Thứ Sáu, 19 tháng 1, 2018

PHƯƠNG THỨC XỬ ÁN TẠI MỸ.

Ở Mỹ thường không có những phiên xử án kéo dài lê thê một hơi 6,7 ngày như phiên tòa của Đinh La Thăng trên sân khấu kịch siêu hạng của đảng CSVN mà dư luận trong và ngoài nước đang xem. Bởi lẻ hình thức xử án của nước Mỹ là công bằng dựa trên chứng cứ. Nếu bên phía luật sư đưa ra nghi điểm cần thời gian để cung cấp chứng cứ thì thẩm phán phải kêu 2 phía vào thương lượng để rồi cho dừng phiên tòa lại ngay.
Bởi vậy một vụ án có khi kéo dài hàng chục phiên tòa nhưng mỗi phiên tòa thời gian thường rất ngắn. Có khi kéo dài chỉ vài phút hoặc 20 phút hoặc có khi chỉ là thương lượng giữa hai phía để mặc cả nhận tội.
Tuy nhiên trong các vụ án quan trọng phán quyết là của một bồi thẩm đoàn. Và các thẩm phán đều hướng dẫn cụ thể từng bước cho các bồi thẩm này dù họ có chuyên môn về luật rất sơ sài. Chỉ có nhân dân mới đưa ra được phán quyết khách quan nhất vì họ không bị chi phối bởi quyền lực và đồng tiền.
Trong khi đó nền tư pháp của cộng sản được đạo diễn bởi BCT nên kết quả đã có trước và vở diễn không thể dừng lại vì bạn xem đài đang chú ý theo dõi nên thường diễn ra dài dòng lê thê . Nghi điểm có rất nhiều nhưng đều bị bỏ qua không cần phải dừng lại để tìm nhân chứng ,vật chứng bổ sung. Đó là nền tư pháp phục vụ cho quyền lợi của một đảng chính trị.Vì vậy nó chú ý đến những lời hối hận của Thăng, giọt nước mắt của Thanh nhiều hơn. Bởi lẻ những cái này đánh vào tâm thức dân chúng tạo chính nghĩa cho chế độ.
Dưới đây là lời kể của những người đang sống ở Mỹ về nền tư pháp dân chủ. Xin được đăng lại để các bạn tham khảo thêm :
Tuần qua tôi phải đến toà án quận hạt nơi mình cư ngụ, chẳng phải vì kiện tụng ai hay bị ai kiện mà vì tôi được - có người cho là bị - gọi đến tòa để làm bổn phận công dân.
Một trong những bổn phận của công dân Mỹ là tham gia bồi thẩm đoàn ở toà án, gọi là “jury duty”, mà lâu lâu bất cứ công dân Mỹ nào, nếu không có tiền án và mất quyền công dân, sẽ được triệu tập đến toà để tham gia vào một vụ xử.
Người dân được gọi đi làm bồi thẩm viên thuộc mọi thành phần trong xã hội, đủ mọi sắc dân. Tôi đã có gần hai chục lần đến toà để chuẩn bị tham gia xử án, nhưng chưa bao giờ được ngồi trong ghế của bồi thẩm đoàn để xét xử. Trong hai lần được chọn qua vòng đầu, tức là đã vào phòng xử án, biết vụ xử liên quan đến ai, bị truy tố về tội gì, tôi đã thấy thành viên tương lai của bồi thẩm đoàn gồm bác sĩ, công nhân, tài xế xe tải, y tá, giáo sư đại học, chánh án, giám mục, sinh viên, nhân viên sở xã hội cùng nhiều ngành nghề khác nữa. Có người vừa bước qua tuổi 18, là tuổi được quyền tham gia bầu cử, có người tuổi trên 70 và đã nghỉ hưu.
Có thể gọi đó là tòa án của dân, vì với 6 hay 12 thành viên trong bồi thẩm đoàn, chính những người dân sẽ quyết định nghi can có phạm pháp hay không, sau khi nghe, xem xét các chứng cớ hai bên đưa ra. Rồi bồi thẩm đoàn định tội, nếu nghi can phạm luật thì sau đó chánh án sẽ quyết định bản án theo khung hình phạt ghi trong luật.
Dù xử án có bồi thẩm đoàn nhưng có những vụ án, sau khi nghị án và chánh án đưa ra mức phạt tù cho tội phạm cũng đã làm dấy lên những phản đối, có khi đưa đến bạo động.
Ở vùng San Jose, đầu năm nay có một vụ xử án về tội hiếp dâm. Chánh án Aaron Persky tuyên phạt tội nhân Brock Allen Turner, một sinh viên Đại học Stanford, chỉ ở mức 6 tháng tù đã khiến nhiều người bất bình. Trên mạng xã hội có kiến nghị đòi truất nhiệm chánh án Persky với cả triệu người tham gia ký tên. Tuy nhiên bản án vẫn được giữ nguyên và hai tuần trước, sau khi thi hành nửa thời gian bản án, tội phạm Turner đã được thả và trở về quê quán ở tiểu bang Ohio để được quản chế ba năm.
Thứ Sáu tuần trước tôi đến toà, khi đã vào vòng nhì cùng với 49 người khác, tức là được qua phòng xử án. Tại phòng xử chánh án mới cho biết là những người được lựa chọn hôm nay sẽ là thành viên trong một đại bồi thẩm đoàn (grand jury) gồm 19 người và sẽ phải đến toà trong suốt tuần tới để xét xem có đủ chứng cớ để truy tố, cần 12 trong số 19 bồi thẩm viên đồng ý, một vụ bạo hành người cao tuổi.
Tôi không được chọn trong số 19 người, nhưng trong thủ tục lựa chọn có ba người được chánh án cho miễn thi hành bổn phận công dân dịp này là một sinh viên mới vừa vào đại học, sẽ nhập học vào ngày thứ Hai; một người đã mua vé máy bay và thứ Tư tuần tới sẽ bay đến tiểu bang khác để dự đám cưới một người thân và một người mà chánh án thấy khuôn mặt đầy những buồn lo, hỏi ra được biết sắp bị đuổi khỏi nơi thuê nhà.
Khi chánh án đã chọn xong 19 người, tôi nhớ có giáo sư đại học, có giáo viên cấp một, có kỹ sư, có người chỉ ở nhà lo đưa rước con đi học. Những thành viên thuộc đủ mọi mầu da, có người gốc Hồi giáo vì đội khăn trên đầu.
Hoa Kỳ là đất nước của nền dân chủ pháp trị nên không ai có thể đứng trên luật pháp và các phán quyết của tòa án là chung cuộc. Vì thế việc công dân góp phần vào việc xử án là để bảo đảm tính công bằng. Một bản án ở toà cấp thấp, nếu bị cáo không đồng ý có thể kháng án lên toà cao hơn, rồi lên toà cao nhất là Tối cao Pháp viện nếu không đồng ý với các toà dưới.
Vì không tôn trọng pháp luật, ra lệnh cho nghe lén các cuộc đàm luận của chính trị gia Đảng Dân chủ mà Tổng thống Richard Nixon đã phải từ chức. Tổng thống Bill Clinton đã bị điều tra và phải cung khai trước các ủy ban pháp luật, tuy chưa bị đàn hặc hay truất nhiệm vì quan hệ tình cảm với một phụ nữ trẻ tập sự trong Tòa Bạch Ốc mà khi bị điều tra đã không khai đúng sự thật.
Vì không bên nào đồng ý với kết quả bầu chọn tổng thống năm 2000 về cách đếm phiếu nên đã đưa vụ việc lên Tối cao Pháp viện để có phán quyết chung cuộc.
Hệ thống pháp lý của Hoa Kỳ với những phiên xử án có bồi thẩm đoàn, tuy có những trường hợp còn sai sót, nhưng theo nghị án của đa số, hay có những vụ xử mà toàn thể thành viên của bồi thẩm đoàn phải đồng ý thì nghi can mới có thể bị kết tội, vì thế tính công bằng trong các bản án là ở mức cao.
Chẳng mấy ai muốn phải ra toà. Nhưng khi phải đến toà, công dân Mỹ muốn thấy công lý được thực thi một cách công bằng.
Hoa Kỳ phát triển và tiến bộ là nhờ có luật pháp nghiêm minh và công bằng. Người dân không thể viện lý do không biết luật để bào chữa cho điều sai trái mình làm.
Ai đã từng vi phạm luật ở cấp thấp nhất là luật giao thông khi lái xe để bị cảnh sát bắt thì chắc chắn đã hiểu nhiều về hệ thống luật pháp của Hoa Kỳ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét