Mùa Xuân năm 1996, Gorbachev đứng trong sân ngôi nhà mà thuở thơ ấu ông đã sống. Đó là một ngôi nhà xây bằng gạch xoàng xĩnh ở Privolnoye thuộc khu vực Caucasus, ông đã hét vào mặt người dân ở đây: “Các người giống như những con cừu kiên nhẫn gặm cỏ trên cánh đồng vậy”
Bertrand de Jouvenel - 1903-1987 - triết gia chính trị người Pháp cũng nói :"Một Xã Hội của Loài Cừu theo thời gian chắc chắn sẽ sinh ra một Chính Quyền của Loài Sói " để chỉ ra rằng "Vô trách nhiệm với bản thân dẫn đến sự dốt nát trong nhận thức, kết quả là họ bị hết nhà nước này đến nhà nước khác hoặc một thế lực nào đó lừa bịp và bóc lột thậm tệ ...
Nhiều nhà kinh tế học cũng dùng thuật ngữ :" Xén lông cừu" để chỉ về sự lạm phát trong xã hội khi người dân phải nai lưng ra làm để đóng thuế phí và nuôi béo chính quyền.
Các cụ xưa cũng đã dùng những từ ngữ rất nặng nề để chỉ thói u mê ,ù lì của dân Việt như cụ Tản Đà , Phan Bội Châu ...
Chắc chắn rằng các học giả này và các cụ sẽ không ngờ là sẽ cơ ngày có kẻ sẽ chửi thẳng vào mặt họ" Khai dân trí cái đéo gì mà suốt ngày cứ gọi dân là cừu. Sao không bắt chước CS để tuyên truyền ?..."
Đó là vì họ không hề biết đến phép ẩn dụ trong ngôn ngữ. Khi so sánh thân phận con người với con vật người so sánh đã vận dụng sự giống nhau để đánh động não bộ của con người thấy và cảm nhận được thân phận mình để có sự phản kháng vùng lên xóa bỏ bất công. Phản kháng là nền tảng của tự do.
Đó không hề là sự mạ lị mà đó là sự thông cảm bức xúc trước số phận và cũng là những suy nghĩ mang tính triết học sâu sắc. Chỉ có những con người quá tự ti ,mặc cảm mới cho mình là bị khai trí và thay vì suy ngẫm một cách lắng đọng sâu sắc những điều đó thì họ lại la toáng lên để chứng tỏ mình.
Nhưng cũng chính những người này lại rất hả hê khi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác bài "Một đàn bò vào thành phố" để ví người lính CS như đàn bò hoặc cư dân mạng post hình ảnh đàn bò vào Hội trường quốc hội để ví các đại biểu quốc hội như những con bò... Nghĩa là miễn đừng đụng đến mình còn đụng đến ai cũng được trừ mình ra. Cho dù sự ví von đó không hề sai chút nào.
Khi yêu cầu phải dùng cách tuyên truyền của chế độ độc tài họ lại không hề biết rằng đó là lối tuyên truyền của các chế độ muốn lợi dụng nhân dân làm kẻ chết thế. Ví dụ Đức Quốc xã không thể gọi những người lính Đức lao vào cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 ,thảm sát hàng triệu người Do Thái là cừu được và cộng sản cũng phải dùng các mỹ từ để ca ngợi nhân dân Việt Nam . Nào là "cần cù, thông minh, anh hùng, dũng cảm..." Đó chỉ là lời của các gã Sở Khanh dùng để tán tỉnh các cô gái để khiến họ mang bầu. Đó cũng là nghệ thuật để khiến dân chết thế.
Vậy thì những người đấu tranh dân chủ không thể dùng cách này để lừa dân. Khi diễn giải quá nhiều sẽ trở nên khó hiểu họ chỉ còn cách dùng phép ẩn dụ để cô đọng vấn đề lại một cách súc tích ,dễ hiểu hơn. Và sự thật thì thân phận người dân trong các chế độ độc tài không hơn gì các con vật. Vì thế tác giả "Trại súc vật" đã có một tác phẩm khái quát rất sâu sắc mà cả thế giới phải ngưỡng mộ.
Khi anh mất quyền con người thì việc so sánh với các con vật là một sự thật hiển nhiên khó chối cãi. Và thay vì vận động nhân dân đấu tranh để thay đổi cái sự thật đó nhằm trở thành một con người đúng nghĩa anh lại quay sang chỉ trích những người vạch ra sự thật cho anh. Anh muốn họ phải nói láo , ca tụng những con người cùng khổ lên mây để rồi tiếp tục xây dựng một chế độ độc tài nói láo khác trong tương lai ?
Những kẻ không dám nhìn thẳng vào hiện thực,không chấp nhận hiện thực sẽ không bao giờ thay đổi được hiện thực này. Và phép ẩn dụ ấy sẽ không còn là ẩn dụ nữa mà phản ánh chính thân phận của họ trong cuộc sống thật này. Những con cừu sẽ mãi mãi vẫn là những con cừu khi không hề nhận ra mình là cừu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét