Thứ Tư, 27 tháng 5, 2020

XUNG QUANH CHUYỆN ANH TRUMP VÀ ANH OBAMA.

Anh Obama muốn giúp anh Joe Biden nên gần đây hay chọc ngoáy anh Trump. Đây cũng là chiến thuật của đảng đối lập. Bất kỳ cựu tổng thống nào sau 8 năm cũng có một lượng Fan hâm mộ. Anh Obama lên tiếng để Fan của mình bỏ phiếu cho anh Biden.
Anh Trump tức quá mới lôi tất tần tật mọi chuyện của anh Ô hồi làm tổng thống ra để phản đòn, tố anh Ô bất tài,hèn để lính hàng Iran này nọ. Hồi giờ chưa có một đương kim tổng thống nào tố tiền nhiệm sát ván như vậy.
Chẳng qua là chiến dịch dùng mồm đấu nhau để tranh thủ lá phiếu cử tri. Hai ông nhiều khi cũng chẳng ghét nhau ngoài đời nhưng trên võ đài chính trị thì lại là đối thủ của nhau.
Tuy nhiên anh Trump nói anh Obama bất tài thì được vì võ đài cho phép anh nói ,nhưng dân mà nói anh Obama bất tài thì phi logic. Nếu nói anh Obama bất tài thì hóa ra anh John McCain cũng bất tài không kém khi thất bại trước anh Ô ? Một người bất tài mà ứng cử viên xuất sắc nhất của đảng Cộng hòa đánh không lại thì hóa ra đảng của mình còn tệ hơn?
Tương tự phe Dân chủ nói anh Trump bất tài cũng không đúng. Bất cứ ai khi trúng cử tổng thống đều trải qua một cuộc so găng quyết liệt từ vòng sơ bộ đến vòng bầu cử chính thức, lần lượt đánh bại trên 15 đối thủ xuất sắc nhất của trí tuệ Mỹ. Đây là cuộc đua marathon không có chỗ cho những kẻ bất tài lọt được vào vòng chung kết.
Huống chi các chỉ số phát triển kinh tế, việc làm của anh Ô còn cao hơn cả anh Trump. Và anh Trump làm tổng thống lúc đang hưởng những chỉ số tốt đẹp thời anh Ô để lại.
Làm dân thì cái gì cũng phải công bằng. Không phải thấy anh Trump tố đối thủ là mình nhào vào ăn theo chửi,hùa theo mà không chịu khó vào google để tra xem thế nào.Ngược lại cũng như vậy.Phe cuồng cũng như chống một tổng thống đôi khi tự mình mâu thuẫn với chính mình.
Khi anh dùng một lập luận bảo rằng chống Trump là chống đa số dân Mỹ đã bỏ phiếu cho ông ta thì khi phỉ báng Obama cũng là họ đã phỉ báng đa số dân Mỹ đã bầu cho Obama.
Nhưng người Việt đâu cần logic, chỉ cần to mồm.

ĐIỀU GÌ XẢY RA KHI MỸ CẮT ĐỨT HOÀN TOÀN QUAN HỆ VỚI TRUNG QUỐC ?

Lúc đó Mỹ sẽ :
- Đóng băng tài sản, cấm đi lại, hủy bỏ thị thực, hạn chế các tổ chức tài chính Mỹ cho vay hoặc bảo lãnh cho các doanh nghiệp Trung Quốc cũng như cấm các công ty Trung Quốc niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Mỹ.
- Cắt vĩnh viễn tài trợ cho WHO, một tổ chức bị thao túng bởi Trung Quốc nếu tổ chức này không tái tổ chức lại cơ cấu.
- Giảm được 500 tỷ USD thâm hụt thương mại giữa xuất siêu và nhập siêu khi làm ăn với nền kinh tế Trung Quốc.
- Không còn lo lắng bị gian lận đánh cắp bản quyền thương hiệu, sở hữu trí tuệ , bị buộc chuyển giao công nghệ cho các công ty, tập đoàn Trung Quốc.
- Rút chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc để đưa đến Ấn Độ hoặc Indonesia.
- Loại Trung Quốc ra khỏi WTO hoặc rút Mỹ và châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc ra khỏi tổ chức này.
- Thành lập các tổ chức quốc tế mang những định chế chung giữa các quốc gia dân chủ và pháp trị.
- Cắt hoặc giảm ngân sách tài trợ cho Lực lượng bảo vệ và gìn giữ hòa bình LHQ.
Nước Mỹ sẽ lâm vào một thời kỳ khủng hoảng kinh tế kéo dài trong nhiều năm khi thiệt hại kinh tế ,tài chính đến từ việc chưa thay thế được đối tác Trung Quốc giữa hai nền kinh tế. Nhưng đổi lại là sẽ được an toàn hơn trong những năm về sau khi tránh được một cuộc chiến tranh sinh học với TQ như vừa qua.
Nhưng nguy cơ về một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba là khá rõ.Tuy nhiên hiện nay hai viện của quốc hội Mỹ đã sẵn sàng thông qua những dự luật cho phép tổng thống Donald Trump làm điều này.

CƯỚP BÓC BẰNG LUẬT PHÁP.

Một tập đoàn bảo hiểm chỉ cần ký hợp đồng ăn chia với "chính phủ" là có ngay một thông tư nghị định cho phép công an có thể dừng tất cả các phương tiện giao thông (dù không phạm luật) để kiểm tra.
Nghị định chính phủ là văn bản dưới luật, không hề được đại biểu của dân thông qua. Nhưng có sao đâu, dù gì đại biểu của dân cũng chỉ dùng để làm kiểng.
Sau khi kiểm tra , ghi biên bản mỏi tay là hàng loạt trường hợp không có bảo hiểm. Và thế là các anh công an kiêm luôn bán bảo hiểm hoặc tạo cơ hội cho nhân viên bán bảo hiểm làm việc không ngưng tay.
Thế nhưng bảo hiểm này chỉ mang giá trị đối phó với nghị định ,hoàn toàn không có giá trị bồi thường khi xảy ra tai nạn.
Như vậy có thể thấy chỉ cần kết hợp với quyền lực, bất kỳ ngành nào cũng có thể mua được chính sách và hốt bạc. Đó chỉ là một ngành đơn giản trong kinh doanh bảo hiểm, còn biết bao ngành khác trong kinh tế, tài chính, giáo dục,y tế, ngoại giao...
Thay vì giải quyết triệt để vấn nạn cướp bóc bằng pháp luật, nhiều nhóm cách mạng đấu tranh chỉ để được tham gia vào quá trình ban hành pháp luật và cướp bóc hợp pháp.Đó là trường hợp nhóm cách mạng cộng sản trước 1945.
Sau khi có chính quyền chúng nặn ra một hệ thống luân lý và pháp luật để tha hồ cướp bóc người dân. Đỉnh điểm cuối cùng của cướp bóc sẽ là một xã hội băng hoại và tha hóa đến cùng cực và kết thúc là một sự diệt chủng toàn diện.
Đáng tiếc là 100 triệu chú cừu vẫn mặc kệ"sống chết mặc bay" cho việc cướp bóc ấy diễn ra. Chừng nào đến phiên họ là nạn nhân của "cướp,giết, hiếp" họ mới thấy việc quay lưng với nỗi đau của đồng loại có tác động như thế nào.

NHÂN DÂN ĐỨNG YÊN THÌ CHÍNH QUYỀN CƯỚP BÓC.

Có một logic cả thế giới đều biết ,chỉ có nhân dân Việt Nam không biết. Đó là:
- Nhân dân đứng yên thì chính quyền cướp bóc.
Chứ không phải:
- Chính quyền cướp bóc nên nhân dân đứng yên.
Thế giới khẳng định con gà có trước quả trứng:
- Một xã hội của bầy cừu thì sẽ sinh ra chính quyền của loài sói.
Nhưng người dân Việt Nam lại nghĩ:
- Một chính quyền của loài sói nên sinh ra một xã hội của loài cừu.
Suy nghĩ này đã hại họ,khiến họ cam chịu suốt 75 năm qua.
Quy luật chính trị trên thế giới là : nhân dân càng sợ hãi càng mang đến tai họa cho họ chứ không phải sợ hãi mang đến sự an toàn và bình yên. Nó cũng giống như đứng trước một con cọp,kẻ nào sợ hãi chạy trốn càng bị nó ăn thịt nhanh chóng. Nhưng người nào dám nhìn thẳng vào nó để chống cự thì con cọp sẽ sợ hãi cúp đuôi lủi mất.
Một chế độ độc tài người dân càng sợ hãi thì nó càng tạo ra nhiều luật lệ để hành dân, càng vô pháp, vô thiên và càng độc ác ,dã man.
Do vậy người dân VN luôn suy nghĩ :cộng sản sinh ra là độc ác. Thật ra không phải mà là vì dân dưới ách cai trị của những người muốn chiếm quyền lực nhân danh "chủ nghĩa cộng sản" này quá sợ hãi nên biến chúng thành độc ác và tàn bạo.
Đó là quy luật mềm nắn rắn buông.
Do đó kết luận :" Chính sự sợ hãi của người dân đã tạo nên các chế độ độc tài. Chứ không phải các chế độ độc tài đã tạo nên nỗi sợ hãi của người dân."
Nơi nào dân chiến thắng nỗi sợ hãi nơi đó sẽ hình thành nên các nền dân chủ và khiến chính quyền trở nên hiền lành.

HỌC THUYẾT NHƯ MỘT CON DAO.

Một con dao khi vào tay bọn cướp thì là hung khí để giết người.Nhưng cũng con dao đó nếu vào tay người lương thiện sẽ thành vật gọt trái cây, thành dao xắt chuối cho lợn ăn,thành vật có ích. Tương tự như vậy là khẩu súng, vũ khí hạt nhân...
Một học thuyết cũng như con dao,khẩu súng. Nó là một tư tưởng.
Nếu nó vào tay bọn độc tài nó sẽ là thứ vũ khí để mị dân ,tiếm quyền lực.
Nếu nó vào tay người dân chủ nó sẽ thành thứ để san lấp khoảng cách giàu nghèo, chống bất công.
Như vậy học thuyết không có tội, chỉ có quyền lực nằm trong tay ai mới gây nên tội lỗi. Ai để cho quyền lực nằm trong tay một cá nhân, gia đình, đảng phái ? Chính là nỗi sợ hãi của người dân. Đây chính là nhà tù lớn nhất của con người.
Chuyện đơn giản chỉ có thế nhưng nói hoài nhiều người cũng chả hiểu, vẫn bảo mình coi trọng "chủ nghĩa cộng sản". Thật là quá bái phục tư duy chính trị của người Việt Nam.

VỀ PHẠM THÀNH.

Phạm Thành là một cựu binh của quân đội CSVN từng tham gia việc đánh chiếm miền Nam 1975.Sau ngày 30/4 ông đã có những chuyển biến về nhận thức,phân biệt đâu là dân chủ, đâu là độc tài. Từ đó hầu hết các cuốn sách , bài viết của ông đều tập trung tố cáo tội ác của chế độ hiện hành,vạch trần mặt thật của các nhân vật quyền lực trong đảng CSVN.
Phạm Thành đồng quan điểm với tôi trong vụ Phan Anh và mỗi khi Việt Nam có biểu tình ông là nhân vật bị công an CSVN giám sát, theo dõi nhiều nhất. Nhưng cũng nhiều lần Phạm Thành bị cộng đồng mạng phía dân chủ phản ứng ném đá dữ dội khi nêu quan điểm về lá cờ vàng ba sọc đỏ, về sự thất bại của người lính VNCH năm 1975. Tôi cũng nhiều lần vạch cho ông thấy cờ vàng là quốc kỳ của dân Việt Nam ,của "Quốc gia Việt Nam" (trong đó có ông) chứ không phải là của chỉ riêng VNCH và người lính đối đầu với ông bên kia chiến tuyến năm 1975 buông súng vì họ buộc phải thế theo thế cờ triệt buộc của các cường quốc chứ không phải vì họ đánh thua ông và quân đội của ông.
Có vẻ sau này Phạm Thành cũng dần dần nhận ra được vấn đề. Tôi rất ấn tượng khi đọc một comment của ông viết để phản ứng một số người Việt hải ngoại vẫn còn tôn thờ một chế độ độc tài khác :"Tôi đã dám vứt cái chế độ độc tài của CSVN vào thùng rác để trở về với nhân dân VN nhưng các anh vẫn còn bám vào những xác chết của những nhà độc tài phi dân chủ ,phản dân tộc khác". Và thế là Phạm Thành bị những người này chụp mũ quy kết. Cũng như tôi khi vào google đánh tên mình thì thấy hiện lên những bài như " Việt Cộng Dương Hoài Linh nói thế này..." chửi bới mạ lị bằng những lập luận rất buồn cười. Tôi cũng chẳng thèm đọc, chẳng tức giận và cũng chẳng thèm phản biện vì những kẻ nặc danh, hèn nhát chuyên núp lén đâm sau lưng đó không đáng cho mình quan tâm.
Nay Phạm Thành bị CSVN bắt câu lưu 4 tháng vì những bài viết, cuốn sách của ông về Nguyễn Phú Trọng và sự bắt tay của đảng CSVN với Trung Quốc cho thấy sự đánh giá ,chụp mũ sai lầm của phe chống cộng cực đoan quy kết Phạm Thành là cộng sản.
Tôi, mặc dù không đồng ý với Phạm Thành ở một số quan điểm nhưng vẫn cho rằng ông là người ngay thẳng. Ông đi lính CSVN vì nhận thức của một giai đoạn tuổi trẻ nhưng đã phản tỉnh ngay sau đó.Ông làm dân VNCH phẫn nộ vì hạn chế về tính logic trong nhìn nhận đánh giá giữa dân chủ và độc tài, tính chính danh của chính quyền dân bầu nhưng việc ông đứng về nhân dân Việt Nam là thật.
Ông bị CSVN bắt với tôi là điều không lạ và tôi tin ông cũng đã chuẩn bị cho ngày này lâu lắm rồi.Dù sao với tuổi 68 và với những tháng ngày sống trong lao tù sắp tới ông cũng như cụ Tô Hải , Trương Duy Nhất và nhiều người CS khác đã chứng minh sự phản tỉnh của mình không phải là lời nói suông.
Ít ra là sau những năm tháng ngộ nhận đến lúc cuối đời họ đã nhận thấy đâu là nhân dân, đâu là chính nghĩa. Tôi tin Phạm Thành sáng suốt hơn nhiều người vẫn còn mê muội về thể chế chính trị khác dù ở bất kỳ phía nào.

ĐÂU LÀ VẤN ĐỀ ?

Có đất nước văn minh,luật pháp đâu vào đó nhưng cũng có đất nước như bãi rác,xài toàn luật rừng.Người dân Việt Nam nhìn vào sẽ bảo là tại ở Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc dân được diễm phúc có chính phủ tốt, biết thương dân ,lo cho dân...còn mình do kiếp trước ăn ở sao đó nên trời phạt, sinh ra trong một đất nước cộng sản, gặp phải bọn bất tài, vô đức nên gánh nhiều khổ nạn.
Vì thế họ thi nhau kể về cái sướng của Mỹ, Hàn để bọn lãnh đạo Việt Nam chột dạ mà thay đổi, biết lo cho dân, đỡ tàn ác hơn.
Đó là một cách nghĩ sai lầm. Nếu họ cứ nghĩ như vậy thì đời họ và con cháu họ sẽ chẳng bao giờ khá lên được.
Họ phải hiểu rằng chính quyền khắp nơi trên thế giới đều có dã tâm và tham lam quyền lực như nhau. Chỉ có nhân dân là khác nhau.
Chính quyền châu Âu ,Hàn Quốc trước đây cũng tham nhũng, hành dân, thảm sát dân "mát trời ông địa". Mỹ thì có đỡ hơn vì toàn dân bỏ nước ra đi tuy nhiên cũng phải trải qua đấu tranh của nội chiến,đảng phái, của Martin Luther King...mới được như hôm nay. Hàn thì mất 40 năm hy sinh xương máu, Anh,Pháp...cũng trải qua nhiều cuộc cách mạng.
Trong khi đó dân Việt không hề làm cách mạng dân chủ mà chỉ làm cách mạng cho một cá nhân, gia đình, đảng phái hưởng lộc. Sau các cuộc cách mạng của dân Việt thế nào cũng có một nhóm người đặc quyền ăn trên ngồi trốc hơn đa số còn lại. Số này dùng quyền hành, luật lệ và ngụy biện để sống xa hoa và tạo ra một xã hội hỗn độn để cai trị số còn lại.
Mấu chốt nằm ở đâu ?
Đó chính là ở chỗ dân không biết đấu tranh với chính quyền,sợ hãi và buông thả với quyền lực nên chính quyền được đằng chân lân đằng đầu .
Mọi chính quyền đều có súng, có nhà tù. Nhưng dân có số đông . Chính quyền không thể bỏ tù hết dân. Trong cuộc xung đột này nếu chính quyền leo thang,gây căm phẫn cho dân thì làn sóng đấu tranh sẽ lan rộng và dai dẳng. Và cuối cùng dân sẽ nắm phần thắng vì họ đông hơn, biết hy sinh và nhìn xa trông rộng.
Khi dân thắng chính quyền thì xã hội sẽ ngăn nắp có hiến pháp, thể chế chính trị kiểm soát quyền lực, nhân quyền, luật pháp đâu vào đó . Chính quyền phải cạnh tranh thi đua làm cho tốt mới được bầu làm tiếp, còn không về vườn đuổi gà.
Khi chính quyền thắng bởi tuyên truyền, dụ dân chết thế vì dùng công an ,mật vụ đàn áp, khủng bố dân thì sẽ tạo ra một địa ngục trần gian. Lúc này sẽ nảy sinh tham nhũng, bán nước, bất công, đàn áp, bỏ tù và "cái còng,khẩu súng" mặc sức hoành hành. Nếu dân buông xuôi chờ mong chính quyền thay đổi thì đừng hòng.
Thưa rằng sẽ không bao giờ có chuyện chính quyền cải tổ, thay đổi để cứu dân mà chỉ có chuyện dân có dám hy sinh để cứu mình hay không mà thôi.
Nếu anh sợ còng và súng thì anh nên sắm cho mình cái hòm và mua sẵn đất chôn.
Nếu anh muốn có một xã hội công bằng và luật pháp anh phải gây dựng từ dân, phải tuyên truyền vận động và xây dựng lực lượng từ dân.Phải chấp nhận, hy sinh tù đày để hoạt động bí mật,thoát ra ngoài những luật lệ mà chính quyền độc tài ban hành để kêu gọi dân lật đổ chúng.
Dân phải kiên trì đấu tranh với sự vi phạm hiến pháp của chính quyền. Đấu tranh từ việc nhỏ đến việc lớn và không thể nhân nhượng bởi nếu càng nhân nhượng chính quyền sẽ càng lấn tới.
Do đó chỉ có nước nào dân quan tâm đấu tranh với chính quyền thì dân nước đó mới bước tới con đường hân hoan sung sướng. Lúc đó nhà cửa của họ mới văn minh sạch đẹp, có tự do có luật pháp.
Nếu họ buông hết cho chính quyền họ sẽ nhận được một đống rác ngập tràn với oan sai, bất công và diệt chủng. Chọn một tương lai như thế nào là do họ.

BẦU CỬ MỸ.

Nước Mỹ sở dĩ hùng mạnh dẫn đầu thế giới từ sau thế chiến 2 là vì nó được xây dựng trên lý trí chứ không phải trên cảm tính. Lý trí dựa trên cơ chế kiểm soát và cân bằng quyền lực, lý trí ở tam quyền phân lập, đảng cầm quyền bị một đảng có quy mô và tài năng ngang bằng nó kiềm chế, tổng thống bị một chủ tịch hạ viện theo dõi,công kích sát sao, hành pháp, lập pháp phủ quyết lẫn nhau, hành pháp bổ nhiệm tư pháp và tư pháp đình chỉ sắc lệnh hành pháp cũng như ra phán quyết phân xử ,bỏ tù hành pháp. Bên cạnh đó là truyền thông hai bên cũng cân bằng,không bên nào có thể dùng báo chí tuyên truyền để xuyên tạc sự thật, mị dân để lấn át bên kia.
Mỗi một thành công hay thất bại của đảng cầm quyền đều có đóng góp và trách nhiệm của đảng đối lập.
Đừng bao giờ nghĩ rằng bà Pelosi chuyên phá ông Trump và cũng đừng nên nghĩ rằng đảng Dân chủ chuyên cản trở đảng Cộng hòa hay ngược lại.
Với vai trò do hiến pháp quy định bà Pelosi và đảng Dân chủ đang làm một nhiệm vụ quan trọng: đó là không để cho quyền lực tha hóa. Nguyên tắc "quyền lực càng cao tha hóa càng rộng, quyền lực tuyệt đối tha hóa tuyệt đối". Và chủ tịch hạ viện cũng như đảng đối lập đang giữ không để sự tha hóa rộng và tuyệt đối đó xảy ra. Khi phe Dân chủ cầm quyền quá trình này cũng diễn ra như vậy.
Nhưng khác với những nhà khai sinh ra nước Mỹ, dân bao giờ cũng "nhất bên trọng, nhất bên khinh", họ không bao giờ thấy vai trò kiềm chế tha hóa quyền lực của đối lập. Họ chỉ thấy đối lập chuyên phá đám tổng thống và đảng cầm quyền.
Họ không hề thấy là nếu không có bà Pelosi và đảng Dân chủ nước Mỹ sẽ giống như Nga và các nước cộng sản hiện nay khi tổng thống muốn làm gì thì làm ,xem hiến pháp như miếng giẻ rách, họ chỉ thấy là nếu không có phe đối lập tổng thống mà họ yêu quý sẽ làm được những việc vĩ đại, đưa đất nước họ thành cường quốc văn minh hiện đại.
Điều này cũng giống như dân Đức tin tưởng Hitler, dân Việt tin Hồ Chí Minh, Trung Quốc tin Tập Cận Bình hay Nga tin Putin hiện nay.
Nhưng sự thật không hề đơn giản như thế. Cái này thế giới gọi là dân túy.
Một nhà lãnh đạo dân cử hay tiếm quyền đều có nghệ thuật làm cho dân say để bầu mình trọn đời. Không loại trừ họ có tài năng và đạo đức thật sự nhưng một điều chắc chắn là dẫu có tài năng và đạo đức đến đâu họ cũng không tránh khỏi tha hóa khi được trao cho quyền lực tuyệt đối.
Do vậy ta thấy hiện tượng dân Việt yêu quý quá mức một chính trị gia nào đó không phải là chuyện lạ. Đó là căn bệnh của các dân tộc sống thiên về cảm tính. Và nếu họ đả phá quá mức một chính trị gia nào đó cũng không lạ. Đó cũng là biểu hiện của một trạng thái cảm xúc của yêu ghét,giận hờn .
Làn sóng người Việt tố Trump và kêu gọi bầu cho Trump thêm một nhiệm kỳ nữa cũng nằm trong sự chi phối cảm tính đó. Tuy nhiên họ không giỏi hơn những nhà làm ra hiến pháp Mỹ.
Bởi nếu một tổng thống được bầu lên do sự yêu ghét của một nhóm người thì nước Mỹ không mạnh như hôm nay. Nước Mỹ không có chỗ cho dân túy.
Không chỉ vì một quan điểm thân Trung hay đánh Trung mà một tổng thống được bầu lên. Đó phải là một mối tổng hòa các quan điểm về an sinh xã hội, việc làm, y tế, kinh tế, chính sách... thỏa mãn được đa số và không bỏ qua thiểu số.
Một tổng thống được bầu không đơn giản là cá nhân ông ấy mà còn kéo theo cả một đảng phái phía sau. Đó là sự chuyển giao quyền lực giữa đảng này với đảng khác, giữa giai cấp cần lao với giới chủ, giữa người đi làm thuê và người chuyên thuê nhân công.
Do vậy người dân Mỹ bỏ phiếu chủ yếu vì vai trò và quyền lợi của họ được coi trọng ở mức độ nào.Nếu đa số thấy cần thay đổi thì sẽ có sự chuyển giao quyền lực . Tuy nhiên đôi khi lá phiếu của những bang chiến địa lại có tác dụng thay đổi cán cân nếu hai bên quá cân bằng.
Tuy nhiên hiến pháp Mỹ bao giờ cũng sẽ đảm bảo người chiến thắng là người cần thiết với đa số và cả nước Mỹ trong giai đoạn đó. Người chiến thắng không đến từ tuyên truyền mà từ sự chứng thực qua tranh luận.

NGUYỄN HÒA BÌNH KHÔNG PHẢI LÀ THẨM PHÁN? CHUYỆN BÌNH THƯỜNG.

Thấy dân mạng phát hiện Nguyễn Hòa Bình không phải là thẩm phán ,bảo đó là chuyện động trời tôi cười muốn lộn ruột. Giờ mà các bạn còn yêu cầu thẩm phán phải có tiêu chuẩn như thế này thế kia, phải được chủ tịch nước bổ nhiệm...quả là lạc hậu.
Theo lời Mao chủ tịch dưới chế độ CS"chúng ta không cần hiến pháp" vậy nên chỉ cần cách mạng phân công và luân chuyển cán bộ là không cần làm đúng chuyên môn. Sinh viên tổng hợp văn làm TBT, y tá làm thủ tướng, nhà thơ làm kinh tế... phòng xử án là nơi để chánh án ngoại tình, tòa án là nơi để chạy án, chia tiền ăn cướp, luật sư vào tòa bị đuổi ra...thì chuyện Nguyễn Hòa Bình không phải thẩm phán là chuyện đuơng nhiên.
Trong chế độ độc tài không có bất kỳ ai làm đúng ngành nghề của mình cả" Thầy không ra thầy, trò chẳng ra trò, Công an chẳng phải công an, bác sĩ chẳng phải là lương y"...Tòa án chẳng phải là nơi duy trì công lý nên chính quyền chẳng cần duy trì đúng các tiêu chuẩn quy định ở các nền pháp trị.
Chuyện động trời không nằm ở chỗ chính quyền khinh dân mà nằm ở chỗ dân bưng tai bịt mắt để cho chúng khinh mình.
Khi dân rút vào vỏ ốc nhằm"biết sống" nhằm an thân thì sẽ đẻ ra các thẩm phán dổm như Nguyễn Hòa Bình và những con dê tế thần như Hồ Duy Hải.
100 triệu dân Việt đều là những con dê tế thần cả. Vấn đề là thời điểm đưa vào lò mổ có khác nhau mà thôi.

ĐỐI LẬP.

Hai đảng đối lập của Mỹ bề ngoài mâu thuẫn đấu đá nhau để bảo vệ hiến pháp nhưng thật ra bên trong lại thống nhất với nhau trong các vấn đề lớn, trong chính sách toàn cầu.
Nhiều bạn đổ cho đảng Dân chủ bắt tay Trung Quốc , cho nó vào WTO, cho các công ty Mỹ đầu tư vào Trung Quốc làm giàu cho nó để bây giờ đổ nợ là không đúng.
Thật ra chính sách cho TQ vào sân chơi chung khởi đầu từ thời tổng thống Mỹ Nixon, thuộc đảng Cộng Hòa với "Thông cáo chung Thượng Hải" sau đó là chuyến viếng thăm TQ của ông này. Các đời tổng thống Dân chủ sau này như Clinton, Obama...chỉ là làm theo sự nhất trí giữa hai đảng trước đó.
Sự nhất trí này có nguyên nhân là vì Châu Âu sau thế chiến 2 cũng chuyển từ tư bản độc tài sang tư bản dân chủ bằng các định chế của nền kinh tế thị trường. Đó là một hình thức thay đổi thể chế chính trị diễn ra trong hòa bình, không đổ máu. Mỹ muốn Trung Quốc khi vào WTO, khi ký kết các hiệp định phải cần có một nhà nước pháp trị, không ai cao hơn luật. Từ các vụ kiện tụng hoặc tham gia kiện tụng quốc tế Trung Quốc sẽ noi gương châu Âu để chuyển sang có đối lập,đa đảng , đa nguyên, pháp trị.
Nhưng Trung Quốc lại nuôi tham vọng bá chủ thế giới nên con đường đó của Mỹ bị phá sản. Đại dịch virus Wuhan đã cho thấy thế giới nếu sống chung với Trung Quốc là sống chung với tai họa.
Do vậy dù sắp tới đảng Cộng hòa hay Dân chủ nắm quyền lực thì chính sách cô lập, cắt đứt quan hệ với Trung Quốc cũng sẽ thắng thế ở cả ba ngành hành pháp, lập pháp, tư pháp Mỹ.
Vì chính quyền Mỹ được xây dựng phụ thuộc vào quan điểm của dân Mỹ. Khi dân Mỹ chống Trung Quốc thì bất kỳ đảng nào lên cũng phải chống Trung Quốc.Nếu họ không chống họ sẽ bị dân cho về vườn đuổi gà bằng lá phiếu

THẾ NÀO LÀ MỘT TỔNG THỐNG ĐỘC TÀI PHI DÂN CHỦ ?

Có một số vấn đề khi tranh luận trên mạng xã hội người Việt chúng ta do không nắm vững các nguyên tắc dân chủ và độc tài nên cứ cãi nhau liên tu bất tận. Bên này chụp mũ bên kia là "cuồng", là "ngu" rồi sau đó là chửi rủa, block nhau. Đâu là quan tòa, đâu là đúng sai?Có những tiêu chí để đánh giá cả đấy. Đó là những tiêu chí thuộc về lý trí.
1/ THẾ NÀO LÀ MỘT TỔNG THỐNG ĐỘC TÀI PHI DÂN CHỦ ?
Không thể căn cứ vào việc ông ta làm để mị dân mà căn cứ vào thể chế chính trị. Ví dụ với tổng thống Hàn Quốc Park Chung Hee bạn không thể viện cớ ông nay đã tạo ra "Huyền thoại sông Hàn",xây xa lộ Hàn Quốc rồi làm nên kỳ tích kinh tế đưa Hàn Quốc từ nước nghèo đói đi lên để rồi đúc tượng ông ta. Minh Trị Thiên Hoàng, Hitler cũng làm như thế với Nhật và Đức...Nhưng cả ba nền dân chủ ba nước này đều xem đó là sai lầm của lịch sử. Chỉ những hậu duệ được hưởng quyền lợi của các chế độ này mới vinh danh họ mà thôi. Giáo dục của Hàn Quốc hiện nay sẽ không bao giờ xếp Park Chung Hee vào danh sách những tổng thống yêu nước. Trái lại họ xem ông là kẻ cần đánh đổ và giải oan cho người đã bắn chết ông.
Nguyên nhân vì sao ? Vì thể chế chính trị mà Park Chung Hee tạo ra là phi dân chủ . Người ta căn cứ trên những yếu tố sau đây:
- Hiến pháp Hàn Quốc dưới thời Park Chung Hee là hiến pháp tập trung quyền lực vào tay một cá nhân.
- Đàn áp đối lập.
- Không có tam quyền phân lập.
- Quốc hội bù nhìn, không có pháp trị.
- Đàn áp tự do ngôn luận.
- Không có bầu cử tự do để dân chọn đảng cầm quyền từ hai hay nhiều đảng.
Trong đó yếu tố quan trọng nhất, dễ nhận thấy nhất để xếp Park Chung Hee vào danh sách tội nhân của nhân dân Hàn Quốc đó là đàn áp đối lập. Bất kỳ ông tổng thống nào nếu có yếu tố này thì bao nhiêu công lao kinh tế chỉ là vứt đi, là thứ để lừa dân. Và ông ta sẽ bị lịch sử lên án, là thành phần chống lại nhân dân, tội danh sẽ được ghi vào sách giáo khoa lịch sử để giảng dạy cho thế hệ sau.
2/THẾ NÀO LÀ MỘT TỔNG THỐNG DÂN CHỦ ?
Một tổng thống dân chủ là tổng thống được bầu lên từ đa số, có giám sát bởi một đảng đối lập và một bản hiến pháp dân chủ. Bầu cử được tối cao pháp viện xác quyết là không gian lận.
Một ông tổng thống dân chủ được xem xét qua hiến pháp và thể chế chính trị dưới thời ông ấy chứ không qua những chính sách ông ấy làm.
Ông Trump có phải là tổng thống dân chủ không ?
Ông Trump không thể bảo ông là nhà độc tài vì cuộc điều tra của phe đối lập nhắm vào ông không ra phán quyết bầu cử đó là gian lận, có sự can thiệp của người Nga. Sẽ có người đưa ra những thuyết âm mưu để bác bỏ nhưng thực tế là tối cao pháp viện Mỹ không xác quyết điều đó. Ông Trump làm tổng thống dưới một bản hiến pháp dân chủ thật sự không cần bàn cãi,ông bị kiểm soát bởi đảng đối lập,tam quyền phân lập, tự do báo chí...
Vậy người nào bảo ông Trump là tổng thống độc tài thì phải xem lại hệ thần kinh của họ.
Bây giờ vấn đề đặt ra là "cuồng Trump" hay "không cuồng Trump".Và "cuồng Trump" có gì sai?
a/ Mệnh đề thứ nhất : nếu Trump là tổng thống độc tài thì "cuồng Trump" là quá sai. Nhưng Trump không phải.
b/ Mệnh đề thứ hai : Trump là một tổng thống dân cử.
Thế nào là tổng thống dân cử ? Đó là người được đa số bỏ phiếu tín nhiệm trong một cuộc bầu cử hợp hiến. Theo hiến pháp Mỹ" Sau ngày 20/1 dù bạn thích hay không thích thì người chiến thắng bởi đa số trong một cuộc bỏ phiếu hợp lệ vẫn là tổng thống của bạn".
Ở đây lại nảy sinh ra một trường hợp khác : đó là dù ông ta chiến thắng nhưng tôi vẫn có quyền không phục.
Và hiến pháp Mỹ thừa nhận"quyền không phục" đó của anh . Cái này gọi là quyền tự do ngôn luận của phe thiểu số đối lập.
Tuy nhiên bạn phải nên lưu ý rằng bạn chỉ có quyền phản đối bằng lời nói, chữ viết mà thôi. Nếu quyết định hành pháp của tổng thống mà bạn chống đối bằng hành động thì bạn có thể ra tòa để ngành tư pháp xử bạn.
Về "cuồng Trump": tất nhiên ta phải thừa nhận một thực tế rằng nạn "sùng bái cá nhân" vẫn tồn tại trong thể chế dân chủ và không ít người nhiễm căn bệnh này. Tuy nhiên vì ông Trump không phải là nhà độc tài, mọi quyết định của ông đều có dấu ấn của đảng đối lập và hiến pháp nên "cuồng Trump" không đến nỗi nguy hiểm như cuồng các lãnh tụ độc tài. Trên thực tế, ông Trump chỉ là kẻ làm thuê cho dân Mỹ. Do vậy cuồng một kẻ làm thuê theo ý định của đa số dân Mỹ thì cũng chính là "cuồng dân chủ". Ông Trump không thể làm sai mà không bị trừng phạt nên đừng lo là "cuồng Trump" sẽ đưa nước Mỹ xuống hố.
Ông Trump có đàn áp đối lập không ?
Không nên cho rằng việc ông Trump công kích báo chí,dọa bỏ tù người này người kia rồi cho đó là đàn áp đối lập. Đó là quyền tự do ngôn luận của ông ấy để phản biện lại quyền tự do ngôn luận của báo chí đối lập. Chừng nào ông can thiệp vào ngành tư pháp để bỏ tù phe chống ông thì đó mới là đàn áp đối lập.
Trong các chính sách kinh tế, chính trị, ngoại giao,quân sự,an sinh xã hội... của ông Trump sẽ có hai phe đồng tình và phản đối.Chưa chắc đồng tình nghĩa là ông Trump đúng, mà cũng chưa chắc phản đối là ông Trump sai. Đó chỉ là suy nghĩ chủ quan của những người đồng quan điểm hay khác quan điểm với ông Trump.
Tuy nhiên có một số vấn đề cần lưu ý :
- Ông Trump có thể sáng tạo nhưng không thể sáng tạo vượt quá những gì mà hiến pháp Mỹ cho phép.
- Các quan điểm của ông Trump đa phần không thể đi ngược với quan điểm của đa số dân Mỹ. Nếu ngược lá phiếu của dân sẽ cho ông về vườn. Vì dân là chủ chứ không phải ông.
Từ những phân tích trên có thể thấy những nhận định bảo Trump là tổng thống dân túy, dân Mỹ "cuồng Trump" là thiếu cơ sở. Nước Mỹ là một dân tộc lý trí không thể bị dẫn dắt bởi một chính trị gia. Chính họ mới là kẻ điều khiển và dẫn dắt nền chính trị Mỹ thay đổi theo hướng nào, chống ai, hòa bình hay chiến tranh chứ không phải là một đảng phái hay một nhân vật chính trị nổi bật nào đó. Điều này các nhà lập hiến Mỹ đã nghĩ đến hơn hai trăm năm trước và ngày nay đã được thừa nhận. Không một ông tổng thống nào có thể dẫn dắt được bộ óc của hàng ngàn tỷ phú, nhà khoa học, chính trị, sinh viên xuất sắc ở những trường đại học hàng đầu thế giới.
Do vậy nỗi lo "cuồng Trump" cũng chỉ là nỗi lo của những kẻ "ghét Trump" vì ông đụng đến quyền lợi của họ mà thôi.

CUỘC CHIẾN GIỮA NGƯỜI DÂN VÀ CHÍNH QUYỀN.

Cuộc chiến giữa người dân với chính quyền là cuộc chiến xuyên suốt lịch sử từ Đông sang Tây, Á sang Âu kéo dài từ thời nguyên thủy đến thời hiện đại.
Khi chính quyền chiến thắng người dân : xuất hiện hoàng đế và một tầng lớp thống trị quyền lực.
Khi người dân chiến thắng chính quyền : các nền quân chủ bị đạp đổ và chế độ phân quyền, kiểm soát quyền lực lên ngôi.
Do dân trí thấp, các dân tộc Á,Phi luôn cúi mọp đầu trước quyền lực, tôn sùng vua quan xem việc nô lệ cho quyền lực,chấp nhận thân phận hèn kém nô tỳ là điều tất yếu. Họ xem vua là thiên tử,con trời. Thần dân nào diễm phúc thì được vua hiền, dân tộc nào bất hạnh thì gặp hôn quân vô đạo.
Triết học phương Tây đã khai sáng văn minh cho nhân loại. Quyền lực đã chuyển từ số ít sang số đông bằng cuộc cách mạng bản lề 1642 xuất phát từ nước Anh để khai sinh ra nền cộng hòa đầu tiên của nhân loại.
Sau đó cách mạng Pháp 1789 và sự ra đời của Tuyên ngôn độc lập, hiến pháp Hoa Kỳ 1776 đã kết thúc thời kỳ quân chủ chuyên chế và hình thành nên thể chế dân chủ, tam quyền phân lập và pháp trị.
Tuy nhiên Việt Nam vẫn là một dân tộc lạc hậu với chính trị. Sau đêm trường nô lệ cho các nền quân chủ và thực dân, người dân nước Việt lại nô lệ tiếp cho một đảng phái chính trị nhân danh chủ nghĩa cộng sản.
Thực chất đây là một chế độ quân chủ nối tiếp mà ông vua được thay bằng đảng phái. Và họ bị lừa bằng một nền cộng hòa và dân chủ giả tạo.
Cho đến nay 96 triệu dân Việt Nam vẫn nghĩ rằng họ đang có dân chủ, có quyền bầu cử và quyền con người. Họ bị sa vào mê hồn trận của các khái niệm dân chủ, nhân dân,dân tộc giả tạo. Họ không hề biết là mình bị lừa dối bị cai trị và bị tước đi những quyền tối thiểu của con người.
Họ đang bị mất nước, bị khai thác cạn kiệt tài nguyên,môi trường sống và bị xem như súc vật. Thế nhưng họ không hề biết gọi nhau lại để chiến đấu giành lại quyền được sống và quyền cai quản đất nước.Họ không mảy may rung động trước tấm gương đấu tranh của Liên Xô,Đông Âu, Serbia, Mùa Xuân Ả Rập, Bắc Phi, Nam Phi, Ấn Độ, Myanma, Syria , Venezuela và gần nhất là Hồng Kông.
Họ không biết rằng rồi cuối cùng họ cũng buộc phải chọn một trong hai : tự do hay là chết. Vấn đề chỉ là thời gian.

CHÚNG TÔI SẼ KHÔNG BAO GIỜ ĐẦU HÀNG.

Đó là thông điệp mà tuổi trẻ Hồng Kông gởi đến tuổi trẻ thế giới nhất là với tuổi trẻ Việt Nam.
Tại sao Hồng Kông được trả về Trung Quốc năm 1997 đến nay đã 23 năm nhưng lại xuất hiện một lớp trẻ có tuổi đời chưa đến 23,chịu sự giáo dục nhồi sọ của Trung Quốc nhưng vẫn kiên cường như vậy ?
Đó là vì các thế hệ cha anh của những đứa trẻ này đã nhớ và ghi khắc vào tâm khảm một ý niệm tương tự như câu nói của tổng thống Mỹ Ronald Reagan :
"Tự do chưa bao giờ cách xa sự tuyệt chủng hơn một thế hệ. Chúng ta không thể truyền lại cho con cháu qua dòng máu. Cái cách duy nhất họ có thể thừa hưởng được sự tự do chúng ta đã hưởng là nếu chúng ta chiến đấu, che chở và bảo vệ nó và giao lại cho họ với bài học rằng họ cũng phải làm điều tương tự. Và nếu chúng ta không làm vậy, một ngày nào đó bạn và tôi trong lúc về già sẽ dùng những giây phút cuối đời để kể cho con cháu chúng ta nghe về ngày xưa đã từng có một nước Mỹ tự do."
Đúng ! Hồng Kông đã từng có tự do và các thế hệ sinh sống trên mảnh đất này đã giao lại bài học cho các thế hệ kế tiếp rằng họ phải làm điều tương tự nếu không muốn "tự do chỉ còn là hoài niệm".
Đó cũng là điều mà các thế hệ của Hàn Quốc đã làm dai dẳng trong suốt 40 năm trời. Và một bạn trẻ Hàn Quốc đã chân thành bộc lộ rằng :" Đây là điều mà người Việt Nam không bao giờ hiểu nổi".
Đó chẳng phải là niềm tự hào chiến thắng các đế quốc to như Anh ,Pháp, Mỹ... mà là niềm tự hào vì đã không chiến thắng họ, học tập theo họ để chiến thắng quyền lực.
Có thể phải mất vài trăm năm nữa lớp trẻ Việt Nam mới hiểu được điều này.Bởi đến bây giờ họ vẫn còn chưa hiểu nổi câu nói của cố tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu:" Sống không có tự do là đã chết".

Thứ Năm, 14 tháng 5, 2020

TỔNG HỢP NHỮNG STATUS NGẮN GỌN, SÚC TÍCH VỀ DÂN CHỦ.

1/ Rất ít dân tộc trên thế giới ngày nay chịu cúi đầu trước "cái còng và khẩu súng". Dân tộc Việt Nam là một trong những  ngoại lệ.

2/Súng có thể đẻ ra chính quyền nhưng "bất tuân dân sự" cũng có thể khiến chính quyền mất đi súng và bộ máy bảo vệ quyền lực.

3/Khi một dân tộc để cho một nhóm người đè đầu mình quyền xử án,giết người thì oan sai,bất công đến với họ là tất yếu.

4/Ai cũng gù lưng người thẳng lưng sẽ thành khuyết tật.
Ai cũng cúi đầu  người  ngẩng đầu  sẽ thành phản động.

5/Người ta không thể giết chết những cái chưa hề được sinh ra ở Việt Nam . Đó là  luật pháp,nhân quyền,dân chủ, công lý...

6/Tầng lớp "bị cai trị" chấp nhận kẻ cai trị ngồi trên đầu mình mà không đánh đổ thì bao giờ cũng hèn và kém hơn kẻ cai trị.

7/Vụ án HDH đã cho thấy CAVN không phải phá án giỏi nhất thế giới mà là "tra tấn nghi phạm,ngụy tạo hiện trường"giỏi nhất thế giới.

8/Khi bọn độc tài tự cho mình quyền giết người thì nó còn tùy tiện,độc ác và dã man hơn bọn cướp giết người gấp nghìn lần.

9/CSVN sẽ còn sống thọ vài ngàn năm nữa bởi dù dùng 3.000 CSCD bắn chết dân, mua dao thớt xử oan,dân VN cùng lắm chỉ chửi trên mạng.

10/Nước Mỹ và VNCH giàu mạnh thế nhưng xây dân chủ còn bị dân Việt  phá nát thì không ai có thể làm thay cho họ ngoài chính họ.

11/Một đất nước văn minh, tốt đẹp 100% là do dân.
Một đất nước lạc hậu, tàn lụi 100% cũng là do dân.

12/Về sâu xa, chính sự im lặng nhẫn nhục của dân tộc VN đã tạo nên cái chết của cụ Kình, Nguyễn Hữu Tấn,nỗi oan của HDH,của chính họ.

13/Nơi nào dân thường xuyên xuống đường nơi đó có luật pháp,có công lý
Nơi nào dân chỉ chuyên chém gió nơi đó có bất công,oan sai.

14/Không phải đàn  sói mà chính sự im lặng của bầy cừu mới là nguồn gốc của tội ác.

15/ Hôm nay bạn dùng ngụy biện để ngó lơ thân phận người này thì ngày mai đến phiên bạn,người ta cũng sẽ dùng ngụy biện để làm như thế

16/Không có đảng đối lập,không có biểu tình thì có kêu oan cả trăm năm vẫn vậy.Cái gốc ở đâu đa số vẫn còn chưa biết.

17/Công lý ở VN có hay không là do ở VN có đảng đối  lập song song với đảng cầm quyền hay không.Nếu không có, Công Lý sẽ đi đóng hài.

18/Không có chế độ độc tài nào dại dột cho người dân tam quyền phân lập,pháp trị cả. Họ phải tự hy sinh để giành lấy.

19/ Chờ nó bắt oan, xử oan rồi kêu trời cũng vô ích.Phải làm sao để nó không thể bắt oan,xử oan.Mỗi người dân VN đều là một HDH dự bị.

20/ CSVN y án HDH không phải trét phân vào mặt nền tư pháp mà là trét vào mặt 95 triệu dân VN .

21/Khi thằng đảng vừa tự mình làm ra luật, thi hành luật vừa xét xử thì giám đốc thẩm chẳng khác gì trò hề của thằng cướp.

22/Hồ Duy Hải, Nguyễn Thanh Chấn, Nguyễn Văn Chưởng... là hệ quả tất yếu  của một dân tộc không quan tâm đến chính trị.

23/Trước khi tạo ra một cuộc cách mạng thực tế phải tạo ra cách mạng nhận thức. Nhưng ngay cả nhận thức người Việt cũng sợ hãi.

24/ Một dân tộc tự do, ấm no,hạnh phúc không phải do sự cai trị của chính quyền ban cho dân mà do sự cai trị của dân lên chính quyền.

25/Rất khó để giải phóng tư tưởng của người dân VN ra khỏi nỗi sợ hãi, nô lệ và phụ thuộc vào quyền lực của các chế độ độc  tài.

26/ Các nền dân chủ thế giới đã tiến tới cung trăng nhưng dân Việt rất thỏa mãn là với Covid-19 "nền nói láo" tộc Việt đã  bắt kịp họ.

27/ Tài sản lớn nhất của một dân tộc là thể chế chính trị dân chủ. Có được tài sản này họ sẽ có tất cả.

28/Không ai cho bạn một xã hội tự do và một nền tư pháp công chính ngoài chính bạn.

29/Vụ án Hồ Duy Hải là điển hình của một nền tư pháp rừng rú. Tuy nhiên dân tộc Việt Nam  lại rất xứng đáng được nhận.

30/Cả 2 phía của dân tộc này đều không phân biệt được người anh hùng thật sự và những nhà độc tài bởi vì họ chẳng hiểu lắm về dân chủ.

































Chủ Nhật, 10 tháng 5, 2020

CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI KHÔNG BAO GIỜ SỬA ĐỔI MÀ CHỈ CÓ THỂ THAY THẾ NÓ BẰNG HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG.

Để ý thấy rằng trên FB người nào viết mà chỉ tập trung chỉ trích chính sách của chế độ cộng sản thì sẽ nhận được rất nhiều like, nhiều comment xuýt xoa khen ngợi .
Nhưng người nào noi gương cụ Tản Đà, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh hoặc theo nguyên lý "dân nào chính quyền đó","một xã hội của bầy cừu sẽ dẫn đến chính quyền của loài sói"" Tự do không hề miễn phí"...sẽ nhận được rất nhiều gạch đá và câu mặc định quen thuộc" hãy bỏ thói dạy đời về dân chủ đi".
Tại sao ?
Bởi tâm lý người dân Việt Nam không thích chỉ ra cái gốc vấn đề là tại mình. Vì nếu tại mình thì mình sẽ phải hy sinh , từ bỏ cuộc sống an nhàn để đấu tranh. Họ thích đổ tại đảng. Nếu gốc là tại đảng thì chỉ cần thằng đảng sửa đổi, cứ đến kỳ chúng sắp đại hội hãy tập trung phản biện, chửi cật lực vào và ngước cổ hóng tin. Thế nào chúng nghe chửi cũng sẽ thay đổi thể chế sang ...dân chủ hoặc sửa đổi chính sách tốt hơn.
Làm theo cách này đỡ tốn xương máu hơn. Mặc kệ mấy thằng ở nước ngoài hay nói dóc. Chúng nó mà về nước thì sẽ cũng như mình thôi.
Và thế là 5 năm, 10 năm hay 100 năm người dân Việt cũng chỉ dừng ở mức...chém gió.
Bởi lẻ cái mà chính quyền CSVN đang giữ là "quyền lực". Cái này không thể sửa đổi mà tốt được. Cái này phải thay đổi bằng máu như câu nói của vua Duy Tân " Nước dơ chỉ có thể lấy máu mà rửa". Những thằng ở nước ngoài không thể làm được vì nước chúng đang sống đã sạch rồi.
Sự thật bao giờ cũng mất lòng. Nói trệch cái gốc bao giờ cũng được lòng.
Nhưng thà mất lòng còn hơn cứ để họ nuôi mộng :
CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI KHÔNG BAO GIỜ SỬA ĐỔI MÀ CHỈ CÓ THỂ THAY THẾ NÓ BẰNG HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG.
Cái này thì các cụ xưa rành hơn lớp con cháu bây giờ nhiều.

TỘC VIỆT LÀ VUA NGỤY BIỆN.

Khi đi phá hoại các nền dân chủ, làm điều sai thì tộc Việt rất tâm đắc với các câu nói kích động của bọn độc tài. Chẳng hạn :
- Dù có đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập .
- Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước không chịu làm nô lệ.
- Không có việc gì khó.Chỉ sợ lòng không bền. Đào núi và lấp biển. Quyết chí ắt làm nên.
- Còn cái lai quần cũng đánh.
- Ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh.
Nhưng khi nước sắp mất, nhà sắp tan Trung Quốc sắp tràn qua, dân tộc sắp diệt chủng, nô lệ là quá rõ thì tộc Việt lại nhũn như con chi chi, luôn ung dung khoan thai :
- Nói thì dễ làm mới khó.
- Mưa dầm thấm lâu.
- Từ từ cháo cũng nhừ.
Ngày xưa thời VNCH mà vận dụng những câu này thì làm gì có khủng bố, ném lựu đạn , pháo kích, đấu tranh chính trị, chiến tranh nhân dân, du kích?
Logic học quy định mọi lập luận không được mâu thuẫn nhau. Nhưng tộc Việt bỏ logic vào thùng rác. Nghĩa là họ nói nhưng chẳng bao giờ động não nhìn lại lịch sử để thấy lập luận của mình là vô lý.
Một dân tộc yếu về logic không bao giờ có thể trở thành người chủ mà chỉ mãi mãi làm kẻ để người khác sai khiến.

CÓ VẺ MỸ MUỐN LOẠI TRUNG QUỐC RA KHỎI NHỮNG ĐỊNH CHẾ CHUNG VÀ THAY THẾ BẰNG ĐÀI LOAN.

Ngày 25/10/1971 trong một sự đảo chiều bất ngờ trước cam kết lâu dài của mình đối với chính phủ Đài Loan và chính sách không công nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc), các đại diện ngoại giao của Mỹ ở Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu bầu Trung Quốc trở thành thành viên thường trực Hội đồng Bảo an. Mặc cho sự phản đối từ nhiều quốc gia , Đài Loan vẫn bị trục xuất.
Lý do cho sự thay đổi rõ rệt trong chính sách của Mỹ là không khó để nhận ra. Mỹ đã đánh giá các mối quan hệ chặt chẽ hơn với Trung Quốc cao hơn cam kết lịch sử của mình đối với Đài Loan. Lợi ích của Mỹ trong việc được Trung Quốc giúp đỡ giải quyết tình hình tồi tệ ở Việt Nam; sử dụng ảnh hưởng của Mỹ đối với Trung Quốc như là đòn bẩy ngoại giao chống lại Liên Xô; và mong muốn có được các mối quan hệ kinh tế béo bở với Trung Quốc, là những yếu tố tác động đến quyết định của Mỹ.
Quan hệ với Trung Quốc kể từ đó đã phát triển mạnh mẽ, nổi bật là chuyến thăm của Tổng thống Richard Nixon tới Trung Quốc vào năm 1972. Không có gì ngạc nhiên khi quan hệ ngoại giao với Đài Loan trở nên nguội lạnh một cách rõ ràng, mặc dù Mỹ vẫn công khai thừa nhận rằng họ sẽ bảo vệ Đài Loan nếu hòn đảo này bị tấn công.
Từ khi THDQ mất ghế tại Liên Hiệp Quốc năm 1971 (bị thay thế bởi CHNDTH), đa số các nước có chủ quyền đã quay sang công nhận ngoại giao đối với CHNDTH, coi nó là đại diện hợp pháp duy nhất của toàn bộ Trung Quốc, đáng chú ý nhất là việc Mỹ công nhận năm 1979(Dù quan hệ 2 nước Đài-Mỹ vẫn luôn thật rất tốt đẹp). Tới năm 2019, quốc gia này vẫn giữ các quan hệ ngoại giao thực tế rất bình thường 1 cách chính thức với 14 nước thành viên của Liên Hiệp Quốc và tòa thánh Vatican, dù trên thực tế các mối quan hệ vẫn được giữ rộng rãi và phổ biến 1 cách tích cực với nhiều nước. Những cơ quan như Văn phòng kinh tế và văn hóa Đài Bắc và Viện Hoa Kỳ tại Đài Loan đang hoạt động "trên thực tế" như những đại sứ quán, dù không có được đặc quyền ngoại giao theo luật: họ không thể cung cấp bất kỳ sự bảo vệ lãnh sự nào và các nhân viên của họ cũng không có được bất kỳ quyền miễn trừ ngoại giao nào. Địa điểm của văn phòng vẫn nằm tại nước chủ nhà.
Chính phủ THDQ trong quá khứ từng coi mình là chính phủ hợp pháp duy nhất của Trung Quốc, cũng như những lãnh thổ cũ của họ. Lập trường này đã bắt đầu bị quên lãng từ đầu thập niên 1990, chuyển sang thành không tranh chấp về vị thế hợp pháp với việc CHNDTH cai quản đại lục Trung Quốc, dù những tuyên bố chủ quyền của THDQ vẫn chưa được rút lại thông qua việc sửa đổi hiến pháp. Các nhóm khác nhau có những quan niệm khác nhau về tình trạng chính trị thực tế hiện tại của Đài Loan.
Lập trường của Trung Quốc cho rằng Trung Hoa Dân Quốc đã ngừng tồn tại với tư cách là một chính phủ hợp pháp từ khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập ngày 1 tháng 10 năm 1949 và rằng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là chính thể tiếp nối của Trung Hoa Dân Quốc với tư cách chính phủ hợp pháp duy nhất của Trung Quốc, với quyền cai trị Đài Loan theo lý thuyết kế tục nhà nước. Như vậy, mặt khác quyền hợp pháp của Trung Hoa Dân Quốc trong việc chiếm lại lục địa vẫn không được chấp nhận rộng rãi mà còn đang bị tranh cãi.
Trung Quốc cho rằng "Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là chính phủ hợp pháp duy nhất đối với Trung Quốc và Đài Loan là một phần không thể tách rời của Trung Quốc". Cộng hòa Nhân dân Trung hoa không muốn đàm phán với Trung Hoa Dân Quốc về bất kỳ một hình thức nào khác ngoài Chính sách Một Trung Quốc.
Vì mục tiêu chống Cộng buổi đầu Chiến tranh Lạnh, Trung Hoa Dân Quốc ban đầu được Liên Hiệp Quốc và đa số quốc gia phương Tây công nhận là chính phủ hợp pháp duy nhất của cả Trung Hoa lục địa và Đài Loan. Nghị quyết 505 Đại hội đồng Liên hiệp quốc được thông qua ngày 1 tháng 2 năm 1952 đã coi những người Cộng sản Trung Quốc là những kẻ phiến loạn chống Trung Hoa Dân Quốc. Tuy nhiên, trong thập niên 1970 một sự thay đổi lớn trong chính sách ngoại giao khiến mọi quyền lợi chuyển từ tay Trung Hoa Dân Quốc sang Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Ngày 25 tháng 10 năm 1971, Nghị quyết 2758 được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua, theo đó trục xuất Trung Hoa Dân Quốc và thay thế ghế của Trung Quốc tại Hội đồng bảo an (và mọi tổ chức Liên hiệp quốc khác) bởi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Nghị quyết tuyên bố "rằng những đại diện của Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là những đại diện hợp pháp duy nhất của Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc." Nhiều nỗ lực của Trung Hoa Dân Quốc nhằm tái gia nhập Liên Hiệp Quốc, không phải với tư cách đại diện cho toàn bộ Trung Quốc nữa, mà chỉ là đại diện cho nhân dân tại các vùng lãnh thổ do họ quản lý vẫn chưa được hội đồng thông qua, chủ yếu vì áp lực ngoại giao của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, cho rằng Nghị quyết 2758 đã giải quyết vấn đề này.
Hôm 1/5/2020 , Mỹ lên tiếng ủng hộ Đài Loan gia nhập Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc nhanh chóng ra thông báo “thể hiện sự phẫn nộ và phản đối mạnh mẽ”.Theo phái đoàn Mỹ, Liên Hiệp Quốc là một định chế quốc tế với 193 thành viên được xây dựng từ 75 năm nay, trên nền tảng phục vụ cho mọi tiếng nói, đón nhận các quan điểm đa dạng, và thúc đẩy nhân quyền, thì việc ủng hộ Đài Loan tham gia Liên Hiệp Quốc là lẽ đương nhiên.
Việc Mỹ công khai và tích cực thúc đẩy vị thế quốc tế của Đài Loan - vấn đề nhạy cảm nhất trong quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc - là một tín hiệu cho thấy mối quan hệ giữa hai bên khả năng đã chuyển sang một giai đoạn mới: giai đoạn Mỹ muốn loại bỏ Trung Quốc ra khỏi những định chế chung của Liên Hiệp Quốc và thay vào đó bằng Đài Loan.
Một bước đi ngược với 49 năm trước.

QUAN NIỆM CỦA THẾ GIỚI NGÀY NAY ĐÃ ĐỔI KHÁC.

Nhìn hai tấm hình dưới đây nếu như cách đây vài chục hay vài trăm năm thì đó là bằng chứng tố cáo tội ác của chính quyền. Nhưng giờ đây nó lại là bằng chứng tố cáo dân quá bất lực, quá cam chịu không thể thay thế chính quyền để tạo ra một cuộc sống ấm no ,hạnh phúc cho mình theo học thuyết của Locke.
Người Việt Nam quá quen với suy nghĩ nhẫn nhục hàng ngàn năm . Đó là chính quyền là cha mẹ dân, thay trời trị nước (thế thiên hành đạo). Thế nên mỗi khi có cảnh cơ hàn, nghèo đói thì được văn học, báo chí , điện ảnh, nghệ thuật nêu ra để kích động nhân tâm nhằm tạo ra một cuộc cách mạng để thay thế chế độ độc tài này bằng một chế độ độc tài khác.
Nhưng hành trình đói nghèo này của dân vẫn tiếp tục xuyên suốt lịch sử. Bởi chính quyền của cá nhân, gia đình, đảng phái nào cũng chỉ vì chúng chứ không bao giờ vì dân.Vậy nên cảnh dân ốm đói, trường học rách nát trải dài từ 1000 năm nô lệ giặc Tàu, qua 1000 năm quân chủ,100 năm thực dân và mấy mươi năm dưới hai chế độ quân chủ mạo danh cộng hòa. Hình ảnh đó chỉ khởi sắc hơn dưới 8 năm dân chủ thật sự từ 1967-1975.
Thật sự là vì sao ? Vì dân xem mình là thân phận con sâu, cái kiến không hề biết đến sức mạnh của mình. Nếu họ là một cá nhân riêng rẻ, một vài trăm hay vài ngàn người tách biệt thì họ cam chịu trước vũ lực là đúng. Nhưng các nhà triết học như Locke lại thấy rằng họ là một tập thể hàng triệu người gấp hàng chục lần số lượng những kẻ cai trị họ.
Vậy nên các ông cho rằng bằng cách gì không biết để xảy ra đói nghèo, trường học rách nát như trên là do dân. Nếu chính quyền không làm được thì phải thay nó đi. Thay bằng cách gì thì thế giới đã làm và những kẻ cai trị họ cũng đã làm để ngồi trên đầu họ.Do đó bảo rằng dân không thể làm được là phi lý khi chính người cộng sản cũng từ một vài người nhờ tuyên truyền dân mà lập nên cơ nghiệp và 112 nước trên thế giới cũng đi lên từ một hay vài người.
Do vậy khi có một bản án oan từ một nền tư pháp không công chính, những người có tư tưởng dân chủ liền hiểu ngay đó là trách nhiệm của mình. Đó là trách nhiệm không thể đi sâu vào nhân dân để vận động họ xuống đường thay đổi thể chế chính trị nhằm tạo ra hiến pháp, tam quyền phân lập, pháp trị trọng chứng hay trọng cung.
Chế độ độc tài bao giờ cũng tham nhũng, lạm quyền, bất công, đàn áp và thảm sát.
Để cho tham nhũng, lạm quyền, bất công,đàn áp và thảm sát xảy ra là vì dân không tạo ra được một thể chế để giám sát nó.
Những người có tư tưởng độc tài sẽ oán trách chính quyền và từ đó tạo ra một cái vòng luẩn quẩn khác nhưng những người hiểu biết thì nhắm vào dân để cái vòng luẩn quẩn này không tái lập lại.
Sau 20 năm có internet cái logic này đã có nhiều người Việt Nam biết nhưng đáng tiếc là họ chỉ là một thiểu số nhỏ nhoi trong hàng chục triệu người chuyên đổ thừa.

4 TRỞ NGẠI KHI KIỆN TRUNG QUỐC ĐÒI BỒI THƯỜNG CORONAVIRUS.

Kể từ tháng Ba năm 2020, nhiều cá nhân, các nhóm hoạt động và các công ty luật lớn của Hoa Kỳ đã rục rịch chuẩn bị cho động thái khởi kiện chính quyền Trung Quốc vì những thiệt hại mà coronavirus gây ra. Hai đơn khởi kiện gây chú ý nhất hiện nay có thể đến từ bang Florida (nộp lên tòa tiểu bang ngày 12/3) và bang Nevada (nộp lên tòa tiểu bang ngày 23/3).
Người bị kiện được liệt kê, bao gồm Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Đảng Cộng sản Trung Quốc, Hội đồng Sức khỏe Trung ương Trung Quốc, Bộ Quản lý Khẩn cấp Trung Quốc, Bộ Dân vụ Trung Quốc, Chính quyền Nhân dân tỉnh Hồ Bắc và cả Chính quyền Nhân dân thành phố Vũ Hán. Theo đó, họ đề nghị tòa liên bang Mỹ công nhận một vụ kiện tập thể toàn quốc (class-action suit) đại diện cho tất cả các cá nhân, pháp nhân Hoa Kỳ đã phải chịu tổn thất về nhân mạng, sức khỏe, tài sản gắn liền với sự bùng nổ của đại dịch COVID-19.
Ngày 3/4, dân biểu Lance Gooden thuộc Hạ viện Hoa Kỳ đã giới thiệu một dự thảo luật cho phép sửa đổi Đạo luật Quyền miễn trừ Quốc gia (Foreign Sovereign Immunities Act – FSIA), từ đó mở cánh cửa khởi kiện chính phủ Trung Quốc vì coronavirus. Cụ thể, dự thảo đề nghị thêm vào FSIA đoạn:
“Các chính phủ nước ngoài sẽ không được hưởng quyền miễn trừ trước tòa án Hoa Kỳ nếu có đủ căn cứ chứng minh rằng chính phủ đó, cố tính hay vô ý, phát tán vũ khí sinh học vào Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ.”
Như vậy, nếu muốn khởi kiện chính phủ Trung Quốc trong trường hợp này, dự thảo yêu cầu phải chứng minh được coronavirus là một loại vũ khí sinh học do Trung Quốc nghiên cứu sản xuất.
Mới đây, ngay cả tiểu bang Missouri cũng đã nộp đơn khởi kiện Trung Quốc lên tòa án liên bang.
Những tin tức về các vụ kiện liên hồi được đưa tin tại Việt Nam như “ngày phán xét” dành cho Trung Quốc và Đảng Cộng sản nước này.
Nếu bạn đang muốn lên án Trung Quốc về cách mà họ đối phó với virus viêm phổi Vũ Hán, cá nhân người viết ủng hộ bạn cả hai tay, hai chân. Bản thân người viết cổ vũ việc sử dụng thành tố “Vũ Hán” trong tên gọi của đại dịch nhằm nhắc nhở chúng ta về các chiến dịch đổi trắng thay đen mà chính quyền Trung Quốc đã và đang thực hiện. Chính quyền này cho đến nay vẫn chọn con đường chối bỏ, hạn chế thông tin, đàn áp những người lên tiếng trong nước. Họ chắc chắn phải chịu một phần trách nhiệm chính trị rất lớn trong tình trạng của đại dịch hiện nay.
Tuy nhiên, nếu bạn muốn tin rằng pháp luật quốc tế (lẫn quốc nội) cho phép người dân thế giới khởi kiện đòi bồi thường từ Trung Quốc, dưới đây là vài vấn đề để bạn tham khảo.
Bản chất vụ kiện
Trước khi bước vào phân tích vấn đề, cần thống nhất một số yếu tố căn bản về các vụ kiện như sau.
Chủ thể khởi kiện là cá nhân, tổ chức có quốc tịch của một quốc gia khác.
Chủ thể bị kiện là chính phủ Trung Quốc, Đảng Cộng sản Trung Quốc và các cơ quan ban ngành.
Tòa thụ lý là tòa án quốc nội Hoa Kỳ (hoặc bất kỳ quốc gia nào khác, ngoài Trung Quốc).
Đơn khởi kiện có yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Căn cứ pháp lý chưa được làm rõ.
Như vậy, có thể thấy đây là một vụ kiện dân sự nhằm đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, nhắm đến chính phủ của một quốc gia có chủ quyền và sử dụng thẩm quyền của tòa án quốc nội.
Trở ngại thứ nhất:
Quyền miễn trừ tài phán và tài sản quốc gia
Chướng ngại đầu tiên và rõ ràng nhất để phủ nhận khả năng kiện đòi bồi thường chính phủ Trung Quốc vì coronavirus chính là đặc quyền miễn trừ tài phán và tài sản của các quốc gia có chủ quyền.
Để hiểu rõ về quyền miễn trừ này, bạn có thể tham khảo nội dung của Công ước Liên Hiệp Quốc về Quyền Miễn trừ Tài phán và Miễn trừ Tài sản Quốc gia (United Nations Convention on Jurisdictional Immunities of States and Their Property). Theo đó, Điều 5 ghi nhận rằng một quốc gia có chủ quyền có đặc quyền miễn trừ khỏi thẩm quyền xét xử của bất kỳ tòa án quốc nội nào trên lãnh thổ của một quốc gia khác.
Một công ty Việt Nam không kéo chính phủ Trung Quốc ra tòa Hà Nội để “giải quyết tranh chấp”.
Một công dân Trung Quốc không thể yêu cầu tòa Bắc Kinh thực hiện biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với tài sản của chính phủ Mỹ trên đất Trung Quốc.
Đây là ý nghĩa quan trọng nhất của quyền miễn trừ tài phán và tài sản trong công pháp quốc tế.
Những quyền trên là đặc quyền đương nhiên của các quốc gia. Tuy nhiên, một quốc gia vẫn có thể từ bỏ quyền của mình một cách minh thị để chịu sự điều chỉnh tài phán chung với các cá nhân, tổ chức có quốc tịch nước ngoài.
Ví dụ, Công ty Rusoro Mining của Canada đã khởi kiện Venezuela khi họ cho rằng chính phủ quốc gia này đã vi phạm các nguyên tắc bảo hộ đầu tư trong Hiệp định Hợp tác Đầu tư Song phương Canada – Venezuela (Bilateral Investment Treaty – BIT). Rusoro có thể làm điều đó bởi vì trong chính Hiệp định Hợp tác Đầu tư, Venezuela đã chủ động từ bỏ quyền miễn trừ tài phán của mình.
Cũng cần lưu ý rằng Công ước Liên Hiệp Quốc về Quyền Miễn trừ Tài phán và Miễn trừ Tài sản Quốc gia cho đến nay vẫn chưa có hiệu lực pháp lý vì không đủ số lượng quốc gia ký kết. Song nguyên tắc miễn trừ tài phán thì từ lâu được hầu hết các quốc gia thuộc Liên Hiệp Quốc thừa nhận.
Tài liệu số A/CN.4/343 của Liên Hiệp Quốc về tình hình pháp luật liên quan đến quyền miễn trừ tài phán và tài sản tại các quốc gia, cho thấy hầu hết các thành viên đều khẳng định hệ thống pháp luật nội địa của mình có sẵn khung pháp lý để bảo vệ quyền miễn trừ quan trọng này. Nhóm các quốc gia báo cáo có cả Hoa Kỳ.
Như vậy, quyền miễn trừ tài phán và tài sản dành cho chính phủ các quốc gia có thể xem là một tập quán pháp quốc tế và có hiệu lực đối với mọi quốc gia trên thế giới.
Đạo luật Quyền miễn trừ Quốc gia của nhà nước liên bang Hoa Kỳ mà chúng ta có dịp nhắc đến ngắn gọn phía trên là một minh chứng cho nghĩa vụ tôn trọng pháp luật quốc tế của Hoa Kỳ. Việc sử dụng tòa án quốc nội để kiện đòi bồi thường thiệt hại dân sự từ phía chính phủ một quốc gia khác, vì vậy, là chưa phù hợp với pháp luật quốc tế.
Trở ngại thứ hai:
Không thể áp dụng thuyết “Miễn trừ tương đối”
Một điểm thú vị khác về quyền miễn trừ là chúng ta có hai học thuyết giải thích nó.
Đầu tiên là học thuyết miễn trừ tuyệt đối (absolute theory of state immunity), cho rằng mọi hoạt động có dính dáng đến chính quyền một quốc gia đều có thể hưởng quyền miễn trừ. Song thuyết này đã mất đi tính hấp dẫn của nó, đặc biệt là sau Đệ nhị Thế chiến, khi nhà nước theo mô hình Marxist xóa mờ lằn ranh giữa “kinh tế tư nhân” và thẩm quyền nhà nước.
Trong bối cảnh các “quả đấm thép kinh tế nhà nước” của các quốc gia xã hội chủ nghĩa tung hoành ngang dọc thế giới, quyền miễn trừ trở thành một lợi thế cạnh tranh không công bằng giữa công ty nhà nước và công ty tư nhân. Lúc nảy sinh tranh chấp, những công ty nhà nước có thể lạm dụng quyền miễn trừ để trốn tránh trách nhiệm tài chính hay trách nhiệm thực hiện hợp đồng của mình.
Vì vậy, học thuyết miễn trừ tương đối (hay miễn trừ hạn chế – restrictive theory of state immunity) ra đời. Theo đó, quyền miễn trừ chỉ được áp dụng khi các hành vi của chính phủ một quốc gia mang bản chất công (như ban hành một đạo luật, thực hiện quyền uy hành chính nhà nước…). Nếu hành vi được thực hiện mang bản chất tư như mua bán, trao đổi kinh tế thông thường, quyền miễn trừ tài phán và tài sản sẽ không được áp dụng.
Hoa Kỳ và phần lớn các quốc gia trên thế giới ngày nay đều đi theo học thuyết miễn trừ tương đối. Trên cơ sở này, một số học giả cho rằng vẫn còn có khả năng khởi kiện chính quyền Trung Quốc.
Thực tế thì với Điều 1605 của FSIA, chính phủ Hoa Kỳ dành một số ngoại lệ cho quyền miễn trừ nhằm bảo đảm quyền lợi chính đáng của các chủ thể tư. Chúng bao gồm:
Hoạt động thương mại thực hiện trên lãnh thổ Hoa Kỳ, hoặc gây ra có tác động trực tiếp lên hoạt động thương mại trên lãnh thổ Hoa Kỳ
Tài sản tranh chấp là bất động sản được thừa kế, cho tặng… nằm trên lãnh thổ Hoa Kỳ
Thiệt hại vật chất liên quan đến thương tật và nhân mạng là kết quả của hành vi tra tấn, giết hại không xét xử, phá hoại tàu bay, bắt cóc con tin, hoặc những hoạt động hỗ trợ việc thực hiện các hành vi nói trên. Điều kiện là nước bị khởi kiện đã được xác định là quốc gia tài trợ khủng bố (state sponsor of terrorism).
Và một số ngoại lệ khác.
Tòa án Hoa Kỳ đã từng chấp thuận đơn khởi kiện của các gia đình nạn nhân trong thảm họa ngày 11/9 đối với chính phủ Saudi Arabia dựa trên ngoại lệ cuối cùng chúng ta vừa nhắc đến (hiện kết quả vẫn chưa ngã ngũ). Tuy nhiên, cựu tổng thống Barack Obama đã nhiều lần phản đối quyết định này bởi nó vi phạm nguyên tắc miễn trừ tài phán trong pháp luật quốc tế.
Đối với trường hợp viêm phổi Vũ Hán, dù hành vi của chính quyền Trung Quốc là không minh bạch với nhiều sai phạm khá rõ ràng, chúng vẫn là các hành vi quản trị nhà nước bên trong lãnh thổ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Khó có thể xếp chúng vào nhóm hành vi thương mại hay hành vi ủng hộ – hỗ trợ hoạt động khủng bố để được coi là ngoại lệ của thuyết miễn trừ tương đối.
Trở ngại thứ ba:
Khó có thể kiện Đảng Cộng sản Trung Quốc
Hiện cũng có một số quan điểm cho rằng có thể kiện Đảng Cộng sản Trung Quốc thay vì chính phủ Trung Quốc, và vì vậy có thể lách được quyền miễn trừ dành cho quốc gia.
Lập luận này nghe có vẻ hấp dẫn, nhưng vẫn không phù hợp với thực tiễn chính trị của các quốc gia.
Trước tiên, ngay cả khi Đảng Cộng sản Trung Quốc đứng đằng sau tất cả những quyết định chính sách liên quan đến coronavirus tại Vũ Hán, họ không tự mình thực hiện nó. Các quyết định thực tế gây ảnh hưởng lên đời sống của người dân Trung Quốc đều phải qua các công cụ nhà nước của chính quyền Bắc Kinh bao gồm công an, cơ quan y tế, cơ quan tư pháp…
Để so sánh một cách đơn giản, bạn nghĩ rằng mình có thể kiện Đảng Dân chủ Hoa Kỳ vì Tổng thống Barack Obama ra quyết định tấn công Lybia hồi năm 2011?
Câu trả lời chắc chắn là không, bởi vì Obama không thực hiện thẩm quyền của mình với tư cách là một đảng viên Dân chủ. Hành vi và quyết định của họ chỉ có quyền lực hành pháp bởi vì đó là hành vi của Tổng thống Hoa Kỳ, người đứng đầu nhà nước liên bang.
Tương tự như vậy, các quyết định dẫn đến đại dịch COVID-19 là hệ quả của việc nhà nước hóa các hành vi của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Thêm vào đó, tại các quốc gia toàn trị nơi một chính đảng nắm độc quyền quyền lực nhà nước, các luật gia quốc tế cũng chấp nhận luận điểm rằng nhà nước có thể chịu trách nhiệm cho hành vi của đảng cầm quyền (attribution of state conducts). Điều này được ghi nhận trong quyển The Law of International Responsibility, do các chuyên gia luật quốc tế hàng đầu James Crawford (hiện đang là Thẩm phán Tòa án Công lý Quốc tế), Alain Pellet, Simon Olleson chủ biên.
Bạn còn nhớ chuyến thăm lịch sử của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thẳng Nhà Trắng, Hoa Kỳ hồi năm 2015? Vì sao một nguyên thủ quốc gia lại gặp chính thức người đứng đầu của một đảng phái? Đây chính là biểu hiện của việc thừa nhận sự kết nối không thể tách rời giữa chính đảng cầm quyền và nhà nước.
Trở ngại thứ tư:
Khó phân định trách nhiệm bồi thường
Giới học thuật quốc tế hiện nay thường nhắc đến tài liệu có tên gọi “Trách nhiệm quốc gia về những hành vi vi phạm pháp luật quốc tế” (Article on Responsibility of States for Internationally Wrongful Acts – ARSIWA), do Ủy ban Pháp luật Quốc tế (International Law Commission) soạn thảo. Văn bản này không có hiệu lực pháp lý bắt buộc đối với các quốc gia. Tuy nhiên, nó vẫn thường được viện dẫn như là một xu thế pháp luật quốc tế đang trong quá trình pháp điển hóa.
Bàn về các vấn đề như phân bổ “hành vi nhà nước” cho các loại cơ quan, xác định trách nhiệm nhà nước và cấu thành của hành vi vi phạm pháp luật quốc tế, văn bản này có Điều 2 ghi nhận về hai yếu tố để xác định một hành vi nhà nước là sai phạm quốc tế: (1) hành vi có thể được xác định là một hoạt động nhà nước; và (2) hành vi đó vi phạm nguyên tắc pháp luật quốc tế mà quốc gia chịu điều chỉnh.
Trong trường hợp của Trung Quốc, có thể thấy họ là thành viên ký kết Bộ Quy tắc Sức khỏe Quốc tế (International Health Regulation – IHR), vốn có hiệu lực áp dụng bắt buộc. Theo Bộ quy tắc, quốc gia phát hiện ra các chủng bệnh mới phải thông báo ngay lập tức, kịp thời và trung thực cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về tình trạng của chủng bệnh truyền nhiễm, đi kèm theo đó là các biện pháp phù hợp để kiểm soát dịch bệnh.
Như vậy, nếu nhìn thẳng vào sự thật tại Trung Quốc và nghĩa vụ được ghi nhận bởi IHR, lập luận cho rằng chính phủ Trung Quốc đã có hành vi vi phạm pháp luật quốc tế là hoàn toàn khả dĩ.
Tuy nhiên, Bộ quy tắc sức khỏe không có ghi nhận cụ thể về trách nhiệm của quốc gia vi phạm. Và các quốc gia thành viên của Bộ quy tắc cũng không tuyên bố từ bỏ quyền miễn trừ tài phán của mình, vấn đề mà chúng ta đã bàn ở chướng ngại đầu tiên.
Thêm vào đó, ngay cả khi chúng ta muốn dựa vào ARSIWA để “tính toán” thiệt hại mà chính phủ Trung Quốc phải bồi thường, việc này cũng gần như không thể. Tại Điều 39 ARSIWA, việc xác định thiệt hại (contribution to injury) còn phải căn cứ vào lỗi, sự cẩu thả, hay thiếu sót của quốc gia bị thiệt hại.
Trong trường hợp của viêm phổi Vũ Hán, dù hành vi vi phạm pháp luật quốc tế của Trung Quốc là rõ ràng, nhưng còn sự cẩu thả hay thiếu sót của chính quốc gia bị thiệt hại thì sao? Rõ ràng, không phải quốc gia nào cũng có thiệt hại đương tương như nhau vì sự bùng phát của chủng virus này, và hành vi vi phạm của Trung Quốc không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến thiệt hại.
Cụ thể, tại Đài Loan, số người mắc bệnh chỉ là vài trăm với hai bệnh nhân thiệt mạng. Nhưng ở Hoa Kỳ, con số người chết đến nay đã là hơn 50.000 người và hơn 900.000 ca nhiễm bệnh.
Căn cứ của sự khác biệt này là do đâu? Ngay cả khi thừa nhận rằng Trung Quốc có hành vi vi phạm luật quốc tế khi cố tình che giấu dịch bệnh thời gian đầu, những hậu quả quá chênh lệch tại các quốc gia khiến cho cơ sở để quy chụp toàn bộ trách nhiệm cho chính quyền Bắc Kinh trở nên không vững vàng.