Có người hỏi tại sao Lisa Phạm hoặc Đào Minh Quân có video với bằng chứng rõ ràng ở trên mạng nhưng không bị FBI sờ gáy. Họ có vi phạm luật pháp Mỹ hay không ?
“Quyền tự do của mỗi công dân để phản đối và thách thức các hành động của cảnh sát mà không sợ bị bắt giữ hay giam cầm chính là một trong những đặc điểm mà chúng ta dùng để phân biệt một đất nước tự do và một chế độ công an trị” – thẩm phán Brennan, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, đã viết như vậy trong án lệ City of Houston v. Hill năm 1987.
Bị cáo James Wilson một công dân Mỹ thuộc tiểu bang Georgia đã bị bắt và bị buộc tội gây rối trật tự công cộng khi anh ta đã nhục mạ và chửi bới một nhân viên cảnh sát cộng với một câu hăm dọa. Nguyên văn câu nói của Wilson là “White son of a bitch, I’ll kill you”, và “You son of a bitch, I’ll choke you to death”, tạm dịch là: “Thằng chó da trắng, tao sẽ giết mày” và “Đồ chó đẻ, tao sẽ siết cổ mày đến chết”.
Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã cho rằng điều luật của tiểu bang Georgia nhằm hình sự hóa hành vi của Wilson đã vi phạm Hiến pháp Hoa Kỳ.
Ở Mỹ không phải dễ dàng để định tội khủng bố. Trong vụ thảm sát ở Las Vegas dù các tổ chức Hồi Giáo đã đứng ra thừa nhận nhưng luật pháp Mỹ đã từ chối "công lao" ấy vì xét thấy không có những bằng chứng chứng minh mối dây liên hệ giữa hai bên. Trong khi đó nếu vụ án như thế này xảy ra tại Việt Nam chắc chắn rằng chính quyền sẽ chộp lấy dù không có cũng cố gắng ngụy tạo cho có bằng chứng để giải tỏa áp lực của dư luận. Tiêu biểu là vụ đánh bom xăng trong tưởng tượng của nhóm 16 người với Lisa Phạm hoặc Đào Minh Quân.
Khái niệm khủng bố đối với luật pháp Hoa Kỳ được định nghĩa "Đó là hành động phá hoại ,giết người nhằm mục đích tôn giáo và chính trị". Vấn đề tôn giáo thì quá rõ ràng nhưng về chính trị thì hành động chỉ được coi là khủng bố khi nhắm vào một chính quyền do nhân dân bầu ra chứ không phải vì nhắm vào cái chính quyền độc tài cướp quyền tự quyết của dân.
Do vậy một công dân nhập cư của Mỹ chỉ bị coi là khủng bố khi họ tham gia tài trợ và cầm đầu một tổ chức gây ra các vụ phá hoại nhắm vào các chính quyền như Hàn Quốc, Nhật Bản...chứ không phải là các chính quyền độc tài như ở Trung Đông, Bắc Phi hoặc các nước cộng sản. Tất nhiên khi hành động của họ gây tổn hại tới tài sản và tính mạng của dân thường họ sẽ bị buộc tội giết người chứ không phải là tội khủng bố.
Điều này cũng nhằm ngăn ngừa tình trạng khi nhân dân các nước chịu sự thống trị của độc tài vùng dậy bạo động theo quy luật "cùng tắc biến" thì cảnh sát Mỹ sẽ gõ cửa hỏi thăm các công dân nhập cư Mỹ live stream kích động cho các cuộc đấu tranh này và quy họ vào tội khủng bố.
Cảnh sát Mỹ thường xuyên bắt gặp các câu biểu ngữ "I will kill police" của những người dân bất mãn họ và ông Trump cũng phải đối mặt với hàng ngàn lời dọa giết từ cử tri phe đối lập nhưng không phải cứ phát hiện là điều tra và bắt nhốt. Vì điều đó vi phạm vào tu chính án số 1. Nhiệm vụ của cảnh sát là bảo vệ cẩn thận ông Trump chứ không phải tạo ra nhiều "case" cho ngành tư pháp, trong khi họ phải hòa giải ngoài tòa , mặc cả nhận tội để giải quyết hơn 90% án dân sự và hình sự tồn đọng.
Nói về Live Stream để chống các chế độ độc tài tàn ác và bất nhân như Lisa Phạm và Đào Minh Quân thì mỗi ngày ở Mỹ có hàng ngàn vụ. Cảnh sát Mỹ không rảnh để truy tố mà có truy tố cũng bị các luật sư của họ cãi bay vì không có bằng chứng. Và dẫn đến là chỉ tốn tiền thuế của dân vô ích.
Với luật pháp Mỹ, tội giết người là phải có xác nạn nhân, khủng bố là phải gây ra hậu quả. Khi nó đã được ngăn chặn thì nguyên tắc "suy đoán vô tội" bao giờ cũng được dành cho nghi phạm trừ khi các chứng cứ khách quan chống lại họ. Live Stream trên mạng không phải là một bằng chứng và cung cấp tiền cho một ai đó lại càng không.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét