Dương Chí Dũng cũng từng bị Hoa Kỳ từ chối nhập cảnh khi chạy trốn và sau đó buộc phải quay trở lại để tra tay vào còng. Bây giờ là đến lướt Vũ Nhôm bị bắt tại Singapore trong thời gian tìm đường sang Malaysia. Vũ Nhôm cũng noi gương Trịnh Xuân Thanh tìm đường tị nạn tại Đức nhưng lại đen đủi hơn khi bị Singapore trục xuất vì vi phạm luật di trú của Sing. Vũ Nhôm vào Sing với ba hộ chiếu và sau đó phải bị Sing tống về nước trên chuyến bay của Vietnam Airline.
Trịnh Xuân Thanh vì sao sẽ được Đức chấp nhận tị nạn còn Vũ Nhôm, Dương Chí Dũng thì không ?
Một người vẫn có quyền xin tị nạn chính trị ở một nước khác khi đang bị chính quốc gia của mình truy nã.
Vụ án chính trị nổi tiếng trong những năm gần đây liên quan đến Edward Snowden, cựu nhân viên kỹ thuật của Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ (National Security Agency – NSA), là một ví dụ.
Năm 2013, Edward Snowden đã sao chép hàng loạt tài liệu mật của NSA và tiết lộ cho báo chí tại Hong Kong. Anh lý giải động cơ của việc này là để cho công chúng Mỹ biết rằng chính phủ Mỹ đang theo dõi và thu thập thông tin riêng tư của công dân một cách tràn lan. Bộ Tư pháp Hoa Kỳ quyết định khởi tố anh ta với ba tội danh.
Trên đường chạy trốn, Snowden bay tới Nga thì hộ chiếu bị vô hiệu hoá, không thể đi đâu tiếp và phải xin tị nạn chính trị ở Nga. Dù đứng trước rất nhiều áp lực từ Mỹ, Nga vẫn cấp quy chế tị nạn chính trị cho Snowden.
Có thể nói rằng, cách mà chính phủ Nga dùng để xử lý hồ sơ xin tị nạn của Edward Snowden không khác với những gì chính phủ Đức đã làm trong vụ Trịnh Xuân Thanh.
Rất nhiều người đã thắc mắc, đâu là cơ sở pháp lý để Thanh có thể xin tị nạn chính trị tại Đức?
Dựa theo lời của một trong các luật sư đại diện cho Trịnh Xuân Thanh, bà Petra Isabel Schlagenhauf, thì Thanh sử dụng một lập luận tương tự như lập luận của Edward Snowden.
Trong cả hai vụ việc này, các đương sự đều đưa ra lý do là một khi bị dẫn độ về nước thì họ sẽ không được xét xử công bằng. Và khung hình phạt mà họ phải đối diện có thể là rất cao, có khi là án tử hình. Cần nhớ rằng, Đức và 27 nước khác trong Liên minh Châu Âu (EU) đã bãi bỏ án tử hình.
Nếu các quốc gia đang xét duyệt đơn xin tị nạn cũng đồng ý rằng, quyền được xét xử công bằng của những người này sẽ không được đảm bảo một khi bị trao trả, thì họ có cơ hội được tị nạn. Chúng ta có thể thấy lập luận này đã được chính phủ Nga chấp nhận trong vụ việc Edward Snowden và cho phép anh ta tị nạn chính trị từ tháng 8/2013 đến nay.
Một khi đã nộp đơn xin tị nạn chính trị, những người như Edward Snowden hay Trịnh Xuân Thanh vẫn được luật quốc tế và luật về quyền tị nạn của nước sở tại bảo vệ. Cho dù là họ đang bị truy nã với những tội danh hết sức nghiêm trọng, thì các quyền của họ vẫn cần phải được thực thi. Đây cũng chính là lập trường của chính phủ Đức trong vụ việc Trịnh Xuân Thanh.
Nhưng tại sao Phan Văn Anh Vũ khi bị tạm giữ tại Sing dù đã hứa là sẽ cung cấp cho Đức toàn bộ vụ ai là chủ mưu bắt cóc Trịnh Xuân Thanh để đổi lại việc được chấp nhận tị nạn nhưng vẫn phải quay về?
Có lẻ do Vũ Nhôm chưa làm đơn xin tị nạn với một thời gian dài (1990) và chưa đặt chân tới nước Đức như Trịnh Xuân Thanh hơn nữa lại vi phạm luật di trú của một quốc gia nổi tiếng cứng rắn như Singapore- quốc gia từng xử tử hình một công dân Úc gốc Việt về tội buôn ma túy mặc cho chính phủ Úc can thiệp.
Phan Văn Anh Vũ cũng quá khó để được cơ quan Cao ủy tỵ nạn Liên hiệp quốc (UNHCR) cấp quy chế tị nạn để được Liên Hợp Quốc bảo vệ theo Công ước về vị thế của người tỵ nạn 1951.
Một điều quan trọng nữa là cả Dương Chí Dũng và Phan Văn Anh Vũ đều đặt chân đến 2 quốc gia chưa bãi bỏ án tử hình như nước Đức nên lập luận có thể vì xét xử chưa công bằng nên có thể bị xử tử không thuyết phục được hai đất nước này. Vì vậy họ phải trở về nơi xuất phát khi họ không phải là đào tị vì vấn đề đấu tranh nhân quyền.
Xem ra đấu tranh vì dân chủ , nhân quyền cũng có giá lắm chứ không phải chuyện chơi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét