Thứ Tư, 16 tháng 4, 2014

Vạn sự cũng vì cái Ti Pi Pi.

Xin báo cho các bác đấu tranh dân chủ một tin buồn là hiện tại chúng em đang lo dọn dẹp nhà cửa để đón bác Obama sang thăm nên không rảnh để tiếp các bác.Nếu trước kia bác nào nói to một chút là chúng em bắt "nhốt liền"thì bây giờ các bác cứ việc chửi thoải mái,chửi càng to càng tốt,chửi tới ông bà ông vải chúng em cũng chẳng có ý kiến gì.Chỉ xin các bác đừng động tới chuyện làm ăn của chúng em là được.Để em nói đám DLV xì tốp bớt mồm miệng lại cho các bác thêng thang mà chửi.

Nếu trước kia các bác muốn nhập kho là chúng em thỏa mãn liền,còn bây giờ tiêu chuẩn để được "nhập kho" của chúng em rất cao.Các bác phải hoạt động có tổ chức,có cương lĩnh đàng hoàng chúng em mới có kho cho các bác nhập.Chứ kho bây giờ để chứa bọn cướp ,giết,hiếp,bọn sâu mọt phá hoại...còn không hết,đâu còn chỗ cho các bác.Hơn nữa giá tù nhân bây giờ rất rẻ"có ba đồng một mớ",nên thấy bác nào sắp"ngoẻo",bác nào bịnh hết hơi,bác nào còn một hai năm là chúng em cho ra theo diện "đoàn tụ ông bà"hoặc"đoàn tụ gia đình "liền.Đặc biệt là các bác chửi các điều luật 79,88,258 nhiều quá nên chúng em sắp tới sẽ xem lại để khỏi làm phiền các bác.Như em Đinh Nhật Uy,phiên phúc thẩm tới đây sẽ để em nó ra tòa cho có lệ,em nó muốn nói gì thì nói.Còn các bác Trương Duy Nhất,Phạm Viết Đào không chừng tùy tình hình chúng em cũng sẽ thả luôn cho nó lành.

30/4 tới đây đảm báo là không có cảnh xe tăng húc đổ Dinh Độc Lập,đồng bào Sài Gòn vẫy chào quân giải phóng hoặc phim tài liệu về kháng chiến chống Mỹ chiếu ra rả suốt ngày.Chúng em sẽ tổ chức lễ cầu siêu cho các anh lính VNCH hy
sinh vì bảo vệ Hoàng Sa,các bác nào đang ăn tiền già bên Mỹ rảnh rổi về chơi cho nó đông,nó vui.Riêng các anh chị cắt cỏ,làm nails vô mùa bận rộn thì chúng em không dám mời.Để em nói mấy đứa nhỏ CA,hải quan sân bay tiếp đón trọng thị không được làm khó dễ các bác,các anh chị.

Riêng việc chị Khánh Ly về hát thì do đã lỡ ký hợp đồng với chúng em nên các bác có phản đối cũng không thể thay đổi.Nhưng đảm bảo là chị ấy sẽ không hát những bài như"Như có Bác trong ngày vui đại thắng"hoặc"Tiến về Sài Gòn" đâu,còn nếu hát"Đêm chôn dầu vượt biển"thì cũng kẹt cho chúng em .Thôi thì, cụ Trịnh cũng có mấy bài viết về Hà Nội chúng em,cứ để chị ấy mần tới khỏi phải mất lòng bên nào.Các bác thấy em tính vậy được chưa.

Để đón bác Obama lúc này chúng em cũng đang bận túi bụi với việc đưa mấy con sâu bên ngành ngân hàng ,tài chính ra xử.Dù sao cũng phải cắt bớt ung nhọt,dọn
dẹp nhà cửa cho nó khang trang để bác ấy yên tâm làm ăn với chúng em.

Vạn sự cũng vì cái Ti Pi Pi,kính mong các bác thông cảm mà đại xá cho.

Có một thế hệ đang lớn lên như thế.


Hai năm trước nghe vợ mình nói trên đường về Việt nam có gặp anh ở sân bay rồi về cùng chuyến.Nghe anh bây giờ khác lắm,cũng mừng.Hôm rồi gặp lại anh trong lễ hội đồng hương Thừa Thiên Huế nhân dịp kỷ niệm Mậu Thân 1968 mới tin là thật.Anh bây giờ đã ra dáng một ông chủ(cắt cỏ),ăn to nói lớn,đường hoàng chững chạc.Sáu đứa con,đứa gái đầu đang học năm tư đại học Y,đứa trai thứ hai năm hai Computer Science,mấy đứa sau đang học High School và Middle School.

Nhớ lại 17 năm trước,nghe tin có người ở Việt Nam mới qua,cả nhóm anh em kéo nhau xuống căn apartment anh đang ở tạm để tụ hội.Đó là thông lệ để "ma củ" có dịp bắt nạt "ma mới".Gia đình anh nheo nhóc tám mạng gồm hai vợ chồng và 6 đứa con vừa được trả về Việt Nam từ trại tị nạn.Tưởng là cuộc đời toàn màu đen nhưng may là Mỹ có một đợt chấp nhận đơn nhập cư "vét'.Thế là cả nhà lại từ bỏ vùng đất Điền Hải,Quảng Điền nắng gió,nghèo rớt mùng tơi để đến một vùng đất mới.Bọn ma củ qua trước một năm như tụi mình chung tay giúp mỗi người một thứ:quạt máy,ti vi,sofa...và cả một chiếc xe củ nhưng còn chạy được.Chiếc xe này của một anh bạn mà sau này anh vẫn nhắc lại mãi như một kỷ niệm của thời gian khó.

Thế là chỉ vài năm lăn lộn,chồng cắt cỏ,vợ làm nails,ăn welfare,ở nhà housing...anh đã khá lên trông thấy.Những năm sau này đã có trong tay vài trăm mối cắt cỏ với sự phụ giúp của đứa con trai đầu.Bây giờ thì nhà cũng lăm le trả off,con cái học hành thành đạt.Cũng có thể là ngẫng mặt với đời.Hai năm trước về Việt nam thăm cha mẹ cũng khá xêng xang.Xuống sân bay đã phải móc vài trăm đô trả tiền khách sạn cho nhóm người nhà vô tận Sài Gòn đón.Về làng thì tha hồ bia bọt xả láng.Giả sử mà không có đợt đi Mỹ vét đó anh cũng không dám nghĩ là sẽ làm gì để sống vơi 6 đứa con trong đó có 2 đứa đẻ thêm trong 5 năm ở trại tị nạn giữa một vùng quê nắng cháy...

Những năm mới qua mình vẫn nghe đồn về người dân làng An Bằng.Cũng là một vùng đất đồng hương nhưng khi ở Việt Nam mình chẳng biết gì về cái làng này.Nhưng ở Mỹ ,đó là làng nổi tiếng mà người dân có khắp 50 tiểu bang Hoa Kỳ.Nhắc đến An Bằng là nhắc đến một cộng đồng thành đạt về nghề nails,đi biển...Con cái thế hệ thứ hai thứ ba của họ cũng đã là bác sĩ,kỷ sư,luật sư,realtor...đầy rẫy ở cái xứ giãy chết này.Và ở Việt Nam người ta không còn lạ gì về những thành phố nghĩa trang nguy nga,tráng lệ ở vùng đất An Bằng.Cả một làng thi nhau vượt biên những năm cuối 70,đầu 80 thế kỷ trước.Và bây giờ "con gà tức nhau tiếng gáy",ai cũng cố gắng hơn người.Lăng mộ thấy nhỏ hơn người ta là đập ra làm lại.Những người còn lại ở Việt Nam bây giờ chẳng cần làm gì,ăn rồi chơi rông chờ nhận tiền Mỹ gởi về.Cán bộ xã,làng ở đây cũng thuộc vào loại sướng nhất nước.

Vào thăm nhà của họ bên này thấy ai cũng như sống gần kho đạn Long Bình.Hỏi đến vườn tược thì nhà nào cũng làm landscape tao nhã,hỏi đến con cái thì chủ tiệm nails,chủ nhà hàng là chuyện nhỏ...bác sĩ ,kỷ sư,thạc sĩ,tiến sĩ mới là đáng nói.

So sánh đời sống của họ với đồng bào nghèo của quê mình trên mặt báo vừa thấy mừng lại vừa thấy buồn.Mừng vì đã có một thế hệ đổi đời từ một vùng quê được mệnh danh là làng "ăn mày",nghèo nhất nước,thất học nhất nước...trở thành một làng giàu và có học nhất nước.Buồn vì nghĩ đôi khi số phận con người lại có thể thay đổi chỉ trong gang tấc.

Có những cuộc chiến tranh tốn biết bao xương máu nhưng số phận con người vẫn thế.Nhưng đôi khi chỉ một quyết định ra đi hay ở lại cũng đã thay đổi bao đời người.Mặc dù đôi khi bất cứ cái gì cũng có giá của nó.Biết bao con người đã phải bỏ thây trên biển ,trong các trại tị nạn để có ngày hôm nay.Nhưng cái giá trong trường hợp này là xứng đáng.Ít ra cũng đang có một thế hệ đang lớn lên mà không hề biết đến chiến tranh ,hận thù...không biết đến bất công,áp bức,lạm quyền,được học hành,được đối xử bình đẳng và phía trước là một tương lai rộng mở...

Tháng tư lại về và kỷ niệm vẫn nối tiếp như năm nào vẫn thế.Nhưng vẫn mong là thế hệ hôm nay sẽ có một ngày đem tài năng ,trí tuệ đóng góp cho một nước Việt tự do,dân chủ,giàu mạnh.Hy vọng ngày ấy sẽ không còn xa.


Xung quanh chuyện Khánh Ly về Việt Nam hát.

Việc Khánh Ly chuẩn bị về nước hát một đêm ở Chương trình do Công ty TNHH Giải trí Đồng Dao và Công ty Viet Vision tổ chức vào lúc 19:30 tối tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình ngày 9/5 tới đây gây xôn xao cộng đồng mạng.Việc có về Việt Nam hay không đó là quyền quyết định của riêng Khánh Ly.Nhưng ý kiến của người Việt hải ngoại cũng cần được xem xét một cách khách quan xung quanh vấn đề"cực đoan"hay "không cực đoan".Nó thuộc về quyết định của riêng cá nhân một nghệ sĩ hay của một biểu tượng,một phong trào?

Khánh Ly sau hơn 30 năm ở hải ngoại,ít nhiều cũng đã trở thành biểu tượng tiếng hát của người Việt lưu vong.Đó là tiếng hát của những người con "ly hương nhưng không ly tổ",những thổn thức nỗi niềm về thân phận con người của những kẻ bỏ nước ra đi vì thất bại trong cuộc chiến ý thức hệ,những người lênh đênh trên biển cả vì lý tưởng tự do ,có khi phải bỏ mình vì cướp biển,cá mập...hoặc chôn mình trong các trại tị nạn trong một bi kịch có tên"thuyền nhân".Dù muốn hay không Khánh Ly cũng không thể thoát khỏi sự ràng buộc mang tính lịch sử của một đoạn đời mà bà đã sống.Yếu tố chính trị trong các bài hát của bà cũng là điều không thể chối bỏ.

Con người thực thể của Khánh Ly chính vì thế đã thoát khỏi phạm vi cá nhân của một người bình thường mà trở thành một nghệ sĩ của công chúng.Do vậy việc phán xét về quyết định của bà cũng là một quyền khách quan của khán giả hải ngoại.Họ có quyền xây dựng biểu tượng và cũng có quyền làm sụp đổ biểu tượng của riêng mình.

Như vụ Trần Trường 55 ngày đêm ở Bolsa,CA trước đây,người Việt có quyền giữ cho mình một ngọn cờ,một lý tưởng mặc dù thân phận của họ chỉ là thân phận kẻ tị nạn.Không ai có thể lên án cộng đồng người Do Thái phản đối một lá cờ của Đức Quốc xã trên mảnh đất tị nạn của họ.Cũng không ai có thể không thông cảm khi những người tha hương Campuchia biểu tình vì phải lắng nghe những bài hát của Pôn Pôt,Iêng Xary trên quê hương mới của họ.Văn hóa mang tính cộng đồng rất cao.Và người Việt tị nạn có quyền từ chối nền văn hóa có thể ảnh hưởng đến các thế hệ mai sau của mình.

Việc chống văn hóa"kiều vận"không có gì là cực đoan và việc phản đối các ca sĩ hải ngoại về nước hát cũng không hề là cực đoan.Nó chỉ phản ánh một thái độ sống,một lập trường chính trị của người Việt ở nước ngoài.Trong điều kiện nhà cầm quyền vẫn duy trì thể chế độc tài,bắt giam những người "bất đồng chính kiến",cướp đất ,lạm quyền gây nên thảm cảnh dân oan...thì gây sức ép bằng cách giữ khoảng cách ,bất hợp tác với chính quyền trong nước trên tất cả các lĩnh vực là một biểu hiện của lòng yêu nước.Đó cũng là một trong những phương cách đấu tranh bất bạo động.

Nhiều người biện hộ rằng đất nước là của nhân dân,về nước hát là để "hát cho đồng bào tôi nghe".Điều đó cũng đúng nhưng chưa sâu.Bởi hát trong một đám cưới,đám tiệc khác với hát trong một chương trình ca nhạc hoành tráng được tổ chức trong một chính sách "kiều vận" hòa hợp,hòa giải dân tộc giả hiệu.Điều này đã được thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn tuyên bố một cách lừa bịp rõ ràng"Lấy chân thành xóa hố sâu thù hận"(Báo Tuổi Trẻ)

Ai cũng thấy sự "chân thành"này là điều láo toét.Bởi nếu thật sự chân thành họ đã làm như Myanma thả hết tù chính trị,cải cách thể chế,đối thoại với các tầng lớp nhân dân.Nếu làm được như vậy họ đã biến những kẻ chống đối"văn hóa vận"của họ thành những kẻ cực đoan chính hiệu.Và nhân dân sẽ rất tinh ý để nhận thức rõ phải trái ,đúng sai.

Việc Khánh Ly về nước hát rõ ràng nằm trong nghị quyết 36 của Đảng và qua cái cách"vào luồn ra cúi"Mình vào nhà người ta thì chỉ được làm những gì người ta cho phép."(Khánh Ly)thì đó chẳng phải là"hát cho dân tôi nghe".Đó là một cách thỏa hiệp,từ bỏ những gì trước đây mình cho là đúng.Đó cũng là một cách nhắm mắt bỏ qua những nỗi đau mà đồng bào mình đang phải gánh chịu trong nước.Bởi vì chính tiếng hát của bà đôi lúc lại khiến thế giới lầm tưởng rằng những vấn đề trong xã hội Việt Nam đã được gỡ bỏ.Thực ra bi kịch của dân tộc vẫn còn đó,nỗi đau vẫn còn đó và ngày càng nhức nhối thêm.

Người Việt hải ngoại chẳng hề hận thù với chính đồng bào ruột thịt của mình trong nước.Không về nước,tha hương trên đất khách là một cách gạt đi những giọt nước mắt để lý tưởng dân chủ luôn mãi mãi ngời sáng.Và đó cũng là cách làm từ thiện tốt nhất,sâu sắc nhất với đồng bào nghèo khổ ở quê nhà.Chỉ khi nào thay đổi cả một thể chế,đem lại những phúc lợi xã hội to lớn mới xóa được những bất công,bần cùng trong xã hội một cách triệt để.Chứ không phải từ những show hát từ thiện cóp nhặt mà một số nghệ sĩ hải ngoại vẫn tự hào.

Dù sao cũng vẫn rất khâm phục là có những nghệ sĩ (Như Quỳnh,Thế Sơn,Trần Thái Hòa...)đã nhận thức rất rõ điều này.Tên tuổi của của họ đủ sức mang đến những show diễn lớn.Họ không về vì chẳng phải không yêu nước mình mà là vì từ trong tâm thức,lâu nay họ vẫn kiên định một lập trường:

Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu

.......

Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã
Bút giấy tôi ai cướp giật đi
Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá

Thứ Sáu, 11 tháng 4, 2014