Thứ Bảy, 13 tháng 1, 2018

CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN ĐANG BIẾN ĐẤT NƯỚC THÀNH "CÕI TẠM" THEO ĐÚNG GIÁO LÝ NHÀ PHẬT.

Hôm nay tình cờ đọc những dòng tâm sự trong một STT của một người bạn chung lớp ĐHTH lòng bỗng ngậm ngùi. Giáo sư tiến sĩ VXH kỷ niệm một năm chống chọi với căn bệnh ung thư một cách thầm lặng.H đã chọn cách không chia sẻ với ai cũng giống như trước đây người anh cả của lớp Võ Bình Thịnh đã đối diện với cái chết một mình và ra đi trong lặng lẻ. Trước cái chết mọi người đều bình đẳng và cảm thấy tất cả trên đời này đều vô nghĩa. Nhưng lần này H đã tạm giành được chiến thắng.
Cũng giống như H, hàng ngày trên đất nước này ít lắm phải có trên 300 người nhận giấy báo của bệnh viện, chờ xét nghiệm trong tâm trạng căng thẳng, để rồi dũng cảm đương đầu hay buông xuôi bỏ mặc cho số phận đều tùy thuộc vào ý chí của họ.Ung thư là một giấy báo tử. Nhưng giấy báo này sẽ vô tác dụng nếu được phát hiện sớm và sống trong một đất nước có nền y tế phát triển. Bên cạnh đó còn là tình cảm ,sự sẻ chia của người nhà. Tinh thần thương yêu của người nhà là một trong những yếu tố quan trọng để giúp người bệnh đối chọi ,đương đầu với những đợt xạ trị hoặc uống thuốc hóa trị mà sự đau đớn về thể xác có thể dẫn đến sự buông xuôi về tinh thần.Đó là sự đầu hàng trước số phận.
Lúc đó hơn khi nào hết ta nghĩ ngay rằng cuộc đời này là cõi tạm. Cõi tạm của một kiếp người mà cao lắm cũng chỉ tồn tại 100 năm.
Thế nhưng nó chỉ là cõi tạm khi ta chỉ là ta, một cá thể giữa thế gian này. Khi mà ta gieo hạt giống di truyền học xuống cõi đời này thì mảnh đất mà ta sống không còn là cõi tạm nữa. Đời con ta, đời cháu ta chính là hóa thân của chính ta để tồn tại. Ta chỉ chết trên ý niệm, thực tế ta vẫn sống trong hình hài và ý chí của những thế hệ sau.
Nhưng rất đáng tiếc khi mà ta chỉ sống cho ta. Ta xem đất nước là nơi ta trú thân trong chốc lát để rồi ta buông xuôi cho loài quỷ dữ mặc sức tàn phá về thiên nhiên, môi trường ,kinh tế, giáo dục, văn hóa và đạo lý. Ta chui vào vỏ ốc náu mình để được yên thân, để rồi mỗi chiều bên ly bia,mặt đỏ lựng,đầu óc ngập tràn triết lý AQ,phép thắng lợi tinh thần, tinh thần của làng Vũ Đại "chắc nó chừa mình ra". Để rồi ta tự đắc, ta kiêu hãnh khi có nhiều đứa thi nhau vào tù vì không biết "gặp thời thế, thế thời phải thế". Ta đếm ngược thời gian và vui vẻ khi thấy rằng quãng đường mà ta "tồn tại" trên "cõi tạm" này không còn bao lâu nữa.Ta ung dung để mặc cho chúng sanh chém giết ,tranh giành và nuôi lý tưởng. Và ngạo nghễ nhìn đời bằng thái độ bất cần.
Và rồi một ngày nào đó cái giấy báo sinh mệnh ấy không chỉ giáng xuống cuộc đời ta mà giáng xuống sinh mệnh của những đứa con mà ta quý hơn cả sinh mệnh mình. Chắc có lẻ lúc đó không phải tất cả mọi cái trên đời này đều vô nghĩa. Chính sự buông xuôi của ta mới là thứ vô nghĩa đáng phỉ nhổ nhất.
Ta đã để mặc cho những kẻ mà ta khinh bỉ tự do tác oai ,tác quái trên mảnh đất "cõi tạm" này. Các thế hệ sau của chúng không như các thế hệ sau của ta phải đón nhận những bản án khắc nghiệt. Chúng có thể sống đế vương,tận hưởng những lạc thú kỳ diệu hay được hấp thu một nền giáo dục, một nền văn minh ở phương trời xa lạ nào đó. Những cái ấy được mua , được trả giá bằng chính sự im lặng của ta. Mảnh đất mà ta cho là cõi tạm ấy lại không hề là "cõi tạm" với chúng. Bởi lẻ chúng đã thu từ mảnh đất này từ lông, mồ hôi , nước mắt và cả máu của những con cừu để các thế hệ sau của chúng luôn luôn được đảm bảo là đã tận hưởng những giá trị vật chất hơn hẳn những cái mà ta đang có.
Đừng mong rằng chúng tỏ ra thương xót đất nước này. Đừng nghĩ rằng chúng cũng là người nên còn có lương tâm,không đành lòng khi nhìn thấy "cõi tạm" mỗi ngày nhận hơn 300 giấy báo rời xa để vào cõi vĩnh hằng. "Cõi tạm" càng nhanh hơn thì càng chứng tỏ sự hèn nhát và bất lực của con người. Có những kẻ chấp nhận không "sống" mà chỉ "tồn tại" và để mặc cho con cháu họ tiếp tục nhận những tấm giấy báo như thế.
Nhưng mọi triết lý đối với dân tộc này đều là màu xám. Chỉ đến khi nào đích thân nhận một tấm giấy báo tử họ mới thấy rằng họ đã trải qua những ngày tháng sống hoài, sống phí như thế nào. Và lúc đó họ mới cảm nhận được sự chua chát của đồng loại ra sao. Không ai đau chân mà nghĩ đến cái chân đau của kẻ khác. Nhưng rồi cũng có ngày họ cảm nhận cái chân đau của mình không hề được một ai đoái hoài sẽ đớn đau như thế nào.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét