Đặc điểm của dân chủ là chấp nhận sự đối lập nhau về quan điểm trong từng vấn đề nhỏ nhặt và cả những vấn đề lớn. Nếu không có đối lập sẽ không có dân chủ. Vì vậy dung hòa sự khác biệt là một đặc tính cần có khi xây dựng một nền dân chủ phôi thai.
Vấn đề bạo động hay bất bạo động trong tiến trình dân chủ của dân tộc không phải ngay bây giờ mà đã có từ cách đây 100 năm. Đó là sự khác biệt về quan điểm giữa hai nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh .
Phan Bội Châu cho rằng độc lập dân tộc là nhiệm vụ cần làm trước để đi tới phú cường. Muốn giành được độc lập thì chỉ có con đường bạo động vũ trang (vì truyền thống của dân tộc ta trong việc đấu tranh giành lại và bảo vệ độc lập dân tộc cũng là đấu tranh vũ trang, các cuộc khởi nghĩa…) nên ông chủ trương lập ra Hội Duy tân với mục đích là lập ra một nước Việt Nam độc lập bằng việc chuẩn bị lực lượng , tuyên truyền yêu nước, liên kết quốc tế chống chủ nghĩa thực dân .
Phan Chu Trinh chủ trương đường lối ôn hòa, chú trọng việc thức tỉnh quần chúng. Ông cho rằng ôn hòa thì tránh được cuộc đổ máu cho đồng bào, khi dân khôn thì nước mạnh và ngoại bang tất bị loại trừ.
Dù có khuynh hướng chủ trương khác nhau như vậy, hai ông vẫn tìm cơ hội gặp gỡ nhau.Phan Chu Trinh từng coi trọng Phan Bội Châu và cố gắng thuyết phục Phan Bội Châu từ bỏ chủ trương tôn quân, với niềm hòa nhã:
"Ông hết sức trân trọng, Quốc dân hy vọng chỉ nơi mình ông, Kỳ Ngoại Hầu (Cường Để) không cần gì đâu".
Phan Bội Châu nhận chịu lời khuyên đó, nhưng chỉ tán đồng về công cuộc duy tân của nhóm Phan Chu Trinh.Về phần Phan Chu Trinh, ông cũng thừa nhận phong trào Đông Du của Phan Bội Châu có nhiều ảnh hưởng tốt đẹp đối với công cuộc phục hưng xứ sở và ông tin rằng với vận hội mới Phan Bội Châu sẽ đi theo con đường Dân quyền và đạp đổ Quân quyền.
Khi Phan Bội Châu đề xướng phong trào Đông Du, Phan Chu Trinh đã hưởng ứng và xuất dương sang Trung Hoa, Nhật Bản. Năm 1906, ở hải ngoại về, ông khởi xướng công cuộc duy tân, đi diễn thuyết các nơi, nêu cao chủ thuyết "Dân Quyền". Vì có chủ trương ôn hòa, ông cho rằng có thể hợp tác với người Pháp, nếu họ thực tâm thực hiện những cải cách dân chủ cho Việt Nam.
Sở dĩ hai ông Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh không có những hành động quá khích vì tư tưởng chống đối nhau mà đi đến chia rẽ trầm trọng, cũng nhờ có những phần tử trung gian vì đại cuộc tìm cách đưa hai người xích lại gần nhaụ Đó là các ông Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng, Lương Văn Can ...
Ngay cả Nguyễn Thái Học lãnh tụ của Việt Nam quốc dân đảng cũng có chủ trương bạo động nhưng vẫn được thể chế VNCH, một thể chế nghiêng về bất bạo động tôn vinh và lưu danh.
Ngày hôm nay cũng thế. Thế giới đã chỉ ra rằng con đường bất tuân dân sự , bất bạo động là đúng đắn nhưng do chế độ độc tài CS dùng bạo lực để trấn áp , tạo ra bất công mà không có một ngành tư pháp độc lập để đem lại công lý thì bạo động sinh ra như một quy luật tự nhiên. Đó là "con tim có những lý lẻ của nó mà lý trí không thể can thiệp được".
"Con giun xéo mãi cũng quằn". Người dân ai cũng yêu mạng sống của mình nhưng cũng có khi hành động của họ không thể tự chủ được khi đối diện với bất công. Và sự phản kháng bạo động của họ cũng có thể xem như một lời cảnh cáo cho chính quyền.
Nếu ta không hiểu được điều này hai phe chủ trương bạo động và bất bạo động sẽ đấu đá ,chỉ trích phê phán nhau kịch liệt dẫn đến chia rẻ và kết quả chỉ có cộng sản là hưởng lợi nhất.
Nếu trong một cuộc đấu tranh hay xây dựng xã hội bất kỳ chỉ tồn tại một quan điểm thì đó nhất định là xã hội độc tài chứ không hề là dân chủ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét