Thủ tướng Anh Tony Blair đã phát biểu rằng : " Tôi là một tín đồ cơ đốc giáo, tất nhiên là tôi sẽ không vui khi một ai đó châm biếm về chúa Jesu hay cơ đốc giáo của tôi nhưng tôi phải thừa nhận đó là một quyền tự do ngôn luận".
Tu chính án số 1 của Hoa Kỳ đã khẳng định chắc chắn rằng " Quốc hội không được làm luật liên quan đến bất cứ tôn giáo nào, hoặc ngăn cản sự tự do tín ngưỡng, hoặc ngăn cản sự tự do ngôn luận, báo chí, hoặc ngăn cản sự hội họp ôn hòa, hoặc cấm đoán sự khiếu nại của dân về việc làm của chính phủ."
Do đó vấn đề của Đào Tuấn cũng không khác gì vấn đề của các nhà báo Charlie Hebdo, những nạn nhân của cuộc thảm sát mấy năm trước bởi các tay súng Hồi Giáo.
Có người bảo rằng xúc phạm màu da, xúc phạm tôn giáo không phải là quyền tự do ngôn luận. Họ hiểu như vậy là sẽ lập ra những tiền lệ nguy hiểm. Sự xúc phạm màu da , tôn giáo này sẽ bị phản ứng bằng một quyền tự do ngôn luận khác chứ không thể bị phản ứng bằng các biện pháp hành chính, bị hạn chế bởi luật pháp hay ngăn cản bằng bạo lực.
Ví dụ Đào Tuấn chê nước da cô hoa hậu là đen giống như cái gì đó , anh ta sẽ bị phản ứng lại là xúc phạm ,là thiếu văn hóa hay bất cứ cái gì khác mà bạn nghĩ ra. Quyền phản ứng lại cũng là quyền được tu chính án số 1 bảo vệ.
Cũng giống như các nhà báo Pháp có quyền châm biếm thánh Alla, chúa Jesu và các tín đồ Hồi giáo , Cơ đốc giáo có quyền chửi mắng họ nhưng không được dùng luật pháp để bỏ tù họ hay dùng bạo lực để thảm sát họ.
Do đó việc chính quyền dùng các biện pháp hành chính với Đào Tuấn là đã vi phạm quyền tự do ngôn luận và vi phạm điều 25 của hiến pháp do chính cộng sản đặt ra.
Vấn đề của Đào Tuấn hay của các nhà báo Charlie Hebdo không phải là gãy súng mà là vì người dân Việt Nam và các tay súng Hồi giáo đều chưa hiểu cái quyền này chỉ được phản ứng bằng một cái quyền khác tương đương mà thôi.
Tuy nhiên có người bảo rằng luật pháp Hoa Kỳ khác với luật pháp Việt Nam nên không thể đem ra so sánh. Trên thế giới này chỉ có 2 loại luật pháp mà thôi: đó là luật do dân đặt ra và luật do chính quyền đặt ra.
Luật do dân đặt ra thì cho dù ở Hoa Kỳ hay ở Nhật, Hàn Quốc và 116 nước dân chủ đều giống nhau vì đều đưa vào hiến pháp những quyền phổ quát của nhân loại gọi là nhân quyền. Tất cả các đạo luật nào chống lại nhân quyền đều là vi hiến . Và hầu hết các nước dân chủ đều có tòa bảo hiến và tối cao pháp viện.
Luật do các thiết chế độc tài đặt ra thì khác nhau tùy vào quan điểm của đảng cầm quyền. Nhưng đó là đảng luật chứ không thể là luật pháp.
Vấn đề là bạn muốn tuân thủ luật pháp hay là đảng luật là tùy vào nhận thức của bạn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét