Thứ Năm, 20 tháng 2, 2020

BÀI HỌC TỪ NƯỚC ĐỨC, NHẬT ,TRUNG QUỐC VỚI NƯỚC MỸ HÔM NAY.

Khi dân quá thiên về cánh hữu tức chủ nghĩa cá nhân thì một đất nước sẽ rất phát triển về kinh tế nhưng khoảng cách giàu nghèo gia tăng và chủ nghĩa sô vanh nước lớn trỗi dậy. Người dân sẽ được chính quyền tiêm vào đầu ý thức về dân tộc thượng đẳng , dân tộc mình là nhất không dân tộc nào bằng. Chủ nghĩa dân tộc trỗi dậy và ý thức chinh phạt, thôn tính bắt đầu để xâm chiếm chủ quyền của các nước khác.
Đức quốc xã và ý thức Đại Đông Á của Nhật Bản giữa thế kỷ 20 là như thế. Một dân tộc nổi tiếng lý trí và lạnh lùng như dân tộc Đức cũng không tránh khỏi cám dỗ vươn lên lãnh đạo thế giới để rồi nghe lời dụ dỗ ngon ngọt của bộ máy truyền thông Đức quốc xã để đăng lính hàng chục sư đoàn xâm chiếm cả châu Âu. Đế quốc Nhật Bản thì bành trướng sang Trung Quốc và cả Đông Nam Á.
Nếu Nhật không gây ra trận Trân Châu Cảng khiến Mỹ tham chiến và từ bỏ chủ nghĩa biệt lập thì có thể giờ đây Đức đang bá chủ châu Âu và Nhật bá chủ châu Á.
Cũng bởi tham vọng này nên Trung Quốc sau đó đã nuôi chí thay Nhật làm những gì mà Nhật Hoàng còn dang dở. Chủ nghĩa dân tộc nước lớn trong kinh tế, chính trị ,thể thao đã khiến hơn 1 tỷ 4 người Trung Quốc như mất trí. Tham vọng của dân tộc này là có thể tiêu diệt người Mỹ để thống trị thế giới. Vũ khí sinh học được xem là một trong những loại vũ khí giúp Trung Quốc mưu bá đồ vương.
Tham thì thâm, Trung Quốc không thể ngờ là thứ vũ khí này hôm nay đang quay lại phản chủ. Hàng chục, hàng trăm ngàn người dân Trung Quốc đang trở thành nạn nhân của đảng cộng sản. Cả thế giới đang đóng cửa với người Trung Quốc.Tất cả các hãng hàng không Trung Quốc đều bị cấm bay đến các nước trên thế giới và tất cả các hãng hàng không từng ghé qua Trung Quốc để đón khách cũng bị trả về. Một loạt biên giới trên bộ giáp với Trung Quốc đều bị phong tỏa.
Như vậy có thể nói Trung Quốc đang bị cô lập với thế giới bên ngoài để quay về thời tự cung, tự cấp như Bắc Triều Tiên. Điều này giáng một đòn nặng nề đối với kinh tế của quốc gia này. Nó sẽ làm cho tăng trưởng kinh tế không còn, lạm phát gia tăng, dự trữ ngoại hối tiêu tan. Làn sóng doanh nghiệp nước ngoài tẩy chay doanh nghiệp Trung Quốc đang manh nha và phát triển rầm rộ.
Có thể thấy tham vọng chủ nghĩa sô vanh nước lớn của dân tộc này đã bị quả báo theo luật nhân quả.
Nước Mỹ và một số người Việt cũng đang bốc đồng theo sự khởi sắc của Donald Trump và cánh hữu. Nhưng khác với các nước độc tài trên nước Mỹ may mắn là có những nhà lập quốc vĩ đại. Bản hiến pháp Mỹ đã giúp đảng đối lập có cơ sở để kéo những cái đầu bốc lửa trở về với thực tế.
Mỹ không thể noi gương Đức, Nhật và cả Trung Quốc khi cơ chế kiểm soát quyền lực và lá phiếu của người dân sẽ không để đảng cộng hòa đi quá xa. Cũng như đảng cộng hòa cũng sẽ không để đảng dân chủ dẫn dắt nước Mỹ thành một Liên Xô thứ hai.
Đấu tranh giữa hai đảng, cơ chế kiểm soát giữa ba ngành hành pháp, lập pháp, tư pháp là những yếu tố giúp nước Mỹ không quá thiên hữu cũng như thiên tả. Khoảng cách giàu nghèo sẽ được san lấp ở mức độ cho phép để không chênh lệch quá xa.Chỉ đáng tiếc là bệnh sùng bái cá nhân vẫn là căn bệnh khó chữa với người Việt. Tuy nhiên rồi họ sẽ thức tỉnh và trở về thực tế khi lá phiếu bầu và giới hạn nhiệm kỳ sẽ không để thần tượng của họ dẫn dắt nước Mỹ và thế giới đi về một bên.

ĐẢNG PHÁI Ở MỸ.

Nhân đảng Dân chủ đang bước vào vòng bầu cử sơ bộ xin được đề cập một tí về đảng phái ở Hoa Kỳ.
Không giống các quốc gia khác, cơ cấu tổ chức của các đảng chính trị tại Mỹ rất lỏng lẻo. Đối với hai đảng chính, không có thiết chế nào ở cấp quốc gia có chức năng kiểm soát số đảng viên, các hoạt động của đảng, hoặc quan điểm chính trị, mặc dù ở cấp tiểu bang có một số cơ quan đảm nhiệm công việc này.
Như vậy, khi một người Mỹ nói rằng anh ta là đảng viên Dân chủ hay Cộng hoà, điều này có ý nghĩa khác với việc một người Anh tự nhận mình thuộc đảng Lao động hoặc Bảo thủ. Tại các tiểu bang, một cử tri có thể đăng ký là thành viên đảng này hay đảng kia, hoặc bầu cho đảng này hay đảng kia trong cuộc bầu cử sơ bộ, nhưng sự tham gia ấy không hề hạn chế sự chọn lựa của người ấy; cũng không dành cho người ấy bất cứ đặc quyền hoặc nghĩa vụ nào liên quan đến đảng phái. Hôm nay người ấy có thể chọn đến dự một buổi hội họp của uỷ ban địa phương của một đảng, ngày mai lại đến dự họp tại một đảng khác.
Khác với ở Việt Nam vào đảng là phải tổ chức kết nạp, tuyên thệ thề trung thành, ở Mỹ bạn có thể nay gia nhập đảng này ngày mai gia nhập đảng khác mà không có bất kỳ một trở ngại nào cả.
Nguyên nhân nằm ở bộ óc siêu đẳng của các nhà lập quốc Hoa Kỳ. Họ thấy rằng việc đặt nặng tính tổ chức và lập trường của một đảng phái sẽ làm người dân sa vào chủ nghĩa dân túy để dẫn đến có một đảng phái mạnh nhất, lấn át các đảng còn lại và luôn thắng thế trên chính trường. Từ đó hình thành nên chế độ độc tài một đảng và không thể kiểm soát. Do vậy nguyên tắc "kiểm soát và cân bằng" trong hiến pháp bị lung lay. Điều này đang xảy ra với nước Nga của Putin hiện nay.
Chúng ta hãy cùng đọc mẫu chuyện này để biết việc người dân tham gia đảng Cộng hòa hay Dân chủ là chuyện tự do bày tỏ và thay đổi quan điểm. Dân mạng Việt Nam không hiểu nên phe yêu Trump và phe ghét Trump cứ đấu nhau sống chết trên mạng xã hội .
Đọc “Chiến Tranh Và Hòa Bình” của Léon Tolstoi, đoạn nghi lễ người sư huynh tiếp nhận anh chàng Pierre gia nhập Hội Tam Điểm thấy rờn rợn, ma quái. Lại đọc thấy đảng viên đảng CS Việt Nam, Trung Quốc toàn những người ưu tú trong xã hội, là anh hùng trong chiến tranh, sản xuất, tôi thích lắm, muốn trở thành người ưu tú, người anh hùng. Hỏi bố, bố lắc đầu bảo nhà mình, cả họ nhà mình nữa, chẳng ai có thể là đảng viên đảng CS. Nghe mà buồn. Thế là tôi sẽ không bao giờ có thể trở thành anh hùng, không bao giờ có thể trở thành công dân ưu tú.
Sang Mỹ. Nghe nói đến đảng Cộng Hòa, đảng Dân Chủ, tôi tò mò hỏi làm sao thành đảng viên của họ, có người đùa bảo:
– Cứ chạy ra đường, hét to lên: Tôi là người Dân Chủ (hay Cộng Hòa) thế là trở thành người D.C. (hay C.H.).
– Thế sau đó có thành anh hùng không? Có thành công dân ưu tú không?
Hỏi để hỏi, tôi chẳng điên ra đường hét tướng lên để trở thành người của đảng này đảng nọ.
Thế mà bỗng nhiên tôi trở thành người Cộng Hòa hay nói cho rõ hơn là người đại biểu cử tri (delegate) của đảng Cộng Hòa trong một cuộc bầu cử Tổng Thống.
Tôi thành đại biểu cử tri của đảng Cộng Hòa như thế nào ?
Học kỳ mùa xuân về Hiến Pháp Mỹ của tôi năm ấy trùng với đầu năm bầu Tổng Thống. Cô giáo yêu cầu sinh viên dự một buổi Caucus (họp kín cử người ứng cử…) trong đơn vị bầu cử của mình, trong đó những người ủng hộ một đảng sẽ thảo luận về các ứng cử viên trong đảng, mọi người sẽ bỏ phiếu cho các ứng viên và chọn đại biểu cử tri đi dự vòng hội nghị đảng tiếp theo của hạt bầu cử, địa hạt. Các buổi mit tinh của các đảng có ứng viên TT (tổng thống) đều diễn ra cùng ngày thứ Ba đầu tháng 3 của năm bầu cử, cùng giờ nhưng khác địa điểm được mượn, hoặc ở trường học, thư viện hay nhà thờ.
Trời tối, lạnh tê, tuyết mù mịt, theo quán tính, tôi chọn địa điểm gần nhà nhất đến dự. Xe chỉ đậu gần hết một phần ba sân trường trung học. Đến cổng trường mới biết nơi đây giành cho đảng Cộng Hòa. Một bà cụ đeo bảng tình nguyện viên (volunteer) thân mật đến dẫn tôi vào phòng gym. của trường, nơi đây kê hàng chục bộ bàn ghế với hàng chồng sách vở, truyền đơn nói về bầu cử, tiểu sử các ứng cử viên và mấy tấm bản đồ city to bằng bảng lớp học treo trên tường. Bà hỏi tôi thuộc khu vực bầu cử nào? Tôi ngớ ra, chẳng biết mình ở đơn vị bầu cử nào. Bà lại hỏi thế mày thường bỏ phiếu ở đâu? Tôi lười làm nhiệm vụ công dân, đã đi bầu cử lần nào đâu mà biết địa điểm bỏ phiếu của khu tôi ở, tôi lại lắc đầu. Bà cụ hỏi thêm:
– Thế mày ở địa chỉ nào?
À cái này thì dễ, tôi moi bằng lái xe đưa ra:
– Thưa bà đây ạ.
Bà cụ xăm xoi trên bản đồ thành phố:
– Mày ở số nhà này, đường này, vậy thuộc đơn vị bầu cử này, khu vực bầu cử số này, nhớ lấy. Đi theo lối này.
Cụ đưa cây gậy chống, chỉ đường:
– Quẹo bên này, rồi lại quẹo bên này, rồi lại quẹo bên này, thấy phòng học số này là nơi cử tri của khu vực bầu cử mày họp.
Tôi lớ ngớ đi tìm phòng họp. Mới chỉ 5,7 cụ già ngồi đó. Một ông có hàm râu thật đẹp như tài tử Clack Gable chìa tờ giấy cho tôi bảo ghi tên họ, địa chỉ, email, số phone. Quá giờ họp 5 phút, 10 phút, lác đác có thêm người vào. Đếm đầu được chừng 15, 17 người, ông Clack Gable bảo họp đi thôi, tuyết dữ quá, ai trễ ghi tên sau. Nhìn ra nhiều cặp là vợ chồng già, có mình tôi đầu đen. Ông Clack Gable hồi nãy nhìn chung quanh, chỉ lá cờ Mỹ ở góc lớp: “Cờ đây rồi, chào cờ thôi”. Tất cả đứng quay về lá cờ sao và sọc hát quốc ca. Nhiều người Mỹ thuộc quốc ca. Với tôi bài đó nghe mãi nhập tâm hồi nào, hát theo được. Sau quốc ca, ông Clack Gable đọc to lời thề trung thành với tổ quốc và hiến pháp. Lại lác đác có người vào, cởi áo lạnh, ngồi phịch xuống hỏi “đến đâu rổi?” Ông Clack Gable bảo” Bầu thư ký buổi họp đi”. Nhìn qua nhìn lại, có người chỉ tôi:
– Mày làm thư ký, OK?
– OK! OK! Tôi gật đầu.
Thế là tôi thành thư ký buổi caucus đó.
Người ta bàn cãi về các ứng cử viên của đảng Cộng Hòa, chê điều này khen điều kia. Mấy cụ già nhìn có vẻ uể oải, lười biếng bỗng họat bát hẳn lên. Sau đó mỗi người bầu một người họ nghĩ tốt nhất trong các ứng viên TT. Phần thời gian còn lại là bầu đại diện cử tri đi Đại hội đảng district (quận). Ông Clack Gable nói:
– 20 người trong đơn vị bầu cử này có mặt hôm nay đại diện cho xyz người vắng mặt, xyz người cần 7 đại điện cử tri. Ai muốn tình nguyện?
6 người giơ tay. Còn thiếu một người. một cụ già chỉ tôi:
– Mày? OK?
– Tôi ư? Tôi lúng túng, Tôi làm được gì?
Cụ nói:
– Mày trẻ nhất, mày lại là người Châu Á duy nhất nơi đây, mày đại diện cho đám Châu Á, mày cũng có thể đi vận động trong đám Châu Á.
Thế là mọi người nhao nhao lên
– Ghi tên mày vào.
Tôi ghi tên mình vào danh sách các đại biểu cử tri.
Nghiễm nhiên tôi là đại diện (delegate) của đảng CH trong tiểu khu bầu cử của thành phố mình. Tôi bảo họ tôi không phải là đảng viên CH. Họ bảo “Trong chúng tao đây có mấy người chính thức là đảng viên? Mày có thể tự ghi tên vào đảng, nếu mày muốn, tụi tao giúp ngay bây giờ, nếu không thì đến kỳ hội nghị cấp hạt, ở đó có người giúp.”
Đến đây cũng nói thêm, sau khi nộp bài cho cô giáo, tôi túi bụi học, quên đi chuyện trả lời email mời họp đảng, họp bầu cử.

CHỈ CẦN THAY ĐỔI ĐƯỢC THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ MỌI VẤN ĐỀ CỦA VIỆT NAM SẼ ĐƯỢC GIẢI QUYẾT.

Mỗi ngày có biết bao vấn đề của cư dân mạng Việt Nam post lên Facebook kể tội chế độ cộng sản, giễu cợt các câu nói của quan chức, vạch ra bất công, phân tích sự mâu thuẫn giữa hiến pháp, luật pháp với các chính sách... Nhưng chẳng giải quyết được gì.
Quan chức cộng sản đọc các bài viết ấy cũng cười thầm trong bụng. Bởi chế độ thì đứng trên quan điểm bảo vệ chế độ một đảng, sự cầm quyền của đảng, người viết bài thì đứng trên quan điểm của dân để phê phán. Hai lập trường khác nhau nên không bao giờ có tiếng nói chung.
Chế độ thừa biết chúng vi phạm hiến pháp, luật pháp nhưng hiến pháp, luật pháp do chúng đặt ra để cai trị nên tha hồ vi phạm. Vậy thì chấp dân vạch ra. Bởi vạch ra cũng chẳng làm gì được chúng. Không có một cơ chế nào có thể trị tội được chúng.
Dân thì đọc các bài viết đó ban đầu cũng tức giận nhưng sau dần thành quen. Họ không nghĩ mình phải đứng dậy thay đổi vì đó là "châu chấu đá xe" mà chỉ mong chế độ nhận ra sai lầm để thay đổi.
Rốt cuộc thì sau 20 năm có internet dân tình vẫn vậy, chẳng tiến triển được chút nào.
Họ đâu biết rằng :
- Muốn có cây cầu cho trẻ em qua sông đi học, khỏi qua bằng túi ni lông thì không thể kêu gọi lòng từ tâm của chính quyền. Phải có cơ chế. Đó là lá phiếu bầu. Vùng cao, vùng xa phải đóng góp lá phiếu vào việc quyết định chiếc ghế của chính quyền trung ương thì kẻ trúng cử mới về vùng cao, vùng xa để xây cầu cho dân.
- Muốn bác sĩ, công an, giáo viên ...phục vụ tốt cho dân thì phải có cơ chế cạnh tranh chứ không thể kêu gọi đạo đức, lương tâm, trách nhiệm.
- Muốn có quyền tự do ngôn luận, muốn được nghe sự thật thì phải có một đảng đối lập với chính quyền chứ không thể yêu cầu hay chửi chính quyền không được bưng bít sự thật.
Muốn có những cái ấy thì phải đứng dậy thay đổi thể chế chính trị.
Khi thay đổi thể chế chính trị rồi thì quan chức sẽ không phát biểu ngu nữa, anh công an không đóng kịch mị dân nữa và cũng không ăn hối lộ để dân nghe anh công an chết là mừng nữa, anh nhà báo cũng không nói láo nữa, bọn dư luận viên cũng sẽ tự dưng lặn mất tăm...
Như vậy cái gốc nằm ở đâu ?
Chính là để cho chế độ độc đảng cai trị. Từ đây nảy sinh hàng ngàn, hàng vạn thứ chuyện mà có thể moi ra nói từ năm này tháng nọ cũng không hết.
Nhưng nói chung thì dân Việt Nam cũng thích nói như thế hơn là thích thay đổi tận gốc vấn đề. Bởi nói hiện tượng thì không đụng chạm đến cái còng và khẩu súng. Nói tận gốc thì sẽ có giấy mời của công an ngay.
Chính quyền cũng biết tâm lý này nên thỉnh thoảng cũng tung ra vài câu ngu ngu để đánh lạc hướng hoặc tung ra vài cái án chính trị để ngăn đe. Và cứ thế cái gốc cứ tồn tại từ đời này sang đời khác cho đến khi dịch corona tràn qua nhăm nhe dọn sạch.

DÂN VÀ ĐẢNG KHÔNG HỀ ĐỘI TRỜI CHUNG.

Dân : Tại sao mày bắn chết cụ Kình ?
Đảng: Vì hắn không cho tao lấy đất.
Dân : Tại sao mày không đóng cửa biên giới?
Đảng: Hỏi ngu thế ? Đóng cửa biên giới có mà chết với Thiên Triều à ?
Dân: Tại sao mày bán nước cho Tàu?
Đảng : Không bán đất, bán nước lấy tiền đâu nuôi đảng?
Dân : Tại sao mày hay nói láo?
Đảng : Đồ dở hơi. Nói thật làm sao bảo vệ được đảng ?
Dân: Tại sao mày không lo cho dân?
Đảng : Mắc mớ gì lo cho chúng? Đất nước này ai làm chủ ? Dân hay đảng?
Dân : Vậy sao mày hay nói dân chủ?
Đảng : Đó là tụi tao lừa tụi mày thôi. Tội nghiệp đã 75 năm rồi mà vẫn còn ngây thơ.
Dân: ????....

LỜI KÊU GỌI TOÀN QUỐC CHỐNG DỊCH CỨU NƯỚC.

Đồng bào cả nước thân mến.
Dịch đã tràn từ nước mẹ Trung Hoa sang ta. Chúng ta càng nhân nhượng, dịch càng lấn tới, bởi chúng thực tâm muốn cướp chính quyền của đảng ta , khiến nhân dân ta không còn nô lệ (cho đảng).
Đà nẵng, Nha trang, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Sài Gòn và nhiều thành phố khác đang nhăm nhe bị dịch xâm nhập.Dịch có thể kéo dài 5 tuần, 5 tháng, 5 năm hoặc lâu hơn nữa... Dịch có thể biến đất nước ta thành một trại tập trung hay lò thiêu xác khổng lồ. Song chúng ta quyết không sợ.
Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn có thể bị dịch tàn phá, dịch có thể kéo dài lâu hơn. Nhưng không có gì quý hơn sự tồn tại của đảng ta. Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ không để mất đảng. Dù có đốt cháy cả dãy Trường Sơn, bán cả biển Đông cũng nhất quyết dập cho được dịch.Chúng ta phải quyết tử cho đảng quyết sinh.
Đến ngày chiến thắng dịch bệnh chúng ta sẽ xây dựng lại hội trường, tượng đài, biệt phủ đàng hoàng hơn, to đẹp hơn.
Chào thân ái và quyết thắng.

TRANH CỬ TỔNG THỐNG MỸ NĂM 2020 KHAI MÀN.

Trong lúc đảng Dân chủ bắt đầu bận rộn trong bầu cử sơ bộ thì tổng thống đương nhiệm có thời gian nhiều hơn để bắt đầu ngay với việc thuyết phục cử tri tiếp tục bỏ phiếu cho mình ở nhiệm kỳ 2. Một số ứng viên tổng thống của đảng Cộng Hòa không đồng ý với quan điểm của Trump sẽ chuyển sang đảng khác để tranh cử và có thể chia bớt phiếu của tổng thống đương nhiệm .
Vấn đề ở đây là quyền tự do ngôn luận của ứng cử viên tranh cử. Rất nhiều người Việt chúng ta nghe phát biểu của Trump trong tranh cử ở Ohio sẽ thấy phản cảm khi ông liên tục bôi nhọ các ứng viên Dân chủ khác và dùng nhiều thủ thuật kích động đám đông. Tuy nhiên đó là đặc trưng của tranh cử Mỹ.
Các ứng viên sẽ dùng quyền mà tu chính án số 1 cho phép để công kích lẫn nhau nhưng không có nghĩa họ là kẻ thù của nhau ngoài đời. Sau khi có kết quả họ sẽ gởi lời chúc mừng lẫn nhau một cách rất fair play. Đó là đối lập thật sư trước công chúng nhưng không dùng thủ đoạn tiêu diệt, thanh trừng lẫn nhau trên thực tế.
Trump vẫn dùng lá bài tranh cử cũ: Khai thác sợ hãi, nghi kỵ, ghét bỏ và chia rẽ dựa vào màu da, chủng tộc và tôn giáo của “base” da trắng nhỏ bé và báo chí cánh tả thường tố ông đã vượt quá quyền tự do ngôn luận. Bà Nancy Pelosi chế giễu khẩu hiệu của ông là " Làm cho nước Mỹ trắng trở lại".Tuy nhiên để kết tội ông về tính phỉ báng gây thiệt hại cho một đối tượng cụ thể thì rất khó.
Có thể nói Trump dùng những chiêu gì thì đối thủ chính trị của ông cũng có thể dùng lại để đối phó theo cách "gậy ông đập lưng ông". Và để giành được quyền lực cả hai đảng , các ứng cử viên phải vắt óc suy nghĩ, tốn rất nhiều tièn bạc và sức lực chứ không phải như trong các chế độ độc tài.
Từ những cuộc tranh cử này có thể thấy lá phiếu của người dân có sức mạnh điều khiển nền chính trị Mỹ qua nguyên tắc đa số thắng thiểu số. Và sau đó các đòi hỏi của đa số sẽ được đáp ứng trong khi quyền lợi của thiểu số vẫn không bị bỏ qua bởi vai trò kiểm soát quyền lực của đảng đối lập vẫn còn dó.

HY VỌNG NGÀY MAI TRỜI SẼ SÁNG.

Một bài viết "Ngạo nghễ Việt Nam " của một thợ dạy khiến cư dân mạng dậy sóng cả hai phía. 53k like và số lượng chửi cũng tương đương.
Một bài viết của giáo sư Hoàng Xuân Phú về vụ Đồng Tâm cũng khiến dư luận quan tâm không kém. Coronavirus không thể xóa được cái chết oan khuất của cụ Kình.
Nhưng cái quan trọng nhất mà dân Việt cố tình lãng tránh đó là: sự cầm quyền độc nhất của đảng CSVN và làm sao để nó không còn độc nhất nữa.
Tại sao sau 20 năm có internet vẫn có những thợ dạy như Nguyễn Viết Sơn, vẫn trích thơ Tố Hữu một cách "sến sẩm" nhưng vẫn "rung động" trái tim của 53.000 người?
Vô thức hay có ý thức?
Thật ra khi chế độ độc đảng còn đem lại quyền lợi cho một bộ phận thiểu số thì vẫn còn một thiểu số không muốn thay đổi tận gốc thể chế.Bác sĩ thì được tự do mở phòng mạch, giáo viên dạy thêm tràn lan để sắm xe hơi, nhà lầu; công an kiếm thêm bằng làm luật, nhân viên ngoại giao bằng visa, nhân viên hành chính bằng bôi trơn, nhân viên nhà đất bằng sổ đỏ, giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất... Học sinh, sinh viên nhiễm tuyên truyền của giáo dục và 800 tờ báo cùng đội ngũ DLV...
Vậy nên thợ dạy vừa tung hô một bài tụng ca đã có 53 ngàn chú cừu hưởng ứng liền, không có gì là lạ. Ngay trong các chế độ dân chủ người dân còn mắc bẫy tụng ca huống hồ các chế độ độc tài.
Giáo sư Hoàng Xuân Phú là chuyên gia về nghiên cứu và phản biện hiến pháp. Tuy nhiên bài viết của ông nếu đặt trong môi trường dân chủ nền đệ nhị VNCH thì rất giá trị, bởi lúc đó có đa đảng, đối lập và giáo sư Hoàng Văn Bông đang mang tư tưởng pháp trị vào xã hội miền Nam Việt Nam.
Còn bây giờ giáo sư Phú có giở "đa đảng, đa nguyên" ra soi chiếu vào "hiếp pháp" CHXHCNVN cũng là vô ích. Bởi hiếp pháp ấy do đảng làm ra trên quan điểm giữ quyền lực cho đảng chứ không phải cho dân.
Nếu bây giờ đem các hành động vi phạm nhân quyền ra Liên Hiệp Quốc thì cũng là chuyện"điệp khúc" lâu nay đã làm. Thành viên như Trung Quốc và Nga thì im lặng, Mỹ và châu Âu cũng chỉ giáng vài ba lệnh trừng phạt kinh tế, đá ra khỏi vài ba hiệp định... xong chuyện cũng đâu vào đó. Mỹ kêu CSVN vi phạm nhân quyền, báo CSVN tố lại Mỹ lợi dụng can thiệp vào tình hình nội bộ Việt Nam. Rốt cuộc Mỹ cũng bó tay vì quyền truy tố tội vi phạm nhân quyền thuộc về ngành tư pháp độc lập của mỗi nước. Chính phủ của Trump chỉ có thể can thiệp mạnh tay khi những ai cầm hộ chiếu USA bị coi như con vật.
Nhân dân Việt Nam bị đảng CSVN biến thành gia súc là lỗi do họ đã đánh Mỹ. Bây giờ kêu Mỹ biến họ lại thành người cũng khó.
Vấn đề là họ phải phát triển trở lại hai tổ chức xã hội dân sự đã bị chính quyền đánh phá ác liệt. Đó là hai tôn giáo chính. Chỉ khi nào hai tổ chức này loại được nội gián từ chính quyền, nắm được quyền lãnh đạo độc lập để ra hiệu lệnh toàn dân bất tuân dân sự thì mới có thể làm đối trọng đáng kể với Ba Đình.
Thế nhưng người dân Việt Nam có vẻ buông xuôi khi các tổ chức công đoàn của công nhân, hội nông dân, phụ nữ, thanh thiếu niên, cựu chiến binh ... đều bị chính quyền nắm cả.
Họ không hiểu rằng ngay cả khi CSVN sụp đổ thì các tổ chức XHDS này vẫn phải tồn tại để can thiệp vào các chính quyền dân bầu như phong trào "áo vàng" của nước Pháp hiện tại.
Không có một chính quyền nào tuân thủ hiến pháp ,pháp luật nếu không có một cơ chế, đảng phái đối lập cũng như tôn giáo đủ mạnh làm áp lực bằng các cuộc biểu tình lớn khiến chính quyền run sợ bị lật đổ bằng kinh tế, đảo chính.
Đáng tiếc là dù cụ Phan Chu Trinh có nói gì thì nói dân Việt vẫn bỏ ngoài tai. Thời bình họ không hề có ý thức đứng vào các tổ chức XHDS để răn dạy chính quyền, không có ý thức tham gia quân đội để chống lại các nền độc tài , bảo vệ các chính quyền dân chủ non trẻ. Đến khi mất tự do, quyền tự quyết, quyền giữ vững chủ quyền, đóng mở cửa biên giới họ cũng chẳng hề hay biết. Họ chỉ theo đuổi các sự kiện thời sự để chửi bới chứ không hề suy nghĩ cội nguồn của tai họa, bất công xã hội đến từ đâu.
Và bây giờ để gây dựng lại từ đầu khi CS đã đánh phá toàn diện trong 75 năm qua quả thật là một việc khó khăn gian nan cho những con người thật tâm yêu nước. Tuy nhiên mọi cuộc cách mạng, mọi thay đổi trên thế gian này đều bắt đầu từ một số ít. Chỉ cần họ có lòng và kiên nhẫn nhất định ngày mai trời sẽ sáng.

KIỂM SOÁT VÀ CÂN BẰNG QUYỀN LỰC.

Nam Tước Acton có một câu nói nổi tiếng: “Quyền lực luôn tham nhũng; quyền lực tuyệt đối thì tham nhũng tuyệt đối.” Khi có quá nhiều quyền lực trong tay, ngay đến người tốt cũng cai trị độc đoán. Do hiểu rõ bản chất của vấn đề như vậy, chủ nghĩa hiến chế mới nảy sinh, và đó là một bước ngoặt so với cách nghĩ truyền thống về quyền lực ở châu Á cũng như phương Tây. Trong cách nghĩ truyền thống, người ta thường ca tụng các nhà lãnh đạo và trao cho họ quyền lực tuyệt đối để bảo vệ an ninh quốc gia. Các nhà lãnh đạo truyền thống thì muốn xem thần dân trong nước như con cái, để họ làm nhiệm vụ của bậc cha mẹ và ra quyền hành xử như cha với con. Vượt ra khỏi tư duy đó là điều tiên quyết để thiết lập một chính phủ hiến định và công bằng.
1. Khi một người hay một nhóm nhỏ độc quyền quyền lực, họ sẽ trấn áp người khác.
Sau một thời gian, sự tập trung quyền hành quá mức dẫn đến tha hóa về cả tinh thần và vật chất, do đó người tốt dù có muốn đi nữa cũng mất khả năng lèo lái quốc gia một cách sáng suốt. Không một cá nhân nào hoàn toàn trong sạch. Ai cũng ít nhiều có thiên kiến, sai lầm về tư tưởng và vị kỷ. Một người tốt không phải là người không có nhược điểm. Người tốt là người biết kiềm chế và vượt qua được những nhược điểm đó. Nhưng để làm được điều này, họ cần có sự hỗ trợ của người khác. Nhưng khi tập trung quá nhiều quyền lực trong tay, người cầm quyền gạt bỏ khả năng và cơ hội hỗ trợ của những người khác.
Vì lý do này, một nhà lãnh đạo tốt sẽ không muốn nắm giữ quá nhiều quyền lực. Cái anh ta cần là một hệ thống trong đó nhiều người khác có thể góp phần vào quá trình ra quyết định. Khi đó, thay vì đơn thuần điều hành đất nước bằng mệnh lệnh, anh ta sẽ cân nhắc những quan điểm khác nhau. May ra lúc ấy anh ta sẽ buộc phải nhận ra rằng chính mình cũng có những thiên kiến, những sai lầm về tư tưởng, và cũng vị kỷ. Một nhà lãnh đạo thật sự anh minh cần sự sáng suốt ấy, và sẽ biết ơn những tiếng nói phản biện, thay vì trấn áp họ.
Quyền lực tuyệt đối tha hóa tinh thần, vì khi một người có quyền lực trên hết thảy mọi người khác, những người khác sẽ chỉ nói những điều họ nghĩ rằng người cầm quyền muốn nghe. Họ giấu đi những điều gây phật lòng, và không bao giờ bày tỏ những quan điểm và ý kiến trái ngược. Kết quả là người cầm quyền chẳng bao giờ nghe được những điều cần biết để có thể lãnh đạo sáng suốt hơn. Tệ hại hơn, sự tha hóa tinh thần này có thể dẫn đến tha hóa tâm hồn. Nếu không ai dám đưa ra những thông tin hay ý kiến chói tai, hoặc phản đối người cầm quyền, người cầm quyền cứ tưởng mình không hề có thiên kiến, không hề mắc sai lầm và không hề vị kỷ. Từ đó anh ta cho rằng mọi ý kiến của anh ta đều đúng. Anh ta bắt đầu ngộ nhận rằng lợi ích cá nhân của anh ta chính là lợi ích của xã hội. Khi ấy, anh ta trở thành một kẻ độc tài.
Vì lý do này, một nhà lãnh đạo tốt sẽ không muốn nắm giữ quá nhiều quyền lực. Cái anh ta cần là một hệ thống trong đó nhiều người khác có thể góp phần vào quá trình ra quyết định. Khi đó, thay vì đơn thuần điều hành đất nước bằng mệnh lệnh, anh ta sẽ cân nhắc những quan điểm khác nhau. May ra lúc ấy anh ta sẽ buộc phải nhận ra rằng chính mình cũng có những thiên kiến, những sai lầm về tư tưởng, và cũng vị kỷ. Một nhà lãnh đạo thật sự anh minh cần sự sáng suốt ấy, và sẽ biết ơn những tiếng nói phản biện, thay vì trấn áp họ.

Dĩ nhiên, không phải nhà lãnh đạo nào cũng xuất thân là người tốt. Ngược lại, họ có thể ham muốn quyền lực chỉ để trấn áp người khác và thủ lợi cho bản thân, cho gia đình và cho những kẻ về hùa theo họ. Những người như vậy vốn đã tha hóa ngay từ trước khi họ có quyền lực. Một khi tập trung quyền lực trong tay, họ sẽ sử dụng ngay quyền lực đó để đàn áp kẻ khác.
Tóm lại, những chính quyền nắm quyền lực quá tập trung sẽ lạm quyền và tham nhũng. Cách duy nhất để giới hạn quyền lực của họ và tránh lạm dụng là tản quyền.
2. Vì lý do đó, hiến pháp cần phân bổ quyền hành cho nhiều thành phần khác nhau của chính quyền để có sự giám sát và cân bằng quyền lực.
Bởi quyền lực tập trung sẽ sinh lạm dụng, không có cách giải quyết nào khác ngoài việc phân chia quyền lực cho các thành phần khác nhau của chính quyền. Ý tưởng này được gọi là giám sát và cân bằng quyền lực: hiến pháp thiết lập nên sự cân bằng về quyền lực giữa các thành phần khác nhau của chính quyền để chúng có thể giám sát lẫn nhau. Giám sát và cân bằng quyền lực chính là cốt lõi của chủ nghĩa hiến chế. Vì không một cá nhân hay một nhóm nhỏ nào thâu tóm mọi quyền lực, sẽ không ai có quyền lực tuyệt đối để đàn áp kẻ khác. Khi các ngành trong chính quyền cần sự hợp tác của nhau thì họ phải lắng nghe nhau, phải thương thảo và phải cùng nhau làm việc. Khi nhiều người có khả năng tác động lên chính quyền và chính sách, chính quyền đó mới có thể trở nên công bằng và trung dung hơn, bởi vì khi đó chính quyền không chỉ còn phục vụ lợi ích của một nhóm nhỏ. Đồng thời, chính quyền cũng sẽ sáng suốt hơn, bởi các chính sách hay quyết định là kết quả của quá trình thảo luận trong đó nhiều cách nhìn khác nhau đã được cân nhắc.
Một số người, đặc biệt tại châu Á và châu Phi, lo ngại rằng giám sát và cân bằng quyền lực sẽ tạo nên bất ổn, tranh cãi, bế tắc, thậm chí nội chiến. Đúng là khi cơ chế giám sát và cân bằng quyền lực không được thiết kế hợp lý, hậu quả của nó có thể không như mong đợi. Nhưng nếu được thiết kế tốt, nó sẽ không dẫn đến bất ổn quá mức bình thường. Những đất nước ổn định và thịnh vượng đều có một cơ chế giám sát và cân bằng quyền lực nào đó. Lựa chọn duy nhất ngoài phân quyền là tập quyền. Mà tập quyền, như đã phân tích ở trên, luôn dẫn đến cai trị áp bức. Điều này rõ ràng tệ hại hơn nhiều so với những bất đồng bắt nguồn từ những tranh cãi chính trị thông thường.

Có nhiều mô hình giám sát và cân bằng quyền lực, do các yếu tố khác nhau được kết hợp một cách khác nhau. Nếu được thiết kế một cách cẩn trọng, giám sát và cân bằng quyền lực có thể giảm thiểu một cách có hiệu quả các bất ổn, cũng như tăng cường bảo vệ người dân chống lại chính quyền tha hóa và độc đoán.
3. Các hiến pháp phân quyền theo nhiều cách khác nhau
Có nhiều cách phân chia quyền lực giữa các nhân tố của chính quyền. Và các hiến pháp khác nhau thiết lập nên các chính quyền với kết cấu khác nhau. Có hiến pháp gọi người đứng đầu chính phủ là tổng thống, có nơi khác gọi là thủ tướng, lại có chỗ kết hợp ngành hành pháp và lập pháp với nhau trong một hội đồng mà người đứng đầu hội đồng không phải là tổng thống mà cũng chẳng phải thủ tướng. Vài hiến pháp công nhận chính quyền địa phương bán tự trị, nơi khác thì không. Có hiến pháp tổ chức hai viện lập pháp, có chỗ chỉ có một viện duy nhất. Như vậy, trong nhiều hệ thống hiến định khác nhau, kết cấu của chính quyền là khác nhau. Vì vậy, phân chia quyền lực giữa các thành phần chính quyền của các hệ thống hiến định khác nhau cũng sẽ khác biệt.
Thêm vào đó, cho dù các hiến pháp có quy định kết cấu chính quyền tương tự như nhau, chúng vẫn có thể phân chia quyền lực theo nhiều cách khác nhau cho các nhân tố đó. Thí dụ, tổng thống có thể có quyền phủ quyết những dự án luật do bên lập pháp đưa ra, hoặc có thể không có quyền đó. Thượng viện của ngành lập pháp có thể chỉ có quyền cố vấn cho hạ viện, nhưng viện này cũng có thể có quyền bác bỏ các dự luật của hạ viện. Chính quyền địa phương có thể có quyền lực rộng rãi trên các vấn đề liên quan đến cuộc sống của người dân trong khu vực đó. Nhưng họ cũng có thể chỉ có quyền lực hạn chế trong một số lĩnh vực mà thôi.
Trong bài viết ngắn ngủi này, thật khó để liệt kê hết tất cả hình thức phân quyền. Nhưng tựu trung lại, các mô hình chính là:

* Hầu hết các hiến pháp chia chính quyền trung ương thành ba phần – quyền lập pháp, quyền hành pháp và tòa án. Các quyền này được trao cho những người hay nhóm người khác nhau. Một số hiến pháp tách biệt hoàn toàn các quyền lực này, tức là các nhân tố trong chính quyền không hề có những mảng phận sự chồng lấn. Nhưng cũng có một số hiến pháp cho phép sự chia sẻ quyền lực nhất định, chẳng hạn tổng thống vừa có quyền hành pháp vừa có quyền phủ quyết dự luật (một phần của quyền lập pháp) trong một số trường hợp hạn chế. Phương thức phân quyền này được gọi là tam quyền phân lập.
* Một số hiến pháp phân chia quyền lực giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương hay vùng lãnh thổ. Do sự phân chia này được quy định bởi hiến pháp, chính quyền trung ương không thể can thiệp vào phạm vi quyền lực của chính quyền vùng lãnh thổ. Quan trọng hơn cả, chính quyền trung ương không thể giải tán chính quyền địa phương đó hoặc tước đoạt một số quyền đã được hiến pháp trao cho họ. Có trường hợp chính quyền vùng lãnh thổ có thể soạn hiến pháp cho riêng địa phương họ, với cả ba ngành lập pháp, hành pháp và tòa án như chính quyền trung ương. Phương thức phân chia quyền lực này được gọi là chính thể liên bang.
* Mọi bản hiến pháp chính danh phân chia quyền lực giữa chính quyền và công dân nhằm mục đích bảo vệ quyền cá nhân. Một số quyền cá nhân tự bản chất là quyền nhân thân, như quyền kết hôn. Nhưng một số quyền mang tính chính trị, như quyền biểu tình hoặc quyền thành lập hội đoàn chính trị. Bằng cách thực thi các quyền này, công dân có thể kiểm soát chính phủ. Phương thức phân quyền này được gọi là quyền cá nhân.
* Mọi hiến pháp dân chủ còn phân chia quyền lực giữa chính quyền công dân thông qua bầu cử. Trong một nước dân chủ, quyền lực thuộc về nhân dân. Chính quyền có bổn phận phục vụ người dân, chứ người dân không phải phục tùng chính phủ. Nhưng người dân không thể cáng đáng hết công việc hàng ngày của chính quyền vì còn phải lo cho cuộc sống riêng của họ. Vì vậy, hiến pháp cho chính quyền quyền thay mặt người dân để giải quyết công việc trong những lĩnh vực phù hợp, với tư cách là công bộc của nhân dân. Tuy vậy, nhân dân vẫn nắm quyền giám sát tối thượng. Nếu nhân dân không hài lòng với cách làm việc của các viên chức chính quyền, họ có thể bỏ phiếu bãi nhiệm các viên chức đó qua bầu cử.
4. Dù mọi quốc gia đều cần tản quyền, có nhiều hình thức phân quyền khác nhau, và các quốc gia khác nhau phải chọn những hệ thống khác nhau cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của quốc gia đó.
Như đã trình bày ở trên, có nhiều hình thức phân quyền. Một số hiến pháp áp dụng nhiều hình thức cùng một lúc, trong khi một số hiến pháp khác chỉ áp dụng một hình thức phân quyền mà thôi. Không có một hình thức phân quyền nào được xem là duy nhất phù hợp cho mọi quốc gia trong mọi thời kỳ. Đã có rất nhiều sách vở bàn đến các hình thức phân quyền trong bản hiến pháp. Đôi khi các phân tích đó mang nặng tính chuyên môn. Do đó, trong phạm vi bài viết ngắn này, khó có thể tóm gọn mọi khía cạnh của các tri thức đó.
Tuy vậy, bài viết này nhấn mạnh một điều quan trọng: các hình thức phân quyền khác nhau mang lại các hệ quả khác nhau. Bởi cân bằng và giám sát quyền lực là trọng tâm của thể chế hiến định, các nhà soạn thảo hiến pháp đã dành nhiều công sức nghiên cứu các hệ quả của mỗi hình thức phân quyền khi chúng được áp dụng riêng rẽ hay kết hợp lẫn nhau. Thế nhưng, không có một hệ thống hiến định nào hoàn hảo hay đạt mọi mục đích đặt ra. Các nhà soạn thảo hiến pháp luôn phải chọn lựa hoặc thỏa hiệp. Chẳng hạn, một số thể chế hiến định tạo điều kiện cho mọi khuynh hướng chính trị được đại diện trong chính quyền, nhưng lại có thể khiến chính trị bị chia rẽ và phân tán, vì sự tham gia của quá nhiều luồng ý kiến khác nhau sẽ khiến các bên khó đạt đồng thuận để ra quyết định. Một số thể chế hiến định khác có thể khiến vài khuynh hướng chính trị thiểu số không được đại diện trong chính quyền, nhưng bộ máy chính trị hoạt động suôn sẻ hơn. Một số hệ thống tập trung vào ý thức hệ chứ không phải quyền lợi “cục bộ” của từng địa phương. Một số hệ thống khác lại chú trọng đến các mối quan tâm cụ thể của các địa phương chứ không đặt nặng ý thức hệ, v.v... Mỗi thể chế hiến định này đều có những ưu và khuyết đỉểm.
Như vậy, mỗi quốc gia sẽ thấy có một số hệ thống thích hợp với họ hơn là những hệ thống khác. Tùy từng quốc gia cụ thể, những mục tiêu nhất thiết cần phải có, và những nhược điểm cần đặc biệt lưu tâm mà tránh, sẽ không giống nhau. Ví dụ, văn hóa của một số quốc gia có khuynh hướng tập trung quyền lực vào tay một người mà thôi, như người đứng đầu hành pháp, và rồi người này tìm cách thâu tóm những quyền lực khác cho riêng anh ta. Một số quốc gia khác xem việc hạn chế quyền hành pháp là quan trọng, nên trao nhiều quyền lực hơn cho ngành lập pháp và tòa án. Cách này có thể có nhược điểm là sự thiếu vắng một ngành hành pháp mạnh có thể ứng phó mau lẹ trước những thay đổi nhanh chóng của thế giới. Nhưng nếu phải cân bằng giữa các ưu và khuyết điểm của từng hệ thống cho một quốc gia cụ thể, hệ thống cho phép ngăn chặn chính quyền độc đoán có ưu điểm hơn hẳn so với một hệ thống chủ trương cho ngành hành pháp quyền được tự do làm theo ý họ. Nghệ thuật soạn thảo một bản hiến pháp cần lưu tâm đến các đặc điểm và nhu cầu cụ thể của từng quốc gia là vì thế.
David William.

TRÔNG CHỜ EVFTA LÀ ĐIỀU VIỄN VÔNG.

"Tin Nghị viện Âu châu phê chuẩn EVFTA và EVIPA thực sự là điểm sáng mang đến niềm hy vọng cho đất nước"?
Các nhà ĐT DC Việt lập tức cho rằng chế độ CS Việt Nam sẽ nào là "thoát Trung", nào là cho phép thành lập các công đoàn độc lập,nào là cơ sở pháp lý để chính quyền CSVN tôn trọng quyền con người, nào là EVFTA sẽ buộc chính quyền cải cách pháp lý theo hướng hiện đại hóa... Vân vân và vân vân.
Nói ra các nhà đấu tranh dân chủ sẽ giận sẽ hờn và đưa mình lên máy chém chứ thật ra sau hơn 20 năm có internet mà vẫn ngây thơ quá thể.
Làm sao mà bằng vào các hiệp định thì chính quyền CSVN lại chấp nhận cho thành lập các công đoàn độc lập và cải cách hệ thống tư pháp được?
Thành lập các công đoàn đối lập để tổ chức đình công, suy yếu nền kinh tế và gia tăng lạm phát từ đó sụp đổ chế độ một đảng?
Làm sao chính quyền có thể cải cách được hệ thống tư pháp khi chỉ có một đảng cầm quyền?Hệ thống tư pháp chỉ độc lập khi có tam quyền phân lập. Muốn tam quyền phân lập thì phải đa đảng và thừa nhận đối lập trong hiến pháp. Do vậy không thể vì gia nhập hiệp định này mà CSVN có thể từ bỏ quyền lãnh đạo một đảng của chúng.
Chỉ có một đảng mới có thể tùy tiện bán nước, tham nhũng lấy tiền dân đổ sang Mỹ mua đất, biệt thự, đầu tư để hạ cánh an toàn.
Do vậy trông chờ EVFTA là điều viễn vông. Nó vẫn đàn áp nhân quyền, vẫn cho thành lập các công đoàn nhưng cài người vào lũng đoạn như đối với tôn giáo thì làm gì được nó ? Công đoàn độc lập chỉ là cái vỏ để lừa nghị viện châu Âu mà thôi. Và nghị viện này dù biết chúng lừa nhưng cũng sẽ ngậm bồ hòn làm ngọt vì sẽ tìm không ra bằng chứng. Không có một tòa án trọng tài nào có thể xử được. Và có phán quyết cũng không thể chế tài.
Hiệp định thương mại với châu Âu cũng như hiệp định TPP chỉ là trò lừa đảo của Trung Quốc lợi dụng Việt Nam để tuồn hàng "Made in China" sang châu Âu để được giảm thuế.
Muốn thành lập công đoàn độc lập thì phải bí mật như phong trào "vô sản hóa" của chính đảng CS những năm 1930. Muốn cải cách tư pháp thì phải đợi đến khi dân bất tuân dân sự lập ra một thể chế đa đảng thành công thì mới thành hiện thực.
Còn bây giờ hiệp định EVFTA chỉ là làm cho thành phần đấu tranh dân chủ hoang tưởng trông chờ CS giữ lời hứa để khỏi đấu tranh. Có hai câu nói nằm lòng mà dân đấu tranh học hoài cũng không thuộc:
- Đừng nghe những gì cộng sản hứa mà hãy nhìn những gì cộng sản làm.
- Cộng sản không thể thay đổi mà chỉ có thể thay thế.
Không tin hả ? Cứ chờ đi.

HIỆP ĐỊNH VỚI CHÂU ÂU.

Trên thế giới người ta thường tuân theo nguyên tắc" con gà có trước ,quả trứng có sau". Nghĩa là phải có cơ chế đa đảng, tam quyền phân lập, tư pháp độc lập trước sau đó mới cho nước ngoài vào đầu tư, mở nhà máy... Nếu họ làm sai cứ việc kiện ra tòa án độc lập để bảo toàn tính mạng và sức khỏe của người dân.
Việt Nam lại làm ngược lại. Chính phủ CSVN muốn lợi nhuận để cứu chế độ bất chấp ô nhiễm môi trường không nói làm gì, bởi bản chất của chế độ độc tài cai trị là như thế.
Nhưng một điều lạ là giới đấu tranh đứng về phía nhân dân lại tỏ ra phấn khởi vì một cái hiệp định đến từ châu Âu. Họ cho rằng hiệp định có thể làm Việt Nam cải cách thể chế.
Họ không hiểu tại sao cánh tả của các nước dân chủ thường đưa việc làm ra khỏi nước của họ. Đó là vì vấn đề về môi trường. Ở các nước không có pháp trị như Việt Nam chi phí cho việc giải quyết chất thải công nghiệp rất ít tốn kém. Chỉ cần hối lộ, bôi trơn cho chính quyền các cấp. Sau đó để mặc cho dân lãnh đủ .
Bài học về Formosa và hàng loạt các nhà máy của các nước xả thải làm cá chết hàng loạt trên các con sông Việt Nam chưa đủ làm họ tỉnh giấc. Đó là chưa kể đến các núi rác công nghiệp của các nhà máy Trung Quốc chôn xuống lòng đất và phóng thẳng lên trời.
Hà Nội, Sài Gòn và các thành phố lớn Việt Nam đang ô nhiễm gấp 10 lần ngày trước và ngập lụt sau một trận mưa lớn, để rồi dân sống chung với hóa chất và rác thải.
Hiệp định này sẽ làm nông dân bị cướp đất nhiều hơn nữa. Trong khi thể chế không thể cải cách được vì vẫn còn chế độ độc đảng thì người dân bị đẩy ra đường và vào bệnh viện là điều chắc chắn.
Sau dịch Covid-19 sẽ là ung thư và nhiều chứng bệnh khác do ô nhiễm môi trường. Đó là tương lai khả thi với dân Việt Nam nếu không bất tuân dân sự để thay đổi thể chế chính trị.

CHÍNH QUYỀN CỘNG SẢN ĐANG ĐEM HỌC SINH RA LÀM CHUỘT BẠCH.

Đọc tin này trên báo Thanh niên có thể thấy đây là chỉ thị do Bộ Chính Trị quyết. Bộ Y tế cho vàng cũng không dám chỉ đạo cho Bộ giáo dục làm điều này. Và báo chí nếu không có chỉ đạo của Ban Tuyên giáo cũng không dám đưa tin như vậy.
Nguyên nhân vì sao BCT chỉ đạo cho học sinh đến trường?
Chẳng qua là lo cho đảng bị sụp đổ.
Tình hình hiện tại lạm phát đang gia tăng phi mã. Nhà máy đóng cửa, du lịch thất thu, thị trường chứng khoán lao dốc, tăng trưởng kinh tế không còn. Ngân hàng phải bơm dự trữ ngoại hối vào cứu nền kinh tế, đảng CS đang lo lạm phát và siêu lạm phát xảy ra có thể dẫn đến vỡ nợ, kéo theo đó là nội loạn.
Muốn đưa mọi hoạt động trở lại bình thường thì chỉ có thể bắt đầu từ ngành giáo dục. Với lý do là tuổi trẻ kháng thể cao hơn người già, BCT hy vọng virus nếu có nhiễm vào các cơ thể trẻ tuối cũng chưa thể đưa đến cái chết như lớp già trên 60 tuổi. Hơn nữa các em ít tiếp xúc với cộng đồng dân cư có nguy cơ nhiễm bệnh cao.
Bắt đầu từ các em học sinh để cứu vãn nền kinh tế khỏi lạm phát. Từ các em có thể yêu cầu nhân dân ở các độ tuổi khác noi gương để sinh hoạt trở lại bình thường. Tuy nhiên chế độ đang đi trên dây. Nếu Covid-19 lây lan trong trường học và ra ngoài cộng đồng dân cư thì chính quyền sẽ tính già mà hóa non. Lúc đó nguy cơ sụp đổ kinh tế còn đến nhanh hơn.
Chế độ đang đưa các em ra làm vật thí nghiệm nhưng cũng còn tùy các bậc phụ huynh có muốn con em làm chuột bạch hay không mà thôi.

KHI BÈ LŨ MAFIA NẮM CHÍNH QUYỀN.

Một chính quyền chính danh không bao giờ hành động một cách mờ ám và lén lút sau cho đó cho báo chí thêu dệt , bịa đặt thông tin.
Còn nhớ trong vụ án Trương Duy Nhất chính quyền CSVN đã cử người sang tận Thái Lan để bắt cóc một người bất đồng chính kiến. Sau đó mặc cho cư dân mạng, các tổ chức nhân quyền thế giới, phóng viên không biên giới , báo chí hải ngoại lên tiếng về sự mất tích bí ẩn này , CSVN vẫn im hơi lặng tiếng. Sau đó thông qua một người bạn của nhà báo này ,dư luận mới biết Nhất đang ngồi lọt thỏm trong trại giam của Bộ Công an. Tiếp đó là những màn bịa đặt gán tội tùy tiện trên báo chí không chính thức về màn mua bán căn nhà của báo Đại Đoàn Kết mà Nhất chỉ là trưởng ban đại diện,không có tí chút quyền hành gì về pháp lý để bị kết tội "cố ý làm trái" hay tham nhũng. Và cũng đã mấy cái lệnh tạm giam trôi qua, chính quyền vẫn hành xử như bọn mafia bắt cóc người, không hề đem ra xét xử. Theo nguyên tắc suy đoán vô tội thì khi quan tòa chưa gõ búa, nghi can bị xem như chưa có tội. Vậy thì phải để nghi can tại ngoại có bảo lãnh. Hoặc nếu như khi tòa tuyên nghi phạm vô tội thì chính quyền phải bồi thường thời gian tạm giam oan.
Thế nhưng CSVN là một bọn cướp nên bất chấp những nguyên tắc cơ bản đó. Chúng tha hồ giam giữ và sau đó tùy tiện kết án để khỏi bồi thường vì luật pháp trong tay chúng. Và cũng vì người dân Việt Nam không hề biết công lý là gì. Họ để cho chính quyền ngồi xổm trên pháp luật miễn là chúng không đụng đến mình.
Sau vụ Trương Duy Nhất là đến vụ cụ Kình. 3.000 cảnh sát cơ động thực chất là một nhóm cướp có vũ trang. Chúng lén lút cắt điện, nước, internet để tấn công một nhà dân, giết chết một cụ già và bắt đi hàng loạt công dân để tra tấn, đánh đập bất chấp hiến pháp, luật pháp.Sau đó chúng dùng báo chí để "cả vú lấp miệng em".
Từ đây có thể thấy trong thời bình chúng còn hành động như vậy thì các vụ thảm sát trong thời chiến mức độ tàn bạo còn đáng ghê sợ đến đâu. Và cũng vẫn là điệp khúc cho báo chí nói láo một cách trâng tráo để đánh lừa và trấn áp dư luận.
Hiện tại vụ án bắn chết một sĩ quan công an dùng súng giết chết 5 người sau gần nửa tháng truy lùng vẫn cho thấy những gian dối của những tên tội phạm nắm chính quyền. Báo chí đã từng thông tin bắt được Tuấn Khỉ trước đó nhưng thật ra chỉ là tin vịt. Vậy thì lần này có bằng chứng tội phạm truy nã bị bắn chết là thật khi không có một tấm hình nào của nghi phạm để chứng minh.
Như vậy một điều rút ra các vụ án lớn do lực lượng "điều tra và phá án giỏi nhất thế giới" này làm ra là do công bịa đặt của báo chí. Báo chí kết tội nghi phạm, quan tòa xử theo lệnh BCT và nghi phạm sẽ bị tra tấn đến chết để nhận tội.
Khi không bắt được nghi phạm thì để giữ thể diện cho ngành công an không gì tốt hơn là cho báo chí tuyên bố đã bắn chết nhưng không thấy xác. Và biết đâu để hợp pháp hóa cho việc nghi phạm đã ung dung sống một nơi nào đó ở Campuchia hay "ve sầu thoát xác" trong một cái tên khác.
Nói chung thì khi dân không đứng dậy giành quyền làm chủ, tạo ra một nền tư pháp công minh thì chính quyền có thể hành xử như tội phạm. Đừng kêu gọi đạo đức hay ý thức nơi chúng vì đó là điều ngây thơ.

MỘT DÂN TỘC THẤT BẠI.

Học giả Li Ming đã rất đúng khi nhận định " Người Trung Quốc là một dân tộc ngu ngốc".
- Một dân tộc chuyên để cho các nền quân chủ cai trị, đánh nhau tranh giành quyền lực xem mạng người dân như cỏ rác trong suốt tiến trình phát triển 5.000 năm.
- Một dân tộc chuyên lấy chiến tranh"mạnh được yếu thua" làm nền tảng triết lý căn bản cho việc nắm giữ quyền lực.
- Một dân tộc đất rộng, dân đông nhưng không hề đóng góp gì cho nền triết học dân chủ thế giới và chẳng có một phát minh gì về khoa học kỷ thuật ứng dụng vào đời sống.
- Một dân tộc chết hết 60 triệu người vì một nền chuyên chế trong hai biến cố "cách mạng văn hóa" và "đại nhảy vọt" nhưng vẫn mặc nhiên để cho nền chuyên chế ấy tồn tại.
- Một dân tộc chuyên gian lận, ăn cướp, ăn cắp của thế giới đem về của mình và lấy đó làm niềm tự hào.
- Một dân tộc chết đến mấy chục ngàn người như súc vật vì lỗi của chính quyền nhưng vẫn chẳng hề động não tìm cách đoàn kết nhau lại để phế truất chính quyền.
Nói chung là dân tộc này vẫn có những kẻ không ngu, họ đã tìm cách tách ra và xây dựng các nền dân chủ như Hồng Kông, Đài Loan, Singapore... và các nhà đấu tranh dân chủ như Lưu Hiểu Ba, Ngụy Kinh Sinh ,tầng lớp sinh viên trong biến cố Thiên An Môn. Tuy nhiên đó chỉ là số ít trong 1,4 tỷ người.
Khi một dân tộc không biết bằng cách nào đã để một nền chuyên chế cai trị mình, biến mình thành súc vật, tạo ra bất công để bóc lột, đàn áp ,nói láo, bỏ tù, giết hại mình nhưng dân tộc đó không tìm được cách để tạo ra các thiết chế điều khiển và kiểm soát chính quyền thì dù có ngụy biện cách nào họ vẫn là một dân tộc thất bại.
Dân Trung Quốc thất bại kéo theo dân tộc Việt Nam thất bại vì vị trí địa chính trị sát nách Trung Quốc. Nếu Việt Nam nằm xa Trung Quốc hẳn nền dân chủ của VNCH bây giờ đã phát triển hùng mạnh.Sự u mê của dân Trung Quốc đã lan tỏa ra nền văn hóa sông Hồng với Nho giáo và đã tràn vào chế ngự nền văn minh sông Cửu Long khiến dân Việt đang nảy sinh sự phân biệt vùng miền hôm nay.

NGUYÊN NHÂN VÌ ĐÂU ?

- Hỏi : Tại sao chính quyền TQ và VN bưng bít thông tin dịch bệnh ?
Trả lời : Vì để giữ cho nền kinh tế khỏi bị sụp đổ do đình công, du lịch...
- Hỏi : Tại sao chính quyền VN muốn cho học sinh đi học lại sớm?
Trả lời : Vì để công nhân, nông dân và các thành phần lao động khác sớm trở lại làm việc nhằm ổn định kinh tế, chống lạm phát. Khi trường học mở cửa thì cha mẹ cũng phải đi làm.
- Hỏi : Tại sao các nước dân chủ không làm như các nước độc tài ?
Trả lời: Vì chính quyền ở các nước dân chủ là của dân, do dân bầu theo nhiệm kỳ chứ không của riêng đảng phái nào. Bởi thế họ không cần bưng bít thông tin để giữ quyền lực của chính quyền.
- Hỏi : Suy cho cùng dịch bệnh có phải do các chính quyền độc tài tạo ra không?
Trả lời : Đúng. Nhưng sâu xa hơn là do dân không dám dùng dân trí và dân khí để thay đổi thể chế từ độc tài sang dân chủ.
- Hỏi : Lỗi cuối cùng thuộc về người dân.
Trả lời : Chính xác.

VIRUS NÀO LỢI HẠI HƠN ?

Nhân sự kiện nhân viên y tế Việt Nam đi về Vĩnh Phúc chi viện, có bạn bảo rằng nếu ngăn chặn từ đầu thì bây giờ đâu cần phải như vậy. Từ đầu đây là phải đóng cửa biên giới không cho dân Trung Quốc tràn qua.
Nhưng thật ra đó cũng không phải từ đầu, bởi dân Việt hiện tại đang mất quyền đóng cửa biên giới. Quyền ấy nằm trong tay đảng CSVN. Tất nhiên đảng đã ký 15 văn kiện hợp tác với TQ mà bạn bảo nó đóng cửa thì chả thông cảm gì cho đảng cả.
Từ đầu là khi nào ?
Là khi 34 con virus trong đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân họp ở Tân Trào và quyết định lấy tuyên truyền làm vũ khí để phát tán virus "chủ nghĩa cộng sản" và chuyên chính vô sản ra toàn cõi Việt Nam.
Lãnh tụ của 34 con virus này đã viết 4 bức thư cùng một điện tín để cầu cứu tổng thống Mỹ Truman . Nhưng đoán biết ý đồ của bầy virus này nên tổng thống Mỹ không đáp ứng. Chẳng những thế ông còn đề ra học thuyết Truman để chuyển nước Mỹ từ chủ nghĩa biệt lập của học thuyết Monroe sang thế ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản khởi đi từ Liên Xô lan khắp thế giới và đến Việt Nam.
Hai đảng Việt Quốc và Việt Cách cũng đã đăng đàn trên đường phố trước cuộc bầu cử năm 1946 để khuyến cáo người dân về bệnh dịch do 34 con virus này phát tán.
Thế nhưng bệnh dịch khởi đi từ Tân Trào vẫn ngày càng lan rộng, khiến dân Việt chết hết 3 triệu người. Sau đó nước Mỹ nhảy vào chặn dịch cũng chết hết 58.000 người và tốn hết 200 tỷ Mỹ Kim. VNCH thì tốn hết 250.000 nhân mạng nhưng dịch vẫn tác quái.
Vậy thì dịch do con Covid-19 này gây ra cũng chả ăn thua gì . Bất quá cũng chỉ chết vài ngàn người. Nếu không chết cũng sẽ bị 34 con virus kia làm cho chết vì đầu độc, bán nước, cướp đất, bất công ....
Không chừng virus này còn có thể làm cho virus kia vỡ nợ và chạy trốn ra nước ngoài cũng nên. Chỉ cần người dân biết phối hợp nhịp nhàng với nó để tạo ra bất tuân dân sự. Nó có tác dụng bằng hàng trăm tổ chức xã hội dân sự, đoàn thể mà các lực lượng đấu tranh dân chủ cần phải thành lập để vận động thức tỉnh nhân dân. ĐT DC nói dân không nghe nhưng Covid-19 mà lên tiếng là dân nghe hết. Covid-19 bảo đình công là đình công, bảo ở nhà là đố có đứa nào dám ngụy biện, cãi chày, cãi cối.
Không mượn tay nó để diệt cái con bệnh nguy hiểm kia lúc này thì còn chờ lúc nào nữa. Bạn không diệt bây giờ thì đời con đời cháu bạn cũng phải làm điều đó. Khi mà đến bước đường cùng nội chiến như Syria thì cái giá phải trả sẽ đắt gắp nghìn lần. Bị Trung Quốc đô hộ và đối xử như dân Duy Ngô Nhĩ, Tây Tạng, học viên Pháp Luân Công hay như dân Vũ Hán ngày nay thì cái giá phải trả lên đến hàng vạn lần.
Virus nào nguy hiểm hơn và nên chặn từ đầu ?

CÁI GIÁ CỦA NHỮNG DÂN TỘC ĐÁNH MẤT QUYỀN TỰ QUYẾT VÀO TAY CHÍNH QUYỀN.

Khi một dân tộc không nắm được quyền điều khiển chính quyền bằng lá phiếu thì số mệnh dân tộc ấy hoàn toàn do chính quyền quyết định. Chính quyền cho sống thì sống, chính quyền bảo chết thì chết. Đố đứa nào dám cãi.
Lấy ví dụ đơn giản, dễ hiểu.
- Thứ nhất: sau năm 1945, 25 ngàn dân Việt có thể đã không chết vì đánh nhau với người Pháp. Bởi Pháp lúc này đã trao trả độc lập cho hầu hết các dân tộc thuộc địa và trao trả luôn cho Quốc gia Việt Nam và Nam kỳ tự trị quyền tự quyết. Tại sao Việt Minh đánh nhau với Pháp ? Là để giành lấy quyền cai trị độc tôn. Nếu HCM chịu chia sẻ quyền lực với các đảng phái quốc gia khác trong một cơ chế đa đảng ,dân chủ thì sẽ không có 25 ngàn người hy sinh vô ích.
- Thứ hai: sau năm 1954 có một triệu mốt lính miền Bắc phải chết vô nghĩa vì CSVN muốn đánh chiếm miền Nam để tạo ra một vùng đệm địa chính trị cho Trung Quốc, khiến người Mỹ không thể kéo hạm đội 7 hay các căn cứ quân sự đến sát nách Trung Quốc. Do vậy 1 triệu 1 thanh niên miền Bắc ấy là do đảng bảo chết là phải chết vì nước mẹ Trung Hoa.
- Thứ ba: Hai cuộc chiến tranh biên giới phía Nam và Bắc năm 1978 và 1979 cũng là kết quả nảy sinh trong nội bộ các đảng CS với nhau. CSVN và Pôn Pôt là đồng chí của nhau trong đánh Mỹ, sau đó quay sang phản bội nhau. CSVN và CSTQ cũng là cùng một phe trước đó nhưng quay sang đánh nhau rồi lại làm hòa nhau ngay sau đó. Chúng xem tính mạng của hàng vạn dân chết trong 2 cuộc chiến như trò đùa trẻ con. Đó cũng bởi người dân trao quyền quyết định sinh mạng mình cho đảng. Đảng thích đánh thì đánh, thích hòa thì hòa ,không cần bất cứ hiệp định nào như các nước dân chủ để bảo toàn tính mạng người dân.
Ngày hôm nay cũng thế mà thôi. Đảng thích thì cho dân Trung Quốc mang dịch bệnh tràn qua giết hàng vạn dân Việt sau đó nhận trách nhiệm trước nhân dân bằng chiếc khăn mù soa chấm nước mắt chứ không bằng luật pháp.

SỰ THẬT PHẢI ĐƯỢC NHÌN NHẬN NHƯ NÓ VỐN CÓ.

Tôi hay nói với các bạn rằng khi các bạn chưa nắm được quyền làm chủ đất nước thì các bạn chỉ là nạn nhân của chế độ và nhận định của các bạn hoàn toàn bị ảnh hưởng bởi truyền thông của đảng đang cầm quyền.
Vì vậy khi thủ tướng Lý Hiển Long của Singapore chỉ cho bạn sự thật thì đa số đều shock và chửi mắng ông ta hết lời. Nhưng quy chuẩn của Liên Hiệp Quốc khác hẳn với những suy nghĩ của các bạn. Theo họ và giới quan sát quốc tế thì Việt Nam mới chính là kẻ xâm lược vì các lý do sau :
- Can thiệp vào chuyện nội bộ của một nước khác, đóng quân ở đó 10 năm.
- Vơ vét tài nguyên, của cải của nước đó đem về nước mình.
- Thành lập một chính phủ bù nhìn, chịu sự điều khiển sai khiến của chính mình.
Và Trung Quốc đánh Việt Nam năm 1979 là để giải quyết chuyện bất đồng nội bộ giữa 3 nước trước đây đã cùng hợp lực để đánh Mỹ.Cũng theo quy chuẩn của LHQ và giới quan sát quốc tế thì Trung Quốc đánh Việt Nam trong một phạm vi và thời gian hạn chế với lý do là để trừng phạt Việt Nam trong vấn đề Campuchia, làm nóng quân đội hơn mấy chục năm không đánh nhau. Và một lý do quan trọng nữa là vì Việt Nam theo Liên Xô muốn quỵt nợ trong khi giữa Liên Xô và Trung Quốc đã bất hòa vào năm 1969.
Có thể nói một cách khó nghe rằng Trung Quốc đánh đầu này của Việt Nam để gây áp lực, giải vây cho đầu kia của Campuchia. Và cũng theo chính dân Campuchia ngày nay thì Việt Nam mới là kẻ xâm lược.
Tất nhiên khi bị Trung Quốc đánh, báo chí CSVN sẽ không bao giờ ngu ngốc thừa nhân điều đó. Một mặt chúng ca ngợi là bộ đội tình nguyện Việt Nam làm nhiệm vụ quốc tế vô sản, giải cứu nhân dân Campuchia khỏi họa diệt chủng, đầu kia thì tuyên truyền "đánh quân bành trướng Bắc Kinh xâm lược"." Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới, gọi toàn dân ta vào cuộc chiến đấu mới"...
Liên Hiệp Quốc không thừa nhận chuyện anh làm quốc tế vô sản vì đó không phải nhiệm vụ của anh mà là nhiệm vụ của lực lượng gìn giữ hòa bình của tổ chức này. Anh chỉ có thể viện trợ vũ khí hoặc có đánh qua thì trong một thời gian hạn chế phải rút về ngay.
Nói cho công bằng thì ngày xưa Lý Thường Kiệt cũng có đánh qua Trung Quốc, sau đó rút về ngay chứ không chiếm giữ đất đai. Trung Quốc nó chẳng phải ngại gì Việt Nam mà không xâm lược năm 1979. Cái nó ngại là Liên Hiệp Quốc và thế giới cho nên nó lên kế hoạch ngay từ đầu là chỉ dạy cho Việt Nam một bài học.
Vì thế 25 ngàn dân quân phía Bắc chết là để trả nợ cho việc hàng chục sư đoàn CSVN tiến vào Campuchia và chở vàng, chở bạc, gỗ quý về Việt Nam. Đầu này làm, đầu kia gánh. Nhưng các anh hy sinh ở phía Bắc đời nào nhìn toàn cục chung như thế. Lý lẻ của các anh là nếu không có chúng tôi thì TQ đã chiếm Hà Nội và nước đã mất rồi. Thưa rằng nếu TQ không sợ LHQ thì với dân số 1,4 tỷ người nó thừa sức chiếm Hà Nội chứ không rút nhanh như thế.
Như vậy nói thế để làm gì ?
Để cho các thế hệ sau thấy rằng phải giành lại dân chủ mới không bị làm con tốt thí cho chính quyền cai trị. Các anh bộ đội đánh Campuchia và các anh dân quân phía Bắc đánh Trung Quốc đều là con tốt thí của Bộ Chính Trị đảng CSVN cả. Sự thật thì Trung Quốc đánh kẻ đi xâm lược. Nhưng các bạn sẽ không bao giờ thừa nhận điều này, sẽ chửi người nói ra sự thật đó. Vì bạn chỉ là đang như thầy bói xem voi, chỉ thấy phía Bắc mà không thấy phía Nam, cũng như không thấy cả một tiến trình lịch sử mối quan hệ Việt Nam Trung Quốc.
Ngay bây giờ đây Trung Quốc mới xâm lược Việt Nam mà không cần đưa quân sang nè.

AI LÀ KẺ XÂM LƯỢC DƯỚI MỸ TỪ "GIẢI PHÓNG"?

Sau 1954 theo định nghĩa của LHQ , cộng sản Việt Nam đã tiến hành xâm lược miền Nam.
Theo Điều 1 của Nghị quyết 3314 nhằm định nghĩa về Xâm lược của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc năm 1974, Xâm lược là việc sử dụng lực lượng vũ trang hoặc là bất kỳ hành động nào trái với Hiến chương Liên Hiệp Quốc của một quốc gia hay liên minh các quốc gia nhằm chống lại chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hay sự độc lập về chính trị của một quốc gia khác hoặc của 1 liên minh các quốc gia khác.
Tại sao gọi cuộc chiến tranh 1954-1975 là xâm lược mà không phải là nội chiến?
Nội chiến là hai chính quyền độc tài trong cùng một quốc gia gây chiến tranh với nhau. Xâm lược là hành động xâm chiếm chủ quyền của một quốc gia này đối với một quốc gia khác.
Sở dĩ nói CSVN xâm lược miền Nam vì " Quốc gia Việt Nam" là một chính phủ có chủ quyền được LHQ công nhận vào năm 1950, được thừa kế tính chính danh của các chính quyền quân chủ trước khi mất độc lập vào tay người Pháp (nhà Nguyễn). Quốc gia này cũng có quốc kỳ(cờ vàng ba sọc) và được chính phủ Pháp, kẻ đã xâm lược Việt Nam năm 1858 trao lại quyền độc lập mà họ đã cướp trước đó.
Như vậy "quốc gia Việt Nam" có lãnh thổ không phải chỉ miền Nam mà là toàn bộ cả ba miền.
Việt Minh cướp chính quyền tại Hà Nội và không hề được người Pháp trao lại quyền hành. Hồ Chí Minh cũng không phải con cháu gì của nhà Nguyễn để kế thừa tính chính danh của nền quân chủ trước đó. Hồ Chí Minh cũng không hề được do toàn dân bầu trong cuộc bầu cử 1946. Những kẻ bầu Hồ Chí Minh là 95% dân nghèo mù chữ được đảng CSVN hứa cho ruộng đất.
Do vậy chính phủ VNDCCH của Hồ Chí Minh không hề được LHQ thừa nhận mà chỉ có 15 nước trong khối cộng sản công nhận.
Sau hiệp định Giơ ne vơ quân đội của chính quyền không được công nhận này lại tiến đánh ,xâm chiếm lãnh thổ của một chính quyền đã được LHQ công nhận "Quốc gia Việt Nam" thì đó là xâm lược chứ không phải nội chiến. Vì lẻ VNDCCH thực chất là cánh tay nối dài của Liên Xô và Trung Quốc. Đảng cộng sản VN chỉ là một chi bộ của quốc tế cộng sản, một lực lượng chiếm đóng trái phép.
7/1/1979 : CSVN xâm lược Campuchia và chúng cũng dùng lại mỹ từ "giải phóng" như đã dùng với miền Nam VN.
17/2/1979 : Trung Quốc đánh CSVN vì CSVN xâm lược Campuchia khiến dân các tỉnh biên giới phía Bắc lãnh đủ hậu quả .
Tuy nhiên đến bây giờ dân Việt vẫn không hiểu CSVN mới là kẻ xâm lược.Đó là vì dân tộc này chỉ biết xét theo cảm tính chứ không theo lý trí. Họ chẳng biết gì về những quy chuẩn của LHQ.

CÁI GIÁ PHẢI TRẢ KHI MỘT DÂN TỘC NÔ LỆ CHO QUYỀN LỰC.

Bốn năm một lần, chính quyền Mỹ phải vận động quyên tiền hàng trăm triệu để xin nhân dân trao cho quyền lực.Và trong 4 năm đó để được người dân tín nhiệm chính quyền phải ra sức phục vụ người dân thật tốt.
Đặc quyền này là thứ xa xỉ với người dân Trung Quốc và Việt Nam.Chính vì thế số phận của họ bộc lộ rất rõ trong năm 2020 khi ánh hào quang của "Corona" tỏa sáng từ trung tâm Vũ Hán lan ra trên 30 tỉnh thành.
Không có quyền thông qua lá phiếu nên chính quyền xem tính mạng họ không khác gì đàn gia súc nuôi trong chuồng.
Hàng đoàn xe đến nhà gom xác. Những bà mẹ mất con dậm chân kêu khóc thảm thiết. Những video clip nhà xác cho thấy chính quyền thiêu cả những người đang còn sống khi tiếng kêu thất thanh vọng ra từ lò thiêu.
Những khu phố với những căn nhà bị lèn chặt cửa. Những xác chết bị vứt ra hiên. Những bệnh viện dã chiến không có nhân viên y tế chăm sóc và dân bị lùa vào để chờ chết. Những mệnh lệnh ban hành bất chấp hiến pháp và luật pháp thể hiện tính cường quyền, cưỡng chế của những nền quân chủ thời trung cổ lại tái xuất trong xã hội hiện đại.
Tất cả những điều đó nói lên điều gì?
Những kẻ hèn nhát không dám đứng dậy phá bỏ xiềng xích của các nền chuyên chế đều bị chính quyền xem như động vật.Họ bỏ đi tự do để mong có được sự an toàn nhưng chính quyền chuyên chế sẽ không cho họ cả tự do và sự an toàn.
Do vậy im lặng, nhẫn nhục chịu đựng không có nghĩa là không chết. Trái lại họ càng làm cho chính quyền hủy diệt họ một cách tàn bạo hơn.
Chửi rủa chính quyền không ích gì, chỉ khiến chúng cho rằng trong chế độ độc tài cũng có quyền tự do ngôn luận. Muốn khỏi có một ngày như dân Vũ Hán thì phải âm thầm qua mặt đội ngũ an ninh, mật vụ để kêu gọi nhau liên kết lại. Chỉ khi nào bạn có được đặc quyền như người dân nước Mỹ hiện nay thì bạn mới được chính quyền tôn trọng.
Trong cuộc đấu tranh này có thể bạn sẽ phải trả một giá khá đắt từ quyền lực của chính quyền như nhà tù, tra tấn. Nhưng dù sao vẫn hơn là một ngày nào đó bạn bị đưa vào lò thiêu trong khi vẫn còn sống.

NGƯỜI VIỆT DÙ SỐNG TRÊN ĐẤT MỸ NHƯNG CŨNG CHẲNG HIỂU LẮM VỀ DÂN CHỦ.

Khi mình viết về Pelosi và vai trò của chủ tịch hạ viện đối với tổng thống, nhiều người do không hiểu rõ nền chính trị "kiểm soát và cân bằng" quyền lực của nước Mỹ nên đã phản ứng rất cực đoan. Họ bảo mình "đấu tranh dân chủ" cái kiểu gì kỳ quặc. Tại sao lại bênh vực cho đám dân chủ thổ tả ?
Một số người Việt không hiểu là nhờ đảng đối lập mà họ mới không bị sự tha hóa của chính quyền, mới đảm bảo được các chính sách an sinh xã hội và quyền con người, mới được cảnh sát Mỹ tôn trọng.Rất nhiều người ra đi từ những nền chính trị đàn áp đối lập, mạo danh cộng hòa nên sang đến các nước tự do, dân chủ họ vẫn giữ nguyên tâm lý tôn sùng thần tượng, để cao chính quyền.
Sở dĩ nước Việt nát bét như hôm nay đó là vì cộng sản cũng như quốc gia đều muốn độc chiếm quyền lực, bất chấp hiến pháp, tam quyền phân lập, tư pháp độc lập. Và người dân chỉ có mỗi một việc là tung hô chính quyền nào đem lại đặc quyền cho mình hơn phần còn lại. Ngoài ra chẳng cần đi bỏ phiếu, chẳng cần biểu tình đấu tranh, thậm chí bất cứ việc gì cũng nghĩ "không có mình cũng không sao".Và dù sang đến xứ tự do họ vẫn không từ bỏ suy nghĩ đó.
- Dân Do Thái tại Mỹ vốn rất keo kiệt nhưng lại ủng hộ nhiều tiền nhất cho tranh cử tổng thống. Tỷ lệ đi bỏ phiếu của họ là 90% cao nhất nước Mỹ, trong khi tỷ lệ bầu cử của dân Việt là 30%.
- Tất cả các cộng đồng thiểu số của các sắc dân ở các nước nhập cư từ châu Âu, Nam Mỹ đều có ít nhất 1 hoặc 2 đại diện tranh cử vào các vị trì lập pháp tiểu bang, liên bang. Riêng người Việt thì rất ít khi quan tâm.
- Người Việt hải ngoại cũng chẳng quan tâm đến việc con cháu CS đang bành trướng sang Mỹ và có nguy cơ nhuộm đỏ cộng đồng.
Chính vì thế có thể nói câu "Dân nào chính quyền đó" rất đúng với người Việt. Họ chỉ có tư tưởng tôn thờ độc tài chứ chẳng hiểu gì về dân chủ.
Để minh họa cho ý này, mời các bạn đọc một bài viết của một bạn trên Dân Luận :
KHI DÂN (VIỆT) LÀM CHỦ ( NƯỚC MỸ).
Bạn thân,
Nếu bạn ngồi quán cà phê vùng Hoa Thịnh Đốn 2019, có thể bạn sẽ thấy một gã đàn ông đội mũ MAGA (Make America Great Again) đi nghênh ngang trong khu chợ VN, hoặc là một vị khác đeo hình Tổng Thống Trump (ép plastic) trước ngực ngồi uống cà phê, coi như thiên hạ thái bình. Một số khác cứ hễ thấy mở đài CNN là chửi "fake news" và hỏi "tại sao kết tội Trump?", "ông ta làm đúng", "phe Dân Chủ bất tài", "không thể kết tội Trump được"....
Vậy bạn hãy tưởng tượng nền dân chủ tại nước VN tương lai sẽ diễn ra như thế nào khi các ông, bà Việt kiều 40 năm ở Mỹ về VN xây dựng dân chủ trong một xã hội hơn 40 năm được CSVN xây dựng xã hội chủ nghĩa xuống bùn đen: không văn hóa, không giáo dục, không y tế, không môi sinh, không nhân phẩm....
Nhìn lại những nhân vật đại diện cho dân Việt đang thực hiện quyền dân chủ trên đất Mỹ, chúng ta phải ngạc nhiên là đa số lớn tuổi, từng sống dưới thời VNCH tức là ít nhất cũng có kiến thức hơn người Việt XHCN nhưng tại sao họ lại suy nghĩ và xét đoán như vậy?
Đa số lớn tuổi về hưu, lãnh tiền già, trợ cấp xã hội... đã từng đi làm ở Mỹ, tất phải biết đọc, biết viết. Có vị đã từng khoe mình đã đi bầu cử..v..v…
Nếu đã đi bầu thì tất phải theo dõi các cuộc tranh luận giữa các ứng cử viên qua báo chí, truyền hình.... Họ cũng phải biết những vấn đề mà người dân Mỹ quan tâm.
Vậy mối quan tâm của người Mỹ (gốc Việt) là gì?
Nếu những quan tâm đó khác ưu tiên hay đi ngược lại quyền lợi của đa số dân Mỹ (trắng, đen đều có đa số hơn chúng ta) thì giải quyết ra sao? Chúng ta là dy dân, tỵ nạn ... đến sau, họ chấp nhận chúng ta để hy vọng chúng ta đóng góp vào việc chung chứ không phải bắt chủ nhà (Mỹ) lo việc riêng (VN).
Trong thời gian 40 năm đi làm trên đất Mỹ chúng ta đã đóng thuế, bị kẹt xe, thiên tai, thất nghiệp, bệnh hoạn mà không có bảo hiểm đành ra tiệm thuốc (Pharmacy) mua thuốc "liều" (không toa bác sĩ) mà uống (hay xin bạn bè thuốc cũ). Và trong cuộc đời lao động trên đất Mỹ, ít nhất bạn cũng đã nếm mùi kỳ thị, chèn ép bởi các sắc dân khác cũng như liên hệ với cảnh sát hoặc luật pháp, luật sư qua kiện tụng, ly dy, đụng xe, cháy nhà, con cái làm bậy....

Vậy bạn đồng ý hay không đồng ý với những gì đang xảy ra. Bạn muốn thay đổi? Làm sao? Câu trả lời là qua bầu cử.
Nhưng thực tế cho thấy người Mỹ gốc Việt không tham dự bầu cử như dân Mỹ. Hãy hỏi có bao nhiều người Việt tại Mỹ tham dự các cuộc vận động cho các ứng cử viên? Bạn có đóng góp tiền cho quỹ yểm trợ ứng cử viên? Bạn có biết chương trình hoạt động của ứng cứ viên bạn chọn hay không?
KHÔNG.
Bởi vì bạn bận coi phim bộ Đại Hàn, chơi tennis, đi câu cá, đi sòng bài, coi football, đi cruise, đi VN (chơi gái hay ăn nhậu) hay du lịch Âu Châu... hay phải đưa đón con đi học, sửa nhà cho thuê….
Bạn có hiểu vì sao hai bên bờ đại dương (coast) bầu cho đảng Dân Chủ mà vùng Trung Tây (Middle West) và Nam (South) bầu cho đảng Cộng Hòa? Bạn có biết chủ trương của đảng Cộng Hòa là gì? Và đảng Dân Chủ là gì không?
Nếu bạn qua từ 1975 thì các bạn đã biết thời Carter, Reagan ... cho tới Clinton, Bush II, Obama đã làm gì cho nước Mỹ và Quốc Hội Mỹ đã hành xử ra sao?
Rồi tới lịch sử nước Mỹ và Hiến Pháp Mỹ ra sao, như thế nào... có lẽ bạn nhập tịch rồi quên hết lịch sử nước Mỹ để lo ăn nhậu cho khỏe.
Đó là dân chủ (theo ý bạn?).
Tại VN, cộng sản không cho bạn tự do, dân chủ. Bạn giận, bạn chống cộng, bạn bỏ nước ra đi.
Các nước dân chủ trên thế giới mở vòng tay đón nhận bạn định cư.
Bạn nhập tịch, bạn đi bầu (có khi không). Khi nước nhà (định cư) có khủng khoảng dân chủ, người dân bản xứ tranh đấu thì bạn lại hỏi: "tại sao đòi kết tội tổng thống, ông có làm gì sai đâu?". Rất may là bạn chỉ hỏi trong quán cà phê VN mà thôi (nên không bị uýnh bể mặt).
Bạn quên rằng bạn đang lãnh trợ cấp (wellfare), xài ACA (Affordable Care Act = Obamacare) là những chương trình đảng Dân Chủ ủng hộ (đảng Dân Chủ chủ trương công bằng xã hội = Social justice) trong khi đảng Cộng Hòa chủ trương (small Government: thu hẹp quyền chính phủ, mở rộng quyền thương mại tự chủ). Bạn quên rằng khi nhà độc tài xuất hiện như thế nào và dân chúng đã phải làm gì để bảo vệ nền dân chủ (dù phải đổ máu).
Và Hiến Pháp cho phép người dân kiểm soát chính phủ qua Quốc Hội.
Vậy khi Quốc Hội làm thủ tục truy tố Tổng Thống thì bạn lại hỏi: "ông ta làm gì nên tội"?
Rõ ràng khi đất nước giao quyền "dân" làm "chủ" cho bạn thì bạn lại quăng nó vào thùng rác và phủi tay trách nhiệm "dân chủ" của bạn.
Vậy mà vẫn còn có người Việt hải ngoại ngồi viết Hiến Pháp cho nền Cộng Hòa của VN tương lai.
Trần Công Lân.