Thứ Năm, 2 tháng 4, 2015

XÂY DỰNG CÁC TƯỢNG ĐÀI MANG DẤU HIỆU CỘNG SẢN: MỘT SỰ LÃNG PHÍ VÔ LƯƠNG TÂM.

Chủ nghĩa Cộng Sản rồi sẽ sụp đổ trên bình diện thế giới:Đó là điều đương nhiên như 1 cộng 1 là 2.Đó là bài toán mà loài người đã biết đáp số,chỉ là vấn đề thời gian.Vì thế ở nhiều nước hậu Cộng Sản,không chỉ các tượng đài của các lãnh tụ cộng sản bị người dân tự giác đập bỏ,đạp đổ...mà rất nhiều nước còn có luật cấm tàng trữ và sử dụng các biểu tượng mang dấu hiệu cộng sản:đó là các nước Ba Lan,Cộng Hòa Sec,Hungari,Các nước vùng Baltics và xung quanh Nga... Phong trào dựng tượng đài"Nạn nhân của chế độ cộng sản" đang nở rộ trên khắp thế giới,bởi vì CNCS đã giết hại trên 100 triệu người,gần gấp 4 lần Chủ nghĩa phát xít.Đối với người Việt Nam đó là: -Tượng đài tưởng niệm nạn nhân Cộng Sản tại thủ đô Washington, Hoa Kỳ -Tượng đài tưởng niệm Thuyền nhân Việt Nam tỵ nạn cộng sản tại nước Đức -Tượng đài tưởng niệm Thuyền nhân Việt Nam tỵ nạn cộng sản tại đảo Bidong, Malaysia -Tượng đài tưởng niệm Thuyền nhân Việt Nam tỵ nạn cộng sản tại Bỉ. -Tượng đài tưởng niệm Thuyền nhân Việt Nam tỵ nạn cộng sản tại nước Pháp. -Tượng đài trên hoang đảo Galang, Indonesia là nơi một số người Việt đã gởi nắm xương tàn trên đường tìm tự do. -Tượng đài Thuyền nhân được thiết lập ở Nam California đế tưởng nhớ đồng bào bỏ mình trên đường trốn chạy khỏi chính thể Cộng Sản . Trong khi đó việc xây dựng các tượng đài ở Việt Nam,trong đó có tượng đài BMVNAH ở Quảng Nam lại đi ngược với xu hướng này.Việt nam chắc chắn sẽ trải qua thời hậu Cộng Sản như Liên Xô và các nước Đông Âu,đó là quy luật tất yếu,không thể khác.Khi đó những bức tượng mang dấu hiệu Cộng Sản sẽ bị người dân đập bỏ.Biết trước ngày đó sẽ đến nhưng chế độ CS vẫn xây .Vì sao? Thử làm một phép tính một tượng đài ở Quảng nam tốn 20 triệu USD có thể xây được 20 trường học khang trang ở miền núi,chí ít cũng có thể tạo ra 200 chiếc cầu thay thế những chiếc cầu treo cheo leo cho học sinh vùng sâu vùng xa mà báo chí hay đề cập đến.Đó là lợi ích thiết thực cho người dân.Thế sao chế độ không làm.Người dân ngày nay dù ít học đến đâu cũng có thể trả lời được,bởi 2 lý do: -Có làm thì mới có ăn:ngày xưa làm để đi,để dùng,ngày nay làm để kiếm chác,bớt xén,chia chác, lợi dụng -Xây tượng đài để giữ chế độ:Lưu khắc một quá khứ đau thương nhưng sai lầm để nhắc nhở người dân phải bảo vệ chế độ. Thế nhưng khác với các tượng đài của các anh hùng trong lịch sử chống ngoại xâm và văn hóa dân tộc những tượng đài này sẽ mang một số phận"chết yểu"đã được báo trước.Bà mẹ VNAH này không phải tượng bà mẹ bồng con hóa đá được lưu truyền trong văn học VN.Bà mẹ này chỉ thể hiện một sai lầm lịch sử:đào hầm để nuôi những đứa con hư.Những đứa con ấy giờ đây đang quay lưng với mẹ,dù chúng có đủ "lầu son gác tía",những đứa con mà đã khiến nhiều bà mẹ ngậm ngùi:"biết có ngày này,ngày xưa tao đã không làm thế" Vì vậy các tượng đài này cũng như các tượng mang hình ảnh công nhân,nông dân,thanh niên... tuyên truyền cho CNCS cũng đều phải bị phá bỏ trong tương lai.Một nước nghèo như Việt nam tốn kém đến 20 triệu USD xây dựng nên một công trình mà biết trước sẽ có ngày bị đập bỏ đúng là một tội ác.Lãng phí sức dân để chống lại bánh xe lịch sử.Đó chỉ là suy nghĩ của những kẻ vô lương .

THẤY GÌ QUA HIỆN TƯỢNG"NHỮNG ĐỨA CON BỊ TỪ CHỐI"?

Thú thực là lâu nay tôi không quan tâm lắm đến lực lượng gọi là"Dư luận viên"trong nước.Với tôi thì: Chuông khánh còn chẳng ăn ai. Huống là mảnh chĩnh vứt ngoài bụi tre. Đọc các bài viết của Tổng Bí thư ,chủ tịch nước,Thủ tướng chính phủ...người có kiến thức chính trị,xã hội bình thường cũng đủ sức vạch ra sự bất hợp lý,ngụy biện,phi logic trong các lập luận của họ nói gì đến tầng lớp "trấn an dư luận"lương ba cọc ba đồng,trình độ "đại học trường làng",tầm nhìn lạc hậu của thế kỷ trước.Đôi khi tình cờ đọc các bài viết của họ cũng không thấy tức giận mà chỉ thấy thương cảm và hơi buồn cười.Lòng vẫn nghi hoặc không hiểu tại sao ánh sáng văn minh của nhân loại vẫn chưa rọi tới những người này?Có phải họ thật sự vì đồng lương"ba củ" hay thật lòng vì tinh thần"giác ngộ cách mạng" đã ăn quá sâu trong tâm thức khiến họ khó có thể chuyển biến về nhận thức để viết ra những kiến thức ngô nghê về Bắc Triều Tiên,về "những cái ngu của đế quốc Mỹ và tay sai",về bọn "rận chủ"...Tôi nghĩ tranh luận với họ cũng chỉ tốn thời gian vô ích nhưng đôi khi cũng cố gắng vạch ra sự bất hợp lý trong lập luận của họ một cách ôn hòa.Ngoài ra không bao giờ thóa mạ hay phỉ báng... Nhưng thật lạ lùng là trong mấy ngày nay lại thấy báo chí lề phải đồng loạt đăng bài phản kích,từ chối lực lượng này.Tất cả đều trích dẫn ý kiến ông Nguyễn Đức Chung phát biểu về lực lượng "quần chúng tự phát"trong buổi tưởng niệm 27 năm về sự hy sinh của những người lính Gạc Ma,điều đáng ra phải làm từ lâu.Trong đó Báo giáo dục Việt nam đã giật một cái tít khá mạnh mẽ"Hành động của những kẻ vong ơn bội nghĩa".Và lần đầu tiên báo chí trong nước gọi những người biểu tình chống Trung Quốc bằng cụm từ khá "cảm động":những người yêu nước. Hành động này khiến lực lượng"dư luận viên"thấy bất an,lo ngại.Chưa bao giờ họ lại bị lên án từ cả hai phía như thế.Và lý luận của kẻ đầu têu"Quang Trần Nhật" cũng chỉ là lý luận trấn an sự khiếp sợ của kẻ thấy mình "bị phản bội".Thật ra nếu có tầm nhìn một tí họ có thể thấy được thân phận của lực lượng "dư luận viên"chỉ là những con tốt thí rất rẻ,so với những con tốt khác có giá trị cao hơn như "Phạm Quý Ngọ","Nguyễn Bá Thanh"...Các con tốt này khi cần Đảng chỉ cần phất tay một cái thì lập tức"đang sống chuyển sang từ trần" ngay huống hồ loại"tép riu". Không có một nước nào trên thế giới hiện nay lại sử dụng cái gọi là"Ban Tuyên giáo"trong hệ thống chính quyền để áp đặt tư tưởng lên người dân ngoài các nước Cộng sản.Phải gọi đây là một "quái thai" trong một nhà nước pháp trị.Quái thai về cơ chế tất nhiên sẽ đẻ ra quái thai về con người.Ông Phan Đăng Long – Phó Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho biết, hiện ở Hà Nội có một lực lượng cộng tác viên dư luận ở các địa phương của thành phố gồm hơn 900 người.Điều này thiết nghĩ đừng nên để dư luận thế giới biết,một nhà nước nắm độc quyền về truyền thông lại phải trả lương cho một đội ngũ hùng hậu như vậy,nếu không họ sẽ cười ngất. Thế nhưng điều oái ăm là lực lượng này đã in rõ 3 chữ cái DLV trên logo áo và được công an bảo kê nhưng khi cần vẫn bị giám đốc CA và báo chí từ chối không thương tiếc ,vì sao? - Nên nhớ rằng Nguyễn Tấn Dũng đang ở Úc tiếp xúc với toàn quyền Liên bang và phải đi bằng cửa hậu trước làn sóng biểu tình của người Việt tị nạn tại Úc. - Bộ trưởng CA Trần Đại Quang đang thăm chính thức nước Mỹ -Sắp tới sẽ là chuyến viếng thăm của Nguyễn Phú Trọng tới Mỹ Tất cả đang nhắm tới miếng mồi béo bở"Hiệp ước Châu Á -Thái Bình Dương TPP".Trong lúc báo chí thế giới đang chỉa vào sự kỳ lạ trong vụ"bán nước"ở Gạc ma 27 năm trước,trong lúc 'quyền biểu tình" đang bị"đánh trống lãng" bằng việc lùi lại kỳ họp quốc hội khóa sau,trong lúc chưa có lãnh tụ quốc gia nào ra nước ngoài lại bị dân chính nước mình la ó phản đối như các lãnh tụ Việt nam và cũng chưa có người gốc bản xứ nào về thăm quê hương lại bị trục xuất nhiều như người gốc Việt...thì thiết nghĩ việc hy sinh những"đứa con ngoài giá thú" của một "quái thai về cơ chế"như đám dư luận viên cũng không có gì lớn khiến dư luận phải tốn nhiều giấy mực.Có lẻ rồi mọi chuyện sẽ đâu về lại đấy,sau biểu tình chống giàn khoan 981 Trung Quốc là bắt bớ,trục xuất...sau giãn nợ,vay nợ,khất nợ,ký kết hiệp ước...sẽ là 258,79,88...Để cho đám dân đen" tự sướng" với danh xưng"người yêu nước" một lúc thì đã sao.Nói tóm lại thì với nhà nước Cộng sản Việt Nam thì: "Mọi lý luận đều là màu xám,chỉ có ngai vàng mãi mãi tươi nguyên"

THƯ GỞI CÁC CHÚ ẾCH,NHÁI,ỄNG ƯƠNG,NÒNG NỌC,CHÀNG HIU...LOẠN XÀ NGẦU

hật rầu lòng khi phải gởi lá thư này đến các chú.85 năm rồi,nhưng hễ trời chuyển động sắp mưa là phải nghe dàn hợp xướng của các chú cất lên ing ỏi.Thế giới bên ngoài rộng lớn ,bao la nhưng các chú cứ ngồi mãi dưới giếng,thấy trời xanh bằng cái nong rồi cất tiếng phán vô tội vạ,khiến dân tình phải ôm bụng cố nín cười dẫn đến tổn thọ bất cứ lúc nào. Dẫu sao bây giờ cũng đâu phải là lúc mà các chú chỉ nghe tiếng động xung quanh qua cái loa phường hay cái loa của HTX,dù gì các chú cũng có laptop ,iphone ,ipad ...như ai.Cũng biết sao Mỹ,sao Hàn,cũng biết nude,biết sex,biết phây,biết blog,web sai,web đúng...Vậy mà chẳng hiểu sao các chú hay diễn hài quá sá thợ mộc.Nào là"đa đảng là loạn""các nước đa đảng đều nghèo đói""triển vọng vĩ đại của Triều Tiên""Đảng ta vĩ đại thật""Từ có Bác cuộc đời hửng sáng""Hồ Chí Minh và Lý Quang Diệu,tư tưởng lớn gặp nhau"...Các chú chọc cười cũng nên chọc cho đúng chỗ.Bác của các chú chỉ biết"xóa mù" còn cụ Lý ,người ta biết đứng trên vai "những người khổng lồ".Các chú so sánh thế tội nghiệp cụ Lý. Anh biết thân phận các chú phải:ăn cây nào rào cây ấy" nhưng nhìn ngang ,ngó dọc các chú cũng phải thấy mấy"ông trời" mà các chú ca tụng đang làm mưa làm gió:phá rừng,chặt cây,lấp sông,bán biển,bán đất... khiến cho cái giếng,cái ao mà các chú nấp cũng đang cạn nước,sắp sửa không có chỗ cho các chú cất dàn đồng ca rồi.Ánh sáng văn minh đang xuyên qua kẻ lá ,ngọn cây để soi xuống cái giếng của các chú,vậy mà các chú vẫn vô tư không sợ trâu bò húc,ngang nhiên mặc áo toàn màu đỏ(màu của máu),ngang nhiên ngăn cản biểu tình,tưởng niệm...bằng những lập luận khôi hài.Thú thực anh rất phục tài của các chú,tài nghe chửi.Không những các chú chịu đựng người ta chửi rất giỏi,còn dũng cảm bấm like nữa.Thiệt là bái phục"thần kinh thép"của các chú.Nhưng liệu vì một thứ chủ nghĩa đã lỗi thời,vì một đảng mafia,vì một lãnh tụ được"thần thánh hóa giả tạo",vì một"tổ quốc xã hội chủ nghĩa" ảo tưởng hay vì đồng lương 3 triệu/tháng mà các chú phải cố"chịu đấm ăn xôi",đi ngược đà tiến hóa của lịch sử,bảo vệ kẻ thù truyền kiếp của dân tộc,ngó lơ trước nỗi đau khổ của đồng bào,dân oan mất đất ,mất nhà mất cửa,nông nhân,công nhân bị chèn ép,bóc lột phải biểu tình đòi quyền lợi bản thân,đòi công lý... như vậy có đáng không?Anh biết các chú đang được trang bị hằng hà,sa số lý luận ngụy biện nên có nói trời,nói đất cũng không thể thay đổi"lập trường"của các chú,trừ khi chính bản thân đời sống thực tế ,những va vấp trong đời mới khiến các chú sáng mắt ra. Thế là còn đúng một tháng nữa lại đến ngày mà các chú tụ họp nhau lại để cất vang bài ca"đại thắng" rồi.Các chú chỉ biết hô"đại thắng"người quân tử mà không dám hét"đại thắng"kẻ tiểu nhân ngay sát nách các chú.Như thế thì anh thấy hơi hèn đó.Nhưng dù các chú có la to"đại thắng"cách mấy thì người dân trong nước vẫn chẳng thấy mùa xuân đang về mà chỉ thấy mùa đông đang đến.Bởi họ không như các chú,chấp nhận nhìn trời xanh qua cái miệng giếng nhỏ xíu.Thôi thì cứ để các chú tự thỏa mãn với những cái nhất mà các chú vẽ ra đi:tháp truyền hình cao nhất,tượng đài to nhất,sân bay lớn nhất,bánh chưng ,tô hủ tiếu dài nhất to nhất...Chỉ mong các chú đừng quên những cái nhất khác:năng suất lao động thấp nhất,tai nạn giao thông nhiều nhất,tham nhũng lớn nhất,xếp hạng tăng trưởng kinh tế đội sổ nhất,dân oan nhiều nhất... Rất mong các chú thấy được thân phận mình để từ dạng ếch nhái có thể chuyển hóa thành cóc.Chỉ có những con cóc dám đi kiện ông trời mới có thể thay trời làm mưa,mới có thể thể biến những ao tù nước đọng thành thế giới chỉ có trong chuyện cổ tích các chú à!

CHÍNH ĐẢNG CẦM QUYỀN THÀNH CÔNG NHẤT THẾ GIỚI

Mọi người đều biết một danh ngôn của sử gia nổi tiếng Lord Acton: Quyền lực thì có xu hướng suy đồi; quyền lực tuyệt đối thì suy đồi tuyệt đối. Kết luận bất hủ này được lịch sử chứng minh là đúng với hầu hết các trường hợp. Sự kiện Đảng Cộng sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa của siêu cường Liên Xô tan rã là một thí dụ điển hình về sự suy đồi của quyền lực, cho dù Đảng và nhà nước Liên Xô từng là một trong hai siêu cường toàn cầu, mạnh về kinh tế, khoa học kỹ thuật, quân sự và văn hóa giáo dục nghệ thuật. Riêng Đảng Hành động nhân dân tại Singapore (viết tắt HĐND, People’s Action Party, PAP; 新加坡人民行动党) thì khác: cho tới nay đây là chính đảng liên tục sử dụng quyền lực tuyệt đối để lãnh đạo quốc gia trong thời gian lâu nhất thế giới (53 năm) nhưng chưa hề xảy ra suy đồi, tham nhũng biến chất. Trường hợp hy hữu này trong lịch sử loài người rất đáng để chúng ta nghiên cứu tham khảo, nếu ta muốn tiến nhanh như họ. Hơn thế nữa Đảng HĐND còn được coi là chính đảng cầm quyền thành công nhất thế giới: chỉ sau vài chục năm ngắn ngủi, Đảng đã biến Singapore từ một xứ sở nghèo khổ lạc hậu trở thành một nước phát triển giàu có và văn minh hàng đầu thế giới, một trong những trung tâm kinh tế tài chính toàn cầu. Hiện nay thu nhập đầu người Singapore vượt xa Anh Quốc (60.500 so với 36.600 USD), « mẫu quốc » thực dân từng chiếm Singapore làm thuộc địa. Năm 1973 Tổng thống Mỹ Nixon ca ngợi: « Singapore là quốc gia được quản lý tốt nhất thế giới ». Đảng HĐND thành lập ngày 21/11/1954, thành phần ban đầu là những trí thức Singapore từng học ở Anh Quốc về. Một trong số 3 người sáng lập Đảng là luật sư Lý Quang Diệu (sinh 1923) được bầu làm Tổng Bí thư đầu tiên. Mới đầu Đảng có xu hướng cực tả, liên minh với các nghiệp đoàn theo chủ nghĩa cộng sản nhưng về sau dần dần coi nhẹ ý thức hệ, chuyển sang theo quan điểm thực dụng, chủ yếu xét hiệu quả hành động là chính và chủ trương Đảng « đại diện lợi ích của nhiều bên trong nước ». Điều lệ Đảng HĐND sửa đổi năm 1982 không nói Đảng theo chủ nghĩa gì; người vào Đảng không cần nói mình theo hệ tư tưởng nào. Trong hơn nửa thế kỷ lãnh đạo Đảng HĐND, Lý Quang Diệu đã biến tư tưởng của ông thành tư tưởng của Đảng, trở thành lãnh tụ tinh thần suốt đời của của Đảng HĐND và người cha của nước Cộng hòa Singapore, được dư luận quốc tế coi là nhà chính trị thành công nhất châu Á. Tổng thống Nixon từng so sánh Lý Quang Diệu với các chính khách thần kỳ như Bismarck, Disraeli, Churchill. Tổng thống Obama ca ngợi « Lý Quang Diệu là một trong những nhân vật huyền thoại của châu Á thế kỷ XX và XXI ». Trong thời gian học tại Anh, Lý Quang Diệu chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi tư tưởng chủ nghĩa xã hội dân chủ của nhà lý luận mác-xít người Anh Laski (1893-1950), một trong ba nhà tư tưởng lớn của Anh Quốc thế kỷ XX. Tuy vậy Lý Quang Diệu trọng thực dụng, không câu nệ vấn đề ý thức hệ mà chỉ quan tâm hành động, hiệu quả, ít bàn lý luận. Ông chủ trương kết hợp các giá trị phương Đông với các giá trị phương Tây, kết hợp chủ nghĩa xã hội dân chủ với chủ nghĩa tư bản. Ông từng nói : Không có một bức trường thành giữa chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội. Tác giả sách Giấc mơ Trung Quốc nói thành công của Singapore là kết quả của sự bổ khuyết và hoàn thiện lẫn nhau giữa chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa tư bản. Do chịu ảnh hưởng của ông Lý, sau này Đặng Tiểu Bình đề ra thuyết « Mèo trắng mèo đen » dẫn dắt thành công sự nghiệp cải cách mở cửa ở Trung Quốc. Có thể tóm tắt đường lối chính trị của Lý Quang Diệu là kết hợp các ưu điểm của chủ nghĩa tư bản với các ưu điểm của chủ nghĩa xã hội, kinh tế thị trường tự do với kinh tế kế hoạch tập trung ; thực hiện dân chủ có hạn chế (limited democracy), từng bước mở rộng dân chủ, kết hợp nhân trị (đức trị) của phương Đông với pháp trị của phương Tây. Ông áp dụng đường lối đối ngoại khôn ngoan tận dụng được sự ủng hộ của các cường quốc. Với quan điểm nhân tài trị quốc, ông Lý cho rằng khi dân trí còn rất thấp thì trong một số trường hợp, các phần tử tinh hoa cầm quyền có thể tự quyết định các chính sách hệ trọng cho dù dân chúng vì chưa hiểu mà phản đối (thí dụ chính sách nhập cư lao động nước ngoài để bổ sung tình trạng thiếu nhân công hiện nay ở Singapore đang bị phản đối). Với đầu óc thực dụng, tuy chủ trương đánh đuổi thực dân Anh nhưng ông giữ lại hệ thống pháp trị của người Anh cũng như giữ lại tiếng Anh làm ngôn ngữ hành chính. Do hiểu được tầm quan trọng của pháp trị, ông cực kỳ coi trọng việc giữ trật tự an ninh công cộng trong xã hội, tới mức chịu mang tiếng là độc tài. Thí dụ chế độ phạt tiền nặng tệ vứt rác, nhổ bậy, đánh roi người vẽ viết bậy nơi công cộng (từng có một thiếu niên Mỹ bị phạt roi, tới mức dân Mỹ tức giận nói Singapore là nước độc tài, Tổng thống Clinton phải can thiệp). Quy định lấy tiếng Anh làm ngôn ngữ hành chính nhà nước cũng bị một số người phê phán là độc đoán, là « giết chết » văn hóa dân tộc, nhưng hiệu quả lâu dài lại quá to lớn khiến ai cũng phục viễn kiến của ông Lý. Năm 1959, trong cuộc tổng tuyển cử đầu tiên sau khi Singapore được thực dân Anh cho hưởng chế độ bang tự trị, Đảng HĐND thắng lớn và do đó được quyền tổ chức Chính phủ, Tổng Bí thư Đảng Lý Quang Diệu được Đảng cử làm Thủ tướng liên tục cho tới ngày từ chức. Tháng 8/1965, Singapore tách ra khỏi Liên bang Malaysia thành một nước độc lập, suốt từ đó tới nay Đảng HĐND đều thắng tuyệt đối trong 12 kỳ tổng tuyển cử và do đó độc quyền lãnh đạo nước này, cho dù Singapore theo chế độ dân chủ đa đảng. VÌ SAO ĐẢNG HĐND GIÀNH ĐƯỢC TÍN NHIỆM TUYỆT ĐỐI CỦA NGƯỜI DÂN SINGAPORE? Nguyên nhân chủ yếu là do đảng có đường lối lãnh đạo đúng đắn, có chiến lược phát triển kinh tế-xã hội thích hợp nhất và tổ chức thực hiện tốt nhất đường lối, chiến lược đó, chỉ sau vài chục năm đã biến Singapore từ một nước nghèo khổ lạc hậu trở thành giàu có văn minh hàng đầu thế giới. Một nguyên nhân nữa là Đảng HĐND luôn luôn đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, một lòng phục vụ nhân dân, thực sự là đội ngũ tiên tiến nhất ưu tú nhất trong xã hội, tuyệt đối không quan liêu, tham nhũng suy thoái. Trong thời gian 1960-2011, GDP Singapore tăng từ 0,7 tỷ USD lên tới 260 tỷ USD, tức tăng 370 lần; GDP đầu người từ 428 tăng lên tới 50.123 USD (số liệu: Singapore Department of Statistics). GDP đầu người tính theo sức mua năm 2011 bằng 60.500 USD, cao nhất châu Á, thứ 5 thế giới (so sánh: Mỹ 49.000 ; Anh 36.600 ; Nhật 35.200 ; Trung Quốc 8500 ; Việt Nam 3400. Số liệu lấy từ CIA The World Factbook ngày 15/9/2012). Đời sống xã hội hài hòa ổn định, tỷ lệ thất nghiệp thấp, chênh lệch giàu nghèo không lớn; 30 năm nay không có biểu tình, bãi công. Mức sống được nâng cao rất nhiều, toàn dân được hưởng những dịch vụ tốt hàng đầu về nhà ở, đi lại, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, môi trường. Singapore là nước đầu tiên trên thế giới thực hiện 80% hộ gia đình đều có nhà ở mua bằng tiền của mình. Các thành tựu về khoa học kỹ thuật, giáo dục, y tế, bảo vệ môi sinh vào hàng tiên tiến nhất châu Á. Xã hội Singapore có trình độ văn minh hàng đầu thế giới, sánh ngang các nước Bắc Âu đi trước cả thế kỷ: đứng thứ nhất thế giới về chỉ tiêu quốc gia liêm khiết (9,3 điểm; so sánh: Việt Nam 2,7 điểm, thứ 116 trong 178 nước được xét), thứ nhì về chỉ tiêu năng lực cạnh tranh toàn cầu (Việt Nam thứ 65) ; thứ 26 về chỉ tiêu phát triển con người HDI (0,866 điểm thuộc nhóm HDI cao ; Việt Nam 0,593 thuộc nhóm trung bình)… Lực lượng quân sự của Singapore cũng rất mạnh, nhất là hải quân, toàn bộ đào tạo ở phương Tây. Những thành tựu đó đạt được tại một quốc đảo nhỏ bé diện tích 714 km2, có hơn 5 triệu dân, đa sắc tộc, hầu như không có tài nguyên gì, thiếu cả nước sinh hoạt, phải nhập khẩu toàn bộ lương thực thực phẩm. Nhờ các thành tưu nói trên, Singapore tuy chỉ có hơn 5 triệu dân nhưng lại có vị thế đáng kể trong khối ASEAN và được các cường quốc nể trọng. Điển hình nhất là thái độ đối với Trung Quốc, mặc dù hơn 70% dân Singapore là người Hoa nhưng nước này không vì thế mà thân Bắc Kinh. Ngược lại, Singapore là quốc gia ASEAN cuối cùng công nhận Trung Quốc (17 năm sau khi công nhận Việt Nam) và cũng là quốc gia ASEAN duy nhất tuy không có tranh chấp biển đảo với Trung Quốc nhưng lại lớn tiếng yêu cấu Trung Quốc phải giải quyết vấn đề Biển Đông theo luật pháp quốc tế và đàm phán đa phương — một chủ trương Bắc Kinh luôn phản đối nhưng mới đây Thủ tướng Lý Hiển Long lại công khai nói trước Tập Cận Bình tại Trường Đảng Trung ương Trung Quốc. Singapore có liên minh quân sự với Australia, Malaysia, New Zealand và cho phép tàu chiến Mỹ được sử dụng cảng nước mình. Cho tới nay chưa quốc gia nào đạt được sự tiến bộ nhanh chóng toàn diện như Singapore. Đây là lý do khiến Đảng HĐND giành được tín nhiệm tuyệt đối của nhân dân nước này. Lý Quang Diệu nói « Không có Đảng HĐND thì không có Singapore ngày nay ». Rõ ràng, Đảng HĐND là chính đảng cầm quyền thành công nhất thế giới ; tìm hiểu và học tập đảng này là điều hữu ích, nhất là với những đảng đang có nguy cơ suy thoái biến chất. TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG HÀNH ĐỘNG NHÂN DÂN SINGAPORE Đảng HĐND được tổ chức khá chặt chẽ tương tự đảng Cộng sản kiểu Lê-nin, song có nhiều điểm rất độc đáo. Cơ quan lãnh đạo cao nhất là Ban Chấp hành Trung ương gồm 12 thành viên, do đại hội đảng viên-cán bộ (hai năm họp một lần) bầu ra. Vì là đảng cầm quyền nên các Ủy viên Trung ương đều là đại biểu Quốc hội và Bộ trưởng. Đảng có Chủ tịch (Chairperson), Tổng Bí thư và phó Tổng Bí thư. Tổng Bí thư đồng thời làm Thủ tướng đứng đầu chính phủ, tức người lãnh đạo cao nhất của chính quyền. Lý Quang Diệu là Thủ tướng đầu tiên thời gian 1959-1990, rồi đến Goh Chok Tong (1990-2004), Lý Hiển Long (2004 tới nay). Tổ chức cơ sở đảng là các chi bộ (branch), mỗi khu vực bầu cử (ta gọi là đơn vị bầu cử) có một chi bộ, khu vực lớn thì có tổng chi bộ ; cả nước có 84 chi bộ. Không có tổ chức Đảng ở các cơ quan, xí nghiệp, khu dân cư, đơn vị quân đội v.v… Đảng viên không công khai. Chỉ khi bầu Quốc hội thì các đảng viên ứng cử mới công khai tư cách đảng viên. Quy mô Đảng HĐND không lớn và bình thường không công bố số lượng đảng viên. Năm 1999 nhân kỷ niệm 40 năm thành lập Đảng, Tổng Bí thư Goh Chok Tong cho biết có khoảng 15 nghìn đảng viên, chiếm 0,2% số dân. Đảng HĐND đặc biệt chú trọng chất lượng đảng viên, chủ trương số lượng đảng viên « ít mà tinh », đảng viên nào cũng thuộc lớp người tinh hoa của dân tộc. Đảng không mù quáng phát triển số lượng đảng viên và không tự đào tạo đảng viên mà chọn những người đặc biệt xuất sắc trong xã hội và đã thành đạt trên một lĩnh vực nào đấy, đồng thời là người hay phê bình Đảng HĐND với thái độ xây dựng để mời họ vào Đảng, giao cho họ cương vị cao mà không cần xét tới thâm niên đảng. Có người qua mười mấy năm vận động, thuyết phục mới đồng ý vào Đảng, sau đó được đưa ra ứng cử vào Quốc hội rồi đề bạt làm Bộ trưởng. Cách làm này của Đảng HĐND đã thu hút hầu hết nhân tài trong xã hội, khiến cho các đảng đối lập không có được mấy người tài giỏi và do đó họ khó giành được nhiều phiếu bầu của cử tri. Thí dụ thập niên 70 đã thu hút Goh Chok Tong và Tony Tan vào Đảng HĐND, về sau trở thành Thủ tướng và Phó Thủ tướng (Tony Tan nay là Tổng thống và đã ra đảng theo nguyên tắc Tổng thống phải là người không đảng phái, nhằm giữ được tính công bằng). Thập niên 80 và 90 Đảng lại hấp thu Lý Hiển Long và Wong Kan Seng, về sau cũng là Thủ tướng và Phó Thủ tướng. Trước khi vào Đảng họ đều đã nổi tiếng thành đạt trong sự nghiệp của mình và thường lên tiếng phê phán Đảng. Kỷ luật nội bộ Đảng HĐND rất nghiêm. Đảng viên phải là người tự giác giữ gìn đạo đức, trật tự kỷ cương pháp luật, gương mẫu trong mọi hành vi, đạo đức trong sáng liêm khiết, được quần chúng tín nhiệm. Các thế hệ lãnh đạo Đảng đều học ở nước ngoài về, có trình độ học vấn cao và am hiểu về kinh tế, thông thạo kiến thức lãnh đạo một xã hội dân chủ và pháp trị. Lý Quang Diệu là luật sư tốt nghiệp trường đại học danh tiếng Cambridge của Anh lúc mới 26 tuổi; Goh Chok Tong tốt nghiệp thạc sĩ ngành kinh tế học phát triển trường Williams College (Mỹ). Lý Hiển Long cũng tốt nghiệp ngành toán-vi tính Đại học Cambridge, và ngành Hành chính công Đại học Harvard. Hai người này đều trải qua các chức vụ lãnh đạo từ thấp đến cao và đã chứng tỏ có năng lực lãnh đạo xuất sắc ở các chức vụ đó. Trình độ học vấn cao của họ giúp Đảng tránh được những sai lầm trong việc hoạch định chiến lược phát triển đất nước thời hiện đại, một hậu quả thường thấy ở các đảng cầm quyền có tệ nạn đề bạt cán bộ dựa vào tuổi đảng « sống lâu lên lão làng » hoặc dựa lý lịch. Đảng viên chia hai loại: đảng viên thường và đảng viên-cán bộ, mỗi loại đều có thời gian dự bị. Ai muốn vào Đảng đều phải làm đơn xin gia nhập và phải có người giới thiệu ; phải qua điều tra của tổ chức đảng ; sau khi Ban Chấp hành trung ương bỏ phiếu thông qua thì trở thành đảng viên dự bị. Khoảng 10% đảng viên trở thành đảng viên-cán bộ. Muốn vậy họ phải trải qua quá trình phấn đấu ít nhất hai năm và phải có cống hiến đặc biệt cho Đảng, phải được một Ủy viên trung ương giới thiệu, cuối cùng được Trung ương Đảng bỏ phiếu thông qua. Thời gian dự bị của đảng viên-cán bộ là một năm, sau đó mới trở thành đảng viên-cán bộ chính thức. Cách lựa chọn đảng viên nghiêm ngặt như vậy đã ngăn chặn được các phần tử cơ hội chui vào Đảng. Cớ chế Ban Chấp hành Trung ương Đảng xét duyệt đảng viên-cán bộ, sau đó đảng viên-cán bộ lại được quyền bầu ra Ban Chấp hành Trung ương mới [cơ chế này từng bị dư luận phương Tây cho là bắt chước đạo Thiên chúa (Giáo hoàng Vatican bổ nhiệm các Tổng giám mục rồi họ lại bầu ra Giáo hoàng mới), tức kém dân chủ]. Các đại biểu Quốc hội là đảng viên-cán bộ lại được quyền bầu ra Thủ tướng và các Bộ trưởng trong chính phủ. Đảng lãnh đạo nhà nước thông qua việc cử đảng viên là đại biểu Quốc hội đảm nhiệm các chức vụ Thủ tướng, Bộ và Thứ trưởng của tất cả các Bộ trong chính phủ. Hoạt động chính trị của Đảng HĐND rất đặc biệt : Hình thức hoạt động rất khiêm tốn, không tuyên truyền về Đảng, về vai trò của Đảng ; trên các phương tiện truyền thông cũng như trong phát biểu của lãnh đạo hầu như không nhắc tới Đảng, không nhắc tới chức vụ đảng của bất cứ người lãnh đạo nào mà chỉ nhắc tới cương vị chính quyền của họ (chẳng hạn chỉ nói Thủ tướng mà không nói kèm chức Tổng Bí thư Đảng HĐND). Đảng không sử dụng bộ máy quyền lực nhà nước, không yêu cầu Quốc hội, Chính phủ hoặc bất cứ ai phải chấp hành đường lối chính sách, nghị quyết của Đảng. Hiến pháp Singapore không nhắc tới tên bất cứ chính đảng nào. Không tổ chức bộ máy của Đảng song song với bộ máy nhà nước. Trụ sở Trung ương Đảng chỉ là một nửa của một tòa nhà hai tầng nằm trong một khu nhà ở tập thể bình thường, chung nhà với trụ sở Quỹ Cộng đồng (xem ảnh : nửa nhà bên phải là trụ sở Đảng), quy mô tòa nhà rất nhỏ so với trụ sở chính phủ, chỉ có 9 cán bộ làm việc. Vì thế có người nói Đảng HĐND là một đảng « vô hình », tuy các đảng viên luôn dẫn đầu trong mọi hoạt động xã hội. Theo giải thích, đó là do Đảng đã hòa mình vào xã hội, cơ chế Đảng đã hòa mình với cơ chế chính quyền, toàn bộ lãnh đạo Đảng phải là đại biểu Quốc hội, hầu hết người lãnh đạo chính quyền cấp cao phải là cán bộ đảng. Vì Đảng HĐND lãnh đạo mọi hoạt động của xã hội, của chính quyền, Quốc hội, cho nên Đảng không cần ra mặt lãnh đạo, không cần có bộ máy riêng do đó rất tiết kiệm kinh phí. Vai trò của Đảng chỉ được nhắc tới mỗi khi sắp có bầu cử Quốc hội ; khi ấy công tác tuyên truyền vận động cử tri dồn phiếu cho Đảng HĐND được tiến hành rất rầm rộ. Các ứng viên phải tới từng khu dân cư, thậm chí từng gia đình dân để tự vận động cho mình. Nhưng trong thời gian giữa hai kỳ bầu cử, Đảng HĐND ở vào trạng thái « ngủ đông ». (Xem ảnh: một truyền đơn kêu gọi cử tri bầu cho ứng viên của Đảng). Xã hội Singapore dường như chỉ biết tới chính quyền chứ không cảm thấy sự hiện diện của đảng cầm quyền. Báo đài không nhắc tới tên Đảng HĐND, tuy người dân vẫn hiểu rằng mọi chủ trương chính sách đều do đảng này đưa ra. Đảng lãnh đạo xã hội thông qua sự điều hành của chính quyền chứ không qua hệ thống riêng của Đảng. Đảng HĐND chủ trương thực hiện nguyên tắc nhân viên công vụ (công chức nhà nước) trung lập về chính trị, tức không tham gia đảng phái nào. Lý lịch viên chức không có mục khai đảng phái. Không có quy định bằng văn bản hoặc quy định bất thành văn nào nói về việc ưu tiên sử dụng hoặc đề bạt đảng viên Đảng HĐND. Đây là một biện pháp ngăn chặn sự ra đời các nhóm lợi ích và tình trạng tập thể suy thoái, tham nhũng trong chính quyền các cấp. Lực lượng giám sát và chế ước đảng cầm quyền là các đảng đối lập và nhân dân. Cử tri dùng lá phiếu bầu cử của mình để quyết định chọn đảng nào được cầm quyền. Vai trò của các đảng đối lập không đáng kể, vì cho tới nay các đảng này có quy mô rất nhỏ, hiếm người tài giỏi, không đưa ra được các chủ trương chính sách nào nổi trội và không có ảnh hưởng lớn trên chính trường. Đảng nào giành được đa số phiếu bầu của cử tri thì được quyền lập chính phủ và cử đảng viên của mình lãnh đạo chính quyền các cấp. Trong 12 kỳ bầu Quốc hội, Đảng HĐND đều giành được trên 50% tổng số phiếu. Kỳ bầu Quốc hội khóa XII (5/2011), lần đầu tiên Đảng HĐND chỉ thu được có hơn 60% tổng số phiếu, giành 81 ghế trong số 87 ghế đại biểu Quốc hội, là một thất bại, chứng tỏ một bộ phận dân có bất mãn với sự lãnh đạo của Đảng. Thậm chí đương kim Bộ trưởng Ngoại giao ứng viên của Đảng HĐND cũng thất cử. Lần đầu tiên một đảng đối lập là đảng Công nhân giành được 6 ghế trong Quốc hội. Mới đây đảng này cũng giành thắng lợi trong kỳ bầu bổ sung một đại biểu Quốc hội (thay cho đại biểu người Đảng HĐND bị bãi chức). Singapore là quốc gia có nhiều sắc tộc và tôn giáo, quan niệm giá trị đa dạng và phức tạp, cho nên đoàn kết toàn dân, ngưng tụ lòng người là nhiệm vụ quan trọng nhất của đảng lãnh đạo. Đảng HĐND đặt lợi ích của dân tộc lên trên hết, bình thường không ra mặt lãnh đạo, không có biểu hiện tranh giành vai trò này mà đề xuất quan niệm giá trị « Quốc gia tối thượng; xã hội trước hết; gia đình là nền tảng; xã hội là gốc rễ; quan tâm xã hội; tôn trọng cá nhân; bàn bạc đồng thuận; tránh va chạm; khoan dung sắc tộc; tôn giáo hòa hợp nhau ». Đảng tìm ra con đường trung gian giữa giữ gìn tính nhất trí xã hội (tính tập thể) với giữ gìn mức độ tự do nhất định của cá tính (tính cá nhân); đường lối này có tính bao dung và tính linh hoạt rất lớn, do đó được đông đảo dân ủng hộ và có hiệu quả rõ rệt. Đảng HĐND không đề cao một chủ nghĩa nào, tuy thời gian đầu từng giương ngọn cờ chủ nghĩa xã hội dân chủ nhưng về sau đã không cố gắng kiên trì bất cứ giáo điều nào về ý thức hệ. Đảng vận dụng linh hoạt, kết hợp hữu cơ mục tiêu của chủ nghĩa xã hội với biện pháp của chủ nghĩa tư bản; một mặt đi con đường kinh tế thị trường tự do cạnh tranh và cởi mở, phát huy năng lực các cá nhân, một mặt tăng cường năng lực điều hành vĩ mô của nhà nước đối với đời sống kinh tế của xã hội. Điều này chứng tỏ Đảng HĐND đã thấy được tai hại của chủ nghĩa giáo điều (một đặc điểm của hệ tư tưởng ở phương Đông) là kìm hãm sức sáng tạo của nhân dân; chỉ có luôn theo kịp mọi biến chuyển của thời đại thì mới thực hiện được « đi tắt, đón đầu », ứng dụng được các tiến bộ mới nhất của thế giới về khoa học xã hội và khoa học công nghệ, đưa Singapore từ một làng chài nghèo khổ lạc hậu nhanh chóng trở thành quốc gia tiên tiến hàng đầu thế giới trên nhiều mặt. Nền tảng dân chủ của Đảng được hình thành từ thời kỳ trước ngày Singapore độc lập, Đảng chủ trương xây dựng chế độ chính trị Quốc hội một viện (không có Thượng viện) và tam quyền phân lập, thực hành đa đảng cạnh tranh và dân chủ nghị viện; đồng thời kết hợp nền dân chủ phương Tây với truyền thống văn hóa của cộng đồng người Hoa, Đảng đẩy mạnh thực thi chiến lược người tài trị quốc; phát hiện và đề bạt nhân tài đưa ra ứng cử Quốc hội sau đó tổ chức một chính phủ làm việc hiệu suất cao đồng thời tập trung quyền quyết định đường lối vào lãnh tụ. Sử dụng cơ chế từng công dân trực tiếp bầu Quốc hội để chính đảng nào giành đa số phiếu thì được quyền tổ chức chính phủ và do đó lãnh đạo đất nước đã tạo ra tính chính danh, tính hợp pháp cho đảng cầm quyền. Đảng giành quyền lãnh đạo bằng hành động thực tế của mình làm lợi cho dân cho nước một cách tốt nhất chứ không dùng quyền lực. Tại Singapore, chính quyền trong tay một đảng không xảy ra lục đục nội bộ như chính quyền liên hợp nhiều đảng. Hơn nửa thế kỷ qua, Singapore do một Đảng HĐND cầm quyền, vì thế các chủ trương chính sách của Đảng được kế tục trong thời gian dài, đã phát huy hiệu quả đưa đất nước tiến nhanh lên hiện đại hóa, đồng thời Đảng có uy quyền rất cao trong dân chúng. Tính bao dung của Đảng HĐND được thể hiện ở quy định của Hiến Pháp: trong Quốc hội tối thiểu phải có 18 ghế không thuộc đảng cầm quyền; cho dù các đảng đối lập không giành được ghế nào trong Quốc hội, nhưng một số lãnh tụ của họ vẫn được chỉ định làm đại biểu Quốc hội (gọi là đại biểu không bầu, hiện có 9 ghế). [So sánh: Quốc hội Việt Nam năm 1946 cũng dành riêng cho các đảng đối lập 70 ghế không qua bầu cử]. Từ năm 1993 Singapore bắt đầu thực hiện để cử tri trực tiếp bầu Tổng thống. Chức vụ này nặng tính nghi lễ, nhưng có quyền giám sát Thủ tướng và chính phủ; sau khi được bầu, Tổng thống phải rời bỏ chính đảng cũ, trở thành không đảng phái; như vậy tiện cho việc giám sát, thậm chí khởi tố mọi nhân vật chính phủ phạm luật, kể cả Thủ tướng. Hiến pháp quy định Tổng thống và Quốc hội thuộc vào cơ quan lập pháp. Do có nền tảng vững chắc trong dân chúng nên Đảng HĐND giữ được quan hệ tốt với các đảng đối lập chứ không có sự xung đột lợi ích. Đảng cũng có quan hệ nhất trí với Tổng Công đoàn toàn quốc và các tổ chức sắc tộc, thương mại và công nghiệp. Do đa số công nhân cho rằng Đảng HĐND bênh vực lợi ích của họ nên nhiều tổ chức công đoàn mong muốn được hoạt động dưới sự kiểm soát của Đảng và chính phủ. Đảng HĐND lập ra một số đoàn thể quần chúng của Đảng, như Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hiệp hội Nhân dân nhằm chuyển hóa các chủ trương chính sách của Đảng thành hành động của dân chúng. Khẩu hiệu của Đảng là « Chân thành đoàn kết, nhất chí hành động ». Dưới tôn chỉ « Xúc tiến phúc lợi nhà nước và hạnh phúc của nhân dân », Đảng HĐND áp dụng một loạt biện pháp nâng cao mức sống vật chất văn hóa của nhân dân, cung cấp thông tin đích thực cho nhân dân. VÌ SAO ĐẢNG HÀNH ĐỘNG NHÂN DÂN KHÔNG CÓ THAM NHŨNG, SUY THOÁI? Đảng HĐND vừa thực hiện quyền lực tập trung vừa thực hiện quyền lực trong sạch, không có tham nhũng biến chất. Đây là một đặc điểm độc đáo có lẽ chỉ thấy ở Đảng này. Để làm được điều đó, điều quan trọng nhất là Đảng HĐND luôn tiếp nhận sự giám sát chế ước quyền lực từ các đảng đối lập (lúc nhiều nhất có 24 đảng đăng ký hợp pháp) và đặc biệt là nhân dân, những người dùng lá phiếu của mình để lựa chọn đảng nào được cầm quyền. Đây là một thách thức đòi hỏi Đảng HĐND tự nhiên phải luôn luôn giữ mình trong sạch liêm khiết; nếu không Đảng sẽ mất quyền lãnh đạo. Điểm này khác với đảng Cộng sản Trung Quốc, vì Hiến pháp Trung Quốc quy định nước này do giai cấp công nhân lãnh đạo – được hiểu là đảng của giai cấp đó lãnh đạo. Hiến pháp Singapore không nhắc tới tên bất cứ chính đảng nào, cũng không dành cho Đảng HĐND đặc quyền nào. Vì thế Đảng phải tự phấn đấu để giành tín nhiệm của nhân dân, qua đó giành quyền lãnh đạo đất nước. Đây là một sức ép rất lớn tự nó buộc mọi đảng viên Đảng HĐND phải trong sạch, gương mẫu. Đảng HĐND quy định mọi thành viên chính phủ phải tiếp nhận sự giám sát từ bên ngoài. Tổng Bí thư kiêm Thủ tướng là người có quyền lực cao nhất nhưng phải chịu trách nhiệm tiếp nhận sự giám sát của Quốc hội. Toàn thể đảng viên phải gắn bó với nhân dân. Đảng quy định các đại biểu Quốc hội của Đảng toàn thể đại biểu Quốc hội (kể cả Thủ tướng, Bộ trưởng) phải dùng thời gian ngoài giờ làm việc và bỏ tiền túi lo việc tiếp xúc với cử tri trong khu vực bầu cử của mình mỗi tuần một buổi tối, cá nhân tiếp riêng từng người dân chứ không tiếp tập thể, như vậy quần chúng có thể nói thẳng ý kiến của họ mà không chịu sức ép nào. Cách tiếp dân này có hiệu quả thực tế giúp Đảng thực sự hiểu dân, tránh được bệnh hình thức. Nhà nước thành lập cơ quan chống tham nhũng và đưa ra Luật phòng chống tham nhũng. Cục Điều tra tham nhũng có quyền bắt người, quyền điều tra, khám xét, quyền lấy thông tin về tài sản, quyền điều tra tài sản bất minh của bất cứ nghi can nào. Đồng thời Đảng HĐND chủ trương trả lương cao cho các chức vụ lãnh đạo để họ yên tâm làm việc mà không phải lo tìm thêm nguồn thu nhập. Thí dụ lương của cấp Bộ trưởng tương đương với thu nhập trung bình của người lãnh đạo công ty lớn trong nước. Lương Thủ tướng Singapore cao hơn gấp đôi lương Tổng thống Mỹ, nhưng không có các chế độ ưu đãi như Tổng thống Mỹ (nhà ở trong thời gian tại nhiệm, phương tiện đi lại v.v…). Đảng HĐND luôn bảo đảm người nắm quyền lực phải là người trong sạch, tài đức ưu tú của xã hội; không đề bạt người lãnh đạo theo bất kỳ tiêu chuẩn nào khác. Giữ đảng trong sạch liêm khiết suốt hơn nửa thế kỷ qua là một thành tích góp phần quyết định số phận Đảng HĐND được nhân dân chọn làm đảng lãnh đạo nước này. Ngay từ ngày mới thành lập Đảng đã xác định phòng chống tham nhũng là công tác quan trọng số một, đưa ra ý tưởng « Vì sinh tồn phải liêm khiết ; vì phát triển phải chống tham nhũng ». Huy hiệu Đảng HĐND là một vòng tròn màu lam trên nền trắng, có một tia chớp đỏ cắm xuống chính giữa vòng tròn. Màu trắng tượng trưng sự trong sạch liêm khiết, vòng xanh tượng trưng sự đoàn kết và hòa hợp sắc tộc; tia chớp — hành động dũng mãnh hiệu quả. Ban lãnh đạo Đảng với hạt nhân là Lý Quang Diệu luôn ôm ấp lý tưởng cao xa phấn đấu vì một nước Singapore độc lập và giàu mạnh chứ không phải vì mưu lợi cho cá nhân mình. Tuy phần lớn đảng viên là người Hoa, vốn có truyền thống Nho giáo cực kỳ trọng người lãnh đạo nhưng Đảng HĐND lại hoàn toàn không tự cho mình quyền được hưởng bất cứ đặc quyền đặc lợi nào khác với nhân dân. Cho tới nay Lý Quang Diệu vẫn ở tòa nhà cũ của người cha để lại; tòa nhà chính phủ dành cho ông thì dùng để làm các hoạt động ngoại giao. Ông đi làm bằng xe cá nhân, tự chịu tiền xăng và tiền sửa xe. Thập niên 70, trong đợt tăng lương cho các bộ trưởng, Thủ tướng Lý Quang Diệu không tăng lương cho mình. Đại biểu Quốc hội là đảng viên phải nộp đảng phí bằng 10-15% tiền lương. Con các cán bộ từ Bộ trưởng trở lên khi học phổ thông chỉ được học trường công, không được học trường tư. Không có bệnh viện riêng hoặc chế độ khám chữa riêng cho cán bộ lãnh đạo, từ Lý Quang Diệu trở xuống đều phải khám chữa bệnh ở bệnh viện công, khi khám chữa bệnh không được chọn thầy thuốc. Một học giả người Hoa cho rằng Đảng HĐND là đảng của những người thuộc tầng lớp tinh hoa dân tộc, không có thành phần khác pha tạp làm hạ thấp tính tiên tiến của đảng. Sinh thời Lê-nin luôn yêu cầu đảng Cộng sản phải là bộ phận tiên tiến nhất của xã hội. Xtalin thì nói đại ý đảng viên cộng sản là những người làm từ chất liệu thép. Nếu đảng viên không còn là tinh hoa của dân tộc mà trở thành một nhóm lợi ích thoát ly xã hội, chỉ biết tranh giành quyền lợi cho đảng viên thì đó là lúc đảng đã ở vào nguy cơ suy thoái, kết cục là đảng tự đào thải ra khỏi tiến trình phát triển của xã hội. Đảng HĐND Singapore tận dụng quyền lực nắm được để thực hiện mọi ý tưởng, mục tiêu của mình, trong đó có ý tưởng loại trừ tham nhũng. Họ đã làm được điều đó, trong khi đảng cầm quyền ở nhiều nước khác không làm được. Lý Quang Diệu nói : Thành tựu lớn nhất của Đảng HĐND là « bảo đảm sức sống và sự liêm khiết của Đảng chứ không phải là trở thành một chính đảng suy thoái và tham nhũng ». -- NGUYỄN HẢI HOÀNH

LÝ QUANG DIỆU LÀ MỘT NHÀ ĐỘC TÀI?

Gần đây trên mạng đã xuất hiện một luận điểm nguy hiểm cho rằng Lý Quang Diệu là một nhà độc tài.Tác giả Nguyễn Hưng Quốc có bài"Lý Quang Diệu, nhà độc tài được yêu mến và ngưỡng mộ nhất thế giới",nguy hiểm hơn báo Việtnamnet,Dân Trí đăng bài phỏng vấn bà Tôn Nữ Thị Ninh từng là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Liên minh Châu Âu (EU) và một số quốc gia như Bỉ, Hà Lan, v.v... từng là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam với lập luận:" Có thể nói ông(Lý Quang Diệu) là “cha đẻ” của quốc gia-dân tộc Singapore...Tương tự, không ai không thừa nhận Chủ tịch Hồ Chí Minh là cha đẻ của nước Việt Nam hiện đại"http://dantri.com.vn/…/ba-ton-nu-thi-ninh-dau-an-ly-quang-d… Không khó để nhận thấy là chế độ CSVN đang lợi dụng Lý Quang Diệu để bao biện cho thể chế độc tài,hướng người dân chú ý đến quan điểm:độc tài chưa chắc đã xấu,chỉ cần mang lại lợi ích cho đất nước.Để thật sự khách quan,chúng ta hãy cùng nhìn lại định nghĩa về độc tài: Chế độ độc tài (dictatorship) là một thể chế nhà nước chuyên quyền mà ở đó nhà nước được cai trị bởi một cá nhân, một nhóm người, có thể là một gia đình, nhóm quân đội, hay một đảng duy nhất, mà quyền lực không bị giới hạn và họ thường dùng những biện pháp trù dập các người đối lập để duy trì quyền lực. Đặc trưng của chế độ độc tài là thu tóm quyền lực,ba quyền hành pháp,tư pháp,lập pháp được nhập chung theo cách"vừa đá bóng vừa thổi còi",không những kiểm soát toàn bộ các cơ quan được trang bị đầy đủ súng ống như quân đội, công an, cảnh sát, mật vụ, v.v... mà còn kiểm soát tuyệt đối các cơ quan có khả năng tác động đến đời sống tinh thần của mọi người như truyền thông và giáo dục. LÝ QUANG DIỆU có làm điều đó không?Trước hết chúng ta hãy xem thể chế chính trị mà Singapore đang theo đuổi: Singapore là một nước cộng hòa nghị viện đa đảng nhất thể, có chính phủ nghị viện nhất viện theo hệ thống Westminster được áp dụng tại các nước như Anh,Canada, Ấn Độ, Úc, New Zealand, Singapore, Malaysia và Jamaica, là những quốc gia thuộc Đế quốc Anh.Hệ thống này có những đặc điểm sau đây: - Người đứng đầu chính phủ (hay đứng đầu hành pháp) là thủ tướng, hay bộ trưởng thứ nhất. Người này được vị đứng đầu nhà nước chính thức chỉ định. Trong thực tế, người đứng đầu nhà nước thường là vị chủ tịch của một chính đảng chiếm nhiều ghế nhất trong nghị viện. -Cơ quan hành pháp trong thực tế thường gồm các thành viên trong lập pháp và các thành viên hành pháp có thâm niên trong nội các chính phủ do thủ tướng lãnh đạo. Những thành viên này thực thi quyền hành pháp của mình nhân danh người có quyền hành pháp trên danh nghĩa. -Có một nghị viện đối lập (hệ thống đa đảng); -Có một cơ quan lập pháp được bầu ra, thường là lưỡng viện, trong đó ít nhất một viện được bầu ra, mặc dầu một số hệ thống độc viện vẫn tồn tại; các thành viên lập pháp thường được bầu theo hạt theo thể thức đầu phiếu đa số tương đối (khác với hệ thống đại diện tỉ lệ phổ biến hơn). -Có một hạ nghị viện có quyền bãi nhiệm chính phủ bằng cách từ chối ngân sách, thông qua kiến nghị bất tín nhiệm, và tiến tới một cuộc phổ thông đầu phiếu để chọn một chính phủ mới độc lập. -Một nghị viện có thể bị giải tán và được kêu gọi bầu cử bất cứ lúc nào. -Có đặc quyền cho phép cơ quan lập pháp thảo luận bất cứ đề tài nào mà không sợ phát sinh những phát biểu hay tài liệu có tính bêu xấu từ đó. Từ hệ thống chính trị Westminster và thực tế Singapore ta thấy Lý Quang Diệu không hề thu tóm quyền lực hành pháp ,tư pháp,lập pháp vào một,không kiểm soát quyền lực quân đội và công an,không ngăn cản quyền của người dân Singapore và quyền tự do ngôn luận.Cái quan trọng nhất là ông đã tạo ra một chính phủ minh bạch:không gian lận trong bầu cử,không tham nhũng.Đảng của ông"Đảng nhân dân hành động"dù nắm đa số ghế trong nghị viện và nắm quyền hầu hết thời gian tạo lập và phát triển của nền chính trị Singapore là cũng vì đảng đối lập không đủ mạnh.Con cái ông(Lý Hiển Long) tiếp tục nắm ghế thủ tướng vì thực tài,cũng giống như nước Mỹ có dòng họ Kennedy,Bush... có thiên hướng về chính trị...do dân cử chứ không theo thể thức"cha truyền con nối. Như vậy nếu nói Lý Quang Diệu độc tài cũng chẳng khác gì nói hệ thống chính trị Westminster mà các nước châu Âu đang theo đuổi là một hệ thống chính trị độc tài?Hơn nữa đặc điểm của "độc tài cá nhân" thường không buông tha quyền lực trừ khi bị nhân dân lật đổ hoặc chết.Lý Quang Diệu nắm ghế thủ tướng 31 năm chứ không nắm suốt đời. Lý Quang Diệu không độc tài vậy thì nằm ở dạng nào của một thể chế chính trị?Có thể nói tóm gọn trong một câu"Ông là một nhà hành pháp có bàn tay sắt",độc đoán chứ không độc tài. Cũng tương tự ở Việt Nam là Ngô Đình Diệm...các nền dân chủ phôi thai và khiếm khuyết thường trao nhiều quyền cho "hành pháp",để nhanh chóng bình ổn,chính trị xã hội chứ không phải bất cứ việc gì cũng phải thông qua nghị viện,mất thời gian và bất ổn.Nhưng nếu quyền hành pháp bị lạm dụng quá nhiều cho các mục đích cá nhân sẽ dẫn đến một chế độ độc tài.Tất cả những điều Lý Quang Diệu đều là vì nước vì dân nên dẫu ông có những luật rất khắt khe mang bóng dáng thời Trung Cổ như phạt roi... vẫn được nhân dân ủng hộ. Lý Quang Diệu được người dân Singapore gọi là "quốc phụ" vì cả cuộc đời ông gắn bó với Singapore từ thuở lập quốc đến lúc thành một cường quốc.Điều này khác với Hồ Chí Minh,ông chỉ là người đưa CNCS vào Việt nam,chứ nước Việt nam đã có một lịch sử 4000 năm trước đó.Chính quyền của Hồ Chí Minh cũng là chính quyền "cướp được"mà có chứ không mang tính chính danh.Quan trọng nhất là chính quyền của Hồ Chí Minh không những chẳng đưa Việt Nam trở thành một cường quốc mà còn khiến đất nước tụt hậu khá xa khiến ngay chính Lý Quang Diệu dù rất quan tâm tới VN cũng phải lắc đầu,ngao ngán thất vọng. Do vậy ,cần phải đặt Lý Quang Diệu,Ngô Đình Diệm...trở lại đúng với tên gọi của họ.Bởi lẻ họ khác với những kẻ như Hitle,Stalin,Mao Trạch Đông,Pôn Pôt... http://www.geocities.ws/xoathantuong/fff_13nhadoctai.htm.Hơn nữa chẳng có một chế độ độc tài nào có thể đem lại sự phát triển thịnh vượng cho một đất nước và tài năng của một cá nhân cũng sẽ chỉ "đơm hoa kết trái" trong một thể chế chính trị dân chủ.

10 CÁI NGU CỦA VIỆT NAM.

Hôm qua nhà bác học Archimedes đã quên mặt quần áo,chạy tồng ngồng ra đường và hô vang"Ơ RÊ KA".Tưởng gì hóa ra ông vừa mới phát hiện ra 10 lý do vì sao Việt nam không bằng Singapore.Hồ Chí Minh thua Lý Quang Diệu.Nghe vậy 90 triệu dân Việt nam bĩu môi cái "xì" nói"Xưa rồi Diễm". 1/Đưa Chủ nghĩa Cộng Sản vào Việt Nam. 2/Cướp chính quyền"Quân chủ lập hiến" từ chính phủ Trần Trọng Kim. 3/Tiến hành "cải cách ruộng đất" 4/Đánh chiếm miền Nam Việt nam bằng bạo lực. 5/Ký công hàm Phạm Văn Đồng. 6/Đánh Mỹ cho Liên Xô và Trung Quốc. 7/Đưa đất nước vào Hợp tác xã nông nghiệp tiến hành kinh tế bao cấp. 8/Đánh tư sản,đổi tiền,gây ra phong trào "vượt biên,vượt biển" 9/Tiến hành kinh tế thị trường định hướng XHCN 10/Duy trì thể chế chính trị một đảng,tước bỏ nhân quyền,dân chủ

15 PHÁT BIỂU ĐÁNG NHỚ CỦA ÔNG LÝ QUANG DIỆU.

1/“Nếu tôi nhận thấy một điều gì sai trái đang diễn ra, thì ngay cả khi nằm trên giường bệnh, thậm chí mọi người đang hạ tôi xuống mồ thì tôi cũng sẽ bật dậy ngay lập tức” 2/Singapore không phải là một đất nước tự nhiên mà là một đất nước do con người tạo nên, một trạm mậu dịch mà người Anh đã phát triển thành một điểm nút trong một đế quốc hàng hải rộng khắp thế giới. Chúng tôi thừa hưởng một hòn đảo mà không có phần nội địa, một trái tim không thể xác” 3/"Tôi chưa bao giờ quá quan ngại hoặc bị ám ảnh bởi các cuộc thăm dò ý kiến hay trưng cầu dân ý. Tôi cho rằng, một nhà lãnh đạo mà bị ám ảnh quá là nhà lãnh đạo yếu kém". 4/ "Đừng đổi "không" thành "có". Đừng trở thành kẻ khờ dại. Nếu có một lý do chính đáng cho câu trả lời "không", nó vẫn phải được giữ nguyên, nhưng phải nói cho thật lịch sự". 5/"Mỗi người, dù là thiên tài hay người bình thường, cũng đều có quyền tái sinh chính mình" 6/"Điều tôi lo sợ chính là tính tự mãn. Khi mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn, con người thường có xu hướng làm ít đi" 7/"Người Mỹ là những nhà truyền giáo vĩ đại. Họ có sự thôi thúc mạnh mẽ nhằm thay đổi người khác" 8/ Người Mỹ vận hành một hệ thống gọn gàng hơn và có sức cạnh tranh hơn. Họ có nhiều bằng sáng chế hơn. Họ luôn cố gắng tạo được thứ gì đó mới hoặc làm điều gì đó tốt hơn.Chỉ có kẻ ngu mới chống Hoa Kỳ. 9/"Một người không thể kiểm soát những người đi theo mình, dù có hay không đưa ra lời đe doạ nào, thì không thể trở thành nhà lãnh đạo". 10/Chúng ta cần những nhà lãnh đạo là những người có tầm nhìn xa và rộng, có đầu óc minh mẫn và phóng khoáng, có khả năng nắm bắt cơ hội như chúng ta đã làm... Nhiệm vụ của tôi là tìm ra người kế nhiệm xứng đáng. Tôi đã tìm ra họ, và họ đang ở đây; bây giờ đến lượt họ phải tìm ra người kế nhiệm cho mình. Như thế cần có sự liên tục tìm kiếm và đào tạo những nhà lãnh đạo có năng lực, chân thật, tận tụy và tài năng, là những người làm việc không phải vì mình, mà vì nhân dân và đất nước. 11/Trung Quốc sẽ không sớm đạt tới đẳng cấp của Mỹ về mặt năng lực quân sự, nhưng lại đang nhanh chóng phát triển các phương tiện không tương ứng để thách thức sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ. Trung Quốc hiểu rằng sự tăng trưởng của mình tùy thuộc vào hàng nhập khẩu, bao gồm cả năng lượng, nguyên liệu thô và lương thực… 12/“Để làm người dân hạnh phúc, bạn phải thực hiện 1 trong 2 việc sau: hoặc cung cấp những thứ có thể thỏa mãn họ, chẳng hạn như thực phẩm ngon hơn, quần áo đẹp hơn, nhà cửa khang trang hơn; hoặc, nếu bạn không thể làm như vậy, cho họ thấy viễn cảnh về những điều tốt đẹp sắp diễn ra”. 13/Thế giới không ai nợ nần chúng ta. Chúng ta không thể cầm bát đi ăn mày để sống" 14/"Chúng ta phải có một nhóm hạng A... Chúng ta cần những con người hạng nhất với đầu óc khôn ngoan, có ý thức về trách nhiệm làm việc vì công chúng" 15/Việt Nam nên có sách giáo khoa tiếng Anh ở các ngành quan trọng như kỹ thuật, công nghệ... bởi nếu chỉ dùng sách Việt Nam, chắc chắn sẽ tụt hậu. Nếu tất cả sinh viên Việt Nam sau này không thể nghe và nói tiếng Anh trôi chảy, chỉ có thể đọc thôi cũng đã là tụt hậu”,

NHỚ LỜI THỦ TƯỚNG LÝ QUANG DIỆU CÀNG NHỚ "CÔNG ƠN" ĐẢNG TA.

Trong những ngày đầu lập nước vào thập niên 60 của thế kỷ trước, nguyên thủ tướng Singapore từng nói “hy vọng là một lúc nào đó Singapore sẽ phát triển giống như Sài Gòn”. “Nếu có vị trí số một ở Đông Nam Á thì đó phải là Việt Nam mới xứng đáng. Bởi so sánh về địa chính trị, tài nguyên, con người thì Việt Nam không thể xếp sau nước nào trong khu vực”, chính trị gia nhận xét. Ông Lý Quang Diệu cái gì cũng biết nhưng ông không biết sở dĩ tại sao hôm nay Việt Nam phải ngước mắt nhìn Singapore của ông là vì "Việt Nam có Bác Hồ.Việt Nam có Đảng ta.Công ơn của Đảng thật là to".Xin phép được thay mặt Tố Hữu cập nhật công ơn to lớn của Đảng ta,sau các sự kiện "phá rừng ,lấp sông ,chặt cây ..."gần đây để anh Nguyễn Kim Thành dưới suối vàng biết thêm.Bài thơ "Ba mươi năm đời ta có đảng" giờ lạc hậu quá rồi. TÁM LĂM NĂM ĐỜI TA CÓ ĐẢNG. Anh chị em ơi! Tám lăm năm đời ta có Đảng Hôm nay ôn lại quãng đường dài.. Hận lòng năm tháng đắng cay Ngăn sông cấm chợ,biến ngày thành đêm Mùa xuân đến, con chim én lượn Rộn đồng chiêm bẽn lẽn trời xanh Đời ta gương vỡ chẳng lành Cây khô không thể đâm cành nở hoa. Từ có Đảng, dân bị cướp đất Cảnh điêu tàn, trời đất tối tăm Phận người đau mấy mươi năm Chim treo trên chảo, cá nằm dưói dao Đảng cướp hết, non cao biển rộng Bán cả đất nòi giống tổ tiên Hoàng Sa biển đảo đất liền Công hàm đã ký dành riêng cho Tàu Đảng bán nước với bao hiệp ước Ải Nam Quan cũng rước voi giày Gạc Ma máu đỏ nhuộm thây Thành Đô đau đớn cỏ cây thét gào. Ôi nhớ những năm nào thuở trước Xóm làng ta tươi đẹp biết bao Cánh cò bay lả trên đồng Vàng ươm rạ mới, tầng không sáo diều Rồi bỗng thấy khắp nơi cờ đỏ Người với người đấu tố lẫn nhau. Kiếp người đầy những thương đau. Tiếng oan dậy đất chất cao mấy tầng! Dân kiện cáo khắp nơi cùng khắp Đảng bịt tai nhắm mắt làm ngơ Phận đời lắm cảnh bơ vơ Tai bay vạ gió bất ngờ mọi nơi. Đảng ta đó, lưu manh vĩ đại Đảng ta đây, tham nhũng chất chồng Đảng ta, muôn vạn xa hoa Đảng ta, muôn vạn ngai vàng phù vân Đảng ta Mác – Lê-nin quyền lực Tước quyền dân,chẳng trả cho ta Trời cao, đất rộng bao la Đảng ta cướp hết chẳng tha chút gì

TẠI SAO KHÔNG ĐỨNG TRÊN VAI CỦA NHỮNG NGƯỜI KHỔNG LỒ?

Trong bài "Tất yếu của một chính đảng"http://antgct.cand.com.vn/…/Tat-yeu-mot-chinh-dang-340…/,báo CAND đưa ra hai nhận định: -Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Đảng có vững, cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững, thuyền mới chạy. Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt… Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam”. -Giá trị lịch sử 85 năm qua thực sự là “pho lịch sử bằng vàng” của thời đại, chứng minh chân lý hiển nhiên: Đảng Cộng sản Việt Nam là lương tri, là trí tuệ của dân tộc, lịch sử có thể đổi thay nhưng công lao, vai trò trọng yếu của Đảng là vĩnh cửu Người dân bình thường hiện nay đều biết cái chủ nghĩa ấy hiện tại đã bị cả thế giới bỏ vào sọt rác,lỗi thời và "pho lịch sử bằng vàng"của Đảng CSVN chỉ là một pho lịch sử phá hoại. Những ngày qua ,sự ra đi của nhà lãnh đạo Lý Quang Diệu khiến người dân Việt Nam quan tâm đến Đảng Hành động nhân dân Singapore.Đó mới là một Đảng của dân ,do dân và vì dân.Vai trò lịch sử của Đảng CSVN đến đây đã chấm dứt ,chỉ còn lại một tập đoàn Mafia.Nhưng lật đổ tập đoàn Mafia nay không dễ,bởi vì chúng có súng,có công cụ đàn áp biểu tình vừa mới sắm về.Chúng cũng có trong tay cái gọi là "luật pháp" và cả một bộ máy truyền thông khổng lồ,khi cần có thể bẻ lái dư luận...Chúng cũng có cả một đội ngũ"giả danh trí thức"để khi cần có thể lên tiếng bảo vệ chế độ bằng những lập luận cũ rích,sáo mòn nhưng vẫn đánh lừa được không ít con cừu ngoan ngoãn. Trước tình hình đó tiếng nói của người dân dù mạnh mẽ cũng chỉ là giải pháp tình thế.Đó chỉ là cơn "cựa quậy" của những kẻ bị đè nén quá lâu.Biểu tình,diễu hành chống chặt cây xanh cũng chỉ là cựa quậy.Lập phong trào"Cứu lấy sông Đồng Nai" cũng chỉ là cựa quậy.Đảng Cộng Sản VN đang sẵn sàng đối phó với một cơn "cựa quậy"lớn hơn.Và chúng cũng chẳng ngại ngần gì không làm một"Thiên An Môn" thứ hai,bởi kinh nghiệm đã quá thừa. Bởi thế cơn cựa quậy của người dân sẽ chỉ là hành động nửa vời.Trong một thể chế nhà nước tập trung,quyền hành quy về một mối thì sau cơn cựa quậy của dân Đảng sẽ lập tức dùng lực lượng trí thức để phản đòn ,bẻ lái dư luận.Những viên đạn bọc đường sẽ được gởi đến các cơ quan nghiên cứu khoa học để tung ra các bài báo đánh lạc hướng người dân.Và thế là cây vẫn bị chặt,sông vẫn được lấp,môi trường vẫn sẽ bị tàn phá...Hậu quả của những hành động này đời con đời cháu của chúng ta sẽ lãnh đủ.Chưa kể đến biết bao hệ lụy khác mà dân ta phải gánh chịu vì cơ chế một đảng.Điều mà chắc chắn các bà mẹ,người thân của tử tù như Nguyễn Văn Chưởng ,Hồ Duy Hải hiểu hơn ai hết trong những ngày vừa qua. Đã đến lúc chúng ta phải cứu lấy mình.Cứu bằng cách nào?Đó là phải giám sát hành động của Đảng CSVN bằng cái quyền được "Tuyên ngôn nhân quyền" thừa nhận.Đó là quyền lập hội,lập đảng.Chỉ có một đảng đối lập hoạt động công khai mới có thể ngăn chặn được sự tàn phá của Đảng CSVN.Với hơn hai mươi tổ chức dân sự trên cả nước,đã chín muồi các điều kiện để ra đời một Đảng phái mới.Hãy xem đó là một tất yếu lịch sử.Sự cấp thiết ,khẩn thiết và bức thiết phải có một tổ chức như lời Lý Quang Diệu nói:"Chúng ta phải có một nhóm hạng A... Chúng ta cần những con người hạng nhất với đầu óc khôn ngoan, có ý thức về trách nhiệm làm việc vì công chúng" Lý Quang Diệu đã đứng trên vai những người khổng lồ để xây dựng một nước Singapore hùng cường khiến cả thế giới nể phục,tại sao chúng ta không thể đứng trên vai ông ấy.Hãy học tập chính đảng "Hành Động nhân dân" mà ông ấy tạo ra,nghiên cứu kỷ cương lĩnh,đường lối và cách thức vận hành.Và cũng chẳng có gì xấu hổ khi lấy luôn tên để cho ra đời đảng"Hành động nhân dân Việt Nam" Tất nhiên là hệ thống truyền thông của Đảng CSVN sẽ dành hết công suất để phỉ báng và vùi dập tổ chức này.Đội ngũ DLV sẽ không tiếc lời thóa mạ.Thế nhưng nếu bạn có lập trường,hãy kiên định với điều đó.Bởi đây sẽ là một xung lực mới cho xã hội Việt nam hiện nay.Hãy khoan đặt những mục tiêu cao xa.Trong những năm đầu chỉ chú trọng đến sự tồn tại và kết nạp những thành viên ưu tú vào Đảng theo phương châm"ít mà tinh".Sau đó là đấu tranh với dư luận trong nước và quốc tế để đảng hoạt động hợp pháp,tiến tới đòi hỏi tham gia vào cơ quan lập pháp"quốc hội".Tiếp tục tiến tới đấu tranh tách các cơ quan hành pháp,lập pháp và tư pháp độc lập với nhau để có một nhà nước pháp trị,dùng báo chí để đưa ra tòa tất cả các hành động đi ngược lại nguyện vọng nhân dân của Đảng CSVN.Đây là con đường không đổ máu và khả thi nhất.Hãy cứ để Đảng CSVN nắm quyền lãnh đạo trong sự chế ước của đảng Hành Động nhân dân.Hãy khoan hô hào lật đổ họ để tránh sự tàn sát,bạo loạn.Khẩu hiệu có thể là"Chúng tôi không cần chính quyền,chỉ cần sự minh bạch". Có lẻ đó là con đường mà chúng ta nên học tập nhân dân Singapore để tự cứu lấy mình nếu không muốn con cháu đời sau lên án cha ông chúng là những kẻ hèn nhát,bởi đã để lại cho chúng một đất nước đổ nát. Thế hệ tôi, một thế hệ cúi đầu Cúi đầu trước tiền tài, cúi đầu sau mông người khác Cúi đầu trước chính mình, cúi đầu bạc nhược... Trăm năm sau, lịch sử sẽ ghi vài dòng vắn tắt: Có một thế hệ buồn, đã nhạt nhẽo đi qua.

40 NĂM TRƯỚC CHÍNH QUYỀN CSVN ĐÃ GÂY RA VẤN NẠN"THUYỀN NHÂN" NHỨC NHỐI VÀ BÂY GIỜ HỌ ĐANG NGỒI XOA TAY HƯỞNG LỢI VỚI 11 TỶ USD GỞI VỀ HÀNG NĂM.

Thuyền nhân Việt Nam là hiện tượng hàng triệu người Việt bỏ nước ra đi, trốn khỏi Việt Nam bằng đường biển bắt đầu sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 và kéo dài cho đến đầu thập niên 1990.Nguyên nhân có thể kể như sau: -Khó khăn kinh tế trong khi nhà nước cần ngoại tệ; người ra đi chính thức và bán chính thức phải bỏ tiền và vàng ra để mua chỗ -Chiếm đoạt tài sản hầu triệt hạ tầng lớp tư sản và tiểu tư sản. -Loại bỏ thành phần xã hội chống đối hoặc không tin cậy được như trường hợp Hoa kiều chiếm khoảng 10% trong thành phần vượt biên. -Gây áp lực chính trị với khối ASEAN. -Chấp nhận một việc đã rồi vì không thể kiểm soát được hết 1.200 km duyên hải -Gây áp lực với Hoa Kỳ để buộc Hoa Kỳ thực thi lời hứa viện trợ tái thiết thời hậu chiến như ghi trong Điều 21 của Hiệp định Paris 1973. -Gia tăng lượng hàng hóa và hiện kim số người Việt ở hải ngoại gửi về cho thân nhân trong nước. Theo số liệu của Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn, trong khoảng thời gian 1975-1995 đã có 849.228 người vượt biên bằng đường biển và đường bộ.Theo số liệu của Indonesia, trong khoảng thời gian 1975-1996 đã có 250.000 người Việt Nam và Campuchia tá túc trên đảo Galang. Trong tác phẩm Bên Thắng Cuộc, chương "Nạn kiều", nhà báo Huy Đức nhắc tới "Phương án II", "một kế hoạch 'được phổ biến miệng để giữ bí mật', theo đó: người di tản được đóng vàng để công an mua thuyền hoặc đóng thuyền cho đi mà không sợ bị bắt hay gây khó khăn. Việc thực hiện Phương án II chỉ do ba người là bí thư, chủ tịch và giám đốc công an tỉnh quyết định. Công an được giao làm nhiệm vụ đứng ra thu vàng và tổ chức cho người di tản. Người vượt biên có bốn cách ra đi: -Đi chui, tức là tự kiếm cách ra đi bằng cách giả dạng dân chài ra khơi lúc ban mai rồi chạy thẳng ra hải phận quốc tế. -Mua bãi, tức là hối lộ nhà chức trách địa phương quản lý vùng sông biển để họ làm ngơ mà có nơi tập hợp trước khi ra khơi, giá khoảng 6 lạng vàng. -Đi bán chính thức, tức mua chuộc giới chức cấp tỉnh. Người tổ chức thu tiền rồi đứng ra mua tàu, xăng dầu, v.v. với giá khoảng 12 lạng vàng mỗi đầu người. Ngoài ra, người vượt biên phải nộp văn tự nhà cửa cho Ủy ban địa phương. -Đi đăng ký chính thức, tức ghi danh với chức trách trung ương. Cách này dành riêng cho Hoa kiều, có văn phòng đăng ký ở Sài Gòn. Người xuất cảnh phải nộp sổ gia đình ở và 12 lạng vàng. Phương tiện chuyên chở cho hạng này là tàu lớn, chứa trên ngàn người, rời bến Bạch Đằng ở Sài Gòn và được tàu hải quân hộ tống ra đến hải phận quốc tế. Người Việt đi ngả này phải mua lại giấy tờ tùy thân của người Hoa và học một ít tiếng Hán để lọt vòng kiểm tra. Cuối năm 1978, đầu năm 1979, hàng trăm ngàn thuyền nhân Việt Nam trở thành một vấn nạn quốc tế. Khác với nhiệt tình cứu giúp những năm trước, các nước trong khu vực bắt đầu lo ngại, từ chối, thậm chí xua đuổi và có cả trường hợp nổ súng vào thuyền nhân Việt Nam. Các nước phương Tây bắt đầu đùn đẩy nhau trách nhiệm bảo lãnh. Anh quốc đóng một vai trò, vì điểm đến của những nạn kiều gốc Hoa này trước hết là Hồng Kông, trong khi Anh quốc chỉ sẵn lòng tiếp nhận tổng cộng chưa đầy 2000 người. Trước áp lực của công luận, Thủ tướng Anh Margaret Thatcher thậm chí đã tính đến việc mua một hòn đảo ở Thái Bình Dương cho thuyền nhân Việt Nam định cư. Dự định này bị Lý Quang Diệu phản đối, vì lo ngại nó sẽ trở thành một đảo quốc, cũng của những người Tàu tha phương, cạnh tranh với Singpore .Trong bức thư trả lời thủ tướng Anh, bà Margaret Thatcher của ông Lý Quang Diệu có đoạn: " Các nhà lãnh đạo Việt Nam không phải là những kẻ điên rồ vô lý như kiểu Idi Amin . Họ có đầu óc lạnh lùng tính toán, không hề biết động lòng với chính đồng bào mình, nhưng làm phép tính giữa chi phí và lời lãi thu về thì rất nhanh. Chỉ có nguy cơ bị cộng đồng quốc tế ruồng bỏ mới khiến họ phải suy xét lại đường lối hiện tại. Từ giờ đến lúc đó, họ sẽ còn tung ra hàng ngàn người tị nạn mỗi tuần." Lý Quang Diệu với nhãn quan chính trị sắc bén ,ngay từ lúc đó đã biết ,đã nhận ra được chính sách kiếm lời trên xương máu,số phận đồng bào của chính quyền CSVN.Và có lẻ hiện tại người NVHN dù có nhận ra sự giả dối trong những ngôn từ"khúc ruột ngàn dặm","Việt Kiều yêu nước""hòa giải dân tộc"...cũng không thể bỏ quên những thân nhân của mình đang còn ở trong nước.Và thế là số tiền 11 tỷ USD kiều hối hàng năm lại chính là một trong những cứu cánh lớn nhất cho sự tồn tại của thể chế chính trị độc tài,độc đảng CSVN. Một nghịch lý oái ăm là cứ mỗi độ 30/4 hàng năm về,chúng lại ra rả cất cao tiếng hô "đại thắng mùa xuân",khoét sâu vào nỗi đau của hàng triệu con người bỏ nước ra đi,trong đó có không ít người đang vùi thây dưới đáy biển.Một bi kịch dân tộc,bi kịch lịch sử mà người Việt khó có thể giải một cách toàn vẹn.Đau lắm thay! Thế nhưng NVHN hôm nay không than oán.Họ đang có những thành công vượt bậc trên tất cả các mặt: chính trị ,kinh tế,văn hóa và thể thao.Và đây là một ví dụ: Lê Duy Loan - Người phụ nữ Việt đã từng làm "khuynh đảo" giới IT thế giới http://m.videos.vietgiaitri.com/…/phim-video-clip-co-le-duy…