quốc hội. Theo đó châu Âu không can thiệp vào Mỹ và Mỹ không can thiệp vào các thuộc địa hiện có của châu Âu. Mỹ đã theo chủ nghĩa biệt lập, chỉ tham gia vào 2 cuộc chiến tranh thế giới vào giai đoạn 2 khi an nguy và lợi ích của mình bị đụng chạm.
Sáng Chủ Nhật, ngày 7 tháng 12 năm 1941, đòn tấn công bất ngờ của hải quân Nhật Bản vào Trân Châu Cảng đã khiến Mỹ từ bỏ chủ nghĩa biệt lập. Họ nhận ra rằng bảo vệ nước Mỹ không thể thụ động chờ địch đến tận nơi, trực tiếp tấn công mà phải phòng thủ , ngăn chặn từ xa.
Học thuyết Truman được đề xuất bởi Tổng thống Truman của Hoa Kỳ dựa trên chính sách ngăn chặn chủ nghĩa Cộng sản được thông qua ngày 22 tháng 5 năm 1947. Học thuyết này nêu rõ Hoa Kỳ sẽ viện trợ cho bất kỳ nước nào mà họ thấy là "đang bị đe dọa bởi chủ nghĩa Cộng sản", như là Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Hàn Quốc trong Chiến tranh Triều Tiên, Liên hiệp Pháp trong Chiến tranh Đông Dương, Việt Nam Cộng hòa trong Chiến tranh Việt Nam...
Chính sách Truman đã dẫn đến học thuyết Domino, mở đường cho việc Hoa Kỳ đưa quân tham chiến hoặc tài trợ cho các cuộc đảo chính tại hàng loạt các quốc gia trên thế giới.
Chính sách ngăn chặn được Mỹ tiến hành từ thời Tổng thống Truman và được thay đổi theo so sánh lực lượng hai phía trong từng thời kỳ, với các chính sách – chiến lược: “Trả đũa ồ ạt” (1954), “Bên miệng hố chiến tranh” của Tổng thống Dwight D. Eisenhower (1956), “Phản ứng linh hoạt” của Tổng thống John F. Kennedy (1961), và các học thuyết mang tên các tổng thống Mỹ kế tiếp: Lindon B. Johnson (1965), Richard M. Nixon (1969), v.v…
Để thi hành chính sách ngăn chặn, Mỹ đã lập ra các khối quân sự (NATO, CENTO, SEATO), các tổ chức và hiệp ước phòng thủ tay đôi và khu vực. Mỹ cũng lập ra một hệ thống căn cứ quân sự toàn cầu bao vây các nước cộng sản và không ngần ngại can thiệp quân sự ở nhiều nơi trên thế giới như Triều Tiên (1950-1953), Việt Nam, Lào, Campuchia (1954-1975), Cuba (1961), Dominica (1965), Grenada (1985), Panama (1985)… Bên cạnh đó, Mỹ còn thực hiện nhiều kế hoạch phi quân sự như Kế hoạch Marshall tái thiết nền kinh tế châu Âu (1947), thực hiện cấm vận, hạn chế thương mại chống các nước cộng sản .
Sau khi trúng cử tổng thống, Donald Trump đã quay lại chủ nghĩa biệt lập của Monroe, rút Mỹ ra khỏi các hiệp ước quốc tế, các hiệp đinh đa phương để trở về song phương, làm suy giảm các liên minh quân sự và muốn làm cho "nước Mỹ vĩ đại trở lại" bằng cách đòi hỏi các đồng minh phải chi trả cho các chi phí quân sự để được Mỹ đóng quân.
Chính sách này chưa thu được tiện ích thì nhân dân Mỹ đã gánh phải hậu quả do chiến lược phòng thủ từ xa của tổng thống Mỹ Truman bị phản tác dụng.
Trước nhất đó là sự phản bội của tổ chức y tế thế giới WHO trong việc tuyên bố dịch cúm Covid-19 quá trễ đã khiến nước Mỹ điêu đứng. Khác với thời điểm 2009 của H1N1 và đại dịch Ebola ở châu Phi dưới thời Obama, dịch đã được ngăn chặn khi đang ở bên ngoài nước Mỹ.
Như vậy khi rút vào chủ nghĩa biệt lập Mỹ đã đánh đổi việc tiết kiệm chi phí bằng việc đánh mất vai trò lãnh đạo từ đó không còn phòng thủ được nước Mỹ từ xa. Điều này trước đây người Mỹ đã phải hy sinh đến 58.000 binh sĩ và 200 tỷ Mỹ Kim để CNCS bị chặn đứng ở Đông bán cầu,không trực tiếp tấn công vào nước Mỹ.
Sau khi cò kè với châu Âu, Nhật, Hàn Quốc và Liên Hiệp Quốc Mỹ đã nhận được 2 cái tát đau điếng:
- Số người nhiễm bệnh và số người chết trong Covid-19 đứng đầu thế giới.
- Bạo loạn nghi ngờ có bàn tay Trung Quốc phía sau làm nước Mỹ bất ổn và chia rẻ nhất sau 28 năm.
Có phải chăng Mỹ đã đánh đổi tiền của tiết kiệm từ chi phí ngăn ngừa tai họa để rồi phải bỏ ra đến 6000 tỷ Mỹ Kim để bơm vào nền kinh tế, khiến chính quyền Donald Trump là chính quyền tạo ra nợ công cao nhất trong lịch sử Mỹ.
Có thể thấy tính toán của ông Trump khi rút Mỹ vào chủ nghĩa biệt lập đã sai lầm. Mỹ chỉ tiết kiệm được vài trăm tỷ nhưng lại mất đến hàng ngàn tỷ USD để khắc phục. Không những thế lại làm cho GDP âm 4,8 phần trăm, tỷ lệ thất nghiệp lên cao nhất sau 12 năm và thâm hụt ngân sách 50%.
Tất cả thành tựu kinh tế sau 3 năm 8 tháng của chính quyền đã bị xóa sạch. Tiền cắt giảm thuế cho các tập đoàn thay vì để dành vào các quỹ phúc lợi ,an sinh xã hội cho dân nghèo lại dồn cho tái sản xuất kinh tế của doanh nghiệp cũng bị mất trắng. Từ đây ông Trump đã bị phản đòn bằng các cuộc bạo loạn của người Mỹ gốc Phi vì ông đã lấy tiền thuế đáng ra phải đóng của Apple, Microsof, Boeing, Amazon, Facebook... để tung vào đợt suy thoái kinh tế do dịch virus Wuhan gây ra.
Kết luận : Có thể nói ván bài mà Donald Trump chơi đã bị phá sản hoàn toàn. Nếu chơi lại từ đầu ông cũng chẳng còn vốn để chơi khi số nợ phải gánh là 6 .000 tỷ USD. Ngân sách quốc gia thâm hụt, tiền thuế dành cho an sinh xã hội cạn kiệt và bị đồng minh quay lưng. Nếu thất bại trong cuộc bầu cử vào 3/11 tới đây ông sẽ là tổng thống trắng tay về di sản để lại sau nhiệm kỳ hiếm có trong lịch sử 45 tổng thống Hoa Kỳ : các chỉ số tăng trưởng kinh tế, lạm phát ,thất nghiệp, dịch bệnh, bạo loạn, ngân sách đều là những số 0 và số âm to tướng.
Tất cả cũng chỉ vì sai lầm ở một nước cờ : rút vào biệt lập để bỏ quên việc ngăn ngừa tai họa từ xa. Người dân Mỹ có cho ông cơ hội làm lại không ? Chỉ có khi họ còn muốn chết , muốn bạo loạn và nghèo đói.
Sự thật mất lòng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét