Thứ Tư, 25 tháng 4, 2018

NHÌN LẠI BẢN CHẤT VẤN ĐỀ VỀ THẢM CẢNH CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM.

Lâu quá rồi không thèm viết bài phê bình thể chế chính sách của chế độ cộng sản nữa. Bởi vì nó quá hiển nhiên, nói mãi cũng nhàm. Sáng ra mở FB lướt một vòng thấy bà con chửi tay lãnh đạo này, chính sách kia chỉ cười thầm. Tại sao Viettel bắt các thuê bao điện thoại của dân phải chụp ảnh chân dung ? Tại sao đảng CSVN lại có thể ngang nhiên kết tội dân "lật đổ chính quyền nhân dân"? Tại sao cộng sản 43 năm rồi vẫn trơ trẻn cho cái ngày 30/4 là ngày chúng giải phóng một nửa nước và dân không biết xấu hổ cứ đến cái ngày này là vô tư ăn mừng đổ xô đi tắm biển, nghỉ mát ,tổ chức hội hè...với đủ lý do ngụy biện?
Nếu là người Do Thái chắc họ phải xấu hổ trốn biệt trong nhà hoặc lên một chốn "thâm sơn cùng cốc " nào đó để gặm nhấm nỗi buồn " Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ". Bởi lẻ tư duy chính trị của người Do Thái rất cao. Họ biết 30/4 là ngày thất bại của chính mình. Và không ai lại đi ăn mừng cái ngày mình bị mất tự do, mất quyền con người cả. Tất nhiên là trừ những thằng ngu.
Khi ta nói đến cái gốc , cái cội nguồn phát sinh ra những bất cập của cái xã hội này thì ta đã đụng chạm đến nhiều người. Trừ một số ít người nhận ra bản chất của vấn đề còn đa số không ai hài lòng khi mình bị cho là ngu cả. Họ sẽ cố gắng vận dụng tất cả các chức năng của nơ ron thần kinh để tìm ra một lý do nào đó để biện hộ. Cho rằng không phải tại mình mà tại chính quyền. Chính quyền cộng sản mới ngu dốt.
Nhưng một nghịch lý là chúng ngu dốt nhưng tại sao chúng lại có nhà cao cửa rộng, có siêu xe ,du thuyền, gái đẹp để tận hưởng? Tại sao chúng có thể mua được quốc tịch thứ hai, mua được những khu biệt thự ở những nơi có khí hậu tốt nhất nước Mỹ để sống?
Thường thì những thằng ngu bao giờ cũng nghèo mạt hạng chứ đâu có giàu có xênh xang tiêu tiền như nước như thế? Thế là đổ thừa là tại chúng không có lương tâm, không vì tương lai đất nước. Nhưng nói đến lương tâm, đến tương lai đất nước với bọn cướp chúng sẽ cười sặc sụa và bảo rằng "các ông ở đâu ra vậy"?Đừng bao giờ cãi lý hay đánh động lương tâm với những kẻ đã bán linh hồn cho quỷ. Nếu thực tế ,không ảo tưởng bạn phải tìm cách đánh đổ chúng chứ không nên khuyên chúng phải làm thế này thế khác. Chúng sẽ không bao giờ "bỏ đao xuống để thành Phật" đâu. Bạn cứ yên tâm về điều đó.
Cho nên chung quy lại vấn đề chỉ gói gọn lại là ở chỗ 93 triệu người Việt Nam đang là những đống cát rời rạc, mỗi người nhìn một hướng. Chính điều này đã khiến một tên cùi bắp như Viettel cũng có thể ra lệnh cho hàng triệu người chụp hình chân dung trong thời buổi chúng đã gia nhập nền kinh tế thị trường , gia nhập WTO hơn 10 năm. Thật xấu hổ cho người Việt. Nhìn đám cừu non này ta lại tưởng nhớ đến cái thời bao cấp giành giựt nhau từng cân đường, bột ngọt,hay ký thịt ...phân phối hoặc là ta cứ nghĩ đang ở tận đất nước Triều Tiên.
Nếu không đoàn kết lại để xây dựng lực lượng, chờ thời cơ chín muồi để thay đổi thể chế chính trị thì 100 năm nữa dân tộc Việt Nam vẫn thế, vẫn là những đàn cừu cho cộng sản vặt lông.
Nếu bạn biết mình là cừu để đấu tranh thoát khỏi kiếp cừu thì sẽ còn có ngày bạn thoát khỏi . Nhưng nếu bạn ngụy biện bảo rằng mình không phải là cừu thì thật là vô phương cứu chữa. Trại súc vật sẽ mãi mãi đeo đẳng bạn từ thế hệ này sang thế hệ khác trừ phi bằng cách nào đó bạn đến được bến bờ tự do.

VIẾT CHO MỘT KẺ NGỤY BIỆN ĐÁNH TRÁO KHÁI NIỆM KHI CHO RẰNG :" KHÔNG CÓ CHIẾN TRANH, CŨNG KHÔNG THỐNG NHẤT ĐƯỢC ĐẤT NƯỚC, LỊCH SỬ VN LÀ NHƯ VẬY."

Hồ Chí Minh nhân danh của cộng sản quốc tế cướp chính quyền của "quốc gia Việt Nam" được Nhật và Pháp trao trả độc lập thì lấy tư cách gì để thống nhất đất nước? Tính chính danh của một nhà nước được thực hiện thông qua sự kế thừa từ một nền quân chủ mang tính truyền thống có từ trước đó. Chính quyền này là nền "quân chủ lập hiến' có thể ngăn một quốc gia đi đến bờ vực của một cuộc nội chiến. Thứ hai là chính quyền ấy phải được dân bầu từ một thể chế chính trị đa đảng. Bởi chỉ có đa đảng mới đại diện cho nhân dân. Hồ Chí Minh tước quyền bầu cử của người dân, đánh dẹp các đảng phái đối lập như Việt Quốc , Việt Cách, sử dụng bản hiến pháp 1946 như một văn bản mị dân chứ không hề ứng dụng trong thực tế. Trong khi đó công lao đánh đuổi chế độ thực dân Pháp là của dân tộc Việt Nam từ khi Pháp nổ tiếng súng đầu tiên xâm lược nước ta vào năm 1858 với nhiều phong trào vũ trang và các phong trào Cần Vương của các chí sĩ yêu nước ...Trong khi đó Việt Minh chẳng hề làm nên trò trống gì. Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh cũng là phong trào tự phát của nông dân bị CS nhảy vào giành công. Cái gọi là cách mạng tháng 8 cũng chỉ là hệ quả của nạn đói Ất Dậu 1945 và thừa lúc quân đội phát xít đầu hàng và quân đồng minh chưa kịp nhảy vào tiếp quản.
Sau đó chính Hồ Chí Minh đã ký Hiệp ước Sơ Bộ 6/3 để rước Pháp vào nhằm khiến các đảng phái đối lập mất đi chỗ dựa là quân Trung Hoa Dân Quốc , để rồi gây ra vụ án Ôn Như Hầu nhằm tiến hành độc đảng , độc tài. Trong khi đó chính quyền Pháp sau năm 1945 được tiếp quản bởi một chính phủ lưu vong chống phát xít, là Mặt trận Bình Dân Pháp lên cầm quyền chứ không phải là chính quyền thực dân như trước đây. Chính quyền này đã tạo ra một nước Pháp dân chủ như ngày nay đồng thời xóa bỏ chủ nghĩa thực dân, trao trả độc lập cho hầu hết các nước Đông Nam Á mà không cần đến chiến tranh. Như vậy việc Hồ Chí Minh hy sinh hàng vạn người trong kháng chiến chống Pháp là vô ích, bởi lẻ người Pháp tiến hành chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất là do tự ái, sĩ diện bị va chạm chứ không hề là vì muốn chiếm Việt Nam làm thuộc địa.
Trong khi đó miền Nam là lãnh thổ của "Quốc gia Việt Nam" do Bảo Đại làm quốc trưởng được 90 nước công nhận. Quốc gia Việt Nam mới là chính phủ hợp pháp duy nhất theo công pháp quốc tế để đại diện cho cả 3 miền đất nước Việt Nam. Chính QGVN mới đầy đủ tính chính danh để tiến quân ra Bắc giải phóng ,thống nhất đất nước chứ không phải cộng sản. Nhưng QGVN đã tuân thủ nguyện vọng ai có chí đó, không cưỡng ép nên chỉ chiến đấu để chống lại quân xâm lược CS quốc tế dùng bọn tay sai lợi dụng dân trí thấp kém của miền Bắc để đánh tráo khái niệm. Kết quả là một nền dân chủ thật sự do đồng bào miền Nam gầy dựng phải dở dang giữa chừng vào ngày 30/4/1975. Đây là một sự thật rõ ràng khi nhìn vào thực tế tại Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên. Do đó lập luận của bạn thật là đáng xấu hổ vì điều đó chứng tỏ bạn cho rằng chế độ độc tài của Kim Jong Un hiện này có quyền giải phóng Hàn Quốc để thống nhất đất nước? Là một kẻ được coi là trí thức tôi khuyên bạn đừng nên sử dụng các lập luận ngụy biện, đổi trắng thay đen để bao che cho chính quyền cộng sản. Tôi cho rằng bạn đủ kiến thức để nhận ra được sự thật nhưng bạn vẫn cố tình phủ nhận nó một cách trơ trẻn vì nhiều nguyên nhân để che giấu sự hèn nhát của chính bạn. Tuy nhiên bạn có thể lừa dối được một vài người chứ không thể là tất cả.

TẠI SAO CHÍNH QUYỀN CỘNG SẢN VẪN TỒN TẠI ĐẾN 73 NĂM ?

Đây có thể xem là một kỷ lục "vô tiền khoáng hậu" đáng xấu hổ với dân Việt Nam. Bởi tất cả các chế độ cộng sản sinh trước Việt Nam như Liên Xô, Đông Âu...đều đã từ giã dương thế cả rồi. Trong 4 nước cộng sản còn lại thì Cuba đang tạo ra sự thay đổi lớn khi lần đầu tiên chủ tịch nước không còn mang họ Castro và chuẩn bị giỏ rác để bỏ cộng sản vào. Hai nước còn lại là Trung Quốc và Triều Tiên đã và đang chuyển sang chế độ độc tài gia đình trị và độc tài cá nhân chứ không còn là những nước cộng sản . Như vậy cộng sản chỉ còn duy nhất Việt Nam khi vẫn giữ tên nước là : Cộng hòa XHCN.
Sở dĩ cộng sản tồn tại lâu như thế vì người Việt chưa hiểu gì về khái niệm bất tuân dân sự- một phát kiến vĩ đại của con người dùng để chống lại các chế độ độc tài.
Người Việt vẫn giữ tâm lý sợ hãi, thần phục chính quyền. Đó là tâm lý của thần dân sợ hãi đức vua ngày xưa. Dân Việt sống với mặc cảm tôn sùng và ỷ lại vào chính quyền. Những gì chính quyền phán, đưa ra thành nghị quyết đều được răm rắp thi hành. Những luận điệu tuyên truyền của chính quyền từ thời chiến tranh đến thời bình đều được học tập, quán triệt một cách máy móc và thi đua nhau thực hiện mà không cần suy xét đúng sai, cũng chẳng cần phản kháng dù nó là những nghị quyết hết sức vô lý như đem quân đánh miền Nam, " giải phóng " một thể chế chính trị của dân, do dân và vì dân để biến tất cả thành nguyên thủy của thời "ăn lông ở lỗ".
Khác với các dân tộc khác luôn được giáo dục ý thức phản kháng chính quyền từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, giáo dục của các chế độ độc tài thường chỉ chú trọng vào việc chống lại các thế lực ngoại xâm, những kẻ "mắt xanh mũi lỏ" khác màu da và tiếng nói của mình. Nhưng sự thật những kẻ nguy hiểm nhất lại chính là những kẻ giống họ, cùng màu da, ngôn ngữ nhưng khác về dã tâm.Những kẻ đó lợi dụng khái niệm "chủ nghĩa dân tộc" để bán rẻ xương máu của họ để xây nên ngai vàng cho chúng.
Một điều đau lòng là giai đoạn 1954-1963, dân Việt cả hai miền Nam Bắc đều chọn những người cùng chủng tộc với họ để tạo ra hai chế độ độc tài đảng trị và gia đình trị ở hai miền Nam Bắc. Cả hai chế độ này đều tàn bạo như nhau khi sử dụng gọng kìm của chế độ công an trị và mật vụ để giao rắc sự kinh hoàng và áp chế người dân bằng nhà tù , kẽm gai và súng đạn. Trong khi đó những thiết chế dân chủ, nhân quyền và phân quyền của người Mỹ lại không hề được coi trọng. Đơn giản chỉ vì họ là ngoại bang.
Cả hai chế độ đều không mở rộng chính phủ để các đảng phái không cộng sản, không thuộc gia đình trị nhảy vào chia sẻ quyền lực. Cả hai đều cho rằng chỉ có tàn bạo mới thắng được tàn bạo, nhà tù chỉ có nhà tù trị. .. Và dân Việt Nam chỉ tập trung chú ý đến hai khái niệm quốc gia chống cộng sản chứ không hề chú ý đến dân chủ chống độc tài.
Người Mỹ đã đúng khi cho rằng phải mở rộng dân chủ trước khi bắt tay vào chống cộng. Vì không thể tái hiện nên một chế độ độc tài khác sắt máu hơn nhằm để trao quyền lực vào tay một thiểu số khác.
Như vậy chỉ khi nào phân biệt ra hai khái niệm "tổ quốc " và "chính quyền" thì người Việt mới thấy hết sự tác hại ghê ghớm của giặc "nội xâm". Bởi chính quyền không do họ bầu nên bao giờ cũng xem họ như con vật, bóc lột tận cùng sức lao động của họ và bán đi mảnh giang sơn mà họ thừa hưởng của cha ông để sinh tồn.
Chống lại kẻ độc tài mạo danh nhân dân không phải là điều gì to tát để khiến họ phải sợ hãi. Nó không cần phải tổ chức thành những binh chủng, những sư đoàn hay những đội quân hùng hậu. Nó đơn giản bởi vì họ chỉ cần chống lại từ suy nghĩ. Không một chế độ nào có thể bỏ tù được người dân chỉ vì người dân suy nghĩ khác.
Chẳng hạn họ chỉ cần chống lại việc treo đèn kết hoa, treo cờ trong các ngày lễ lớn của chính quyền, không vui chơi, tụ tập ăn mừng trong những ngày đánh dấu sự thất bại của cả một dân tộc, không đổ ra đường để tạo tính chính danh cho chính quyền... Điều đó đã mặc nhiên phản ánh thái độ của nhân dân với thế lực cầm quyền khiến chúng run sợ.
Tuy nhiên với tâm lý sợ hãi ,dè dặt cho rằng "không làm được gì" "châu chấu không thể đá xe"" đấu tranh thì tránh đâu" người dân Việt Nam đã làm cho chính quyền càng ngày càng tác oai tác quái , xem dân như cỏ rác và ngang nhiên thách thức dân bằng những bản án vô pháp vô thiên. Bởi chúng biết chắc rằng dân Việt không dám làm gì chúng , chỉ là cam tâm để cho chúng đầu độc, bóc lột, hiếp đáp cho đến tận ngày ra nghĩa trang mà thôi.
Nếu không biết tạo ra bất tuân dân sự từ suy nghĩ, từ những sự việc tưởng chừng như là nhỏ nhất thì con đường diệt vong của dân Việt sẽ không còn xa. Bởi chỉ có họ mới cứu được chính họ mà thôi.

DÂN TỘC VIỆT NAM LÀ DÂN TỘC PHI LOGIC.

Hàng vạn người đội mưa đổ về đền Hùng. Chứng tỏ họ xem vua Hùng là ông tổ của mình và đền Hùng là đất tổ.Thế thì kẻ nằm trong lăng Ba Đình được mệnh danh "cha già dân tộc" ấy là gì ?Nếu đã xem vua Hùng là ông tổ thì trước khi viếng vua Hùng hàng vạn người ấy trước hết phải tiến vào Ba Đình để đập cái lăng ấy đi. Vì nó quá ư là phản logic , tính hợp lý. Một con người không thể hình thành từ tinh trùng của hai ông cha, một dân tộc không thể có nhiều cha già như thế.
Nếu nói rằng Hồ Chí Minh chỉ là "cha già dân tộc" khi khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thì cũng phi logic nốt. Bởi trong lịch sử Việt có bao nhiêu nhà nước ra đời như nhà nước Văn Lang, Âu Lạc, Thục Phán, Triệu ,Đinh,Lý Trần.... Không lẻ cứ mỗi lần có một nhà nước mới ra đời thì lại có một "cha già dân tộc" mới xuất hiện ?
Theo truyền thuyết thì dân tộc Việt chỉ có một ông cha đó là Lạc Long Quân và một người mẹ đó là bà Âu Cơ mà thôi.Những kẻ khác đều là chính quyền được dựng nên qua chiến tranh tranh giành quyền lực sau đó dùng thủ pháp tôn vinh "thần tượng' để khiến người dân tôn thờ.
Một đất nước cũng chỉ có một lá quốc kỳ mà thôi. Bởi "quốc" chính là nước, "kỳ" chính là cờ. Triều đại có thể thay đổi nhưng "nước" vẫn không hề thay đổi. Do đó quốc kỳ không thể thay đổi . Nó chỉ được cải tiến, sửa đổi , cách tân mà thôi.
Đó chính là lý do mà các nước như Nga và Đông Âu đã dùng lại lá quốc kỳ đã có từ trước khi có chế độ cộng sản.Và dân tộc Việt Nam sẽ có ngày sẽ phải nhận ra sự phi logic này.

HỘI THÁNH ĐỨC CHÚA TRỜI ĂN THUA GÌ VỚI HỘI THÁNH ĐỨC CHÚA MÁC- LÊ ?

98 năm trước (1930) ngày 3/2 Hội Thánh Đức chúa Mac- Lê ra đời tại Việt Nam. Tôn giáo này đã dùng đủ mánh khóe theo kiểu "bán hàng đa cấp" để truyền đạo vào Việt Nam. Hội Thánh cũng đã nặn ra một ông Thánh giả, gốc Tàu hoang dâm vô độ, nghiện thuốc lá nặng và có khả năng đóng giả thành hàng chục người để lừa dân Việt Nam.
Hội Thánh xuất phát lúc ban đầu chỉ có 34 tên trong đội "Việt Nam tuyên truyền đạo" nhưng lợi dụng nạn đói và khi quân đồng minh chưa đến , hội Thánh đã nhanh tay đưa "đạo dụ" này trở thành một "quốc đạo" của Việt Nam. Ngày 2/9 đức thánh cha đã đăng đàn ở Ba Đình nói giọng xứ Nghệ trọ trẹ giả mạo để hỏi giáo dân" Tôi nói đồng bào nghe rõ không?" . Sau đó đức thánh cha đã tiến hành một loạt biện pháp để giành vị trí độc tôn.
Đạo giáo này cũng khuyên giáo dân từ bỏ bàn thờ ông bà, tổ tiên, đưa món thịt chó trở thành"quốc yến" ra sức triệt hạ các tôn giáo khác cho đến ngày nay. Các nhân viên truyền đạo đa cấp được hứa hẹn đặc quyền, đặc ân được phép ăn trên ngồi trốc, tự do tham nhũng phá hoại luân thường đạo lý gây ra cảnh nội chiến tương tàn ,nồi da xáo thịt suốt 73 năm qua.Đạo giáo cũng cho phép các "linh mục" có nhiều vợ nhiều con mà điển hình là "tổng giám mục " Lê Duẫn có đến 3 vợ và nhiều con.
Từ ấy đến nay mặc dù tôn giáo này đã bị cả loài người phỉ nhổ bỏ vào thùng rác nhưng nó vẫn còn tồn tại ở Việt Nam một cách duy nhất. Chung quy cũng bởi người dân Việt Nam uống phải bùa mê thuốc lú của nó quá nặng. Mấy thế hệ dùng Mac- Lê để đâm chém nhau , cha chém con, chồng chém vợ... gây ra những thảm sát ghê rợn như "cải cách ruộng đất" "Mậu Thân"...
Ngày nào tôn giáo này vẫn còn tồn tại thì các Hội Thánh Đức Chúa Trời khác phải xem tôn giáo này là sư phụ. Họ cần phải "học tập" sự gian manh xảo quyệt, tàn ác vô luân của tôn giáo này và phải thấy rằng họ không thể qua mắt được chúng. Nói tóm lại là Hội Thánh Mác Lê đã bám rễ quá sâu tại Việt Nam và chúng đã khiến dân Việt Nam cung phụng cho nó tất cả tính mạng, tài sản của cải và cả đất nước mà không có bất kỳ tôn giáo nào có thể làm được.,

Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2018

NHÌN NHẬN ĐÚNG VỀ NƯỚC MỸ.

Lịch sử nước Mỹ chỉ làm nhiệm vụ ngăn chặn các chế độ độc tài . Cụ thể đó là chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa cộng sản, độc tài cá nhân, gia đình trị và đảng trị.
Họ tự biết lượng sức mình khi từ bỏ "chủ nghĩa biệt lập" để can thiệp vào thế giới. Nhưng một điều sai lầm là người dân thế giới lại quá đề cao và ỷ lại vào vai trò của họ.
- Thứ nhất họ cho rằng Mỹ phải tiêu diệt CNCS thay cho họ trong khi đó Mỹ chỉ đến Việt Nam là để ngăn chặn CNCS. Vì vậy khi Mỹ hoàn thành xong nhiệm vụ và rút quân trở về thì họ hờn dỗi bảo rằng Mỹ đã thất bại, đã thua , đã phản bội đồng minh. Trong khi trách nhiệm tiêu diệt CNCS là của họ không phải của Mỹ.
- Thứ hai họ cho rằng Mỹ làm việc gì cũng vì quyền lợi của nước Mỹ , chẳng tốt lành gì. Trước đây họ cuốn vào tư tưởng Mỹ đem quân đi xâm lược để chiếm đất, thuộc địa hình thành chủ nghĩa thực dân mới, bóc lột tài nguyên các nước khác đem về làm giàu cho nước mình. Nhưng dần dà họ mới thấy là Mỹ chịu thiệt nhiều hơn lợi khi lo chuyện bao đồng. Cái mà người Mỹ muốn mang phổ cập đến nhân loại là các giá trị Mỹ được phổ biến trong Tuyên ngôn độc lập và hiến pháp của họ. Và họ cũng chưa để cho bất kỳ nước nào làm ăn với họ bị thiệt hại. Bởi lẻ ngày càng có nhiều nước gởi lời cám ơn nước Mỹ trong ngày quốc khánh HCQ Hoa Kỳ 4/7.
Như vậy có thể kết luận rằng tư tưởng ỷ lại vào nước Mỹ và nghi ngờ nước Mỹ chỉ mưu lợi cho mình là sai lầm. Nước Mỹ không phải là ông Thánh có thể can thiệp và làm thay hết mọi chuyện cho tất cả các dân tộc. Nhưng nước Mỹ cũng không đứng ngoài các vấn đề dân chủ và nhân quyền. Họ chỉ có thể hành động trong giới hạn khả năng cho phép. Và tất cả các nước đều phải tự mình đứng ra đấu tranh để giải thể các chế độ độc tài đem lại tự do và dân chủ cho chính mình chứ không thể chờ nước Mỹ làm thay.

SYRIA- TỰ DO HAY LÀ CHẾT ?

Trong các cuộc cách mạng từ độc tài chuyển sang dân chủ trên thế giới, có nhiều cuộc cách mạng diễn ra êm thấm và nhanh chóng chỉ trong một đêm(Liên Xô và Đông Âu) nhưng cũng có nhiều cuộc cách mạng thấm đẫm máu và nước mắt.
Chế độ chính trị kiểu “cha truyền con nối”, kinh tế suy giảm, chậm trễ trong việc tái cơ cấu nền kinh tế cùng với nạn thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát lên cao, chênh lệch giàu nghèo, kỳ thị sắc tộc, mâu thuẫn tôn giáo… được xem là những nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bất ổn và nội chiến tại Syria.
Có nhiều người nhìn vào cuộc nội chiến tàn bạo diễn ra ở Syria , nhìn làn sóng tị nạn chạy sang châu Âu mà tiêu biểu là tấm hình em bé trai trên bờ biển đã đánh động lương tâm thế giới để rồi cho rằng cái giá của đấu tranh dân chủ là quá đắt.Chẳng thà cứ để đất nước dưới tay bọn độc tài, cam tâm làm nô lệ có khi người dân sẽ hạnh phúc hơn ?
Thật ra họ đã lầm.
Trước năm 2011, Syria nhìn bên ngoài có dáng vẻ của một quốc gia tương đối yên bình và là một điểm đến du lịch nổi tiếng với các thành cổ Palmyra đứng sừng sững hàng ngàn năm. Tuy nhiên, bên trong đây lại là một quốc gia độc tài đặt dưới cai trị sắt đá của gia đình nhà Assad, vốn xây dựng nên bằng giết chóc bạo lực từ những năm 1980. Trong đó, tai tiếng nhất là vụ thảm sát Hama 1982, quân đội Assad đã giết hại từ 20.000 đến 40.000 người nhằm gửi đến một thông điệp: phản đối chính quyền rồi bạn và cả gia đình sẽ bị giết.
Một nhà nghiên cứu và nhà báo sống tại Syria từ năm 2009 mô tả, sự khác biệt tại Syria trong những năm trước và sau cuộc cách mạng là: trước kia, chế độ Assad có thể sử dụng tra tấn và giết chóc để khủng bố người dân tuân theo. Nhưng từ năm 2011, rất nhiều người Syria quyết định thà đấu tranh rồi chết hơn là sống cam chịu dưới chế độ phát xít độc tài đã phạm đủ loại tội ác của nhân loại.
Tháng 3/2011, một nhóm thiếu niên vẽ các khẩu hiệu cách mạng lên cổng trường học ở thành phố Deraa phía nam Syria và bị chính phủ bắt, rồi tra tấn. Hành động này cũng giống như vụ một thanh niên bán rau tự thiêu nhằm phản đối cảnh sát đã thổi bùng lên ngọn lửa cách mạng ở Tunisia, các cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Syria cũng được kích hoạt.
Sau khi cảnh sát nổ súng vào đoàn người biểu tình tại thành phố Deraa, nhiều người hơn nữa xuống đường.
Cũng giống như ở Tunisia, bạo lực của chính quyền khiến người phản đối trên khắp Syria sôi sục, đòi Tổng thống Bashar al-Assad từ chức. Việc chính quyền tiếp tục sử dụng vũ trang để đàn áp những người bất tuân chỉ làm cho quyết tâm của người dân Syria mạnh hơn. Đến tháng 7/2011, hàng trăm ngàn người Syria đã ra đường tuần hành chống chính quyền .
Bạo lực nhanh chóng leo thang thành nội chiến khi các binh đoàn quân nổi dậy được thành lập để đánh trả quân chính phủ. Các cuộc chiến lan tới thủ đô Damacus vào năm 2012.
Tới tháng 6/2013, Liên Hiệp Quốc thông báo có 90.000 người Syria thiệt mạng trong các cuộc xung đột. Tới tháng 8/2014, con số đó tăng gấp đôi, lên 191.000 người và lại tiếp tục tăng lên 250.000 vào tháng 8/2015.
Hơn 11 triệu người đã phải rời bỏ nhà cửa, trong đó 4 triệu người đã chạy trốn khỏi Syria, góp phần tạo ra cuộc khủng hoảng di dân khổng lồ ở châu Âu.
Syria bây giờ không chỉ là chiến trường của hai phe chống và thuận Tổng thống Assad nữa. Nó đã khoác lên màu sắc sắc tộc, trong đó những người Hồi giáo dòng Sunni chống lại dòng Shia thiểu số mà ông Assad là một thành viên. Ngoài ra, sự trỗi dậy của các nhóm thánh chiến Hồi giáo như Nhà nước Hồi giáo (IS) khiến cho tình hình vô cùng phức tạp. Các quốc gia láng giềng như và các siêu cường như Nga, Mỹ cũng bị cuốn vào cuộc xung đột này.
Tuy nhiên cũng như cuộc chiến tranh Việt Nam 1954-1975 cái giá phải trả để đổi lấy hòa bình là những năm dài nô lệ và thảm họa diệt chủng của các thế hệ sau. Một dân tộc e sợ chiến tranh sẽ phải gánh chịu những hậu quả ê chề nhất.Một đất nước né tránh chiến tranh bằng cách chịu nhục, thì dân tộc đó sẽ phải lãnh đủ cả hai thứ: chiến tranh và sự nhục nhã".(Winston Churchill)
Một dân tộc sống mà không có tự do coi như là đã chết.Khi đã chết rồi thì còn sợ gì nữa ?

KHI NÀO QUỐC HỘI MỸ TUYÊN BỐ CHIẾN TRANH CHÍNH THỨC ?

Hiến pháp Liên bang Hoa Kỳ không quy định rõ ràng là tổng thống, người đứng đầu Chính phủ Mỹ, có quyền tuyên chiến mà không cần sự đồng ý của quốc hội. Tuy nhiên, Tòa án Tối cao Mỹ đã ra phán quyết rằng tổng thống, với tư cách tổng tư lệnh quân đội Mỹ , phải chịu trách nhiệm về an ninh quốc gia và sự an toàn của mỗi công dân, có quyền chỉ ra là đất nước đang bị đe dọa, và trong trường hợp đó, có thể đơn phương triển khai quân đội.
Về phía Quốc hội Mỹ, hiến pháp nước này cho quốc hội và chỉ quốc hội mà thôi, quyền chính thức tuyên bố chiến tranh. Nhưng ở một vài lần xung đột trước đây trong quá khứ, Quốc hội Mỹ đã trao lại quyền đó cho tổng thống. Như trong chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) chẳng hạn, Chính phủ Mỹ coi sự can thiệp của mình vào khu vực là một hành động nhằm đảm bảo an ninh trật tự chứ không phải chiến tranh, và vì thế, Tổng thống Harry S. Truman không vận động quốc hội tuyên chiến chính thức. Đến năm 1964, Quốc hội Mỹ thông qua Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ, trao quyền cho Tổng thống Lyndon Johnson phát động chiến tranh ở Việt Nam. Ngày 12/1/1991, Quốc hội Mỹ thông qua một nghị quyết tương tự, cho phép tổng thống George H. W. Bus(cha) sử dụng sức mạnh quân sự trong chiến tranh vùng Vịnh với Iraq.
Hiện tại nước Mỹ đang trong tình trạng tuyên bố chiến tranh với nhà nước Hồi Giáo ISIS. Điều này có nghĩa là đây là một cuộc chiến tranh toàn diện và đích đến cuối cùng là nhà nước Hồi Giáo này phải bị tiêu diệt.
Trong cuộc chiến tranh hạn chế một năm trước đó và mấy ngày qua Mỹ đã phóng đi tổng cộng 59+ 105 quả tên lửa Tomahaw. Giá của mỗi quả tên lửa này là 1 - 1,5 triệu USD. Như vậy tiền thuế của dân Mỹ dành cho quốc phòng đã hao đi khoảng trên 200 triệu đô. Một triệu đô có thể mua được một căn biệt thự lộng lẫy ở Mỹ mà dân Việt sống ở nước Mỹ thường mơ ước.Như vậy chỉ cần Assad xuống tay giết hại vài trăm thường dân vô tội ở Syria dân Mỹ đã phải đốt đi khoảng 200 ngôi biệt thự xinh xắn để trừng phạt. Nhưng đem so với cuộc chiến tranh Việt Nam tiêu tốn khoảng 200 tỷ Mỹ Kim thì điều đó chẳng bỏ bèn gì.
Một câu hỏi đặt ra là tại sao Formosa cũng sử dụng vũ khí hóa học trá hình nhưng nước Mỹ không hề can thiệp ? Câu trả lời là tại vì dân Việt không hề đứng dậy như dân Syria. Theo công pháp quốc tế một chính phủ dù gian ác, độc tài đến đâu nhưng khi dân đã chịu thần phục thể chế chính trị đó thì LHQ cũng khó có thể ra tay can thiệp bằng quân sự. Bởi vì chúng được núp dưới vỏ bọc xâm lược mềm rất kín đáo.Họ chỉ có cách trừng phạt bằng kinh tế và ngoại giao mà thôi.
Dân Syria tuy phải hứng chịu sự khốc liệt của chiến tranh nhưng còn có cửa sống còn dân Việt phải chờ quy luật "cùng tất biến" xảy ra.

CÁC CUỘC CHIẾN TRANH TRONG LỊCH SỬ MÀ NƯỚC MỸ TỪNG THAM GIA.

Chiến tranh giành độc lập (1775-1783) bắt nguồn từ sự bất bình đối với chính sách tăng thuế của nước Anh đối với các vùng thuộc địa. Đại biểu các vùng thuộc địa Bắc Mỹ đã họp nhau tại Đại hội châu lục lần thứ nhất năm 1774 và quyết định hình thành Quốc hội châu lục để lãnh đạo chung. Trong kỳ họp thứ hai (1776) Quốc hội châu lục đã ra Tuyên ngôn độc lập, khẳng định chủ quyền của các bang Bắc Mỹ. Quân đội cách mạng được thành lập do George Washington chỉ huy. Cuộc chiến tranh cơ bản đã giành được thắng lợi năm 1881 và đến năm 1883 nước Anh đã buộc phải công nhận độc lập của các vùng thuộc địa.
Nhưng nước Mỹ khi mới độc lập vẫn chỉ là một liên kết lỏng lẻo của các bang độc lập. Phải đến năm 1889, dưới sức ép của rất nhiều khó khăn từ bên trong và bên ngoài, sau rất nhiều tranh luận, nước Mỹ với tư cách một liên bang mạnh như ngày nay mới ra đời. Washington làm tổng thống đầu tiên trong hai nhiệm kỳ.
Cuộc chiến không chính thức (Quasi-War 1798-1800). Nước Pháp đã giúp các vùng thuộc địa Bắc Mỹ rất nhiều trong cuộc chiến giành độc lập. Nhưng năm 1793 trong khi Pháp đang tiến hành chiến tranh với nước Anh thì Mỹ đã ký hiệp ước khá thân thiện với nước Anh. Điều đó làm người Pháp tức giận. Lợi dụng vị thế còn yếu của nước Mỹ trên chiến trường và chính trường quốc tế, người Pháp đã bắt giữ nhiều tàu buôn của Mỹ, dẫn đến một cuộc chiến tranh không tuyên bố giữa hai quốc gia kéo dài trong vài năm trên biển. Washington khi đó đã nghỉ hưu nhưng được triệu hồi để giữ chức Tổng tư lệnh quân đội, đề phòng một cuộc xâm lược của người Pháp. Người Mỹ giành được nhiều thắng lợi trên biển Caribê và sau đó hiệp ước đình chiến đã được ký kết. Tình trạng bắt giữ tàu Mỹ chấm dứt.
Cuộc chiến 1812 (1812-1815). Đây là cuộc chiến tranh lớn đầu tiên nước Mỹ tiến hành sau khi giành được độc lập. Mặc dù công nhận độc lập của nước Mỹ, nước Anh đã không ngừng kích động và tài trợ cho các bộ lạc da đỏ ở biên giới phía tây nước Mỹ nổi dậy đồng thời thường xuyên bắt giữ các tàu Mỹ và buộc các thuỷ thủ Mỹ tham gia quân đội Anh. Do hải quân Anh quá mạnh, quân đội Mỹ đã chọn Ca na đa làm mục tiêu tấn công. Nhưng sau đó quân Anh đã tấn công trả và chiếm thủ đô Washington, đốt cháy thành phố năm 1814. Nói chung quân đội Mỹ khi đó vẫn chưa phải là đối thủ của quân đội Anh nhưng ngược lại, người Anh cũng không đủ lực lượng để tiến hành một cuộc xâm lược thực sự. Tình hình tài chính cũng không cho phép người Anh kéo dài cuộc chiến. Đến năm 1815, chiến tranh kết thúc nhờ các nỗ lực ngoại giao. Tình trạng trước chiến tranh được khôi phục lại.
Cuộc chiến Seminole lần thứ nhất (1817-1818) hay còn gọi là cuộc chiến Florida. Seminole là từ để chỉ các bộ lạc da đỏ sống ở Florida, khu vực miền Nam nước Mỹ khi đó vẫn thuộc về người Tây ban nha. Cuộc chiến thoạt tiên nhằm vào các nô lệ chạy trốn từ nước Mỹ đã ủng hộ người Anh trong cuộc chiến tranh 1812. Sau đó, viện cớ người định cư Mỹ bị người bản địa giết hại, những cuộc tàn sát nhằm vào người Mỹ bản địa vốn trước đây ủng hộ người Anh đã xảy ra. Ở giai đoạn cuối của cuộc chiến, chính quyền đại diện của người Tây ban nha tại Florida cũng bị tấn công. Florida bị người Mỹ xâm chiếm.
Tây ban nha phản đối chính phủ Mỹ nhưng không đủ lực lượng để chiếm lại Florida. Nhân cơ hội này, chính phủ Mỹ đã đề nghị mua lại vùng đất này. Năm 1821, Tây ban nha chính thức chuyển giao chủ quyền Florida cho Mỹ.
Sau cuộc chiến Seminole lần thứ nhất, còn có hai cuộc chiến Seminole khác. Nhưng các cuộc chiến sau đó đã mang tính nội bộ, xảy ra trong lòng nước Mỹ.
Cuộc chiến Mỹ-Mê hi cô (1846-1848). Sau khi Mê hi cô giành được độc lập khỏi Tây ban nha năm 1821, khá nhiều người Mỹ đã đến Texas định cư. Dần dần người Mỹ chiếm tỷ lệ áp đảo tại đây, bất chấp những nỗ lực ngăn cản di cư của chính quyền Mê hi cô. Năm 1835, người Mỹ tại Texas nổi dậy tuyên bố tách Texas ra khỏi Mê hi cô và họ chính thức đạt được điều đó năm 1836.
Bắt đầu từ 1816, người Mỹ bắt đầu mở rộng về phía tây và đã tiến đến sát bờ Thái bình dương. Vào những năm 1840, người Mỹ đã định cư khá nhiều tại các vùng New Mexico và California khi đó vẫn thuộc Mê hi cô. Chính phủ Mỹ thương lượng để mua lại các vùng đất này nhưng chính phủ Mê hi cô không đồng ý. Cuộc chiến tranh Mỹ-Mê hi cô nổ ra và kéo dài trong hai năm đã buộc Mê hi cô phải nhượng lại các vùng đất nói trên cho người Mỹ. Nước Mỹ đã đoạt được hơn một triệu ki lô mét vuông từ Mexico. Texas rộng lớn cũng được sát nhập vào nước Mỹ sau mười năm độc lập.
Nội chiến (1861-1865). Vào giữa thế kỷ 19, nước Mỹ bị chia rẽ sâu sắc giữa các bang miền Bắc ủng hộ việc giải phóng nô lệ và các bang miền Nam muốn duy trì chế độ nô lệ. Đây thực chất là sự tranh giành nguồn lao động da màu giữa các bang phát triển công nghiệp và các bang phát triển nông nghiệp. Sự căng thẳng đã dẫn đến bảy bang miền Nam tuyên bố ly khai khỏi liên bang. Nước Mỹ đứng trước nguy cơ tan rã.
Cuộc nội chiến kéo dài năm năm. Quân đội miền Bắc đã giành thắng lợi trước lực lượng ly khai. Chế độ quân sự sau đó được triển khai tại các bang miền Nam nhằm ngăn chặn những người có tư tưởng ly khai nắm quyền tại đây và đảm bảo chế độ nô lệ bị huỷ bỏ.
Năm 1870, các bang miền Nam được kết nạp trở lại liên bang. Năm 1877, quân đội miền Bắc rút khỏi miền Nam, kết thúc thời kỳ quân sự.
Chiến tranh Mỹ-Tây ban nha 1898. Năm 1895, người Cuba nổi dậy chống lại sự cai trị hà khắc của Tây ban nha. Nước Mỹ ủng hộ Cuba nhưng vẫn đứng ngoài cuộc cho đến năm 1898, khi một chiến hạm của Mỹ ghé vào cảng Havana bị nổ tung. Người Mỹ cho rằng đây là hành động gây chiến của Tây ban nha và tuyên bố chiến tranh. Cuộc chiến chỉ kéo dài bốn tháng đem lại chiến thắng vang dội của hải quân Mỹ trước hải quân Tây ban nha. Tây ban nha buộc phải ký hiệp định đình chiến nhường lại quyền kiểm soát Puerto-Rico, Guam và Philippin cho nước Mỹ. Cuộc chiến đánh dấu thời kỳ mở rộng ảnh hưởng của nước Mỹ trên trường quốc tế. Sau cuộc chiến tranh này đến những năm 1930, nước Mỹ tiến hành nhiều can thiệp vào các nước Mỹ La tinh trước đây nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Tây ban nha, biến khu vực Mỹ La tinh thành sân sau của nước Mỹ.
Chiến tranh Mỹ-Philippin 1899-1913. Ngay khi người Mỹ đặt chân đến Philippin, người Philippin đã nổi dậy đòi độc lập. Mặc dù thủ lĩnh của du kích Philippin đã bị bắt năm 1901 nhưng phong trào du kích còn kéo dài đến 1913.
Chiến tranh thế giới thứ nhất (1917-1918). Các nước Châu Âu đã bước vào chiến tranh từ năm 1914 nhưng đến tận năm 1917 nước Mỹ mới tham gia sau khi nhiều tàu Mỹ bị tàu ngầm của Đức tấn công. Mỹ đã giúp các nước đồng minh đánh bại liên quân Đức-Áo-Hung.
Sau chiến tranh, kinh tế châu Âu bị tàn phá nặng nề trong khi kinh tế Mỹ lại phát triển bùng nổ. Nước Mỹ trở thành chủ nợ của các nước Châu Âu và trở thành cường quốc thế giới.
Chiến tranh thế giới thứ hai (1941-1945). Cũng như lần trước, trong khi châu Âu đã trở thành chiến trường khổng lồ thì nước Mỹ vẫn đứng ngoài. Chỉ sau khi Nhật tấn công Chân trâu cảng, dư luận Mỹ mới ủng hộ chính phủ tham gia chiến tranh. Phe Đồng minh với Mỹ, Liên xô, Anh làm trụ cột ra đời. Sau chiến thắng Stalingrad năm 1943, ưu thế quân sự bắt đầu nghiêng về phe đồng minh. Năm 1945, các nước phát xít lần lượt bị đánh bại.
Sau chiến tranh, Liên Hiệp Quốc ra đời với nhiệm vụ bảo vệ hoà bình thế giới. Mỹ và Liên xô nổi lên như hai siêu cường thế giới trong khi thế lực của các nước Tây Âu ngày càng giảm sút và phải phụ thuộc rất nhiều vào Mỹ.
Chiến tranh Triều tiên (1950-1953). Triều tiên bị chia làm đôi sau chiến tranh thế giới thứ hai, một nửa chịu ảnh hưởng của Liên xô và một nửa chịu ảnh hưởng của Mỹ. Năm 1950, quân đội Bắc Triều tiên bất ngờ tấn công xuống phía nam nhằm thống nhất đất nước và đã chiếm được tới 90% lãnh thổ Nam Triều tiên. Lo ngại về ảnh hưởng của chủ nghĩa Cộng sản và lợi dụng Liên xô đang tẩy chay Liên hiệp quốc, Mỹ đã yêu cầu Liên hiệp quốc thông qua nghị quyết lên án cuộc chiến tranh của Bắc Triều tiên và dẫn đầu liên quân các nước can thiệp vào chiến tranh. Sau khi đẩy lùi quân đội Bắc Triều tiên khỏi vĩ tuyến 38 (ranh giới hai miền trước đây), liên quân vẫn tiếp tục đánh lên phía bắc, áp sát dần biên giới Trung quốc. Đến lượt Trung quốc lo ngại về an ninh của mình và đã điều gần một triệu quân giúp Bắc Triều tiên. Quân đội Trung quốc đã đẩy lùi được quân Mỹ và đồng minh trở lại vĩ tuyến 38. Cuộc chiến tranh sau đó được dàn xếp bởi Liên Hiệp Quốc.
Chiến tranh Việt nam (1965-1973). Tổng thống Kenedy đã tăng cường can thiệp vào chiến tranh Việt nam ngay sau khi nhậm chức tổng thống năm 1961. Nhưng đến năm 1965, tổng thống Johnson đã đẩy mạnh can thiệp, ném bom miền Bắc và một lực lượng khổng lồ lính Mỹ, gồm 550 000 quân tham chiến đã được đưa vào chiến trường miền Nam để ngăn chặn CNCS. Sau khi CNCS đã bị ngăn chặn tại Indonesia và không phát triển ra thêm một quốc gia nào khác ở Đông Nam Á, nước Mỹ đã ném bom miền Bắc Việt Nam 12 ngày đêm để buộc CSVN ngồi vào bàn đàm phán hiệp định Paris để rút quân khỏi Việt Nam. Hiệp định như một phần tất yếu diễn ra sau khi nước Mỹ và Trung Quốc đã thỏa thuận với nhau sau Thông Cáo Chung Thượng Hải 1972 để bước vào thời kỳ Chiến tranh lạnh với Liên Xô và Đông Âu.
Chiến tranh Irak 1991. Năm 1990, Iraq xâm lược Koweit nhằm chiếm giữ nguồn dầu mỏ rất lớn ở đây. Liên Hiệp quốc đã nhanh chóng thông qua nghị quyết lên án Irak. Tháng giêng năm 1991, liên quân của Liên Hiệp Quốc với Mỹ đứng đầu đã đổ bộ vào Koweit và nhanh chóng giải phóng quốc gia này khỏi Iraq. Cuộc chiến tranh kéo dài khoảng một tháng với ưu thế tuyệt đối của liên quân. Tuy vậy, cuộc chiến tranh chỉ giới hạn trong phạm vi giải phóng Koweit. Chính quyền Saddam Hussein vẫn tồn tại sau đó và là nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến Iraq lần thứ hai sau này.
Cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố (2001-2003). Ngày 11 tháng 9 năm 2001, lực lượng khủng bố Al Queda đã cướp các máy bay dân dụng và tấn công vào nhiều mục tiêu quan trọng, biểu tượng quyền lực quân sự, chính trị và kinh tế của nước Mỹ khiến hàng ngàn người thiệt mạng. Tổng thống Bush đã phát động cuộc chiến chống khủng bố và được các quốc gia trên thế giới ủng hộ. Quân đội Mỹ và NATO đã tấn công vào Afghanistan, quốc gia ủng hộ Al Queda và là nơi Al Queda đóng căn cứ. Chính quyền Taliban sụp đổ nhanh chóng nhưng người Mỹ đã không thể diệt được tận gốc lực lượng Al Queda ẩn náu ở các vùng rừng núi.
Tổng thống Bush sau đó quyết định tấn công Iraq lần thứ hai vì cho rằng quốc gia này hậu thuẫn khủng bố và sở hữu vũ khí giết người hàng loạt. Quyết định này không nhận được sự ủng hộ của Liên Hiệp Quốc và bị nhiều nước phản đối gay gắt. Bất chấp điều đó chính quyền Bush vẫn tiến hành cuộc chiến năm 2003 và nhanh chóng lật đổ Saddam Hussein. Tuy vậy, cho đến năm 2008 nước Mỹ vẫn bị sa lầy vào cuộc chiến tranh du kích tại cả Afghanistan và Iraq.

CUỘC CHIẾN XUNG QUANH CÁI THÙNG TIỀN CỦA VIỆT KHANG - CUỘC CHIẾN CỦA CÁC ĐÀI TRUYỀN THÔNG NGƯỜI VIỆT TẠI HẢI NGOẠI.

Cũng giống như các lần trước , việc các cựu tù nhân lương tâm đến Mỹ thường dấy lên một làn sóng chỉ trích lẫn nhau trong cộng đồng NVHN. Nhìn sơ qua nhiều người nghĩ đây chỉ là những bất đồng quan điểm của các cá nhân, hội đoàn nhưng thực chất lại là một cuộc chiến tranh giành thị phần , tranh giành ảnh hưởng của giới truyền thông tại hải ngoại, trong đó không loại trừ bàn tay của truyền thông cộng sản thông qua nghị quyết 36.
Truyền thông tại hải ngoại trong 43 năm qua có thể tóm tắt sơ lược về nghề sống bằng ngòi bút như sau :
Đối với những cá nhân làm chủ báo, chủ đài thường là mang mục đích thương mại. Rất ít có tờ báo nào hiện giờ, không mang mục đích thương mại. Hai mươi năm về trước có rất nhiều tờ báo không phải sống vì thương mại mà vì muốn bảo tồn văn hoá, cho nên những tờ báo loại này có rất ít quảng cáo và bài vở thì rất có giá trị. Những tờ báo thuộc dạng này nếu còn sống ngày hôm nay thì cũng rất là ít, đếm trên đầu ngón tay.
Các cá nhân chủ báo thường là chủ báo lẫn chủ bút. Đa số có khả năng viết lách, lý luận. Một số khác không có khả năng này, những vẫn có thể làm báo bởi miễn sao có tiền và mướn người trình bày cho in ấn là đủ. Bài vở thì hệ thống internet, chủ báo vào các mạng của người Việt Nam hay tại Việt Nam, lấy bài vở xuống, sửa một tí rồi đưa vào báo mình. Có những trang mạng của người Việt Nam tại hải ngoại cho phép mọi người đăng bài của mình mà không cần xin phép, miễn sao ghi rõ xuất xứ. Thế là các chủ báo không có khả năng hoặc có khả năng, lấy xuống đưa vào báo của mình và ghi rõ tên của tác giả mà không cần phải trả tiền nhuận bút.
Nhiều năm nay, kể từ khi nghị quyết 36 ra đời, chính phủ Việt Nam bắt đầu đưa ra nỗ lực chinh phục khối người Việt hải Ngoại thông qua nhiều kênh khác nhau từ kinh tế, văn hóa cho đến truyền thông.
VTV4 phát hình ở hải ngoại đã hơn 10 năm và tuy có được một số lượng người xem nhưng không lớn so với tổng thể 4,5 triệu người gốc Việt mà riêng tại Hoa kỳ đã gần 2 triệu.
Hệ thống truyền thông của CSVN với một nhà in, một nhật báo, một tuần báo, một bán nguyệt san, một tạp chí, một nhà sách với hệ thống phát hành, một đài phát thanh, một đài truyền hình… xuất hiện tại Hoa Kỳ đã lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tiếp tay CSVN chống người chống Cộng, đánh phá cộng đồng.”
Chính quyền cộng sản đã dùng một số cơ quan truyền thông thiên Cộng đánh phá cộng đồng người Việt Quốc Gia tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại một cách tinh vi. CSVN, bằng tiền bạc đã kiếm được qua tham nhũng, buôn lậu, buôn người… đã dùng tiền bạc mua chuộc những cây bút đã từng là những cựu tù nhân chính trị, đã từng được đến định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. viết bài đánh phá người Việt Quốc Gia hải ngoại một cách tinh vi bằng cách ca tụng các văn công Việt Cộng, mỉa mai các anh em HO là “những ổ chứa vi trùng bệnh lao”, mạt sát các cựu tù nhân chính trị là “đạo quân tấn công restroom”, chê bai các Ban Đại diện cộng đồng, tìm cách đánh phá những biểu tượng chống Cộng, những cơ quan truyền thông chống Cộng… (Ngoài ra chúng dùng tiền mua chuộc “một thiểu số đã từng đứng trong hàng ngũ chống Cộng” tách ra dùng internet bịa điều, đặt chuyện để tố cáo những tổ chức chống Cộng mà họ đã từng đứng trong hàng ngũ với mục đích phá hoại niềm tin của đồng bào chống Cộng).
Saigon Broadcasting Television Network (SBTN) là hệ thống truyền hình Việt Nam đầu tiên phát hình 24 tiếng một ngày, 7 ngày một tuần, để phục vụ cho cho nhu cầu của khán giả Việt Nam tại hải ngoại. SBTN đã thành lập được 16 năm.
Việc Việt Khang qua Mỹ đã được Trúc Hồ xem là nhân tố tích cực trong chuyến lưu diễn qua nhiều tiểu bang nước Mỹ để khuếch trương thị phần của đài SBTN trong hệ thống truyền thông của Hoa Kỳ có thể xem là một sự cạnh tranh lành mạnh. Người Việt cần có tiếng nói của riêng mình để chống lại hệ thống truyền thông của CSVN cho nên ủng hộ cho SBTN là việc nên làm.
Thật ra với việc bắt tay với DirecTV và được chia $ 15.00 cho mỗi gia đình kết nối hệ thống này cộng với tiền bán quảng cáo SBTN đã có một nguồn thu đáng kể đến từ thị trường truyền thông. Do đó Việt Khang đến với các tiểu bang có đông người Việt không cần bán vé, không cần xin tiền vẫn thu về những nguồn kinh phí lớn cho Trúc Hồ. Do vậy việc dùng "thùng tiền" để đánh phá Việt Khang chỉ là cái cớ. Thực chất các đài truyền thông của người Việt và cả của cộng sản chỉ dùng tiền mua chuộc các nhân vật có tên tuổi của NVHN để tấn công vào chỉ số rating của SBTN. Chính chỉ số này sẽ làm cho SBTN bán được nhiều quảng cáo và cạnh tranh với họ.
Tuy nhiên việc đem chính trị để kiếm tiền, để làm thương mại sẽ dẫn đến một điều là nội bộ xâu xé lẫn nhau tạo điều kiện cho cộng sản dùng hệ thống truyền thông của chúng để nói xấu thêm mà thôi.Mong rằng các cây bút trên FB sáng suốt nhận ra điều này . Đừng bao giờ làm con cờ trong tay cộng sản .

TẠI SAO CÁC NHÀ ĐỘC TÀI THƯỜNG THÍCH LÀM THƠ?

Không hề có dân tộc tính nhưng khái niệm dân tộc sống thiên về cảm tính là có. Những dân tộc sống thiên về cảm tính thường thích làm thơ và nghe nhạc. Không mặc nhiên khẳng định thơ và nhạc là xấu nhưng quá lạm dụng hai hình thức nghệ thuật này sẽ rất dễ dẫn đến một dân tộc sống thiên về cảm xúc ,mất khả năng phán đoán bằng lý trí.
Tại sao hầu hết các nhà độc tài đều thích làm thơ ?
Tại sao hầu như bất kỳ một chế độ độc tài nào cũng sử dụng thơ ca và nhạc để kích động lòng dân nhằm giúp chúng đoạt lấy chính quyền?
Chẳng ai lạ gì hai tác giả Tố Hữu và Chế Lan Viên đã làm hàng triệu thế hệ trẻ Việt Nam phải hy sinh vô ích trong cuộc chiến chống lại một nền dân chủ lý trí ,sáng suốt được xây dựng trên những thiết chế phân quyền khoa học ?
Tại sao dưới nền dân chủ đệ nhị VNCH thơ ca chỉ là nơi thể hiện tâm sự của người lính ,không hề là một vũ khí tuyên truyền? Bởi lẻ đệ nhị VNCH không muốn quay lại chế độ độc tài như cộng sản. Dùng thơ ca có thể khiến dân lao vào lửa đạn nhưng không thể khiến họ sáng suốt để nhận ra quyền làm chủ của mình.
Có ý kiến cho rằng chỉ cần thắng cộng sản trước bằng độc tài tàn bạo sau đó nền độc tài này sẽ trao trả lại quyền làm chủ cho người dân.
Vậy thì họ lý giải làm sao với chế độ độc tài gia đình trị tại Syria? Dòng họ gia đình trị Assad đâu phải là cộng sản nhưng vẫn dùng vũ khí hóa học để giết hại dân thường ? Do đó quan niệm cho rằng dùng độc tài để chống độc tài chỉ khiến dân tộc cuốn vào một vòng độc tài liên tục không có lối ra mà thôi. Bởi vì sau khi nếu độc tài gia đình trị thắng cộng sản họ cũng sẽ viện đến chỉ có độc tài cá nhân mới thắng gia đình trị mà thôi.
Thực tế ngày nay trên thế giới đều cho thấy các thể chế dân chủ không hẳn là tốt đẹp 100%, vẫn còn nhiều nền dân chủ thất bại như Phillippines... Tuy nhiên các chế độ độc tài đều tàn bạo 100% và đều cướp quyền con người 100%. Cũng như thế giới đã khẳng định đanh thép rằng một quốc gia chỉ ổn định và phát triển lâu dài khi quyền lực nằm trong tay số đông.
Có thể dùng thơ ca và nhạc để truyền ngọn lửa "bất tuân dân sự" đến đám đông. Nhưng phải coi chừng tác dụng phụ của nó. Bởi lẻ quá lạm dụng nó sẽ rất dễ đưa đến việc tạo nên một chế độ độc tài khác khi người dân quá sống thiên về cảm xúc.

TẠI SAO CÓ NHỮNG NỀN DÂN CHỦ THẤT BẠI ?

Dân chủ là một hành trình dài, gian khó. Không phải tiến hành một cuộc cách mạng đánh đổ một chế độ độc tài thành công là có ngay dân chủ. Giai đoạn này chính là giai đoạn quan trọng và ở thời điểm giao thời mang tính quyết định . Nói trên lý thuyết thì rất dễ dàng nhưng trên thực tế đòi hỏi phải có những lãnh đạo dân cử có tài , có trí và thực tâm không tham vọng quyền lực. Nếu không chỉ hình thành nên những nền dân chủ giả hiệu và sớm muộn cũng sẽ quay lại độc tài. Bởi lẻ những lý do sau :
- Các thế lực độc tài sẽ ra sức chống phá, tuyên truyền trong dân lợi dụng chủ nghĩa dân tộc để tiến hành khủng bố , ám sát, chiến tranh du kích, kích động biểu tình , bạo loạn để phá hoại nền dân chủ. Chúng sẽ lợi dụng quyền con người, quyền tự do ngôn luận để nói xấu thể chế và các lãnh đạo dân cử, dùng thơ văn, âm nhạc để xây dựng hình tượng lãnh tụ, suy tôn một đảng phái nắm quyền duy nhất và lôi kéo , tập hợp các tầng lớp nhân dân để khi có thời cơ thuận lợi là ra tay đảo chính các chính quyền dân bầu.
- Thể chế chính trị đa đảng nhưng không coi trọng cơ chế kiểm soát quyền lực. Hiến pháp không chú ý thiết chế để tạo ra hai chính đảng đối lập thay nhau nắm quyền. Và vì thế rất dễ tạo ra hình thức đối lập cuội. Các đảng phái tuy bên ngoài tách biệt lẫn nhau nhưng bên trong vẫn thông đồng bắt tay lẫn nhau để chia chác quyền lực và lợi ích. Bởi vậy có nhiều nước tuy đa đảng nhưng thực chất vẫn chỉ là một đảng bởi các đảng phái nhỏ vẫn là những tổ chức ngoại vi của một đảng lớn.
- Bầu cử chỉ là hình thức. Tuy có bầu cử nhưng lại gian lận trong việc ứng cử, gian lận trong hình thức mua phiếu, đếm phiếu. Và vì sự tuyên truyền của một đảng phái mạnh nên đa số phiếu đều tập trung vào một đảng duy nhất tạo ra tình trạng chưa bầu đã biết kết quả.
Xét trên các nền dân chủ thất bại như Phillippines, Pakistan, một phần nào đó là Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ, Myanma và bây giờ là cả Nga... ta thấy có một điểm chung là quyền lực vẫn bị thao túng bởi một đảng phái hoặc các nhà tài phiệt , các dòng họ gia thế.
Nguyên nhân chính là vì các nước này không thể tạo ra cơ chế lưỡng đảng đại diện cho sự đa nguyên thiên tả và thiên hữu như Hoa Kỳ. Hiến pháp Hoa Kỳ đã khiến hai chính đảng này thay nhau nắm quyền chứ không rơi vào tình trạng một đảng nắm quyền quá lâu. Hình thức bầu cử tính theo cử tri đoàn cũng đã triệt hạ việc mua phiếu, bởi lẻ mua phiếu là vô ích. Hình thức này cũng khiến những đảng phái và cá nhân tranh cử không thể tập trung vận động chú trọng vào những thành phố đông dân mà phải rải đều các tầng lớp các vùng sâu vùng xa của đất nước.
Bên cạnh đó là quyền con người và quyền sử dụng súng của dân cũng là những cơ chế để hạn chế sự lạm quyền, khiến các đảng phái không thể bắt tay với nhau để vi hiến.
Việc tổ chức một hệ thống phân quyền với tam quyền phân lập, hai viện, tòa bảo hiến , tòa án tối cao... cũng rất quan trọng để tránh một đảng nắm trọn quyền lực, nắm trọn túi tiền của nhân dân để chi tiêu và nắm luôn cả luật pháp.
Đây là một hành trình dài để đi đến hoàn thiện. Và thế giới ngày nay đã đưa ra các chỉ số dân chủ để đánh giá một nền dân chủ đang ở mức độ nào ? Hoàn thiện hay chưa hoàn thiện, thành công hay thất bại.
Nhưng có lẻ với Việt Nam chỉ khi nào bước vào vạch xuất phát của quá trình này họ mới thấy và đánh giá đúng mức công lao của cả một thế hệ trí thức thuộc đệ nhị VNCH đã làm được chỉ trong 8 năm từ 1967- 1975. Còn bây giờ họ sẽ chẳng bao giờ coi 8 năm đó ra gì.

Thứ Năm, 12 tháng 4, 2018

MỘT NỀN DÂN CHỦ THẤT BẠI CHÍNH LÀ NHÂN DÂN THẤT BẠI.

Khi một nền dân chủ thất bại thì đó là nhân dân thất bại không phải chính quyền. Vì chính quyền là của nhân dân.
Khi một chế độ độc tài thắng lợi thì đó là một đảng phái hoặc một cá nhân , một dòng họ giành thắng lợi không phải nhân dân. Nhân dân chỉ là công cụ để chúng bước lên đài vinh quang.
Do đó ngày 30/4 dân Việt Nam đổ lỗi cho chính quyền đệ nhị VNCH là yếu về tư duy logic.Chính quyền VNCH đâu có làm gì sai khi số tử thương của phía VNCH là 350.000 trong khi phía cộng sản là một triệu mốt.Đâu phải vì chính quyền VNCH mà nước Mỹ cắt viện trợ bởi vì họ đã có ý định này từ sau Mậu Thân 1968. Và bảo rằng vì VNCH không tự chủ được về kinh tế để chống cộng sản cũng là sai nốt. Bởi vì Nhật , Hàn Quốc, Úc và châu Âu cũng nhờ quân đội Mỹ đóng quân trên đất của họ để đỡ gánh nặng chi phí quốc phòng nhằm dành tiền lo cho dân chứ đâu chỉ VNCH.
Do đó để xảy ra ngày 30/4 là lỗi của người dân Việt Nam.Và dân trí Việt Nam thuộc vào hạng "thượng thừa" khi vỗ tay reo mừng trong cái ngày mà cả dân tộc thất bại trao đất nước vào tay một đảng chính trị cầm quyền.Và bây giờ thì họ đã trắng mắt ra khi bị cái đảng ấy đưa đến bờ vực diệt vong.

SỰ THẬT VỀ HỒ CHÍ MINH - TIN HAY KHÔNG TÙY BẠN.

Hồ Chí Minh, người được đảng Cộng sản Việt Nam xem là "cha già dân tộc" là một người Tàu sinh năm 1901 thuộc sắc tộc Khách Gia sinh tại huyện Miêu Lật, địa khu Đồng La, Đài Loan. Trái lại, người có tên Nguyễn Ái Quốc là người Việt Nam sinh năm 1890 tại huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông có tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung còn gọi là Nguyễn Tất Thành. Năm 1911 ông trốn ra nước ngoài tìm đường chống ách thực dân Pháp. Đến Pháp ông theo phong trào Cộng sản quốc tế và được Quốc tế Cộng sản phái về hoạt động cho phong trào Cộng sản quốc tế tại Trung quốc và đã chết vì bệnh lao năm 1932 tại Trung quốc hoặc tại một địa danh nào đó giữa Trung quốc và Liên xô.
Nguyễn Tất Thành rời nước năm 1911 bằng nghề phụ bếp trên tàu Amiral Latouche Trevil, theo tàu đến Marseille, Tây phi, Bắc Mỹ, Anh quốc, mãi đến năm 1917 ông mới định cư tại Paris. Ông lấy tên là Nguyễn Ái Quốc và tích cực hoạt động chống ách đô hộ của Pháp tại Việt Nam. Tại đây Nguyễn Ái Quốc làm quen với hai nhà hoạt động cách mạng Phan Chu Trinh và Phan Văn Trường. Lúc đầu ông là thành viên của đảng Xã hội Pháp. Sau đó, năm 1920 ông gia nhập đảng Cộng sản Pháp. Ông bị cảnh sát Pháp phối hợp với mật thám tại Đông Dương theo dõi rất kỹ. Giữa năm 1923 đảng Cộng sản Pháp gởi ông đi Nga học chủ thuyết Mác Xít tại Đại học Lao động Phương đông chuẩn bị làm đặc phái viên cho Quốc tế Cộng sản tại Á châu.
Giữa năm 1924 ông được tham gia Hội nghị V của Quốc tế Cộng sản triệu tập tại Mạc Tư Khoa và cuối năm ông được gởi về Quảng Châu (Canton), Trung quốc để làm việc với các đại diện Cộng sản Á châu gồm Trung hoa, Nhật Bản, Đài Loan. Nguyễn Ái Quốc phụ tá cho Michael Borodin, ủy viên lãnh đạo phân bộ Quốc tế Cộng sản Á châu. Tại đây, năm 1925 Nguyễn Ái Quốc tập họp một số thanh niên từ Việt Nam trốn qua thành lập "Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội" đặt dưới sự lãnh đạo của Quốc tế Cộng sản.Tháng 10 năm 1926 ông kết hôn với bà Tăng Tuyết Minh do sự giới thiệu của bà Đặng Dĩnh Siêu (vợ của Chu Ân Lai) lúc đó đang hoạt động trong Hội Phụ nữ Quảng Châu. Đám cưới có sự hiện diện của Borodin.
Qua nhiều buổi họp dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc, ngày 3/2/1930 bảy đại biểu của 3 khuynh hướng đồng ý thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (sau theo chỉ thị của Quốc tế Cộng sản đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương). Trong số 7 nhân vật thành lập đảng ngoài Nguyễn Ái Quốc có Hồ Tập Chương thuộc đảng Cộng sản Trung quốc và cũng là thành viên của Quốc tế Cộng sản. Hồ Tập Chương là nhân vật dính liền với cuộc đời của Nguyễn Ái Quốc sau này.
Năm 1931 Nguyễn Ái Quốc được cử làm đại biểu Quốc tế Cộng sản trụ sở đặt tại Hương Cảng, phụ trách Cục Nam Dương. Thời gian này chính quyền Anh tại Hương Cảng bắt đầu hợp tác với Pháp làm khó dễ những nhà cách mạng Việt Nam, và cục Quốc tế Cộng sản Viễn Đông bị theo dõi.
Tại Việt Nam Pháp ghép Nguyễn Ái Quốc vào tội phá hoại trị an tuyên án tử hình vắng mặt và yêu cầu chính quyền Anh dẫn độ. Ngày 6/6/1931 Nguyễn Ái Quốc bị cảnh sát Hương Cảng bắt. Quốc tế Cộng sản thuê luật sư Frank Loseby một luật sư người Anh hành nghề tại Hương Cảng bênh vực cho ông. Tòa Hương Cảng trục xuất Nguyễn Ái Quốc đi Singapore. Nhưng Singapore không nhận, ông phải trở lại Hương Cảng và bị kết tội nhập cảnh trái phép.
Luật sư Loseby đưa vụ kiện lên tòa cao ở Luân Đôn. Tòa Luân Đôn phán quyết phóng thích và trục xuất ông ra khỏi Hương Cảng đi đâu tùy ý. Luật sư Loseby gíup ông đi Thượng Hải để ông tìm đường đi Mạc Tư Khoa trị bệnh. Nhưng giữa đường, khoảng mùa Thu năm 1932 hay đầu năm 1933 Nguyễn Ái Quốc chết vì bệnh lao tại một địa danh nào đó trên đường đi.
Sự việc Nguyễn Ái Quốc qua đời được nhóm lưu học sinh Việt Nam tại trường Đại học Phương Đông ở Mạc Tư Khoa ghi nhận. Họ cử hành một lễ truy điệu và một phái viên Quốc tế Cộng sản có đến thăm hỏi chia buồn.
Nhưng sau đó Quốc tế Cộng sản thầy cần người có uy tín như Nguyễn Ái Quốc để phát triển phong trào Cộng sản tại Đông Dương nên dấu nhẹm và tìm cách xóa dấu vết việc Nguyễn Ái Quốc chết và lên kế hoạch dùng phái viên của Quốc tế Cộng sản Hồ Tập Chương có khuôn mặt hao hao giống Nguyễn Ái Quốc và từng làm việc với nhau để làm sống lại nhân vật Nguyễn Ái Quốc.
Hồ Tập Chương sinh ngày 11/10/1901 tại Đài Loan thời kỳ Nhật chiếm đóng. Theo chương trình của Nhật ông học chữ Nhật và chữ Hán. Năm 20 tuổi ông tốt nghiệp Đại Học Công Nghiệp Đài Loan và mở tiệm bán thuốc Đông Y, dùng thì giờ còn lại kết hợp bạn bè, nghiên cứu chủ nghĩa Cộng sản chống ách cai trị của Nhật .
Năm 1926 ông lập gia đình với bà Lâm Quế, năm 1929 có con gái đầu lòng là Hồ Tố Mai. Sau đó ông trốn đi Thượng Hải gia nhập Đảng Cộng sản Trung quốc và trở thành một ủy viên của Quốc tế Cộng sản. Cuối năm 1931 (hay đầu năm 1932) ông bị Quốc Dân Đảng bắt tại Quảng châu. Sau khi được trả tự do ông được điều về hoạt động tại biên giới Việt Trung và Thái Lan.
Năm 1933 Quốc tế Cộng sản gọi Hồ Tập Chương về Mạc Tư Khoa điều tra về một công tác bị nghi ngờ trong năm 1930. Ban điều tra gồm 3 người: Dmitry Manuilsky, Vera Vasilieva và Khang Sinh. Khang Sinh cũng là đảng viên đảng Cộng sản Trung quốc phụ trách mật vụ. Bà Vera Vasilieva đã bênh vực Hồ Tập Chương và ông khỏi bị án tử hình.
Trong quá trình điều tra, bà Vasilieva thấy quá khứ của Hồ Tập Chương khá giống với quá khứ của Nguyễn Ái Quốc và lại là người cùng với Nguyễn Ái Quốc thành lập đảng Cộng sản Đông Dương nên nảy ra sáng kiến và đề nghị với Quốc tế Cộng sản dùng Hồ Tập Chương thay thế Nguyễn Ái Quốc. Cũng có giả thuyết rằng Quốc tế Cộng sản đã có kế hoạch thay thế rồi và việc gọi Hồ Tập Chương đến Mạc Tư Khoa điều tra là một phần của kế hoạch thay thế.
Một chương trình 2 điểm được thực hiện: (1) huấn luyện Hồ Tập Chương để thay thế nhân thân Nguyễn Ái Quốc. Chương trình huấn luyện này kéo dài 5 năm từ 1933 đến 1938 tại trường Đại Học Lenin chuyên nghiên cứu vấn đề dân tộc và chủ nghĩa thực dân thuộc chuyên ngành của Nguyễn Ái Quốc, đồng thời học những tập quán thói quen của Nguyễn Ái Quốc, và các ngôn ngữ Nguyễn Ái Quốc thông thạo như Việt ngữ, Pháp và Anh Ngữ. (2) Ngụy tạo sự việc để che dấu cái chết của Nguyễn Ái Quốc cho rằng cái tin chết trước đây chỉ là cái cớ để Nguyễn Ái Quốc dễ trốn tránh.
Thời gian này Hồ Tập Chương không được liên lạc với gia đình và thân nhân ở Đài Loan nghĩ rằng ông đã chết. Năm 1938 sau khi chương trình huấn luyện hoàn tất, Hồ Tập Chương mang bí danh Hồ Quang được gởi về Trung quốc hoạt động dưới danh phận Nguyễn Ái Quốc tái sinh.
Lúc này lực lượng của Mao Trạch Đông sau cuộc Vạn lý Trường chinh (1934-1935) thành công, đã an toàn ở Diên An và Mao Trạch Đông không muốn bị ràng buộc chặt chẽ với Quốc tế cộng sản như trước. Đó là lý do tại sao Hồ Quang thay vì đi thẳng về Quảng Tây để chuẩn bị cho công tác Đông Dương lại được Quốc tế Cộng sản gởi về Diên An để (theo một giả thuyết) truyền lệnh của Quốc tế cộng sản và trao đổi chương trình hoạt động. Theo quan điểm của Quốc tế cộng sản nhu cầu liên minh với Quốc Dân Đảng để chống Nhật vẫn còn là một nhu cầu cấp thiết.
Việc Hồ Tập Chương thay thế Nguyễn Ái Quốc phục vụ cho quyền lợi của Quốc tế Cộng sản, cho đảng Cộng sản Trung quốc và cho đảng Cộng sản Việt Nam nên các tổ chức đều chọn thái độ im lặng. Quốc tế Cộng sản có một cán bộ uy tín dưới lốt Nguyễn Ái Quốc để phát triển chủ nghĩa Cộng sản tại Á châu và Đông Nam Á. Trung quốc có người của mình trong đảng Cộng sản Việt Nam. Còn đảng Cộng sản Việt Nam thì có người lãnh đạo phong trào đấu tranh chống Pháp lúc này đang là lúc thuận lợi hơn lúc nào hết do Mặt Trận Bình Dân đang cầm quyền tại Pháp (1936- 1938).Đến Diên An, Hồ Quang trao mật lệnh của Quốc tế Cộng sản cho Mao Trạch Đông là cần tiếp tục hợp tác với Tưởng giới Thạch trong một mặt trận chống Nhật Bản. Sau đó đảng cộng sản Trung quốc đưa Hồ Quang về Quảng Tây.Về Quế Lâm, Hồ Quang làm việc cho Bát lộ quân dưới quyền của tướng Lý Khắc Nông chuẩn bị cho công tác Đông Dương. Thời gian này Hồ Quang theo học khóa đào tạo cán bộ du kích chiến của Mao Trạch Đông và hoàn tất trong năm 1939.
Tháng 2/1940 Hồ Quang đi Côn Minh và qua đảng Cộng sản Trung quốc đã liên lạc được với Đảng bộ hải ngoại vừa được thành lập của đảng Cộng sản Đông Dương. Giữa năm 1940 khi gặp một số cán bộ từ Việt Nam mới qua trong đó có Võ Nguyên Giáp (Giáp rời nước tháng 5/1940) Hồ Quang được giới thiệu là đồng chí Nguyễn Ái Quốc làm mọi người rất phấn khởi vì đã gặp được lãnh tụ! Hồ Quang định gởi Võ Nguyên Giáp và Hoàng Văn Hoan lên Diên An học tập chủ thuyết Cộng sản và chương trình kháng Nhật, một chương trình do Khang Sinh phụ trách.
Trong khi chờ đợi thì tình hình Âu châu biến chuyển. Tháng 6/1940 Đức quốc xã chiếm Paris. Toàn quyền Decoux tại Đông Dương đặt mình dưới quyền của chính phủ Vichy do Thống chế Pétain lãnh đạo hợp tác với Đức. Nhật vốn liên minh với Đức nên buộc lòng Decoux phải để cho quân đội Nhật vào Đông Dương.
Hồ Quang thấy tình hình thuận lợi vì Pháp đã núng thế nên hủy bỏ việc gởi Hoàng Văn Hoan và Võ Nguyên Giáp đi học và chuyển toàn bộ nhân sự và phương tiện về sát biên giới chuẩn bị lập chiến khu trong nước, đồng thời tháng 12/1940 Hồ Quang thành lập một ngoại vi của đảng hoạt động công khai gọi là "Việt Nam độc lập đồng minh hội", gọi tắc là Việt Minh để quy tụ quần chúng chuẩn bị phát động du kích chiến vừa chống thực dân Pháp vừa chống phát xít Nhật.
Tháng 2 năm 1941 Hồ Quang chính thức trở về Việt Nam sống tại hang Pắc Bó, một hang núi nằm phía bắc cách thành phố Cao Bằng 55 km gần biên giới Trung quốc. Tháng 5, Hồ Quang triệu tập Hội nghị VIII Đảng Cộng sản Đông Dương ra quyết nghị thành lập và phát triển căn cứ địa du kích, chung quyết sự thành lập "Mặt trận Việt Minh" và do đề nghị của Hồ Quang bầu Trường Chinh làm Tổng bí thư Đảng. Mặt Trận "Việt Minh" thông qua Cương Lĩnh quy định mục tiêu lật đổ thực dân Pháp và phát xít Nhật, thành lập Chính phủ cách mạng của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, lấy cờ đỏ sao vàng làm quốc kỳ.
Tháng 8/1942 Hồ Quang rời Pắc Bó đi Trùng Khánh để gặp Chu Ân Lai. Đế tránh sự theo dõi của Quốc Dân Đảng, Hồ Quang đóng vai Hoa kiều, lấy tên là Hồ Chí Minh, ký giả của báo Tân Văn. Đây là lần đầu tiên Nguyễn Ái Quốc dùng danh xưng Hồ Chí Minh trong giấy tờ.
Trên đường Hồ Chí Minh bị Quốc Dân Đảng nghi là gián điệp bắt và đưa về Quảng Tây. Nhờ có cuộc vận động rộng lớn của Chu Ân Lai với sự yểm trợ của các hãng thông tấn quốc tế bên cạnh chính phủ Quốc Dân Đảng, tháng 9/1943 Hồ Chí Minh được trả tự do.
Trong 14 tháng bị giam giữ ông Hồ Chí Minh đã trải qua 18 nhà tù trong 13 huyện tại tỉnh Quảng Tây. Thời gian này Hồ Chí Minh viết "Ngục Trung thư" gồm 134 bài thơ bằng chữ Hán.
Sau khi được trả tự do, Hồ Chí Minh tạm trú tại Trung quốc dưới sự bảo hộ của tướng Trương Phát Khuê, một danh tướng của Trung hoa Dân quốc. Mãi đến tháng 8/1944 ông mới trở về Cao Bằng.
Ngày 15/8/1945 Nhật đầu hàng đồng minh, Hồ Chí Minh cùng với các đồng chí nhanh chân chiếm chính quyền ngày 19/8 trước khi quân đội đồng minh vào tước khí giới quân đội Nhật. Ngày 2/9/1945 tại vườn hoa Ba Đình Hồ Chí Minh, được toàn dân và thế giới tưởng là người thanh niên Nguyễn Ái Quốc năm xưa, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.