Thứ Tư, 16 tháng 12, 2015

VIỆT NAM VÀ NỢ CÔNG.

Một đất nước cũng giống như một gia đình phải tự làm lấy mà ăn,lấy thu để chi,tự cân đối ngân sách.Khi đi vay nợ phải dùng số nợ đã vay đó để làm vốn,phát triển các ngành nghề có thể sinh ra lãi,từ đó tính toán sao có thể trả được nợ không bị ảnh hưởng tới đời con đời cháu. VNCH dưới thời ông Ngô Đình Diệm mặc dù được Mỹ viện trợ hàng năm nhưng luôn dùng số tiền viện trợ đó để khuếch trương kỹ nghệ,giáo dục và quốc phòng.Chế độ không dùng số tiền đó để chi tiêu,xây cất dinh thự hoặc các công trình loè loẹt để mị dân. Trong khi đó chế độ CS dùng tiền vốn vay nợ nước ngoài để đầu tư vào cơ sở hạ tầng nhưng đầu tư dàn trải ,không hiệu quả,chủ yếu là để cho dân thấy sau bao nhiêu năm đất nước cũng có thay đổi.Mọc lên nhiều đô thị,nhiều xa lộ,nhiều công trình hiện đại.Thật ra các công trình đó đều là "làm để ăn" chứ không phải làm để sản xuất.Chúng cũng giống như các công trình của đất nước Ba Lan trước kia,hậu cộng sản là phải đập ra làm lại hết vì toàn là "bê tông cốt tre". Thế nhưng chúng lại tạo ra một số nợ khá lớn cho đất nước.Nợ này phải bán tài nguyên để trả dần và đi vay tiếp để trả lãi.Thế nhưng kinh tế đất nước lại trông cậy chủ yếu vào làm thuê.Làm thuê thì thu nhập bằng hoặc thấp hơn sức lao động mình bỏ ra.Do đó không đóng góp được vào sự phát triển của đất nước .Chính vì thế số nợ ấy ngày một phình to ra chứ không hề thu hẹp lại.Tính sơ những năm sắp tới VN phải mất hàng tỷ USD mỗi năm để trả lãi.Khi nợ đáo hạn thì phải trả cả gốc.Không trả được nợ gốc thì vỡ nợ và bị hạ thấp tín dụng.Lúc đó đất nước sẽ lâm vào bạo loạn. Nhiều người đem so sánh VN với Mỹ,Nhật và cho rằng Mỹ ,Nhật nợ còn khủng khiếp hơn.Thưa rằng Mỹ và Nhật nợ ngay chính dân nước họ.Nhưng số nợ của các nước này được dùng để kích thích ,phát triển kinh tế và an sinh xã hội.Do vậy lợi nhuận từ tăng trưởng kinh tế khiến họ thừa sức trả lãi và giá trị các trái phiếu mà họ phát hành luôn đảm bảo.Nó là một kênh đầu tư an toàn sinh lợi nhuận cho những nhà đầu tư dư tiền.Do đó Mỹ và Nhật không lo vỡ nợ chừng nào không có khủng hoảng kinh tế thế giới. Trong khi đó chính phủ VN hiện nay đang bất lực trong vấn đề tăng trưởng kinh tế.Họ chỉ còn cách bóc lột sức dân để trả lãi các món nợ.Nhưng khi sức dân cạn kiệt vì bị bóc lột thậm tệ thì sẽ sinh ra phản kháng.Và lúc đó chế độ buộc phải chọn lựa: hoặc thay đổi hoặc cáo chung.

VENEZUELA- BỨC TRANH TOÀN CẢNH

Năm 1964,trong bài "Hãy nhớ lấy lời tôi" Tố Hữu viết: Du kích quân Caracas đã vì anh Bắt một tên giặc Mỹ giữa đô thành. Để đòi tự do cho Nguyễn Văn Trỗi, các du kích quân Caracas ở đất nước Venezuela đã bắt cóc một sĩ quan Mỹ. Tuy nhiên, kế hoạch không thành, sau khi họ trả tự do cho con tin Mỹ thì ở Việt Nam, Trỗi bị xử tử.Từ ấy đến nay Venezuela đã trải qua 51 năm đầy biến động.Chúng ta hãy thử lượt qua những nét chính về đất nước từng một thời ủng hộ CSVN. Venezuela (tên chính thức là Cộng hòa Bolivar Venezuela, tiếng Tây Ban Nha) là một quốc gia thuộc khu vực Nam Mỹ. Venezuela tiếp giáp với Guyana về phía đông, với Brasil về phía nam, Colombia về phía tây và biển Caribbean về phía bắc. Dầu mỏ được phát hiện tại Venezuela đã mang lại sự thịnh vượng cho nền kinh tế đất nước, thu nhập quốc dân được nâng cao. Đến sau Thế chiến thứ hai, những dòng người nhập cư từ Nam Âu như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý cũng như những nước Mỹ Latinh nghèo hơn đã khiến xã hội của Venezuela trở nên vô cùng đa dạng. Sau khi tổng thống Hugo Chavez đắc cử trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1998, ông đã lãnh đạo đất nước Venezuela theo đường lối cánh tả với học thuyết của chủ nghĩa Bolivar và chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21 cho châu Mỹ. Theo đó, ông muốn tách khu vực Mỹ Latinh ra khỏi sân sau của Hoa Kỳ và có những tuyên bố chống Mỹ khá mạnh bạo. Dưới thời ông Hugo Chavez, quan hệ ngoại giao với các nước cánh tả và xã hội chủ nghĩa tại Mỹ Latinh được đẩy mạnh, nhất là với Nga, Bolivia và Cuba khi cả ba nước thiết lập một hiệp định thương mại nhằm ngăn cản ảnh hưởng của Mỹ vào khu vực. Mặc dù là một quốc gia nhiều tài nguyên thiên nhiên nhưng việc phân bố tài sản tại Venezuela lại không đồng đều, khiến cho đời sống một bộ phận lớn dân nghèo gặp nhiều khó khăn. Dưới sự lãnh đạo của tổng thống Hugo Chavez, tỉ lệ người nghèo . tại Venezuela đã tăng lên đáng kể Người dân ngày càng tổ chức những cuộc phản đối mạnh mẽ hơn. Cùng với nguyên nhân thiếu hụt điện nước, những người phản đối cũng nói đến tình trạng mất kiểm soát đối với tội phạm khiến cho Venezuela đang có tỷ lệ tội phạm cao nhất thế giới. Người biểu tình án ngữ trong sân vận động khi diễn ra một trận đấu bóng chày để kêu gọi ông Chavez từ chức. Người biểu tình đã giương cao khẩu hiệu đậm chất thể thao: "Chavez, ông đã bị loại! Đồng thời, quan hệ ngoại giao giữa Venezuela và Mỹ cũng xấu đi nhanh chóng. Quan hệ của Venezuela với nước láng giềng Colombia, một đồng minh của Mỹ cũng ngày một tồi tệ. Đầu năm 2008, khi quân đội Colombia tấn công tiêu diệt căn cứ quân nổi dậy FARC tại lãnh thổ Ecuador, Venezuela đã phản đối mạnh mẽ và hai nước suýt xảy ra một cuộc chiến tranh. Sau khi ông Hugo Chavez qua đời vì ung thư sau 14 năm cầm quyền, Phó Tổng thống Nicolas Maduro, người được đích thân Chavez chọn để kế nhiệm, đã lên làm tổng thống thay ông. Ngày 7 tháng 12 năm 2014, chính phủ đã cáo buộc những nhà hoạt động của đảng đối lập Ý chí Nhân dân (Voluntad Popular) về những cuộc tấn công trên. Lãnh đạo của đảng Ý chí Nhân dân, ông Leopoldo López, đã bị bắt giam hồi tháng 2 vì vai trò bị cáo buộc của mình nhưng những thành viên của đảng này phủ nhận những cáo buộc đó. Các doanh nghiệp quốc gia phá sản, thuế gia tăng, và mặc dù Trung Quốc đã bảo trợ cho Venezuela trong ngắn hạn nhưng những sự thoả thuận sẽ có thể gây hại cho Venezuela trong dài hạn. Trong khi đó, nền kinh tế ở bờ sụp đổ, tình trạng bất ổn xã hội ngày càng tăng. Thay vì giải quyết các vấn đề trên, chính phủ Venezuela dường như bị các đảng chính trị đối lập cáo buộc và chỉ trích. Giữa tất cả sự hỗn loạn, quân bài duy nhất của chính phủ Venezuela dường như vẫn là đút lót túi tiền của các nhà lãnh đạo quân đội khi đầu tư vào các lô hàng vũ khí lớn từ Trung Quốc. Venezuela đã có gần 24.000 vụ giết người trong năm 2013 và nằm trong số những nơi sinh sống nguy hiểm nhất thế giới. Cuộc bầu cử diễn ra hôm 7.12 theo giờ Việt Nam. Liên minh thống nhất dân chủ (MUD) đã giành được 99 ghế so với 46 ghế của đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Venezuela (PSUV) trong 167 ghế của quốc hội Venezuela. Pháo hoa mừng chiến thắng được phe đối lập bắn khắp nơi ở thủ đô Caracas sau khi kết quả cuộc bầu cử được công bố, trong khi những người ủng hộ chính phủ dẹp bỏ những bữa tiệc được chuẩn bị để ăn mừng cho chiến thắng của đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất cầm quyền suốt 16 năm nay. “Venezuela cần sự thay đổi, và ngày hôm nay sự thay đổi bắt đầu”, Jesus Torrealba, lãnh đạo của liên minh đảng đối lập MUD phát biểu, theo The Guardian. Ông Torrealba nói rằng Venezuela đang trải qua thời kỳ khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử nước này, vì vậy cần có sự thay đổi. Sau khi giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội, liên minh các đảng phái đối lập Venezuela đã nhanh chóng công bố chương trình hành động về kinh tế và chính trị, gồm cả mục tiêu thả các tù nhân. Phe đối lập dự kiến sẽ thông qua luật ân xá cho những ai bị giam giữ vì lý do chính trị dưới thời tổng thống Nicolas Maduro. Trong số các tù nhân nổi tiếng nhất có chính trị gia Leopoldo Lopez. Ông bị xử tù 14 năm hồi năm 2014 vì “kích động bạo lực”. Theo BBC News, đây là lần đầu tiên trong 16 năm Đảng Xã hội Thống nhất Venezuela (PSUV) không nắm kiểm soát tại Quốc hội - một đòn giáng nghiêm trọng cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa của họ.

THẾ NÀO LÀ BẤT TUÂN DÂN SỰ?

Rất nhiều người Việt nay vẫn chưa hiểu được ý nghĩa của đấu tranh bất bạo động mặc dù Việt Nam có một người ngay từ xa xưa đã thấm nhuần tư tưởng ấy .Đó là cụ Phan Chu Trinh. Phan Châu Trinh, Nelson Mandela và Aung San Suu Kyi là những biểu tượng sáng ngời của những dân tộc với những hoàn cảnh lịch sử khác nhau nhưng cùng có số phận bi thương trong thời hiện đại, đều đã có chung một lý tưởng: đấu tranh vì dân quyền và nhân quyền cho đất nước mình bằng phương pháp ôn hòa, bất bạo động, dựa trên nền tảng văn hóa và giáo dục... Thế nào là "bất tuân dân sự"?Civil Disobedience, bất tuân dân sự là một thái độ tích cực từ chối không tuân thủ những luật lệ nào đó bị cho là thiếu công minh mà vẫn không sử dụng đến bạo động chống chính phủ. Tại sao bất tuân dân sự lại hiệu quả hơn bạo động?Bởi vì bạo động sẽ tạo ra hận thù và khó có thể thiết lập nên một nhà nước dân chủ. Tất cả các nhà nước độc tài đều được thiết lập nên do bạo động.Trong lịch sử Việt Nam đó là các triều đại phong kiến.Gần đây nhất chính là nhà nước CHXHCNVN được thiết lập bởi "bạo lực cách mạng".Thế nhưng các nhà nước độc tài thường không đứng vững cùng lịch sử bởi thể chế của nó chỉ nhằm phục vụ cho một nhóm người.Chính vì được xây dựng trên bạo lực nên đã hơn 40 năm qua nó vẫn không thể hoá giải được mối hận thù từ một bộ phận khác: đó là những người dân miền Nam với tên gọi VNCH.Và cũng do chính sách cai trị đầy bạo lực nó cũng khiến đại bộ phận người dân cả nước bất mãn và chống đối. Vậy thì vấn đề đặt ra là nếu lật đổ chính quyền CSVN hiện nay bằng bạo lực,người dân VN cũng đi vào vết xe đổ trước đó.Nghĩa là hận thù sẽ nối tiếp hận thù,không chừng sẽ xảy ra các cuộc tàn sát đẫm máu hoặc chiến tranh du kích,chiến tranh quy ước.Bởi một điều đơn giản chính quyền CSVN,bộ máy CA bảo vệ chế độ,đảng viên CS...tất cả đều có người thân.Nếu như họ bị tiêu diệt bằng bạo lực,các thế hệ sau không dễ nào quên đi mối hận đó. Vì vậy tha thứ và đấu tranh chuyển đổi thể chế chính trị bằng "bất tuân dân sự" là con đường tốt nhất ,ngắn nhất để xây dựng lại đất nước.Bạo lực sẽ tạo ra một chế độ độc tài mới nhưng tha thứ và hoà bình thì không.Việt Nam sẽ tránh được một cuộc nội chiến tương tàn mới.Bất tuân dân sự cũng sẽ khiến chế độ mới đứng vững chãi mà không sợ bất cứ cuộc bạo loạn lật đổ nào khác. Vấn đề còn lại bất tuân dân sự có hiệu quả không ? Nó rất hiệu quả nếu tạo ra một số đông đủ sức bao vây ,ngăn chặn và bỏ đói chính trị đối với chế độ,với thế lực cầm quyền.Bất tuân dân sự khiến kinh tế kiệt quệ,nợ công gia tăng,sức ép vỡ nợ,phá sản của giới tài phiệt sẽ đè nặng lên chính quyền.Tất cả buộc chính quyền phải chấp nhận các yêu sách của người dân.Điều này đã xảy ra ở hơn 30 nước trên thế giới. Thế nhưng bất tuân dân sự cũng chỉ thành công đối với lực lượng dân trí cao,kiên định với chủ trương bất bạo động và tuyệt đối không mắc mưu khiêu khích,phá hoại của chính quyền.Việc đánh chiếm các khu trung tâm,sự chia cắt dài ngày là những yếu tố cơ bản dẫn đến thành công.Tất cả những vấn đề này đòi hỏi cả một quá trình chuẩn bị,diễn tập và sự kiên trì cũng như khả năng lãnh đạo biểu tình của lực lượng đấu tranh dân chủ Việt Nam,một điều xem ra rất khó khi rất nhiều người Việt hiện nay vẫn rất mơ hồ về "bất tuân dân sự" và đấu tranh bất bạo động

VỤ LUẬT SƯ NGUYỄN VĂN ĐÀI BỊ BẮT: AI CHỐNG PHÁ AI?

Sử dụng chữ "ngu" hoài đối với lũ DLV vietvision này hoài thì cũng tội cho chúng quá,vì chúng có hiểu gì đâu về luật pháp quốc tế.Nhưng không sử dụng thì không thể nói lên được bản chất của vấn đề. Đối với luật pháp của các nhà nước dân chủ,không và không thể có tội"tuyên truyền chống phá nhà nước và cũng không thể có hoạt động chống phá nhà nước bằng ...mồm.Bởi vì tội chống phá " nhà nước"( từ của chính quyền Việt nam) ,hay Government( ngôn ngữ quốc tế) là gì? 18 USC § 2385 – Advocating overthrow of Government (Tội vận động lật đổ chính quyền – Bộ luật Hình sự Mỹ).Nguyên văn: (trích) Whoever, with intent to cause the overthrow or destruction of any such government, prints, publishes, edits, issues, circulates, sells, distributes, or publicly displays any written or printed matter advocating, advising, or teaching the duty, necessity, desirability, or propriety of overthrowing or destroying any government in the United States by force or violence, or attempts to do so; or Dịch: Bất cứ ai, có ý định gây ra sự lật đổ hoặc phá hoại bất kỳ chính quyền nào như vậy bằng cách in, xuất bản, chỉnh sửa, phát hành, truyền bá, buôn bán, phân phối, hoặc trưng bày nơi công công bất kỳ tài liệu viết hoặc in có nội dung vận động, tư vấn, giảng dạy trách nhiệm, sự cần thiết, sự khao khát lật đổ hoặc tiêu diệt bất cứ chính quyền cấp nào tại Hoa Kỳ bằng vũ lực hoặc bạo lực, hoặc nỗ lực để làm như vậy. Như vậy luật pháp của nước Mỹ chỉ cấm việc lật đổ,tiêu diệt chính quyền bằng vũ lực và bằng bạo động. Còn tuyên truyền để thay đổi một nhà nước,một chính phủ bằng phương pháp hòa bình thì sao? Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ là văn bản chính trị tuyên bố ly khai khỏi Anh của 13 thuộc địa Bắc Mỹ. Được tuyên bố vào 4 tháng 7 năm 1776, Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ ghi dấu ảnh hưởng của triết học Khai sáng và cả kết quả của Cách mạng Anh năm 1688. Nội dung chính của bản tuyên ngôn được dựa trên tư tưởng của một triết gia người Anh ở thế kỷ 16, John Locke. Theo lý thuyết của John Locke, ba quyền cơ bản không thể bị tước đoạt của con người là quyền được sống, được tự do và được sở hữu. Quyền sở hữu được Jefferson đề cập tới trong bản tuyên ngôn là "quyền được mưu cầu hạnh phúc". Những ý tưởng khác của John Locke cũng được Jefferson đưa vào bản tuyên ngôn như sự bình đẳng, Nhà nước hạn chế, quyền được lật đổ Chính quyền khi Chính quyền không còn phù hợp. Theo quan điểm của các nhà triết học thời đại khai sáng của thế kỷ 17 và 18 thì các quyền không thể tước bỏ được là các quyền tự nhiên do Tạo hóa ban cho họ. Các quyền này không bị phá hủy khi xã hội dân sự được thiết lập và không một xã hội hay một chính phủ nào có thể xóa bỏ hoặc "chuyển nhượng" các quyền này. Các quyền không thể tước bỏ bao gồm quyền được sống, quyền tự do (các quyền tự do ngôn luận và thể hiện, quyền tự do tín ngưỡng và nhận thức, quyền tự do lập hội) quyền mưu cầu hạnh phúc và quyền được bảo vệ bình đẳng trước pháp luật. Tuy nhiên, đây chưa phải là bản liệt kê đầy đủ các quyền mà các công dân có được trong một nền dân chủ. Các xã hội dân chủ đồng thời thừa nhận các quyền dân sự như quyền được xét xử công bằng, và còn lập nên các quyền chủ chốt mà bất kỳ chính phủ dân chủ nào cũng phải duy trì. Vì các quyền này tồn tại không phụ thuộc vào chính phủ, do đó chúng không thể bị luật pháp bãi bỏ cũng như không phụ thuộc vào ý muốn nhất thời của đa số cử tri nào đó. Vì vậy hoạt động tuyên truyền để lật đổ,thay thế một chính quyền không còn phù hợp nhất là khi nhà nước,chính phủ ấy không đảm bảo các quyền con người là điều chính đáng.Luật sư Nguyễn Văn Đài đã không kêu gọi dùng bạo lực,vũ lực để ám sát ,khủng bố bất cứ một cá nhân hay toàn bộ chính quyền nhà nước CSVN thì không thể gọi là phạm luật. Khi cái nhà nước ,chính phủ vi phạm quyền con người ấy ngang nhiên tồn tại mà khoanh tay đứng im không làm gì cả thì mới phạm luật.Luật này do chính Tuyên Ngôn nhân quyền của nước Mỹ quy định cho toàn thể nhân loại,do chính luật sư Thomas Jefferson thảo ra.