Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2020

HIỂU THÊM VỀ CÁCH ĐIỀU HÀNH KINH TẾ CỦA NƯỚC MỸ.

- Một nền kinh tế phát triển mà chỉ chuyên về cào bằng, về CNXH thì chỉ bán tài nguyên để ăn. Đó là trường hợp của các nước có dầu mỏ như Nga, Venezuela hoặc Trung Đông, Ả Rập...Nhưng ăn mãi cũng hết. Phải có các chính sách của cánh hữu, của những người như Reagan, Trump... phát triển dựa trên chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa tư bản.
- Chủ nghĩa tư bản cánh hữu sẽ làm tăng trưởng kinh tế nhưng đào sâu khoảng cách giàu nghèo. Và những nước phát triển không có CNXH, không có các quan điểm của cánh tả thì dân nghèo sẽ bi bóc lột và an sinh xã hội không đảm bảo.Điều này sẽ dẫn đến tệ nạn xã hội, biểu tình hoặc thậm chí là nội chiến.
Do đó các chính sách của Obama và Trump đều cần thiết cho nước Mỹ và cả thế giới . Obama được dân Mỹ tặng chiếc ghế tổng thống khi kinh tế suy thoái dưới thời Bush con. Nhưng đó không phải lỗi của Bush con mà là chu kỳ khủng hoảng thế giới. Obama nghiêng về cào bằng gia tăng nợ công lên 10 ngàn tỷ thì cần những chính sách của cánh hữu để lấy tiền trả nợ. Trump đáp ứng được yêu cầu này nên trúng ghế President.Nhưng cũng xui cho Trump là chu kỳ khủng hoảng thế giới cộng với con virus China nên bao công khó của Trump mất sạch.
Vậy thì yêu Trump hay ghét Trump quá mức, thiên kiến đều biểu hiện sự chưa trưởng thành về nhận thức. Ông Trump có tạo ra tăng trưởng cũng trên nền tảng của Obama và ông có bị xóa sạch công lao cũng không do tại ông mà do tình hình chung của cả thế giới. Mỗi con người có một cá tính khác nhau. Cá tính ông Trump là cá tính thật không giả dối mà sự thật bao giờ cũng mất lòng. Tuy nhiên chỉ những người thích giả dối mới ghét ông Trump.

TÍNH CÁCH CỦA ĐỐI LẬP.

Giáo sư Nguyễn Văn Bông là người đã truyền bá tư tưởng của đối lập vào Việt Nam. Nhưng đáng tiếc hơn 50 năm trôi qua người Viện Nam vẫn chưa hiểu lắm về khái niệm này.
Một thể chế chính trị mà không có đối lập thì không có hiến pháp và luật pháp.
Một xã hội không có đối lập là xã hội của đàn cừu.
Nhưng tâm lý của người Việt Nam là đả kích, chửi bới, mạt sát, ném đá , công kich cá nhân, bôi nhọ , chụp mũ những ai có quan điểm đối lập.
Nếu một ai có quan điểm đối lập thì ngoài việc phân tích những cái sai theo suy nghĩ của họ thế nào cũng xen vào chuyện kể công ơn, chuyện không được nói lo làm ăn đi, chuyện ăn cháo đá bát, chuyện đời sống riêng tư hay ân oán cá nhân, dù rằng những chuyện này chả liên quan gì đến quan điểm đối lập mà người ấy phát biểu.
Như vậy nhiều người tuy nói CS đàn áp đối lập nhưng bản thân họ cũng khủng bố tinh thần của đối lập không kém. Họ phê phán CS thành lập Ban tuyên giáo nhưng bản thân họ cũng muốn nói theo định hướng mà họ cho là đúng.
Điều này dẫn đến điều gì hậu cộng sản?
Sẽ có một số đông lấn át số ít còn lại bằng một quan điểm họ cho là chân lý. Những ai nói trái với chân lý này sẽ bị ném đá dữ dội. Từ đó sẽ hình thành một chính đảng mạnh hơn các đảng phái còn lại. Đảng này luôn thu hút phiếu bầu và lãnh đạo độc tôn như đảng CSVN hiện nay. Như vậy sẽ không hề có đối lập, tam quyền phân lập và pháp trị. Quyền lực sẽ tha hóa, bộ máy công an, cảnh sát trị tiếp tục vận hành. Và thế là xã hội vẫn không được điều hành bằng hiến pháp và luật pháp mà chỉ bằng tự do ngôn luận.

CHỈ TRÍCH CHÍNH QUYỀN.

Chỉ trích chính quyền là một động thái nên làm cả khi chính quyền đó là độc tài hay dân chủ.
Trong một chế độ độc tài: Việc chỉ trích chính quyền sẽ tạo ra một làn sóng bất tuân dân sự để thay đổi thể chế. Tuy nhiên không chỉ chỉ trích suông mà phải bí mật xây dựng lực lượng để thay thế chế độ độc tài.
Trong một chế độ dân chủ: chính quyền do dân bầu luôn luôn bị chỉ trích bởi đảng đối lập dù làm tốt đến cỡ nào. Đây là nhiệm vụ do hiến pháp quy định một cách lý tính.
Tổng thống Obama từng nói một ngày tôi nhận được hàng ngàn ý kiến chỉ trích từ các chuyên gia, báo chí đối lập và người dân. Sự chỉ trích đó làm chính quyền của chúng tôi lớn lên từng ngày.
Chẳng ai ngồi đó lọc ra, phân loại ra ý kiến nào là "phản động " để rồi quy kết ,chụp mũ cả. Họ chỉ cảm thấy ý kiến nào dùng được thì lắng nghe, học hỏi; ý kiến nào không dùng được thì bỏ vào thùng rác.
Chính sự lắng nghe này nên các nhà nước cộng hòa tư bản độc tài cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 đã chuyển đổi từ độc đảng sang đa đảng, đa nguyên để xây dựng một thể chế dân chủ thay nhau cầm quyền, áp dụng nhiều chủ thuyết khác nhau vào việc vận hành chính quyền .
Người dân trong chế độ dân chủ được khuyến khích chỉ trích chính quyền từ em học sinh đến cụ già . Việc chỉ trích chính quyền cho dù chỉ trích sai cũng tạo ra một tư duy độc lập, chủ động và sáng tạo. Từ đó họ không còn thụ động như một đàn cừu bị dẫn dắt để đưa đến lò mổ.
Có người sẽ bảo là sao không thấy khen mà chỉ thấy chê. Thưa rằng khen là việc của báo chí ủng hộ chính quyền, chê là việc của phe đối lập. Nhiệm vụ của đối lập luôn là tìm cách đánh bại những người đang cầm quyền để thuyết phục người dân trao lại chính quyền cho mình bằng lá phiếu. Đó là con đường thoát khỏi sự trì trệ của sự tha hóa và tạo ra tiến hóa xã hội. Do vậy hiến pháp các nước dân chủ đề cao quyền tự do ngôn luận và nghiêm cấm chính quyền sử dụng luật pháp để đàn áp người dân chỉ trích mình.
Người Việt Nam vốn thích khen hơn chê và lỗi ở tư duy logic nên cứ gán tất cả những ai chỉ trích thần tượng, chính quyền mình thích vào thành phần chống đối. Các chính quyền độc tài trong lịch sử Việt Nam luôn tìm cách để chém đầu tôi trung biết can gián , nghe lời nịnh thần hoặc sau này luôn đàn áp, bỏ tù phe đối lập. Đó là con đường đưa dân tộc đi đến diệt vong.

LOGIC HỌC.

Đơn giản là như thế này:
Khi thế giới kêu gọi quyền được nói thì anh có thể nói bất cứ vấn đề gì miễn là không được nói láo, vu cáo , phỉ báng.
Ở đây có mấy vấn đề đặt ra:
- Như thế nào là nói đúng và như thế nào là nói sai.Một nhân vật có sức ảnh hưởng công chúng lớn cỡ nào thì cũng chưa chắc nói theo ông ta là đúng và chống ông ta là sai. Ngay cả tôn giáo tức thánh thần nhưng loài người cũng chia thành nhiều tôn giáo khác nhau. Không có một chân lý đức tin thống nhất. Người ta chỉ kêu gọi tự do tôn giáo chứ không ai lấy một tín ngưỡng nào làm chuẩn.
- Một người nào đó khi đưa ra ý kiến riêng của mình nếu bị bắt buộc phải tuân theo số đông thì họ chỉ là con vẹt. Galileo khi đưa ra ý kiến bênh vực cho thuyết nhật tâm (trái đất quay xung quanh mặt trời) cũng vấp phải sự chống đối của giáo hội. Nhưng cuối cùng ông đã cho thấy là ông đúng dù một mình chống lại số đông.
- Chân lý và ơn nghĩa là hai chuyện khác nhau. Lý luận bảo rằng anh mang ơn tôi anh không được phản bác ý kiến của tôi là lập luận cảm tính. Đây là điều mà chế độ cộng sản luôn lợi dụng để tuyên truyền "ơn đảng, ơn bác" nhằm bịt miệng người dân đừng chống đối. Lập luận này ngày nay cũng được nhiều người sống ở xứ văn minh đem ra sử dụng.
- Khi anh kêu gọi tự do ngôn luận nhưng lại hạn chế chỉ được nói đúng theo ý anh thì đã vi phạm về logic học. Vì ý của anh chưa chắc đúng, anh chưa đai diện cho chân lý. Ngay cả khi anh lôi kéo cả một đám đông theo anh thì đám đông đó cũng chưa chắc đại diện cho lẻ phải. Bằng chứng dân tộc Việt Nam rất đông nhưng ý kiến của họ bao giờ cũng sai vì chỉ xét theo cảm tính.
Ai có thể xác định một người nào đó nói láo, nói sai sự thật. Chỉ có tòa án của một thể chế tam quyền phân lập. Bởi vì người nào cũng cho mình nói đúng sự thật, ai cũng dùng lý lẻ để bảo vệ ý kiến của mình.
Nói như vậy để thấy quyền tự do ngôn luận rất phức tạp chứ không hề đơn giản.

TỘI PHỈ BÁNG Ở HOA KỲ.

Mỗi năm trên nước Mỹ có hàng trăm vụ kiện các tờ báo, tạp chí, các đài phát thanh và vô tuyến truyền hình về tội phỉ báng. Những người này cho rằng họ bị tổn hại vì sự công khai chỉ trích của giới truyền thông. sự kiện nóng
Năm 1637, một nhà văn người Anh tên là William Prynn đã phạm một lỗi đáng tiếc khi viết một quyển sách chỉ trích nữ hoàng. Prynn bất hạnh đã bị đưa ra xét xử trước một hội đồng thẩm phán, bị kết tội phỉ báng và bị kết án chung thân. Ông ta còn phải chịu một hình phạt bổ sung là cắt tai trước khi bị đẩy vào tù.
Nếu Prynn sống ở nước Mỹ hiện đại hôm nay chứ không phải ở nước Anh vào thế kỷ XVII, chắc chắn ông ta sẽ được tự do viết cuốn sách của mình – dù là về nữ hoàng hay về một Tổng thống Mỹ – mà không phải lo sợ bị mất tai hoặc phải vào tù.
Đối với Hoa Kỳ, luật điều chỉnh tội phỉ báng và vu khống đã bắt đầu hình thành thậm chí trước khi các thuộc địa giành lại nền độc lập từ người Anh.
Ngày nay, ở nước Mỹ khoảng 90% các phiên tòa về tội phỉ báng do các bồi thẩm đoàn xét xử. Mỗi bang có luật điều chỉnh tội phỉ báng lại khác nhau và trên cả nước không có một bộ luật thống nhất và chặt chẽ nào điều chỉnh vấn đề này.

Tất cả đã thay đổi vào năm 1964 khi Tòa án Tối cao đưa ra quyết định cách mạng hóa luật điều chỉnh tội phỉ báng ở Hoa Kỳ.
Theo đó các công chức không thể thắng kiện trừ phi các phóng viên hoặc biên tập viên bị kết tội “thực sự có ác ý” khi đăng tải những thông tin sai sự thật về họ. Công chức không thể khiếu kiện tội phỉ báng nếu chỉ đơn giản chứng minh thông tin về họ được truyền đi hoặc được đăng tải là sai. Giờ đây, họ phải chứng minh được là nhà báo không những đã cố tình đăng tin sai mà còn không phân biệt thế nào là giả, thật. Đối với cá nhân dân thường, việc kiểm tra để chứng minh tội phỉ báng không khó.
Mặc dù, các phán quyết của Tòa án tối cao được áp dụng ở mọi nơi trên nước Mỹ. Nhưng hầu hết các bang vẫn sử dụng luật riêng của mình trong trường hợp vụ việc liên quan đến dân thường. Thông thường, bộ luật này chỉ áp dụng cho các nhân vật của công chúng, những người cho rằng họ bị phỉ báng, phải chứng minh được nhà báo đã cẩu thả khi đăng thông tin sai về họ.
Mỗi năm trên nước Mỹ có hàng trăm vụ kiện của các tờ báo, tạp chí, đài phát thanh và truyền hình về tội phỉ báng. Những cơ quan này cho rằng họ bị tổn hại vì sự công khai chỉ trích của giới truyền thông - thường là buộc tội hoặc cho rằng họ tham gia các hoạt động trái pháp luật, không đúng đắn hoặc có vấn đề!.
Cụ thể như hồi tháng 12/1990, một thẩm phán của Tòa án Tối cao Pennsylvania đã thắng kiện và được bồi thường 6 triệu đô-la trong vụ kiện tờ báo Người điều tra Philadenlphia. Nguyên nhân là năm 1983 báo này đã đăng một loạt bài cho rằng ông ta phạm tội rao bán ảnh hưởng đến uy tín của mình.
Tháng 4/1991, trong một trong những cáo trạng lớn nhất về tội phỉ báng được đưa ra đối với giới truyền thông, cựu công tố viên quận thuộc bang Texas là Victor Feazell đã nhận được 58 triệu đô-la tiền bồi thường sau khi đài truyền hình Dallas cáo buộc ông nhận hối lộ để dàn xếp các vụ lái xe trong khi say rượu.

Tháng 5/1991, bồi thẩm đoàn ở Chicago, Illinois đã quyết định cho nhà kinh doanh Robert Crinkley được nhận khoản bồi thường 2,25 triệu đô-la vì một bài báo trong Tạp chí Phố Wall đã đưa tin sai rằng ông ta có liên quan tới các khoản hối lộ cho các quan chức nước ngoài. Crinkley nói rằng vì bài báo đó mà không ai thuê ông ta sau khi ông không còn làm cho chủ cũ nữa. Bồi thẩm đoàn đã nhất trí rằng ông ta là nạn nhân của tội phỉ báng mặc dù tờ báo đã đăng bài cải chính cho bài báo trên.
Bên cạnh việc phân biệt giữa nhân vật của công chúng và dân thường, các tòa án Mỹ cũng quyết định rằng nhiều loại thông tin đăng tải nhìn chung được miễn tội phỉ báng.
Hầu như không thể kết tội nhà văn phạm tội phỉ báng nếu tác phẩm của họ chỉ đề cập đến ý kiến chứ không phải thực tế. Trong phán quyết về tội phỉ báng năm 1974, Tòa án Tối cao đã khẳng định: “Theo Điều bổ sung sửa đổi thứ nhất của Hiến pháp, không tồn tại những thứ như ý kiến sai”.
Jerry Falwell, một chức sắc tôn giáo Mỹ, đã kiện một tạp chí sau khi họ đăng một bài châm biếm chua cay về Falwell, chế giễu lòng mộ đạo của ông ta. Thực sự, bồi thẩm đoàn bang Virgina đã phán quyết cho Falwell được hưởng khoản bồi thường 200.000 đô-la sau khi kết luận rằng tạp chí đã gây ra “nỗi đau khổ về tinh thần” cho vị mục sư nổi tiếng này. Tuy nhiên, Tòa án Tối cao Mỹ sau đó đã bác bỏ phán quyết trên khi giải thích rằng bài châm biếm, dù có làm tổn thương và gây đau khổ cho đối tượng của nó như thế nào, cũng vẫn được Điều bổ sung sửa đổi thứ nhất của Hiến pháp bảo vệ.
Trong những năm gần đây, nhiều phòng xử án Mỹ đã biến thành những chiến trường pháp lý dữ dội bởi rất nhiều vụ kiện về tội phỉ báng được công bố rộng rãi đã trở thành tâm điểm của sự chú ý từ khắp nơi trên thế giới. Theo Roslyn Mazer - một luật sư của giới truyền thông tại Washington, hơn một phần tư thế kỷ qua, các tòa án đã thiên vị cho giới truyền thông trong vấn đề phỉ báng. Tuy nhiên, những chiến thắng này của họ phải khó khăn và tốn kém lắm mới đạt được kết quả. Ngoài ra, họ phải mất hàng triệu đô-la để trả cho luật sư và hàng ngàn giờ làm việc của các văn phòng luật sư và phòng xử án.
Bruce Fein, cựu luật gia tư vấn cho Ủy ban Truyền thông Liên bang thuộc cơ quan điều hành của Chính phủ Mỹ đồng thời là một trong những luật sư soạn thảo luật về phỉ báng cho biết: "Mục tiêu cuối cùng của luật phỉ báng là để bảo đảm các nhà báo sẽ đưa tin chính xác tới công chúng những nguồn thông tin tốt về tất cả những sự kiện quan trọng của cộng đồng".
Tuy nhiên, Bruce Fein cho biết thêm điều quan trọng là giới truyền thông vẫn có quyền tự do lớn trong việc quyết định đăng tin gì. Ông nói: “Trong một xã hội dân chủ, cộng đồng cần phải chấp nhận cả những điểm xấu của giới truyền thông”.

SỰ BẤT NHẤT TRONG TƯ DUY CHÍNH TRỊ CỦA NGƯỜI VIỆT.

Khi một người tù chính trị ở Việt Nam bị bắt bởi chế độ độc tài, bị kết án bất công bởi các điều luật 79,88 và 258 lập tức cả một cộng đồng mạng rộ lên yêu cầu phải tôn trọng nhân quyền, tôn trọng hiến pháp. Và các lập luận như Tu chính án số 1 của Hoa Kỳ, tuyên ngôn nhân quyền 1948 của Liên Hiệp Quốc được đem ra sử dụng.
Khi dư luận viên thần thánh hóa một lãnh tụ nào đó thì những người có tư tưởng chống cộng lập tức giễu cợt gọi chúng là bò đỏ...Nhưng cũng chính những người tù chính trị đó động chạm đến thần tượng của họ, tức thì quyền tự do ngôn luận sẽ được xuyên tạc để hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau.
Trong khi đó người Mỹ lý tính hơn khi chẳng ai vì Obama hay vì Trump mà chửi nhau trên mạng. Một thầy giáo dạy tiếng Anh người Mỹ đã nếm phải những lời đe dọa khi đụng đến Võ Nguyên Giáp. Có lẻ anh ta cũng sẽ hứng chịu những chỉ trích như thế nếu lỡ đụng đến những biểu tượng của một nhóm người nào đó của Việt Nam.
Điều phi lý ở đây là quyền tự do ngôn luận trong trường hợp này lại được cho là hợp lý nhưng trong trường hợp khác thì không.Vấn đề là người ta chỉ sử dụng nó cho mục đích chính trị của mình "thuận ý ta thì đúng, trái ý ta là sai".
Cái gì đã gọi là tự do mà hạn chế bằng phỉ báng, mạt sát, đe dọa thì nó sẽ không còn là tự do nữa. Một bài viết chính trị phải được phản biện bằng phong cách tương đương.
Một luật gia người Mỹ đã rất lý trí khi nhận định :“Trong một xã hội dân chủ, cộng đồng cần phải chấp nhận cả những điểm xấu của giới truyền thông”.Chính vì vậy nước Mỹ mới không ném đá và bỏ tù bất kỳ ai đụng chạm đến chính quyền.

ĐÃ LÓE LÊN MỘT NIỀM HY VỌNG TỪ NEW YORK.

Ngày 23/3 thống đốc Andrew Cuomo tuyên bố tiểu bang New York đã mua 70.000 liều hydroxychloroquine, 10.000 liều zithromax và 750.000 liều chloroquine để thực hiện các thử nghiệm thuốc để điều trị bệnh nhân bị coronavirus, sẽ bắt đầu vào thứ ba.
Chúng tôi đã nhận được 70.000 hydrocloroquin; 10.000 zithromax từ chính phủ liên bang. Tôi muốn cảm ơn FDA vì đã di chuyển rất nhanh chóng để cung cấp cho chúng tôi nguồn cung này.
Tổng thống ra lệnh cho FDA chuyển tới . Chúng tôi đã nhận được nguồn cung và thử nghiệm sẽ bắt đầu vào thứ ba này. Tổng thống rất lạc quan về các loại thuốc này và tất cả chúng ta đều tin rằng nó có thể thành công.
Mối quan tâm chính của việc sử dụng chloroquine và hydroxychloroquine là rối loạn tim, đặc biệt là hội chứng QT kéo dài, đây là tình trạng nhịp tim có thể gây ra nhịp tim nhanh, hỗn loạn. Mối quan tâm này đặc biệt nghiêm trọng hơn ở những bệnh nhân có vấn đề sức khỏe tiềm ẩn và ức chế miễn dịch, theo CDC.
Vì những lo ngại này, CDC khuyến cáo thận trọng khi xem xét các loại thuốc này ở những bệnh nhân mắc bệnh mãn tính hoặc những người đang dùng thuốc có thể tương tác và gây ra bệnh động mạch - những vấn đề về nhịp tim.
Các chuyên gia tìm thấy lượng lớn kháng thể trong huyết tương của một số bệnh nhân đã hồi phục sau khi mắc Covid-19. Phần lớn những bệnh nhân được chữa trị có thể tiết ra kháng thể với khả năng tiêu diệt virus. Hiện tại, khi thế giới chưa có vaccine và thuốc đặc trị, biện pháp điều trị bằng huyết tương có thể giúp giảm đáng kể tỷ lệ tử vong ở những bệnh nhân nặng.Đây là một phương pháp có từ trăm năm trước và được sử dụng trong trận dịch cúm năm 1918 .
Đã có những tín hiệu khả quan từ New York tuy chưa chính thức nhưng hy vọng thế giới đã tìm được phác đồ điều trị.Tổng thống Donald Trump cho rằng "HYDROXYCHLOROQUINE & AZITHROMYCIN, được kết hợp với nhau, có cơ hội thực sự là nhân tố thay đổi trò chơi lớn nhất trong lịch sử y học. FDA đã chuyển núi."

MẸ NẤM VÀ PHẢN ỨNG CỦA CỘNG ĐỒNG MẠNG.

Qua chuyện NNNQ nói thật tôi cũng chẳng ngạc nhiên với thái độ,phản ứng của cộng đồng mạng. Bởi vì từ lâu tôi vẫn trung thành với suy nghĩ là người VN khó lòng xây được một thể chế dân chủ cho dù ngay ngày mai chế độ CSVN sụp đổ tan tành thì lập tức họ cũng sẽ xây dựng nên một chế độ y như vậy. Nếu tôi nói sai cứ việc đem tôi đi chém.
Tại sao?
Bởi vì họ không biết nguồn gốc của bất công đến từ đâu. Đó không phải là do học thuyết, chủ nghĩa này nọ mà do quyền lực độc tôn.
Muốn xóa bỏ độc tôn thì phải có đối lập.
Muốn có đối lập thì phải cho con người ta nói. Người ta có thể nói sai với quan điểm ,suy nghĩ của anh nhưng anh chỉ có thể dùng lý lẻ, dẫn chứng để phản biện lại. Khi anh công kích mạt sát, chửi bới thậm tệ, lôi đời tư cá nhân người ta ra thì đó không còn là phản biện nữa mà là bịt mồm ,triệt tiêu đối lập.
Khi anh triệt tiêu đối lập thì anh là vua, là chân lý ,là duy nhất. Và anh sẽ tha hóa là điều không thể tránh khỏi.
Tôi không hề bênh vực NNNQ. Chính tôi là người đầu tiên viết STT phản biện bài viết của cô ấy. Nhưng tôi chỉ nhắm vào đó chứ không lôi các chuyện khác vào và cũng không hề công kích cá nhân. Tôi chỉ bênh vực quyền được thể hiện suy nghĩ của cô ấy.
Tôi nghĩ rằng cư dân mạng chỉ nhắm vào những người chỉ trích ông Trump là người có chút tên tuổi như ông Ngạn,NNNQ. Biết bao người chống ông Trump ở châu Âu, Úc hay ngay cả ở Mỹ nhưng họ không ném đá. Chẳng qua vì đông quá, ném sao hết. Nhiều người còn chỉ trích ông Trump với ngôn từ chợ búa hơn nhiều. NNNQ chỉ trích như vậy chả bỏ bèn gì.
Nhưng nói thật rằng những người đấu tranh dân chủ bao giờ cũng có ý kiến riêng của mình. Phản biện chính quyền đã ăn vào máu dù đó là bất cứ chính quyền nào. Nếu họ sợ thì họ đã không bị CSVN bắt bỏ tù 10 năm. Do vậy những phỉ báng của cộng đồng hải ngoại này chẳng thấm tháp gì so với bọn DLV chửi họ trong nước, cộng thêm vào đó là đội ngũ công an ngày đêm săn lùng.
Nói rằng những người đến Mỹ phải im lặng nhẫn nhục để nhớ ơn là đánh giá quá thấp nước Mỹ. Nước Mỹ không hề đồng nhất giữa chính quyền và dân tộc. Họ coi tất cả đều là dân nhập cư đi tìm một lục địa mới để mưu cầu tự do. Vì vậy tôi giải cứu anh đến đây không phải buộc anh phải như một con cừu nghe lệnh anh. Anh nói gà tôi nghe gà, anh nói vịt tôi nghe vịt ? Họ muốn anh phải tư duy và biết phản biện. Phản biện của anh có thể sai nhưng anh có quyền làm điều đó. Nước Mỹ có thể chết để bảo vệ quyền TDNL của anh và đó cũng là cách để anh ghi ơn các vị cha già lập quốc của nước Mỹ đã viết nên Tuyên ngôn độc lập, hiến pháp và nhân quyền .
Thật ra nếu NNNQ chỉ trích chính quyền Obama và đảng Dân chủ thì cô ấy sẽ lập tức trở thành nữ anh hùng, sẽ không bị lôi quá khứ ra để soi mói. Nhưng nếu như thế thì giờ này cô đang còn ở Việt Nam bởi cô đâu có biết là chống chính quyền CSVN là sẽ được đi Mỹ. Nếu dễ dàng biết trước đấu tranh là sẽ được đi Mỹ thì tại sao 95 triệu dân Việt không noi gương vùng lên để dẹp tan chế độ CSVN đi? Chẳng qua cũng chỉ tìm cớ để hạ bệ nhau mà thôi. Yêu thì trái ấu cũng tròn, ghét thì bồ hòn cũng méo.

CÔNG AN VIỆT NAM ĐÁNH CHẾT DÂN VÀ CẢ MỘT DÂN TỘC LẶNG IM HÈN NHÁT.

Trong 5 năm trở lại đây theo một thống kê thì có đến 257 trường hợp người dân bị đánh chết trong đồn công an. Sự việc trở nên phổ biến đến nỗi người dân bảo nhau :" Công an đồn vào dễ,khó ra". Nếu ở các nước khác sẽ có một cuộc chiến giữa báo giới và pháp lý để đưa thủ phạm ra tòa, trả lại công lý cho những người dân bị tra tấn, đánh đập, cứa cổ cho đến chết. Tính mạng họ không hơn gì súc vật trong tay bọn cường quyền.
Nhiều nước chỉ cần một cái chết oan do cảnh sát gây nên lập tức biến thành biểu tình ,bạo loạn và có khi đưa đến sự sụp đổ của một thể chế.Nhưng ở Việt Nam thì không. Thanh niên Việt Nam chỉ anh hùng trên bàn nhậu và trên bàn phím. Đối diện với công an tất cả họ đều chọn cách "dĩ hòa vi quý", thậm chí cái chết tức tưởi vì bị cứa cổ của anh Nguyễn Hữu Tấn đầy oan ức cũng dấy lên căm phẫn trên mạng một hồi rồi thôi.
Những năm ấy có một người phụ nữ đã điều tra 31 cái chết và tập hợp thành một cái tên là "Stop Police Killing Civilians”( Chấm dứt việc công an đánh chết dân)
Giờ đây người phụ nữ ấy đang bị đấu tố trên mạng xã hội bởi những người hùng "Lục Vân Tiên" của Việt Nam. Thay vì áp dụng khẩu khí"giữa đường thấy việc bất bình chẳng tha" của cụ Nguyễn Đình Chiểu, các chàng Lục Vân Tiên thời hiện đại lại cầm giáo chỉa vào phụ nữ, úp cái mặt nam nhi xuống đất.
Lý luận nực cười của họ là công an CSVN giết dân, cho người thu thập tài liệu công bố với quốc tế , ngồi tù 2 năm trời để sang Mỹ làm "cộng sản nằm vùng". Trong khi đó các tổ chức hải ngoại của họ phơi hết trên internet và được tòa lãnh sự, đai sứ CSVN tại Mỹ nắm như trong bàn tay. Hơn nữa suốt 45 năm trời chỉ toàn đấu đá nhau ,chụp mũ nhau sau đó đổ thừa cho CS phá hoại. Công nhận cộng sản tài tình thật, ở đâu cũng có. Ở đâu có bất hòa là ở đó có cộng sản.
Một dân tộc suốt bao nhiêu năm hễ nói đến kêu gọi nhau "bất tuân dân sự" thay đổi thể chế như 112 nước trên thế giới, như thanh niên Hồng Kông là tìm mọi cách để ngụy biện . Nhưng hễ có màn đấu tố một nhân vật có tên tuổi nào đó là lập tức tỏ ra rất anh hùng."Biểu tình đi sau nhưng đấu tố luôn đi trước". Moi móc, nghi kỵ lẫn nhau không bằng chứng khiến lớp trẻ cũng ngao ngán không dám và cũng không muốn đứng dậy đấu tranh.
Đấu tranh, phơi bày sự thật ra để làm gì, ở tù để làm gì khi một ngày nào đó phát biểu ý kiến của mình một cách trung thực cũng sẽ bị chúng sanh lôi ra ném đá, sỉ vả dìm xuống bùn đen.
Không biết bọn công an, AK 47 của CSVN đứng về phía bên nào? Bên bị đấu tố hay bên đấu tố? Câu hỏi đó xin dành cho những ai biết tư duy.
Còn bây giờ xin lượt lại 8 trong 257 trường hợp nạn nhân bị công an đánh chết cùng bài viết " Vì sao tôi quan tâm" của người đang bị đấu tố.
1/http://news.zing.vn/Vu-an-oan-7-thanh-nien-Soc-Trang-Nhan-t…"Thật oan cho tôi, nhưng nói vô tội thì điều tra viên không nghe. Đại úy Triệu Tuấn Hưng dùng nước đá nhồi bóp vào vùng kín khiến bìu và dương vật co lại như hạt đậu vì lạnh".Thiếu tá Nguyễn Hoàng Quân và đại úy Triệu Tuấn Hưng (nguyên điều tra viên Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Sóc Trăng) bị khởi tố tội Dùng nhục hình."
2/ Ngày 26/3/2014, TAND Tp. Tuy Hòa (Phú Yên) mở phiên tòa xử 5 sĩ quan CA cùng bị truy tố dùng nhục hình đánh chết anh Ngô Thanh Kiều (sinh năm 1982), ngụ tại xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa, Phú Yên), trong khi xét hỏi anh Kiều liên quan đến một vụ trộm. Trong khi đưa anh Kiều từ Công an xã Hòa Đồng về đến công an Tp. Tuy Hòa họ đã lần lượt dùng dùi cui đánh vào đùi, chân anh Kiều. Ban đầu anh Kiều bị còng hai tay phía trước, sau đó bị còng ra sau lưng, rồi còng dính một tay vào ghế dù chưa hề có lệnh bắt. Chị Ngô thị Tuyết, chị ruột của nạn nhận, chia sẻ: “Tui không thể nào quên giây phút đau đớn đến uất nghẹn khi nhìn thấy thi thể em trai mình với nhiều vết thương hiểm độc, trời không dung, đất không tha cho những kẻ côn đồ khoác trên người cái áo CAND.”
3/Đầu năm DL 2013, người dân lo ngại hiện tượng “TỰ TỬ” trong đồn CA: “Vào đồn CA là người còn sống, ra kỏi đồn CA thành người đã chết!” Nạn nhân đó là ông Trần Văn Tân (53 tuổi) tử vong tại đồn CA xã Kim Xuyên, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương hôm mùng 2/ tháng giêng này, mà CA cho là “TỰ TỬ TRONG ĐỒN” sau khi ông bị sa vào tay những người bạn dân, chỉ vì Cty Xi – măng Thành Công mất trộm một tấm tôn. Người vợ đau khổ Lê Thị Ránh của nạn nhân cho biết.
4/ Ngày 13/2/2014, lúc 15 giờ, ông Huỳnh Tấn Du (35 tuổi) phát hiện ông Huỳnh N. (39 tuổi) thôn Quảng An, xã Đạo Nghĩa đang hái trộm tiêu trong rẫy của mình nên bắt trói ông Huỳnh N. và báo công an xã. Đến 17g30 cùng ngày, ông N. bị giải về trụ sở Công an xã Đạo Nghĩa để làm việc.
Ba công an xã tên Nguyễn Hữu Tuyến (27 tuổi), Lê văn Tâm (46 tuổi) và Trần Văn Công (38 tuổi), trưởng công an xã Đạo Nghĩa đã thừa nhận với Cơ quan Cảnh sát Điều tra tỉnh Đăk Nông rằng, trong lúc lấy lời khai, vì cho rằng ông Huỳnh N. gian dối trong việc khai nhận hành vi trộm cắp nên họ đã dùng dùi cui, nắm đấm đánh ông N. nhiều lần. Đến khoảng 7g30 tối 13/2, ông N. được cho về nhà và hẹn sáng hôm sau 14/2/2014 sẽ làm việc tiếp, tuy nhiên khoảng 9g sáng 14/2 thì ông N. chết. Đại tá Nguyễn Văn Hùng, phó giám đốc CA tỉnh Đăk Nông cho biết thêm, theo ghi nhận khám nghiệm tử thi có 33 vết thương, vết bầm tím trên cơ thể, trong đó có 9 vết bầm tím trên đầu mặt.
5/ Ngày 19/3/2014, CA P. Tân Đồng đã thông báo cho gia đình chị Hương biết, việc chị chết trong tư thế treo cổ tại Trụ sở Công A P. Tân Đồng, TX. Đồng Xoài (Bình Phước). Nhưng, gia đình chị Hương không tin vào lý do nầy. Theo người nhà nạn nhân, trên cơ thể nạn nhân có nhiều vết bầm nghi do bị đánh. Nạn nhân được xác định là chị Bùi Thị Hương (42 tuồi) quê quán Hải Phòng đã chết.
6/ Tối ngày 16/1/2013, anh Nguyễn Văn Ái (42 tuổi) có lời qua tiếng lại với một đôi nam nữ đèo nhau trên xe máy chạy phía trước không được chuẩn cho lắm. Sau đó, đã xảy ra xô xát giữa 2 bên và dẫn tới anh Ái đã tử vong sau 2 ngày điều trị tại bệnh viện Đa khoa Nghệ An. Tờ Lao Động cho biết: “Nam thanh niên và một số người khác đánh anh Ái đến tử vong là chiến sĩ CAND tại thị xã Thái Hòa.” Theo nhận định, lực lượng CAND được bao che dung dưỡng nên rất hung ác. Đánh hay tra tấn người dân đến chết, chỉ cần vu cho nạn nhân tự tử là thoát tội giết người.
7/ Ngày 18/1/2014, khoảng 9g30 sáng, gia đình nhận được điện thoại của CA huyện Thanh Hà, Hải Dương thông báo anh Hải đang bị giam giữ tại trụ sở công an huyện và yêu cầu gia đình mang quần áo và thức ăn lên cho Hải. Tuy nhiên, đến sáng ngày 20/1/2014, gia đình nhận được điện thoại từ công an huyện Thanh Hà thông báo, anh Hải đã chết và yêu cầu người nhà đến làm thủ tục đưa xác về lo mai táng. Con trai nạn nhân bức xúc cho rằng, bố mình bị đánh chết trước khi được đưa đến Bệnh viện Đa Khoa Thanh Hà, Hải Dương. Trên cơ thể bố tôi bị bầm tím nhiều nơi, một bên thái dương bị lõm vào, mặt mũi thì bị sưng tấy, bầm tím.
8/ Trung tá CA Nguyễn Văn Ninh, kẻ đánh chết ông Trinh Xuân Tùng ở bến xe Giáp Bát cuối tháng 2/2011, chỉ bị kết án 4 năm tù trong một phiên xử nhanh. Nguyên do: tài xế xe ôm Phạm Quân Hùng chở ông Trinh Xuân Tùng (53 tuổi) tới bến xe Giáp Bát, Hà Nội bị Trung tá Nguyễn Văn Ninh phạt 150.000 đồng vì “không đội mũ bảo hiểm”. Theo đó, sau khi tranh cãi về số tiền phạt nhiều ít, Trung tá Ninh đã túm cổ anh xe ôm Phạm Quân Hùng. Ông Trịnh Xuân Tùng xông vào gỡ tay Trung tá Ninh thì bị ông Ninh dùng gậy đánh vào đầu, vào cổ. Không những vậy, còn có một số dân phòng nhảy vào đánh hội đồng, khiến ông Trịnh Xuân Tùng gục xuống sau trận mưa đòn. Dù đã nằm bất động, ông vẫn bị còng tay và kéo về còng tiếp ở trụ sở công an phường.
“Stop Police Killing Civilians” – Vì sao tôi quan tâm?

Khái niệm về ý nghĩa của luật pháp, chắc chắn sẽ được diễn giải theo nhiều cách khác nhau dưới góc độ học thuật, nhưng tôi nghĩ, mục đích cao cả nhất của nó chính là để giữ gìn kỷ cương trật tự và đảm bảo tính công bằng trong xã hội.
Như những người khác, quan tâm đến tình hình chính trị, xã hội, tôi nhận thấy có rất nhiều người xung quanh mình cũng có chung mối quan tâm như tôi. Tuy nhiên, vì đặc thù công việc, hoàn cảnh mưu sinh khác nhau, đa phần chỉ đọc để biết, nếu có đặt vấn đề thì chỉ giữ trong lòng hoặc chỉ chia sẻ trong vòng thân quen chứ ít khi bày tỏ vấn nạn một cách công khai, đặt vấn đề tại sao, vì đâu và liệu chính chúng ta có thể làm gì để thay đổi tình trạng này ngay tại vị trí của mình.
Theo dõi tình trạng công an sử dụng bạo lực với công dân cách đây vài năm, điều tôi có thể rút ra đó là vấn nạn này ngày càng trở nên nghiêm trọng, và luật pháp lại không nghiêm minh trong khi xử phạt các công an viên đã đánh đập người dân, thậm chí là đánh chết.
Trong số 31 ca tử vong tại đồn công an theo thống kê sơ bộ trên báo chí từ năm 2007 đến nay, một số ca không qua xét xử, một số ca không có thêm thông tin. Mức án nặng nhất cho việc công an (dân phòng) đánh dân đến chết (tại trụ sở) hiện là 8 năm tù giam và tội danh ở từng vụ cũng được định đoạt khác nhau.
Có vụ được xét xử với lý do “dùng nhục hình”, vụ khác lại là “làm chết người trong khi thi hành công vụ”.
Tệ nhất là những vụ có kết luận “tự tử” trong đồn (hoặc nhà tạm giữ, trại giam) thì hầu như đều không được đưa ra xét xử dù gia đình nạn nhân có khiếu nại và không đồng ý với những giải thích chưa thoả đáng.
Nạn nhân không những bị chết oan mà còn chết trong tình trạng danh dự bị xúc phạm với nhãn hiệu "tự tử". Nhãn hiệu này tạo hình ảnh một nạn nhân có tội, phải tự tìm cái chết để thoát.
Ca điển hình của tình trạng này chính là trường hợp của nạn nhân Nguyễn Công Nhựt (Bình Dương).
Có một số vụ án được dư luận quan tâm và toà án buộc phải xem đó như “án điểm”, tuy mức án xử phạt chưa thoả đáng, nhưng thực tế cho thấy sự kiên quyết đi đến cùng của gia đình và sự quan tâm của công luận cũng là yếu tố quyết định liệu công lý có được thực thi hay không.
Chính vì lý do này mà tôi luôn muốn những người có kinh nghiệm có điều kiện chia sẻ với nhiều người khác những gì họ đã trải qua, càng có nhiều người thảo luận thì càng có thêm nhiều kiến thức để bảo vệ nhau.
Rất nhiều lần làm việc với công an, gặp nhiều người, đối diện với nhiều thái độ, nhiều cách cư xử khác nhau của họ tôi nhận ra rằng, phần lớn công an tin mình có quyền lực và họ không thấy sai khi bảo vệ sự nghiệp của họ bằng đủ biện pháp trong đó có cả bạo lực.
Đơn cử như việc công an và dân phòng đánh đập các blogger Trịnh Kim Tiến, Paulo Thành Nguyễn, Phạm Văn Hải, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ở trên xe hôm 19/04/2014 để ngăn chặn và trấn áp không cho chúng tôi và các bạn trong Mạng Lưới Blogger Việt Nam (MLBVN) thực hiện buổi café Nhân Quyền thảo luận về vấn nạn công an sử dụng bạo lực với dân tại quán Swing là một ví dụ cụ thể.
Ngay trong đồn công an Lộc Thọ, trung tá Huỳnh Văn Sang còn cho rằng những công an viên đánh người đã bị cách chức, bị xử lý theo pháp luật như vậy chưa đủ sao?
Nói như vậy có nghĩa là công an mặc nhiên coi chuyện đánh dân là hợp pháp? Và nếu bị phát hiện thì chuyện xử lý là đã đủ để xem như hình thức xử phạt công bằng? Chính ông Sang liên tục nhắc đi nhắc lại với tôi: “nên nhớ những người bị công an đánh đều là tội phạm”. Và tôi cũng đã thẳng thắn trả lời: “Vậy đánh tội phạm là đúng? Luật pháp để làm gì? Và như lúc nãy tôi có phải là tội phạm không sao công an và dân phòng đánh tôi?”
Chính mắt tôi đã thấy tay an ninh thường phục đánh liên tiếp vào đầu Paulo Thành Nguyễn, tát vào mặt Trịnh Kim Tiến trước sự chứng kiến của công an ngay trong đồn công an Lộc Thọ, và họ giả lả ngó lơ.
Họ liên tục đập bàn, quát nạt khi chúng tôi dùng lý lẽ để phản đối.
Điều này cho thấy tâm lý chung là công an dễ dàng sử dụng bạo lực khi đuối lý, bất lực và để chứng tỏ họ có sức mạnh.
Chưa đủ, một đại tá an ninh tên Trần Hoàng Hà tại Nha Trang còn tuyên bố đầy vẻ đe dọa và thách thức với blogger Paulo Thành Nguyễn: "Còn quay lại Nha Trang là còn bị đánh nữa".
“Stop Police Killing Civilians” – “Chấm dứt tình trạng công an đánh chết dân”, chính câu này đã làm hầu hết công an tham gia trấn áp buổi café Nhân Quyền lần 3 của MLBVN thấy khó chịu và bực tức. Có người trong số họ còn doạ sẽ kiện vì câu này đề cập chung đến công an và họ nằm trong số đó.
Với tôi, khẩu hiệu này chính là một vấn nạn, giống như vấn nạn xì ke ma tuý, trộm cướp, tham ô, tham nhũng... và bất cứ ai quan tâm đều có cách thể hiện của mình để góp phần chấm dứt nó bằng các câu như “Chấm dứt tình trạng xì ke ma tuý”, “Chấm dứt tình trạng trộm cướp”, “Chấm dứt tình trạng tham ô, tham nhũng”.... Bất cứ ai quan tâm đều có cách thể hiện của mình để góp phần chấm dứt nó.
Anh an ninh tên Dương làm việc với tôi có nhắc tôi rằng, vấn nạn tôi quan tâm là một chủ đề lớn, trong khi điều mà tôi thể hiện qua câu khẩu hiệu trên lại chỉ là một góc nhìn phiến diện, và qua nhiều lần làm việc với tôi về nhiều vấn đề anh nghĩ rằng tôi chọn cách thể hiện chưa đúng.
Tôi tôn trọng quan điểm của anh. Nhưng đó phải được xem là quan điểm cá nhân và không phải là "quan điểm" luật pháp. Vì thế tôi không tranh cãi với anh, tôi chỉ nhắc lại chuyện cách đây 4 năm, năm 2009, khi tôi bị bắt liên quan đến vấn đề khai thác bauxite. 4 năm sau, thực tế đã chứng minh dự án có vấn đề và tôi lại thấy góc nhìn của tôi lúc ấy là đúng.
Muốn có một góc nhìn đúng sao không để chúng tôi thảo luận và quan sát rồi hãy chứng minh chúng tôi nói sai. Và chuyện đúng sai hoàn toàn không đồng nghĩa với đúng luật và sai luật. Hơn nữa, phán xét nó là trách nhiệm của toà án chứ không phải của công an. Tự do thực sự theo quan điểm của tôi là mọi người có quyền bày tỏ công khai điều mình nghĩ mà không bị cơ quan chức năng kiếm cớ gây sự rồi trấn áp thế này.
Tôi có nhiều bạn bè, mỗi người một mối quan tâm, một cách thể hiện, hầu như chưa bao giờ chúng tôi thúc giục hay áp đặt nhau phải làm gì trước mỗi vấn đề mình quan tâm, bởi nhận thức là cái không thể ban tặng khi người ta có đủ trí khôn và đủ điều kiện tiếp cận thông tin.
Với chủ đề thảo luận về tình trạng công an sử dụng bạo lực với dân được thông báo một cách công khai của Mạng Lưới Blogger Việt Nam và cách hành xử của lực lượng an ninh trong ngày 19/04/2014 đã cho tôi thấy rằng, bạo lực là biện pháp cuối cùng được sử dụng khi không thể viện dẫn lý lẽ để bảo vệ sự đúng đắn. Hay nói một cách khác, khi sợ hãi, người ta sẽ dùng nắm đấm để khẳng định sức mạnh của mình.
Chính điều này càng thúc giục tôi đi tới, để nói và chia sẻ với nhiều người thêm biết về quyền của mình và vượt qua sợ hãi từ những sinh hoạt bình thường nhất.
Và tôi biết tôi sẽ không bao giờ cô đơn. Chung quanh tôi vẫn luôn có đó những người bạn đồng hành can đảm, những người cùng quan tâm, cùng ước muốn hết lòng hỗ trợ.

NHÌN LẠI ĐẠI DỊCH MỘT CÁCH KHÁCH QUAN.

Hôm nay Mỹ đã chính thức trở thành tâm dịch toàn cầu với hơn 83.000 case nhiễm và trên 1.300 người chết. Châu Âu cũng không kém gì khi có 282.818 case nhiễm với 16.066 người chết. Nước Ý chiếm tỷ lệ chết 10% ( 80.589 case và 8.215 chết) Tây Ban Nha 8% ( 56,197 case và 4.145 chết).
Như vậy có thể nói thế giới đã "tọa họa" với virus Vũ Hán. Nó đúng như lời của bà Pelosi và đảng Dân chủ đã dự báo trước đây " Virus Vũ Hán sẽ bùng lên ở Mỹ là tất yếu, chỉ là vấn đề thời gian" .
Đi tìm nguyên nhân để đổ lỗi là vấn đề dễ dàng nhưng phải nhìn nhận một cách khách quan. Nói ông Trump yếu kém thì phải nhìn sang châu Âu, Nhật, Hàn cũng như thế. Thế giới ngày hôm nay không còn như ngày xưa với chính sách bế quan tỏa cảng, hạn chế đi lại từ Á sang Âu, Mỹ bằng tàu biển có khi mất cả tháng. Thế giới ngày nay đang hội nhập, chỉ trong vòng 24 tiếng đồng hồ là con người có thể đi đến khắp mọi nơi trên thế giới.Và vì thế virus cũng phát tán rất nhanh.
Câu hỏi đặt ra là tại sao các quốc gia không ngăn chặn sớm ? Nói thì dễ làm rất khó. Dịch H1N1 năm 2009 tổ chức y tế thế giới đã nâng mức cảnh báo lên cấp độ 6, mức cao nhất nhưng cuối cùng dịch bị dập rất nhanh, không có gì nguy hiểm. Nhưng việc cảnh báo sớm này cũng đã làm thiệt hại không nhỏ đến nền kinh tế thế giới.
Điều này cũng giống như một nhà dân, khi đóng cửa quá sớm, chẳng đi làm thì chưa chết vì dịch đã chết vì Bill, vì đói. Do vậy những người nắm hành pháp các nước dân chủ luôn chờ đến giao điểm mới ban hành các biện pháp cần thiết. Ông Trump cũng muốn ngăn dịch sớm nhưng cũng muốn có tăng trưởng kinh tế. Ông sợ bị hớ như năm 2009 nên chủ quan,khinh địch chờ mất bò mới lo làm chuồng.
Thật ra nếu một quốc gia thuần nhất một sắc dân thì việc chống dịch rất dễ. Một quốc gia nhập cư là rất khó. Sau khi Vũ Hán phát dịch có 5 triệu dân tỏa khắp thế giới nhưng trong 5 triệu đó cũng có rất nhiều là người Mỹ gốc Trung Quốc.Chính phủ Mỹ không thể cấm công dân mình về nước. Những người mang virus trong người qua cửa hải quan mà không thể hiện triệu chứng thì luật Mỹ cũng chẳng làm gì được. Các biện pháp cách ly người đến từ Trung Quốc, ngưng các chuyến bay từ Trung Quốc đến sau này là quá muộn. Virus đã lọt qua hải quan trước khi ông Trump ra các sắc lệnh hành pháp và cứ thế sinh sôi, nảy nở không ngừng.
Dân nghèo Mỹ rất tin tưởng vào hệ thống bảo hiểm y tế Medicare nên cứ vô tư đi làm, tiếp xúc, dạ hội,lễ hội, đánh bài, đi crusie, ôm hôn, bắt tay...để truyền bệnh. Vì tin rằng bệnh thì có bảo hiểm lo, không đi làm thì mất thu nhập, không chơi thì uổng phí đời.Đổ hết cho Trump và nội các cũng tội bởi ông cũng đã thi hành các biện pháp cần thiết dù hơi muộn. Nhưng với một quốc gia có dân số bằng nửa châu Âu, có diện tích tương đương thì rất khó để bao vây và diệt được dịch.
Vấn đề hiện tại là virus đang tấn công hệ thống y tế châu Âu và Mỹ. Tình trạng thiếu hụt dụng cụ y khoa, khẩu trang trở nên rất nghiêm trọng. Nếu đội ngũ y tế bị nhiễm bệnh buông tay thì cả thế giới sẽ lâm vào diệt vong. Có thể nói hiện nay nhiều nước đang chuẩn bị các lều trại để xác, các đoàn xe chở thi hài, các lò thiêu hơn là tính toán sự thiệt hại của nền kinh tế về sau.
Người dân chỉ còn một cách là ở yên trong nhà nếu không muốn trở thành gánh nặng cho nền y tế. Bởi nếu lỡ nhiễm virus họ sẽ bị cách ly và nhiều khi bị bỏ mặc cho đến chết mà chẳng có ai chăm sóc, từ giã thế giới trong cô đơn lạnh lẽo.

Thứ Ba, 17 tháng 3, 2020

NẾU ĐẠI DỊCH THẾ GIỚI XẢY RA Ở CÁC NƯỚC DÂN CHỦ SẼ KHÔNG CÓ CHUYỆN PHONG TỎA THÀNH PHỐ NHƯ TRUNG QUỐC.

Theo tuyên ngôn nhân quyền của Hội đồng Liên Hiệp Quốc năm 1948 thì quyền cư trú và tự do đi lại là quyền tự nhiên của con người. Đây là quyền thoát khỏi ra ngoài sự can thiệp của chính phủ nếu người đó không phải là đối tượng vi phạm luật pháp.
Khi một con người khỏe mạnh, nằm trong một khu vực nguy hiểm đến tính mạng mình nhưng bị hạn chế thoát khỏi khu vực đó theo những quyền cơ bản của con người thì đó là hành động vô nhân đạo.
Trung Quốc phong tỏa được Vũ Hán và 80 thành phố khác sau đó vì ở Trung Quốc nhân quyền là thứ xa xỉ. Đây là quốc gia suốt 5000 năm lịch sử luôn coi bá tánh là công cụ để đạt được quyền lực, là súc vật được chăn dắt đặt dưới luật lệ của những kẻ nắm quyền.
Khi chính quyền bảo phong tỏa thành phố là cần thiết thì người dân núp đằng sau các căn nhà đều hô " Đồ giả dối". Trên thực tế thì cảnh sát Trung Quốc đã dùng những cái vợt bằng lưới úp vào đầu họ như úp các con vật để bắt lên xe, thậm chí có cảnh sát còn bẻ gãy cổ một thiếu nữ khiến cô ta chết ngay vì kháng cự. Nhưng sẽ chẳng có tòa án nào xử những điều đó.
Nguyên nhân chính là vì người dân Trung Quốc đã không xem họ là con người trước.Nếu họ là con người họ phải đấu tranh , phải hy sinh, phải đổ máu bằng bất cứ giá nào để xóa bỏ cái trại súc vật và những gã đồ tể này trước khi chúng úp lưới vào đầu họ.
Thế giới xem việc Trung Quốc phong tỏa thành phố là một sự kiện đặc biệt trong thế giới hiện đại. Thật sự nó đã làm hàng ngàn người khỏe mạnh chết oan nhưng dịch bệnh vẫn lan ra ở 80 thành phố khác.
Nếu như điều này xảy ra ở Mỹ thì sẽ là chuyện không tưởng bởi đa phần dân Mỹ có súng. Lúc đó cảnh sát sẽ bị dân Mỹ bắn hạ mà không một tòa án nào có thể kết án họ được. Đó là quyền tự vệ chính đáng được hiến pháp bảo vệ.Những người bị cách ly chỉ khi nào đã được xét nghiệm dương tính.
Câu trả lời là nếu những người mang bệnh ra ngoài lây lan thì sao? Theo logic thì tất cả những người khỏe mạnh phải tự cách ly mình trong nhà, không đến những nơi đông người. Chính phủ không cách ly những ai khỏe mạnh bằng luật pháp mà chính họ phải tự giác làm điều đó.Những người làm trái với điều này sẽ phải gánh lấy hậu quả.
Tất nhiên với bộ máy truyền thông một chiều các chế độ độc tài bao giờ cũng diễn giải thực tế theo suy nghĩ chủ quan của mình và đổ tội, chỉ trích các biện pháp của các nước dân chủ. Nhưng có một logic quan trọng mà họ không biết:
- Ở các nước độc tài: ngăn ngừa dịch bệnh là để bảo vệ quyền lực của chính quyền.
- Ở các nước dân chủ: ngăn ngừa dịch bệnh là để bảo vệ tính mạng của người dân.

CHỈ CẦN THAY ĐỔI THỂ CHẾ LÀ CÓ NGAY ĐẠO ĐỨC.

Thế kỷ nào rồi mà cả dân cả đảng còn ngồi nói chuyện đạo đức. Quá lạc hậu. Dân thì đòi hỏi cán bộ đảng phải có "Đạo đức cách mạng". Đảng thì bảo những cán bộ không có đạo đức thì không phải là tấm gương. Rốt cuộc thì sao? Chứng nào vẫn tật đó. Ngựa vẫn quen đường cũ. Trước đây dư luận xôn xao việc ủy viên BCT suy thoái, thứ trưởng TDTT mua dâm trẻ vị thành niên thì sau vài năm là đến cơ quan lý luận trung ương đảng bị đem ra mổ xẻ.
Đó là chưa kể chuyện Hồ Chí Minh trong nghi án cưỡng hiếp, giết Nông Thị Xuân, có con rơi, cùng rất nhiều cán bộ cấp cao hủ hóa lấy người tình của con như Nông Đức Mạnh...
Đạo đức là chiêu bài của các chế độc tài nêu ra để lừa dân mà thôi. Khi Bill Clinton cho thực tập sinh Nhà Trắng thổi kèn dư luận Mỹ cũng không đặt nặng vấn đề đạo đức mà chỉ truy cứu chuyện nói láo của ông ta. Tuy vậy đến bây giờ họ mới biết là ông ta nói thật, chưa hề giao hợp qua đường bình thường mà chỉ qua đường miệng.
Người Mỹ quan niệm rằng con người nếu không bị sự kiểm soát của quyền lực thì phần "con" sẽ bộc lộ ra hơn hẳn phần người. Chỉ là do giỏi ngụy trang che giấu mà thôi.
Thử hỏi nếu có hai đảng cạnh tranh nắm quyền thì các chính trị gia có dám phóng túng , buông thả trong sinh hoạt cá nhân hay không ? Chẳng hề. Vì lúc đó bản thân ông ta sẽ mất phiếu bầu của dân và ngay đảng của ông ta cũng thất bại trước đảng đối lập.
Do vậy ở cơ chế đa đảng, không cần đề cao đạo đức các đảng cũng phải chọn lựa những chính khách có đạo đức tốt ra đảm nhận các vị trí lãnh đạo trong bộ máy chính quyền. Những ông nào có vấn đề về đạo đức sẽ tự ý từ chức.
Trong khi đó chế độ độc tài CSVN luôn nêu các tấm gương"sáng ngời" về đạo đức của người chiến sĩ cách mạng nhưng đều là đồ dổm, đồ lừa bịp.
Dân thì khỏi cần bàn luận. Chỉ cần họ xuống đường đấu tranh, hy sinh xương máu để tạo ra một thể chế chính trị cạnh tranh giữa hai đảng thì sẽ có các chính trị gia đạo đức sáng ngời ngay. Những kẻ vô đạo đức sẽ lùi vào hậu trường chính trị khỏi cần họ chửi.

NGUỒN GỐC MỌI DỊCH BỆNH CỦA VIỆT NAM ĐẾN TỪ ĐÂU ?

Trong cơn đại dịch Wuhan tại sao giới y học thế giới phải tìm cho được bệnh nhân đầu tiên của Trung Quốc?
Bởi vì phải từ cái gốc này mới tìm ra được nguyên nhân gây bệnh để chế tạo vacxin.
Trong mọi chuyện xảy ra trên đất nước Việt Nam hôm nay đều xuất phát từ một cái gốc như bệnh Wuhan. Có điều nó lây qua nhiều thế hệ F1,F2, F3.... F1000 rồi nên người Việt cũng làm biếng lần lại cái gốc.
Ví dụ dịch bệnh do ông "ný nuận" gây ra cũng có gốc cả đấy.
Gốc là từ thể chế độc tài.
Nhưng nói đến chế độ độc tài là có liên quan đến sự nhắm mắt làm ngơ của dân ta nên dân mạng đổ thừa cho việc Hồ Chí Minh mang CNCS về. Đổ thừa cho HCM là chắc ăn nhất.
Tuy nhiên trước khi HCM mang CNCS về thì xã hội Việt Nam cũng thế. Và ở các nước không có CNCS nhưng có độc tài thì mọi chuyện vẫn lâm vào bước đường cùng y chang Việt Nam. Chẳng hạn như Syria, Myanma hay các nước trong Mùa xuân Ả Rập, Iran...
Vì vậy cái gốc vẫn là quyền lực một mình một chợ nên tha hóa.
Khi nó tha hóa rồi thì nó đẻ ra hàng ngàn thứ bệnh. Và căn bệnh hủ hóa mà Nguyễn Quang Thuấn mắc phải cũng chỉ là một trong hàng ngàn căn bệnh do virus độc tài đẻ ra.
Thế nhưng rất nhiều người Việt chống chế độ cầm quyền hiện hành nhưng vẫn muốn được một mình một chợ để ăn trên ngồi trốc như nhóm Trọng, Phúc, Ngân... nên tránh nói cái gốc độc tài, độc đảng mà chỉ nhắm vào cái khái niệm "cộng sản", dù chúng đã thành những nhà tư bản từ lâu.
Vì sao?
Vì đa số người Việt đều muốn thay thế quyền lực độc tôn này bằng một quyền lực độc tôn khác. Họ tự tin rằng đạo đức vì nước vì dân của họ sẽ hơn những người cộng sản.Nhưng có chắc là họ sẽ tránh được những cám dỗ do quyền lực mang lại không ? Nếu họ nói là có thì 100% là giả dối. Vì thực tế đã chứng minh những kẻ nói đạo đức nhiều nhất lại chính là những kẻ tha hóa nhất.
Cho nên có thể kết luận: nguồn gốc của mọi dịch bệnh xảy ra trên đất nước Việt Nam hôm nay đều đến từ một chủng loại virus : virus độc tài.

HẠ VIỆN MỸ THÔNG QUA DỰ LUẬT VỀ COVID-19.HAI ĐẢNG ĐỐI LẬP VỀ QUAN ĐIỂM NHƯNG LUÔN THỐNG NHẤT TRƯỚC TÍNH MẠNG NHÂN DÂN MỸ.

Sáng 14/3, Hạ việ‌n Mỹ đã thông qua một dự luật hỗ trợ dịc‌h viê‌m đường hô hấp cấp Covid-19 với những người Mỹ bị ảnh hưởng bởi sự bùng phát của dịc‌h bện‌h nguy hiể‌m này.
Với 363 phiếu thuận và 40 phiếu chống, dự luật này sẽ được chuyển tới Thượng việ‌n. Trên mạn‌g xã hội Twitter, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bày tỏ sự ủng hộ với dự luật này trước khi cuộc b‌ỏ phiếu tại Thượng việ‌n, đồng thời hối thúc các nghị sĩ của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa ủng hộ.
Theo đó, dự luật sẽ cho phép những người bị ảnh hưởng bởi dịc‌h Covid-19 được ngh‌ỉ phép 2 tuần. Các doanh nghiệp sẽ có một khoản tín dụng thu‌ế để trang trải chi phí. Công nhân có thể được ngh‌ỉ tới 3 tháng không lương nếu họ bị cách ly hoặc cần chăm sóc các thàn‌h v‌iên trong gia đình bị mắc bện‌h.
Dự luật sẽ mở rộng các chương trình mạn‌g lưới an toàn, giúp mọi người vượt qua suy thoá‌i kinh tế, trong đó có cả những người cao tuổi và học sin‌h trong các gia đình có thu nhập thấp. Dự luật cũng tăng cường trợ cấp thất nghiệp, thúc đẩ‌y chương trình “tem phiếu thực phẩm” để giúp đỡ 34 triệu người có thu nhập thấp được mua nhu yếu phẩm cần thiết.
Trước đó tối 13-3 (giờ địa phương), Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật "Gia đình trên hết nhằm đối phó virus Corona" liên quan đến việc xét nghiệm COVID-19 miễn phí cho người dân Mỹ, đài CNN đưa tin.
Trong bức thư gửi đến các nghị sĩ đảng Dân chủ cùng ngày, trước cuộc bỏ phiếu diễn ra ở Hạ viện, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi cho biết đã thuyết phục được Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin đồng ý với dự luật này.
"Chúng tôi tự hào đã đạt được một thỏa thuận với chính quyền Washington để giải quyết các thách thức lớn, và bây giờ sẽ tới bước thông qua Đạo luật Gia đình trên hết nhằm đối phó virus Corona", bà Pelosi viết trong thư.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ nhấn mạnh dự luật này "liên quan đến việc xét nghiệm, xét nghiệm và xét nghiệm". Theo đó, Mỹ sẽ tiến hành xét nghiệm miễn phí cho bất kỳ ai cần được xác minh việc nhiễm COVID-19, dù cho họ có tham gia bảo hiểm hay không.

KHI 2 ĐẢNG ĐỐI LẬP THỐNG NHẤT ĐÊ CÙNG LO CHO DÂN.

Khi bà Hillary và ông Trump tranh luận với nhau trên truyền hình, ông Trump dọa sẽ bỏ tù bà Hillary nếu ông trúng cử tổng thống. Nhưng khi có kết quả bà Hillary liền gọi điện chúc mừng ông Trump, thừa nhận thất bại. Ông Trump sau đó cũng dành những lời tốt đẹp để nói về bà ấy, không nhắc gì đến chuyện bỏ tù.
Khi bà Nancy Pelosi xé bản sao thông điệp liên bang của ông Trump tôi cũng nói với các bạn chẳng việc gì cả, đó chỉ là nhiệm vụ của một chủ tịch hạ viện nên làm. Vai trò của đối lập được hiến pháp quy định để kìm giữ tổng thống buộc phải như vậy.
Nhưng rất nhiều cư dân mạng không hiểu nền chính trị Mỹ nên diễn tả bà ấy như một ác quỷ Dracula, chửi bới không tiếc lời. Tôi biết các bạn không hiểu lắm về nền chính trị Mỹ nên bị lừa. Thật ra hai ông bà này chẳng thù hằn gì nhau cả. Chẳng qua vai trò của hiến pháp phân công nên phải làm như vậy. Họ chẳng phải đóng kịch mà là phải tạo ra một sự đối lập thật sự chứ không phải là đối lập giả vờ. Có như vậy quyền lực mới được kiểm soát và hiến pháp, luật pháp mới được thực thi.
Thì nay điều tôi nói đã được chứng minh. Khi đại dịch xảy ra ác quỷ Darcula bà bà đã vội vã thuyết phục bộ trưởng tài chính rồi xúi hạ viện với đa số là những người chống đối ông Trump trong lúc đọc thông điệp liên bang thông qua một đao luật "gia đình trên hết". Ông Trump nghe vậy cũng hối thúc nghị sĩ trong đảng của ông thông qua ngay. Họ đâu còn trái ý nhau nữa đâu? Vì vấn đề này là cần thiết.
Cho nên mới nói nền chính trị hiện đại là như thế. Các chính trị gia hai đảng khi đến dự tang lễ Bush cha đều rất hòa nhã nhưng lên nghị trường là đấu nhau về quan điểm chứ không bao giờ toa rập với nhau để lừa dân. Chính vì thế mà nước Mỹ mới vĩ đại như ngày hôm nay.
Trong khi đó các chính trị gia nhà ta thì luôn luôn hằn học , chửi nhau sống chết khi trái quan điểm tả hữu nhưng với các chế độ độc tài, đàn áp đối lập thì dĩ hòa vi quý, ca tụng, tâng bốc hết lời.
Đó là nguyên nhân tôi nói người Việt khó mà xây được một nền dân chủ vì chỉ hành động và tư duy cảm tính. Sự thật mất lòng.

Ở VIỆT NÔM VÀ Ở MỸ.

Ở Việt Nôm : Bạn làm thơ dở như hạch nhưng chỉ cần khen thủ tướng là sẽ được văn phòng chính phủ gởi bằng khen.
Ở Mỹ: Bạn có thể dựng hình nộm ông Trump để làm bao cát cho môn quyền Anh nhưng nếu không phạm luật thì văn phòng chính phủ chẳng làm gì được bạn.
Ở Việt Nôm : Bạn sẽ bị mời lên đồn công an nếu tung tin chính quyền giấu dịch. Dù nó là sự thật thì chính quyền cũng bảo bạn nói láo, cấm cãi.
Ở Mỹ : Bạn tha hồ chỉ trích chính quyền giấu dịch dù có trật cũng không sao. Chính quyền chỉ lôi đầu bạn ra tòa nếu bạn vi phạm luật do quốc hội thông qua.
Ở Việt Nôm : Bạn sẽ được nhận lương ba củ nếu ăn rồi lên mạng khen đảng, chính phủ và nói láo rằng"thế nước đang lên".
Ở Mỹ : Cho dù bạn có khen nước Mỹ, ông Trump tốt đẹp cỡ nào cũng chẳng ai để ý nhưng nếu bạn trốn thuế một đồng, sở thuế sẽ quan tâm tới sức khỏe của bạn liền.
Ở Việt Nôm :Khi bạn cầm bảng "Piss Communist Party" người ta sẽ cho bạn là anh hùng.
Ở Mỹ : Khi bạn dán vào xe ba chữ "I hate Trump"" I kill the police" thì người ta cũng chỉ xem đó là quyền được nói của bạn. Không quan tâm.

HỒ CHÍ MINH LÀ VUA NÓI LÁO.



Dân Việt biết bao thế hệ chết vì câu nói này của Hồ Chí Minh. Đến bây giờ dù đã có internet bao nhiêu năm nhưng vẫn chết, vẫn cho đó là câu nói thật.
Vì sao chết?
Vì tư duy logic kém nên bị lừa.
Thử đi vào phân tích nhé.
" Nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình chính phủ". Câu này láo rõ ràng. Bởi vì thử đặt ngược vấn đề: nhân dân đôn đốc phê bình nhưng chính phủ không nghe thì sao? Lấy gì chế tài chính phủ? Không có luật pháp nên không thể đưa chính phủ ra tòa. Từ đó tạo điều kiện cho chính phủ càng làm sai vì không sợ pháp luật trừng trị mà chỉ đổ thừa là sẽ chịu trách nhiệm trước nhân dân. Nhưng nhân dân luôn bị chính phủ dẫn dắt bằng cảm tính ,bằng cái còng và khẩu súng nên chẳng dám chống chính phủ.
Nếu chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi chính phủ : Câu này láo nữa. Nhân dân lấy gì đuổi chính phủ. Hiến pháp có quy định không. Có bầu cử cạnh tranh không? Có một chính phủ bí mật để thay thế bên trong không? Có tam quyền phân lập và tòa án độc lập không ? Có cho dân biểu tình không ?
Hoàn toàn không.
Thế nhưng dân vẫn ngồi tấm tắc khen "cụ nói sâu sắc thật" " Cụ nói đúng, cụ có lòng, chỉ tại cấp dưới làm sai".
Thưa rằng cụ là ông tổ lừa chỉ tại dân ngây thơ mà thôi.

QUA VIỆC ĐEO KHẨU TRANG THẤY ĐƯỢC TÍNH CÁCH CỦA TỪNG DÂN TỘC.

Tại sao ở châu Âu và Mỹ khi đi vào siêu thị không thấy người nào đeo khẩu trang ? Vì họ cho rằng mình không bệnh, không ho, không hắt xì hơi nên không gieo rắc virus ra xung quanh. Vì thế không cần đeo.
Như vậy họ tin rằng những người bị bệnh sẽ đeo để tránh lây lan cho người khác nên mình không cần đề phòng. Một sự tin tưởng đến từ văn hóa, từ giáo dục.
Người Việt Nam và Trung Quốc chắc chắn không có sự tin tưởng đó. Nếu họ có bệnh nhưng đi giữa những người không mang khẩu trang họ cũng sẽ lấy xuống. Vì sợ bị kỳ thị. Vì cái khẩu trang sẽ tố cáo mình đã bị lây nhiễm.
Tại sao ở Việt Nam hầu hết đều mang khẩu trang và chính phủ bắt buộc điều đó? Vì họ không tin ai cả, chỉ tin chính mình. Vì nhiều người mang khẩu trang nhưng vẫn lén lút nhổ nước bọt bôi vào nắm cửa nhà hàng xóm hoặc ở các chỗ công cộng. Vì tâm lý mình xuống nước rồi thì phải kéo người khác xuống nước theo cho công bằng.
Chính vì vậy ở châu Á mới thiếu khẩu trang chứ châu Âu, nước Mỹ không hề thiếu.
Bởi họ có một thứ khẩu trang xài hoài không hết . Đó là ý thức văn minh. Sự tin tưởng giữa người với người không hề muốn hại nhau.

CHÍNH QUYỀN KHÁC VỚI CHÍNH ĐÁNG NHƯ THẾ NÀO ?

Nhiều bạn đã nhầm lẫn nghĩa của từ "chính" trong chính quyền với nghĩa của từ "chính" trong chính đáng, chính trực nên thường gọi trệch ra là "tà quyền". Bài viết này sẽ giải thích rõ điều đó.
Trong nghĩa của từ "chính" trong chính trị gồm các từ sau đây:
- Chính quyền.
- Chính khách.
- Chính trị gia.
Lưu ý, từ "chính" (政) ở đây mang nghĩa trong từ "chính trị" (tính từ hoặc tố từ (tiền tố) liên quan đến việc trị nước, điều hành nhà nước) khác với từ "chính" (正) mang nghĩa trong từ "chính thức, chánh đáng" (tính từ chỉ sự đúng đắn, ai cũng phải công nhận),
Từ Hán-Việt (詞漢越) là từ vựng sử dụng trong tiếng Việt có gốc từ tiếng Trung Quốc nhưng đọc theo âm Việt. Cùng với sự ra đời của chữ quốc ngữ, từ Hán-Việt ngày nay được ghi bằng ký tự Latinh.
Chính quyền là tổ chức,bộ máy nhà nước đang nắm quyền. Do đó bất kể nó có chính đáng hay không nó vẫn được gọi là chính quyền.
Hơn nữa quan niệm một quyền lực có chính đáng hay không còn tùy thuộc người đó đứng ở góc độ nào.
Ví dụ : Ngày xưa người ủng hộ vua Quang Trung sẽ gọi chính quyền của Nguyễn Huệ là chính đáng nhưng những người ủng hộ nhà Nguyễn sẽ bảo là chính quyền vua Gia Long mới là chính đáng. Tuy nhiên cả hai đều đại diện cho một triều đại, một giai đoạn lịch sử nhất định.
Nếu gọi CSVN là "tà quyền" thì phải gọi tất cả các nước theo chế độ độc tài trên thế giới hiện nay là "tà quyền""tà khách" và nền "chính trị" ở các nước này đều là "tà trị' cả. Gọi như vậy thì chả ai hiểu gì, vì người đồng ý với chế độ này thì gọi là chính, người chống đối lại gọi là "tà", cứ bát nháo cả lên.
Một số chế độ độc tài của Việt Nam sau này cũng được thế giới chỉ ra là phản nhân dân, phản dân tộc như CSVN...nhưng do chế độ đó mang lại quyền lợi cho một bộ phận nhỏ ,thiểu số nên thiểu số này vẫn ngộ nhận cho đó là chính đáng.
Do đó nên những người hiểu về thuật ngữ này vẫn gọi các chính quyền diệt chủng như Đức quốc xã, Pôn Pốt, Sadam Hunsein, Assad, Stalin. Mao... là chính quyền chứ không gọi là tà quyền dù chúng đã thảm sát hàng triệu người.
Bởi chữ "chính" ấy không liên quan đến chính đáng, chính trực.

CHỈ VIỆT KIỀU MỚI VỀ NƯỚC TRỐN DỊCH.

Cô này dù dốt nhưng nói cũng đúng,chữ "kiều" (僑) là "ở nhờ, đi ở nhờ làng khác hay nước khác gọi là kiều cư, kiều dân". Như vậy, Việt kiều vốn có nghĩa chỉ những người Việt đang có quốc tịch Việt Nam sống nhờ ở các nước bên ngoài Việt Nam, chứ không chỉ công dân nước khác có gốc Việt.
Trong đợt dịch này chỉ những kẻ được chính phủ CSVN gởi đi ở nhờ các nước khác như du học sinh, nhân viên Bộ ngoại giao và gia đình, công nhân xuất khẩu lao động hoặc di dân giữ song tịch mới mắc lừa chế độ để trốn về nước ăn đủ , lãnh đủ quả lừa.
Những người có quốc tịch nước ngoài không còn là "kiều" tức ăn nhờ ở đậu nữa. Họ có quyền đi bỏ phiếu để quyết định đảng nào cầm quyền, ông nào làm tổng thống, họ là Người Việt hải ngoại. Họ đâu cần về nước tránh dịch làm gì vì ở Mỹ nếu lỡ "mắc dịch" sẽ được bảo hiểm y tế Medicare chữa miễn phí. Nếu về Việt Nam coi như Medicare vô tác dụng.
Cái cột đèn biết đi thì nó chỉ đi từ trại súc vật sang xứ sở con người. Những kẻ đi từ xứ sở con người về lại trại súc vật là những kẻ tuy sang xứ con người nhưng vẫn còn đang làm vật.