Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2020

VÌ SAO NƯỚC MỸ LUÔN CHUYỂN GIAO QUYỀN LỰC TRONG HÒA BÌNH?

Tại sao hơn 50 nhà lập quốc nước Mỹ đặt ra hiến pháp để quy định tam quyền phân lập, đặt ra 2 đảng đối lập để kiểm soát nhau? Và tại sao họ lại quy định nhiệm kỳ hành pháp chỉ có 4 năm?
Tại sao không để một người tài giỏi làm tổng thống suốt đời ,bày vẽ bầu cử ,tranh cử chi cho tốn kém vậy ?
Bởi lẻ nếu để một ông, một đảng cầm quyền thì cá nhân và đảng này sẽ làm vua. Nhưng khi hai đảng cạnh tranh nhau nắm quyền thì dân sẽ làm vua. Chính quyền phải phục vụ dân về hành chính,y tế, giáo dục, tư pháp cho thật tốt lúc đó mới có thể được dân bầu. Đó là một suy nghĩ rất thiết thực. Nó không lý tưởng trông chờ vào đạo đức, liêm chính, chí công,vô tư trên lý thuyết hay khẩu hiệu như người Việt Nam.
Khi một đảng nắm chính quyền thì sẽ làm lợi cho một bộ phận đa số tương đối nhưng sẽ thiệt hại quyền lợi của một thiểu số tương đối. Do đó đảng của thiểu số tương đối này sẽ tìm cách lấy lại quyền lực để phục vụ cho tầng lớp cử tri của mình.
Ví dụ : đảng Cộng hòa sẽ phục vụ cho quyền lợi giới chủ.
Đảng Dân chủ với chính sách cào bằng sẽ phục vụ cho quyền lợi giới công nhân, dân nghèo.
Nếu như trong chế độ độc tài thì chỉ có một giới hưởng lợi mà thôi. Chẳng hạn đảng CSVN cầm quyền hoài thì chỉ có tầng lớp tư bản đỏ và 4 triệu đảng viên hưởng lợi. Giai cấp công nông, người lao động đô thị xem như vứt đi. Nếu những người nghèo này muốn vùng dậy thì có chế độ công an trị.
Ở nước Mỹ do có quyền sử dụng súng nên tầng lớp dân nghèo cảm thấy bị bất công là họ đứng dậy biểu tình bạo loạn. Nhưng do có thời hạn bầu cử sắp đến, họ có thể dùng lá phiếu để thay đổi chính quyền nên không xảy ra nội chiến giai cấp hay sắc dân.
Nếu nước Mỹ ở vào chế độ một đảng như VN thì người da đen sẽ dùng đến súng. Vì họ cảm thấy bị phân biệt chủng tộc. Lúc đó quân đội công an xen vào cũng chỉ làm cho đất nước loạn lạc thêm.
Tất nhiên phe bảo vệ chính quyền bao giờ cũng bảo thủ cho là mình làm đúng và vu cáo phe đối lập phá hoại. Nó cũng giống như phe DLV con cháu tư bản đỏ bảo vệ đảng CS hiện nay.
Các nhà lập quốc Hoa Kỳ thừa biết tình trạng này nên cho 2 phe bày ra một cuộc chơi : đó là bầu cử. Phe nào thua phải chấp nhận cuộc chơi và không được bạo động.
Tuy nhiên khi kinh tế xuống thấp, dịch bệnh, thất nghiệp, an sinh xã hội không đảm bảo thì xu hướng đòi thay đổi chính quyền là tất yếu. Nếu kinh tế vẫn tốt đẹp và tất cả các tầng lớp nhân dân đều hài lòng thì không ai dại thay đổi chính quyền cả.
Nói như vậy để thấy rằng chúng ta đấu tranh cho một xã hội dân chủ thì phải ủng hộ sự thay đổi. Đừng bao giờ bảo thủ quá, bởi suy nghĩ của mình chưa chắc là suy nghĩ của số đông. Và cũng đừng bao giờ nghĩ người ta xuống đường cũng chỉ vì muốn bạo loạn, muốn chống chính quyền để gây xáo động cho một âm mưu nào đó. Nghĩ như vậy thì cũng chẳng khác gì chính quyền CSVN đang vu cáo cho lực lượng đấu tranh dân chủ trong nước.
Lá phiếu của người dân sẽ cho thấy họ muốn như thế nào. Đó là nguyên nhân khiến cho nước Mỹ sau cuộc nội chiến năm 1865 không còn cuộc nội chiến nào nữa dù bạo loạn năm 1970 và 1992 diễn ra rất khốc liệt.
Khi kinh tế xuống và bạo loạn thì xu hướng người dân nghiêng về việc chuyển giao quyền lực. Cho nên những kẻ bảo thủ dù muốn hay không cũng phải thừa nhận cái thực tế này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét