Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

Thư gởi cụ Lý Bá Lin.

Đôi dòng gởi cụ Lý Bá Lin hay Lin LyBa.
      Nhân ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 con xin mạn phép có đôi lời gởi đến cụ,chúc cụ mạnh giỏi sống lâu là con mừng.Chẳng là hôm qua Lương Thế Cường biệt danh Cường con có đem đến một bó tiền đâu chừng 500 triệu,nhờ con chạy cho một chức danh gì đó.Con thấy gã ra trường đã lâu,tài thì có nhưng bị trù dập ,lâu nay chẳng nên cơm cháo gì,phần thì vợ con thúc hối nghĩ cũng tội nên chỉ nhận có một nửa,nửa còn lại bảo chừng nào xong việc hẳn tính.Cụ cho thì con mới dám nói,chứ con nghĩ cụ giữ ghế "chủ tịch lớp" cũng đã lâu(hơn 30 năm rồi còn gì).Nhìn sang nước Anh thấy Alex Ferguson sau 27 năm tham quyền cố vị,rồi cũng phải từ bỏ chiếc ghế HLV trưởng MU,ra đi trong ánh hào quang sáng chói.Thời nay một nhiệm kỳ chỉ có 4 năm nhiều lắm là 8 năm,cụ ôm cái ghế ấy lâu đến thế cũng mệt cho cụ với lại cản đường tiến của lớp trẻ bây giờ.Cụ không tính trước bây giờ,lỡ mai này xảy ra đảo chính có khi tiếng không còn mà danh cũng mất.Nói mạn phép cụ,dưới thời cai quản của cụ tình hình Văn K6 cũng ảm đạm lắm.Cứ lấy tấm hình mới Post lên gần đây xem sẽ rõ.Dân tình đói khổ ,hốc hác chỉ còn da bọc xương.Có một con cu cườm để cất tiếng gáy làm đẹp cho đời cũng bị đem ra nhổ sạch lông làm thịt ăn để chống suy dinh dưỡng.Lại thêm nạn trộm cắp hoành hành khắp nơi,đặc biệt là tình trang phá hoại tài sản XHCN như bẻ thanh giường làm củi nấu cơm địa phương nào cũng có.Chưa kể tình trạng 5 giờ sáng phải bị dựng đầu dậy tập thể dục buổi sáng khiến đứa nào cũng mất ngủ ,ngáp hoài.Nói chung là ăn không no ,ngủ không yên.Tình hình gần đây theo như ý Cường con cũng có lý,người ta bờ lốc ,bờ léo,phây bút,phây biếc ì xèo còn dân cụ đếm đi đếm lại chỉ lèo tèo mấy mạng.Chưa kể cụ còn chơi trò trống bỏi,ngày nào cũng tâm sự với em gái nào ở tít tận Hà Nội.Trong thì như thế ,ngoài thì giặc sắp đánh tới cụ vẫn bình chân như vại,cao lắm cũng chỉ ra có vài cái công hàm phản đối.Thôi thì nhắm không xong coi thử đứa nào còn trẻ,gốc gác thành phần cơ bản,thì đưa nó vào cơ cấu trước,có gì giao việc cho nó còn mình đứng đàng sau làm nhiếp chính.Đôi ba năm sau cụ lui về Côn Sơn vui thú điền viên có phải hay không,tham chi ba cái chức danh hão mang tiếng "phù du"đó cụ.Cường con tuy hơi ba hoa nhưng cũng là đứa có năng lực,với lại gã nhậu nhiều tửu lượng cao chắc cũng dễ dàng trong việc đối ngoại.Còn đối nội mấy gã loèn quèn như Công Tính Trương có lên tiếng thì "hốt liền"cho ngồi tù vài tháng là bố đứa nào dám nói.Đó là vài ý kiến lạm bàn còn mọi chuyện đếu là việc nhà của cụ,tùy cụ quyết định.Con cũng xin nhắc cụ để lỡ xảy ra đảo chính thì các thế lực thù địch sẽ cho cụ đi lưu vong chứ đưa ra tòa án quân sự thì tiêu.Vài dòng can thiệp vào chính sự của cụ,có gì không phải con cũng cắn rơm cắn cỏ xin cụ bỏ qua cho con.

Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

Ngụ ngôn về Nhất.

     Hôm qua Nhất ra tòa.
 Tòa hỏi:
   -Anh biết tội mình chưa?Nhất ngẩn người:
   -Tội gì,thưa tòa?
   - Ba tội lớn:phạm húy,phỉ báng và biến thái. Thấy Nhất vẫn chưa hiểu,tòa bèn giải thích:
   -Thứ nhất,anh dám đặt tên là Trương Duy Nhất trong khi chỉ có một người mới có thể lấy tên đó.Người đó họ Đ...Thứ hai dám phỉ báng bằng cách đưa hình ảnh con trâu và cây đàn lên trang blog của mình,làm như vậy là phỉ báng con trâu,phàm đã là trâu thì không có tội.Tội thứ ba là nặng nhất,dám lợi dụng ... để xâm phạm.Dân gian gọi tội này là tội dê.
    Quan tòa nói chưa xong đã thấy Nhất ngất xỉu.Bác sĩ chẩn đoán hóa ra anh ta bất tỉnh vì cười.Tòa buộc thêm tội dám khinh miệt tòa án.Mãi sau anh ta mới cãi:
    -Hai tội trên tòa tuyên tôi chịu.Nhưng tội thứ ba rõ ràng là bất công.Người ta phải có v... tôi mới lợi dụng được chứ.Không có v... lấy gì lợi dụng.

Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2013

Tiễn bạn.

       Thành ơi,vậy là bạn đã đi thật rồi sao.Hôm trước nghe Trúc Oanh nói mình vẫn nửa tin nửa ngờ,hôm nay đọc mẩu tin buồn trên blog của lớp Văn K5 mình mới tin là thật.Hoàng Thành mất lúc 1h30 sáng ngày 22/8/2012 sau một thời gian bệnh nặng.Dẫu đã cố nén lòng nhưng sao mình vẫn thấy cay cay mắt.
      Thành ra đi vội thế,26 năm mình vẫn dò tin bạn,năm 2007 mình có về nước,nghe bà nội nói có người bạn của con vẫn thường ghé hỏi thăm tin con,mình đinh ninh đó là Thành.Tiếc là mình ở Huế ít ngày quá,không đủ để tìm ra bạn đành hẹn một dịp về nước khác.Thế mà từ nay mình mãi mãi không còn gặp bạn nữa rồi.Gần 50 tuổi,tóc đã lắm sợi bạc,cảm xúc không còn sôi nổi như ngày nào nhưng sao mỗi khi nghĩ về bạn mình vẫn không ngăn được nỗi lòng.Vẫn biết nhân sinh vô thường,sống chết là hành trình sắp sẵn của tạo hóa ,dẫu có muốn cũng không thể cãi mệnh trời,mình vẫn thấy day dứt khi ngày Thành đi mình không có mặt để đưa tiễn,dù ít,dù nhiều vẫn có thể thắp cho bạn một nén nhang để hương hồn bạn có thể thanh thoát bay xa .
       Thành nhớ không,tụi mình quen nhau vào ngày hội trại của các lớp 12 trong toàn huyện Hương Điền(năm học 1982-1983).Hồi đó mình là lớp trưởng ,phó bí thư chi đoàn của 12A Hương Trà,còn bạn là lớp trưởng,bí thư của 12A Phong Điền.Các lớp 12 lúc ấy đã có những ngày trại đáng nhớ trên mảnh đất Quảng Điền
       Nắng tháng 3 như đổ lửa,cát bụi và nóng vẫn không ngăn được những trái tim nhiệt huyết.Tụi mình lao vào các trò chơi,hoạt động giao lưu giữa các lớp một cách say mê như chưa bao giờ được cắm trại,được sinh hoạt chi đoàn.Bỏ qua những e ấp của những đứa trẻ mới lớn,tất cả đắm chìm trong không khí tình cảm thật sự đáng tin cậy,sẻ chia.
       Hồi đó mình bắt gặp ở Thành một sự đồng cảm đáng kinh ngạc.Tính cách của Thành cũng gần giống tính cách mình.Hai thằng con trai mới gặp mà lại thấy thân như là bạn từ thuở nào.Thế rồi chia tay trại hè với nhiều luyến tiếc,mình phải mất một thời gian khá lâu mới ổn định tâm lý.Nghĩ lại cũng thật lạ và buồn cười .Hai đứa như gặp phải một tình yêu sét đánh giữa nam và nữ,cứ thư qua thư lại với nhau hoài.Những lá thư của bạn được mình đón nhận và mong chờ như với người yêu dù mình xác định rằng nhất định không phải là cảm giác đó.
      Lạ nữa là cả hai cùng mê văn chương và cùng hẹn nhau thi vào Tổng hợp Văn.Tiếc là ngày nhận giấy báo trúng tuyển,chỉ có mình,còn Thành phải hẹn lại một năm nữa.Nhưng mình khâm phục là bạn vẫn không nãn chí.Chỉ cần một năm,tụi mình đã ở cùng nhau một ký túc xá.Những năm tháng đó mình vẫn nhớ như in tình bạn với Thành dù tụi mình khác lớp.Những lúc đau ốm bạn vẫn là người gần gũi ,chăm sóc mình nhiều nhất.
       Cái đáng nói là tụi mình giống nhau nhiều quá.Cũng ít nói nhưng suy nghĩ thì nhiều,tình cảm chứa chan.Ba năm sống cùng nhau với bao vui buồn của một thời sinh viên gian khó,mình ra trường vào Nam còn bạn ở lại dùi mài tiếp một năm còn lại.Thú thực là mình cảm thấy ân hận vì không giữ được liên lạc với bạn.Cũng nên thông cảm với hành trình kiếm việc của một sinh viên mới ra trường khiến mình quên khuấy tất cả mọi chuyện.
        Nhưng Thành ơi,không phải bạn mất rồi mình mới nói.Bao giờ bạn vẫn là người bạn thân nhất trong số những người bạn của mình,dù cho 2 đứa chỉ có chung 3 năm đại học,mấy tháng ở cấp 3.Nghĩ về Thành bao giờ mình cũng nhớ đến một người hiền lành,ít nói nhưng tình cảm lúc nào cũng thật đầy.Trái tim tuổi trẻ lúc nào cũng dạt dào,bạn đã chia sẻ với mình biết bao hoài vọng một thời.Lâu nay mình không biết là bạn công tác ở đâu ,giờ mới biết là bạn làm thư ký tòa soạn của báo Thừa Thiên -Huế.Cũng chẳng biết là bạn ra đi vì bệnh gì.Nhưng đâu có sao hả Thành,bạn hãy yên nghỉ đi nhé,kỷ niệm một thời mình vẫn giữ.Khi nào có dịp về nước mình sẽ đến nơi bạn nằm xuống để nhắc lại một thời đã qua .
         Thôi,Thành ,chúng ta đều là những thằng đàn ông.Mà đã là nam nhi cũng đừng bi lụy nhiều trước sinh tử biệt ly.Mình chỉ muốn bạn hiểu mình thêm một tí để mình đỡ day dứt trong những ngày còn lại .Hãy vui vẻ và thanh thản nhắm mắt bởi dẫu sao chúng ta đã có một tình bạn đẹp.Bạn và mình ,dẫu âm dương cách biệt nhưng vẫn sẽ nhớ về nhau như muôn đời vẫn thế.Từ nơi xa nửa vòng trái đất xin gởi về hương hồn bạn một nén nhang thành kính nhân ngày giỗ đầu tiên.

Thứ Năm, 16 tháng 5, 2013

Cảm xúc.

                                             Chúng muốn em giam thân tù ngục
                                             Em làm hoa thơm ngát giữa đời.
                                             Chúng muốn em cúi đầu nhẫn nhục.
                                             Em hóa thành biểu tượng lương tâm.

Thứ Ba, 14 tháng 5, 2013

Khóc bạn.

 Anh đã đi rồi sao ,Tiến ơi.
 Nghe tin anh mất,sét ngang trời.
 Nhớ mới ngày nào,anh đến lớp.
 Khiêm tốn rạng ngời ,lấp lánh vui.

 Thơ anh còn đó ,lòng trong sáng.
 Chẳng chút khoa trương, thẹn với đời.
Mộ Võ Minh Lâm Tiến mất ngày 1/7/2002.
 Nhân sinh thế sự, hồn lai láng.
 Bão tố phong ba ,vẫn gợn cười.

 Anh đi còn mãi,niềm mong nhớ.
 Cả lớp bên anh ,thoáng ngậm ngùi.
 Cuộc sống mong manh,đời vốn thế.
 Cũng là chi anh,một kiếp người.

 Thôi nhé Tiến ơi,vĩnh biệt rồi.
 Ngàn niềm mong nhớ,vạn lời thương.
 Mai sau còn mãi,tình anh nhé.
 Một chút se lòng,một nén hương.

Thứ Hai, 6 tháng 5, 2013

Không thể bàng quan trước vận mệnh đất nước.

           " Nam quốc sơn hà nam đế cư.
             Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
              Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm.
              Nhữ đẳng hành khang thủ bại hư"
         Bốn câu thơ trong bài thơ "Thần" tương truyền do Lý Thường Kiệt sáng tác đã cho thấy mức độ thiêng liêng của chủ quyền đất nước.Đó là điều không cần phải bàn cãi.Thực tế lịch sử qua 4000 năm dựng nước và giữ nước đã minh chứng rằng chủ quyền đất nước là một vấn đề rất thiêng liêng trong tâm thức người Việt.Nó đơn giản chẳng khác gì việc một kẻ nào đó sang gây sự,xúc phạm đến bàn thờ tổ tiên nhà bạn, việc bị kháng cự lại là điều tất yếu cho dù bạn có là người hèn nhát đến đâu.
          Dân tộc Việt Nam từ bao đời không hề là một dân tộc hiếu chiến.Nguyễn Trãi sau khi chiến thắng quân Minh đã cấp cho tướng giặc Vương Thông nhiều lưong thực ,quần áo,ngựa xe để về nước...Nguyễn Huệ sau khi đánh tan quân Thanh ở Ngọc Hồi Đống Đa cũng sai sứ sang Tàu cầu hòa với rất nhiều lễ vật.Ta nhún nhường không phải vì sợ giặc.  Các bậc tiền nhân rất biết nuôi dưỡng sức dân.Họ hiểu và thấm thía rằng sau chiến tranh dù ai thắng thì người dân vẫn là kẻ thất bại.Chính nhân dân là kẻ phải gánh tất cả những hệ lụy của chiến tranh,những mất mát đau thương không dễ bù đắp được chỉ trong một kiếp người.
          Thế nhưng điều đó không có nghĩa là bất cứ kẻ thù nào dù mạnh đến đâu cũng có thể ngang nhiên xâm phạm đến chủ quyền dân tộc.Những Như Nguyệt,Chi Lăng,Bạch Đằng,Đống Đa...những Diên Hồng,Trần Quốc Toản,Bình Than...đã cho thấy ý dân trong những lúc vận mệnh quốc gia như"ngàn cân treo đầu sợi tóc".Bởi họ hiểu đơn giản rằng"nước mất thì nhà cũng mất".
           Hơn ai hết "kẻ sĩ"là những người nhạy cảm nhất với thời cuộc.Họ có một trái tim và tâm hồn đủ để rung động với từng biến động nhỏ nhất của đất nước.Nhiều người cho dù chán ngán với thế sự ,cáo quan lui về ở ẩn vẫn luôn đau đáu ,hoài vọng với "mệnh nước".Tự cho là người có học,có đọc sách thánh hiền,họ không dễ dàng để mặc "mệnh nước nổi trôi".Đó là những Nguyễn Trãi,Nguyễn Bỉnh Khiêm,Bà Huyện Thanh Quan,Nguyễn Du,Nguyễn Khuyến...
           Kẻ sĩ thời hiện đại cũng có nhiều cách để thể hiện nỗi "đau đời" của mình.Từ hải chiến Hoàng Sa đến Gạc ma,Biển Đông luôn là một chủ đề nhức nhối hiện diện trong tâm thức của những kẻ trót mang chữ 'sĩ' vào thân.Với tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin,họ có thể nắm bắt rất nhanh các vấn đề thời sự nóng hổi và cũng dùng nó để thể hiện suy nghĩ của mình.Trên các blog,diễn đàn trong và ngoài nước...không lúc nào ngớt các bài báo,ý kiến bàn luận về vấn đề này.Có hay không việc nhà cầm quyền hèn nhát nhân nhượng Trung Quốc?Đối phó với dã tâm lấn chiếm biển đảo của Trung Quốc như thế nào là hữu hiệu?
          Trong binh pháp chiến tranh của người xưa, thế cùng mới sử dụng đến hạ sách là động binh.Người Trung Quốc hẳn cũng thuộc nằm lòng bài học này.Họ muốn thôn tính biển Đông mà không phải mất một mủi tên ,hòn đạn.Chính vì vậy việc hư trương thanh thế cũng đóng một vai trò khá quan trọng.Nhưng không chỉ dùng vũ khí,tàu sân bay,tàu hải giám...từng bước lấn chiếm Hoàng Sa và Trường Sa Trung Quốc còn muốn hướng dư luận quốc tế xem đây là đất của họ.Thế nhưng trước mỗi hành động đó,giới cầm quyền Việt Nam lại đối phó rất thụ động.Cái điệp khúc phản đối bằng miệng của Bộ ngoại giao Việt Nam khiến người dân nghe mãi trở nên nhàm chán.
          Vấn đề là Trung Quốc đã chiếm Phú Lâm(đảo lớn nhất ở Hoàng Sa) từ 1974,chiếm Gạc-ma (một đảo thuộc Trường Sa)bắn chết 64 người lính công binh Việt Nam năm 1988,tiến hành cắt cáp nhiều tàu thăm dò dầu khí Việt Nam,xây dựng trái phép thành phố du lịch Tam Sa,ngăn cấm và bắn cháy nhiều tàu cá của ngư dân ...Tất cả đều nằm trong một chuỗi những hành động có tính toán trước của Trung Quốc.Bởi thực chất chúng muốn kiểm soát và nuốt trọn biển Đông, nơi chứa một trữ lượng rất lớn dầu khí có thể cung cấp lâu dài cho nền công nghiệp của đất nước hơn một tỷ dân này.
Hải chiến Gạc-ma 1988.

        " Nam quốc sơn hà nam đế cư.
             Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
              Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm.
              Nhữ đẳng hành khang thủ bại hư"
         Bốn câu thơ trong bài thơ "Thần" tương truyền do Lý Thường Kiệt sáng tác đã cho thấy mức độ thiêng liêng của chủ quyền đất nước.Đó là điều không cần phải bàn cãi.Thực tế lịch sử qua 4000 năm dựng nước và giữ nước đã minh chứng rằng chủ quyền đất nước là một vấn đề rất thiêng liêng trong tâm thức người Việt.Nó đơn giản chẳng khác gì việc một kẻ nào đó sang gây sự,xúc phạm đến bàn thờ tổ tiên nhà bạn, việc bị kháng cự lại là điều tất yếu cho dù bạn có là người hèn nhát đến đâu.
          Dân tộc Việt Nam từ bao đời không hề là một dân tộc hiếu chiến.Nguyễn Trãi sau khi chiến thắng quân Minh đã cấp cho tướng giặc Vương Thông nhiều lưong thực ,quần áo,ngựa xe để về nước...Nguyễn Huệ sau khi đánh tan quân Thanh ở Ngọc Hồi Đống Đa cũng sai sứ sang Tàu cầu hòa với rất nhiều lễ vật.Ta nhún nhường không phải vì sợ giặc.  Các bậc tiền nhân rất biết nuôi dưỡng sức dân.Họ hiểu và thấm thía rằng sau chiến tranh dù ai thắng thì người dân vẫn là kẻ thất bại.Chính nhân dân là kẻ phải gánh tất cả những hệ lụy của chiến tranh,những mất mát đau thương không dễ bù đắp được chỉ trong một kiếp người.
          Thế nhưng điều đó không có nghĩa là bất cứ kẻ thù nào dù mạnh đến đâu cũng có thể ngang nhiên xâm phạm đến chủ quyền dân tộc.Những Như Nguyệt,Chi Lăng,Bạch Đằng,Đống Đa...những Diên Hồng,Trần Quốc Toản,Bình Than...đã cho thấy ý dân trong những lúc vận mệnh quốc gia như"ngàn cân treo đầu sợi tóc".Bởi họ hiểu đơn giản rằng"nước mất thì nhà cũng mất".
           Hơn ai hết "kẻ sĩ"là những người nhạy cảm nhất với thời cuộc.Họ có một trái tim và tâm hồn đủ để rung động với từng biến động nhỏ nhất của đất nước.Nhiều người cho dù chán ngán với thế sự ,cáo quan lui về ở ẩn vẫn luôn đau đáu ,hoài vọng với "mệnh nước".Tự cho là người có học,có đọc sách thánh hiền,họ không dễ dàng để mặc "mệnh nước nổi trôi".Đó là những Nguyễn Trãi,Nguyễn Bỉnh Khiêm,Bà Huyện Thanh Quan,Nguyễn Du,Nguyễn Khuyến...
           Kẻ sĩ thời hiện đại cũng có nhiều cách để thể hiện nỗi "đau đời" của mình.Từ hải chiến Hoàng Sa đến Gạc ma,Biển Đông luôn là một chủ đề nhức nhối hiện diện trong tâm thức của những kẻ trót mang chữ 'sĩ' vào thân.Với tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin,họ có thể nắm bắt rất nhanh các vấn đề thời sự nóng hổi và cũng dùng nó để thể hiện suy nghĩ của mình.Trên các blog,diễn đàn trong và ngoài nước...không lúc nào ngớt các bài báo,ý kiến bàn luận về vấn đề này.Có hay không việc nhà cầm quyền hèn nhát nhân nhượng Trung Quốc?Đối phó với dã tâm lấn chiếm biển đảo của Trung Quốc như thế nào là hữu hiệu?
          Trong binh pháp chiến tranh của người xưa, thế cùng mới sử dụng đến hạ sách là động binh.Người Trung Quốc hẳn cũng thuộc nằm lòng bài học này.Họ muốn thôn tính biển Đông mà không phải mất một mủi tên ,hòn đạn.Chính vì vậy việc hư trương thanh thế cũng đóng một vai trò khá quan trọng.Nhưng không chỉ dùng vũ khí,tàu sân bay,tàu hải giám...từng bước lấn chiếm Hoàng Sa và Trường Sa Trung Quốc còn muốn hướng dư luận quốc tế xem đây là đất của họ.Thế nhưng trước mỗi hành động đó,giới cầm quyền Việt Nam lại đối phó rất thụ động.Cái điệp khúc phản đối bằng miệng của Bộ ngoại giao Việt Nam khiến người dân nghe mãi trở nên nhàm chán.
          Vấn đề là Trung Quốc đã chiếm Phú Lâm(đảo lớn nhất ở Hoàng Sa) từ 1974,chiếm Gạc-ma (một đảo thuộc Trường Sa)bắn chết 64 người lính công binh Việt Nam năm 1988,tiến hành cắt cáp nhiều tàu thăm dò dầu khí Việt Nam,xây dựng trái phép thành phố du lịch Tam Sa,ngăn cấm và bắn cháy nhiều tàu cá của ngư dân ...Tất cả đều nằm trong một chuỗi những hành động có tính toán trước của Trung Quốc.Bởi thực chất chúng muốn kiểm soát và nuốt trọn biển Đông, nơi chứa một trữ lượng rất lớn dầu khí có thể cung cấp lâu dài cho nền công nghiệp của đất nước hơn một tỷ dân này.

Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2013

Mẹ ơi!

Mẹ bảo khi sinh con ra trên đời.
Mong cho con được làm người lương thiện.
Nhưng lắm khi mẹ mắt buồn vời vợi.
Bởi thấy cuộc đời lắm chuyện đảo điên.
Con càng lớn đi càng nhiều mới thấy.
Đất nước mình khổ biết mấy mẹ ơi.
Bao nhiêu năm chẳng ngẩng mặt nhìn trời.
Mỗi số phận là muôn ngàn dấu hỏi.
Con đã thấy những điều không thể thấy.
Con phải yêu những điều không thể yêu.
 Con phải tin những điều không có thực.
 Giữa cuộc đời cạm bẫy biết bao nhiêu.
Đi xa mấy vẫn muốn về bên mẹ.
Để được nghe chuyện nhân nghĩa ở trên đời.
 Đi suốt kiếp vẫn muốn về thăm mẹ.
 Để nước mắt này chảy mãi mẹ hiền ơi.