Thứ Bảy, 13 tháng 1, 2018

CHUYẾN TÀU HOÀNG HÔN.

Người dân Việt Nam sẽ không bao giờ biết được nội dung bí mật của Hiệp ước Thành Đô 1990 mà tờ Hoàn Cầu thời báo của Trung Quốc đã thông báo và phản ứng của các tướng lĩnh quân đội CSVN. Thế nhưng họ có thể biết được tương lai của đất nước mà họ đang sống sẽ đi về đâu. Hai năm nữa sẽ có một biến chuyển mang tính lịch sử diễn ra âm thầm nhưng đã có những dự báo bắt đầu từ hôm nay . Chế độ đang lên chuyến tàu cuối : chuyến tàu hoàng hôn.
Một điều không ai có thể chối bỏ cho dù nghi ngờ sự tồn tại của "Hiệp ước Thành Đô" nhưng không thể không thừa nhận 15 văn kiện bán nước được công khai dưới một cái tên khá mỹ miều "15 văn kiện hợp tác toàn diện với Trung Quốc". Đây là 15 văn kiện đặt nền móng cho việc "Việt Nam trở thành một khu tự trị" của Trung Quốc mà các vị trí thức dù có lý lẻ hùng biện đến đâu cũng không thể chối cãi được.
Ngày 1/1/2018 Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã công bố có 69 nước công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường .Câu hỏi đặt ra là : đổi mới từ năm 1986 nhưng tại sao đến bây giờ sau hơn 30 năm Việt Nam mới chịu gia nhập nền kinh tế thị trường? Trong khi đó Trung Quốc vẫn chưa được công nhận điều này ? Vai trò làm cái sân sau cho nền kinh tế Trung Quốc đã lộ quá rõ.
Để gia nhập nền kinh tế thị trường Việt Nam phải thỏa mãn ba điều kiện, đó là đồng tiền của Việt Nam phải được chuyển đổi tự do, nhà nước không can thiệp vào các quyết định của doanh nghiệp, và quan trọng nhất là sự cạnh tranh công bằng.
“Hoa kỳ yêu cầu nền kinh tế đó là một nền kinh tế hoàn toàn cạnh tranh, bình đẳng, không có ưu đãi, không coi trọng bất kỳ thành phần kinh tế nào. Trong khi đó Việt Nam vẫn coi kinh tế nhà nước là kinh tế chủ đạo, yêu cầu kinh tế nhà nước cạnh tranh bình đẳng. Nhưng cho đến nay kinh tế nhà nước vẫn chiếm phần lớn các tín dụng, chiếm phần lớn những dự án ODA, phần lớn những dự án nhà nước giao.”
Nhưng việc rút vốn nhà nước ra khỏi các công ty nhà nước và các công ty hợp tác với tư nhân thể hiện điều gì ? Việt Nam đang muốn thế giới công nhận mình là nền kinh tế thị trường để chống lại việc áp thuế bán phá giá khi xuất khẩu hàng hóa vào hai thị trường chính là châu Âu và Mỹ.Thế nhưng để đổi lại Việt Nam phải chịu sức ép của Mỹ và châu Âu trong việc thừa nhận các tổ chức Xã hội dân sự, một đặc trưng của nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên Xã hội dân sự là mầm mống của đa đảng và là hạt nhân của phong trào bất tuân dân sự, đấu tranh bất bạo động để thay đổi một thể chế chính trị.
Nếu không vì có bạo lực của quân đội Trung Quốc chống lưng, không vì làm cái sân sau để doanh nghiệp Trung Quốc tuồn hàng sản xuất tại China dán mác "Made in Vietnam" vào thị trường Mỹ và châu Âu chế độ CSVN đã không dám mạo hiểm như thế.
Bên cạnh đó là các dấu hiệu khác như tăng thuế hàng loạt như thuế thu nhập cá nhân, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, xuất khẩu.... các dự án BOT mọc lên như nấm sau mưa đã cho thấy chế độ đang vơ vét chuyến tàu cuối trước khi hạ cánh an toàn.
Biển đảo đã bị mất gần hết, rừng bị khai thác hầu như cạn kiệt, khoáng sản không còn gì để dành cho các thế hệ sau, các khu tô giới núp dưới danh nghĩa "cho thuê đất dài hạn" chiếm ngự ở các vị trí đắc địa về kinh tế và quốc phòng, vũ khí nước ở hai thượng nguồn sông Hồng và sông Mê Kông cùng hàng trăm con sông ở miền Trung, vũ khí bùn đỏ ở Tây Nguyên trong các dự án khai thác bauxite, điện hạt nhân ở Phan Thiết, các nhà máy sẵn sàng xả thải và xả khí độc như Formosa, và các nhà máy của Trung Quốc khắp đất nước Việt Nam, các khu đô thị mới, khu công nghiệp mới của tư bản đỏ Trung Quốc, hệ thống ngân hàng hầu như đã giao trọn cho giới tài chính Trung Quốc, việc nhập siêu hàng hóa Trung Quốc tăng chóng mặt cộng với hiểm họa ung thư đến từ loại hàng hóa này... chỉ có những kẻ đui mù mới không thấy rằng việc mất nước không còn là nguy cơ nữa mà đó là sự thật.
Nhưng dù sao hãy cứ nuôi hy vọng và mơ là "nhìn tổng quát đất nước ta chưa bao giờ đẹp như hôm nay" đi . Vì có lẻ không ai đánh thuế giấc mơ bao giờ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét