Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2020

HIỂU THÊM BẦU CỬ Ở MỸ.

Bầu cử tổng thống ở Mỹ chặt chẽ là thế nhưng đôi khi quyết định chức tổng thống lại là cử tri của một tiểu bang hay thậm chí có khi chỉ là số phiếu nghiêng bên nào của một hạt. Chẳng hạn bầu cử năm 2000, Florida lại là bang quyết định và phe Cộng hòa chỉ hơn phe dân chủ 537 phiếu phổ thông để giành 27 phiếu đại cử tri của bang này từ đó đạt 271 phiếu để thắng cử. Trong khi đó UCV dân chủ đã đạt 266 phiếu chỉ cần thêm 5 phiếu đại cử tri nữa thôi.
Do đó một sắc dân như Cuba ở Miami cũng có khi quyết định ai là tổng thống nước Mỹ.
Đó là nguyên tắc bình thông nhau. Khi hai bên cân bằng thì đôi khi chỉ vài giọt nươc cũng làm cán cân nghiêng lệch một bên.
Vấn đề là các ứng viên không biết khi nào sẽ tạo ra cân bằng này và tiểu bang quyết định là tiểu bang nào trong số các bang chiến trường.
Cali và New York có số đại cử tri cao nhưng từ lâu đã là tài sản của đảng Dân chủ. Texas là tài sản của Cộng hòa.
Vấn đề quan trọng quyết định nữa đó là số cử tri đăng ký đi bỏ phiếu. Thời điểm kinh tế lên, cử tri đảng Dân chủ chẳng thèm đi bỏ phiếu. Nhưng khi kinh tế xuống họ sẽ ào ạt đăng ký để đánh bại cử tri đảng Cộng hòa.
Do đó không thể lấy thời điểm năm 2016 ra so sánh với năm 2020. Vì chức tổng thống không chỉ quyết định bởi người bầu mà còn quyết định bởi những người làm biếng nằm nhà không bầu tức bỏ phiếu trắng.
Ông Trump thắng cử vào năm 2016 nhờ vào hệ thống đại cử tri của Mỹ chứ ông không thắng phiếu phổ thông. Tổng số người Mỹ bầu cho bà Hillary nhiều hơn số người bầu cho ông ta tới gần ba triệu người.
Tuy nhiên, ông lại thắng tại ba tiểu bang: Wisconsin, Michigan, và Pennsylvania (vùng này cũng được gọi là Rust Belt, khu công nghiệp nặng lâu đời nhất của Mỹ), với qui định là người thắng lấy tất (the winner takes all), tức là khi số người bầu cho ông ở ba tiểu bang này cao, ông được tất tần tật số đại cử tri của ba bang này. Và số phiếu đại cử tri của ba bang này làm lệch cán cân về cho ông Trump hồi năm 2016.
Phần đông dân chúng ở ba tiểu bang này là thợ thuyền, bị ảnh hưởng của toàn cầu hóa, do các ngành công nghiệp mỏ than, luyện thép, cơ khí, vốn sử dụng nhiều nhân công ở vùng này không có lời nữa nên đã chuyển sang nước ngoài, do thế ba tiểu bang này có nhiều người thất nghiệp. Đa số những người ở đây là người da trắng, họ vốn trước kia bầu cho đảng Dân chủ theo truyền thống, nay thấy ông Trump hứa hẹn việc làm, nên bầu cho ông hồi năm 2016.

Đây không phải là cử tri nòng cốt của ông Trump. Nhóm nòng cốt của ông Trump thì dù ông nói ngã nói nghiêng ra sao thì họ cũng vẫn ủng hộ ông. Phần đông họ cũng là người da trắng. Theo một số nhà phân tích, những lời lẽ phân biệt chủng tộc có thể kích thích họ hăng hái đi bầu .
Cả hai đám cử tri vừa kể, thợ thuyền da trắng vùng Rust Belt và đám nòng cốt của ông Trump có một mẫu số chung là bực bội vì cảm thấy bị bỏ rơi đằng sau. Từ đó họ sẽ tin rằng, những cộng đồng nhập cư, cộng đồng thiểu số lấy mất công việc của họ, vì thế những tuyên bố phân biệt chủng tộc của ông Trump không hẳn là không có tác dụng.
Chuyện hăng hái đi bầu đóng vai trò rất lớn ở Mỹ.
Nước Mỹ không phạt những người không đi bầu, mà cử tri thường có hai khuynh hướng, hoặc Dân chủ, hoặc Cộng hòa, thành ra phe nào hăng hái ra phòng phiếu thì cơ may người của phe đó thắng cử sẽ lớn.
Trong hoàn cảnh người dân cần chính sách tăng thuế của đảng Dân chủ để rót vào các quỹ phúc lợi xã hội thì cử tri đảng Dân chủ sẽ hăng hái gấp bội phần năm 2016. Và hiện tại cử tri của các bang chiến trường như Wisconsin, Michigan, Pennsylvania , North Carolina, Ohio, Florida... đã biết nên nghiêng hẳn về bên nào.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét