Thứ Hai, 16 tháng 1, 2017

LỊCH SỬ LẠI TÁI DIỄN.MỘT CHÍNH QUYỀN BÙ NHÌN ĐANG SẮP SỬA THÁO CHẠY.

Hòa ước Giáp Thân 1884 và Hiệp ước Thành Đô 1990 đã khiến Việt Nam trên thực tế là mất nước nhưng vẫn được một chính quyền do người Việt cai quản.Đây mới thực sự là một "chính quyền bù nhìn", từ vẫn được CSVN dùng để gọi chính quyền VNCH trước kia. Nhưng kỳ thực Mỹ không hề can thiệp vào bầu cử của VNCH hay của nước Nhật. Thế nhưng chuyện Trung Quốc quyết định hầu hết các vị trí cốt yếu trong BCT ,chức Tổng Bí Thư cũng như Đại biểu quốc hội là dân Tàu nhập cư là điều khó chối cãi. Hai chữ "bù nhìn" dùng cho chính quyền hiện nay mới thích hợp nhất.
Sau khi ký Hoà ước Quý Mùi 1883, trong nội bộ triều đình Huế lục đục, các vị vua Hiệp Hòa, Kiến Phúc, Hàm Nghi kế tiếp nhau lên ngôi trong thời gian ngắn. Lúc này, ở Bắc Kỳ quân Pháp đang đánh nhau với quân nhà Thanh và đã đuổi được phần lớn quân Thanh về Trung Quốc, tuy nhiên tại một số tỉnh quân Thanh vẫn còn có mặt và đe doạ sự có mặt của người Pháp ở Bắc Kỳ. Chính phủ Pháp đã sai Fournier sang Thiên Tân ký với Lý Hồng Chương bản sơ bộ về Hoà ước Thiên Tân 1884, trong nội dung bản hoà ước sơ bộ giữa Pháp và nhà Thanh năm 1884, đã có điều khoản nhà Thanh công nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Việt Nam. Dựa vào bản sơ bộ này, mà sau này là bản chính thức Hòa ước Thiên Tân 1885, Chính phủ Pháp đã sai Patenôtre - Đại diện Cộng hoà Pháp đến Huế sửa lại Hòa ước Quý Mùi 1883 trước đó giữa Pháp và nhà Nguyễn.
Hòa ước Giáp Thân 1884 hay còn có tên là Hòa ước Patenôtre (Pa-tơ-nốt), là hòa ước cuối cùng nhà Nguyễn ký với thực dân Pháp vào ngày 6 tháng 6 năm 1884 tại kinh đô Huế gồm có 19 điều khoản. Đại diện các phía nhà Nguyễn là Phạm Thận Duật - Toàn quyền đại thần, Tôn Thất Phan - Phó Toàn quyền đại thần, Nguyễn Văn Tường - Phụ chính đại thần và phía Pháp là Jules Patenôtre - Sứ thần Cộng hoà Pháp.
Nước An Nam thừa nhận và chấp thuận nền bảo hộ của nước Pháp.
Nước Pháp sẽ đại diện cho nưóc An Nam trên mọi quan hệ ngoại giao.
Những người dân An Nam nằm ở nước ngoài đều đặt dưới quyền bảo hộ của nước Pháp.
Hội nghị Thành Đô là cuộc hội nghị thượng đỉnh Việt-Trung trong hai ngày 3-4 tháng 9, 1990, tại Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) giữa lãnh đạo cao cấp nhất hai Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam - Trung Quốc. Cuộc họp mặt này nhằm mục đích bình thường hóa quan hệ giữa hai nước và hai Đảng. Cho đến nay, nội dung và các Vidic thuận trong cuộc họp của đôi bên vẫn chưa được công bố, tuy nhiên trên trang thông tin chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cho đăng hình ảnh chụp trong hội nghị, trong những cột mốc ngoại giao quan trọng.
Hội nghị Thành Đô đã tác động sâu rộng đến việc Việt Nam soạn lại cả hiến pháp. Lời nói đầu của Hiến pháp năm 1980 đích danh lên án "bọn bá quyền Trung Quốc xâm lược" nhưng Hiến pháp năm 1992 đã loại bỏ những câu từ mang tính chống Bắc Kinh trong văn bản pháp lý của nhà nước.
Cuối năm 2014, 2 tờ báo Trung Quốc là Tân Hoa Xã và Thời báo Hoàn cầu, đã loan tin rằng ở cuộc gặp nhằm bình thường hóa quan hệ hai nước này, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã "sẵn sàng chấp nhận để Việt Nam làm một khu tự trị của Trung Quốc".
Một Báo cáo mật của Wikileak vừa rò rỉ đã cho biết, hiện nay đã có khoảng 65% lãnh đạo Nhà nước Việt Nam cũng như những người làm giàu bất chính đã chuẩn bị mọi điều kiện để có thể bỏ trốn ra nước ngoài để định cư bất cứ lúc nào.
Điều này trùng hợp với một báo cáo tuyệt mật của Viện Nghiên cứu Dư luận xã hội - Ban Tuyên giáo Trung ương cho biết, kết quả điều tra nội bộ đã cho thấy, có tới 65% quan chức lãnh đạo cấp tỉnh và tương đương ở Việt Nam đã chuẩn bị mọi điều kiện để chạy trốn bất cứ lúc nào.

CHỐI BỎ LÁ CỜ CHÍNH THỐNG CỦA QUỐC GIA CHÍNH LÀ CHỐI BỎ TỔ QUỐC MÌNH.

Mỗi con người trên trái đất này khi sinh ra đều có thể chọn cho mình một hoặc nhiều quốc tịch khác nhau nhưng không chọn được tổ quốc. Tổ quốc (tiếng Anh gọi là Fatherland hay Original Country) là nơi cha mẹ mình sinh ra hay gọi là tổ tiên của mình. Tổ quốc nó định hình như căn cước của một con người bởi nó thể hiện trên đặc điểm cơ thể anh có tính di truyền. Chẳng hạn khi đến Mỹ nhập cư có hàng trăm hàng ngàn sắc dân khác nhau nhưng tất cả đều không thể chối bỏ được nguồn gốc của họ. Vì thế các sắc dân này đều thêm một cái đuôi "land" phía sau để chỉ tổ quốc của mình.Ví dụ Phi gốc Âu như Vaderland,người Na Uy là fedreland...Ông Obama là người Mỹ sinh ra ở Mỹ nhưng không thể chối bỏ được Original country của ông là gốc Phi, Trump cũng thừa nhận ông là gốc Đức.
Do vậy có nhiều người khi đến Mỹ thấy chế độ xã hội Mỹ ưu việt liền chối bỏ ngay tổ quốc của mình. Khi có người hỏi "Where are you from?" liền trả lời ngay: "I am from here". Đó là người vong bản.
Mỗi tổ quốc đều có một lá cờ làm biểu trưng. Quốc gia có thể bị xâm lược, bị đô hộ hàng nghìn năm nhưng tổ quốc không mất và lá cờ biểu trưng cho tổ quốc đó cũng không mất. Nó cũng giống như con người chỉ có một cha ,một mẹ. Họ có làm sai đến đâu thì họ vẫn là cha mẹ mình.
Làm thế nào để xác định tính chính thống của một lá cờ khi đất nước đó thay đổi ,thật giả lẫn lộn?
Một chính quyền phải có những điều kiện nào để được coi là có tinh chính thống? Có hai loại điều kiện : pháp lý và chính trị. Điều kiện pháp lý là phải hợp pháp tức là phù hợp với pháp luật. Nhưng không phải là bất cứ loại pháp luật nào mà phải là loại pháp luật xuất phát từ ý chí chung của tòan dân (volonté générale). Nếu không như thế thì chính quyền nào cũng đều có tính chính thống, kể cả chính quyền độc tài. Vì vậy lại còn phải thỏa mãn những điều kiện chính trị theo đó chính quyền ấy được toàn dân tự nguyện tuân lệnh, không phải dùng bạo lực khủng bố để ép buộc dân phải theo. Một chính quyền không hội đủ hai loại điều kiện đó thì không được kể như có tính chính thống.Và như vậy lá cờ mà chính quyền ấy tạo nên cũng không có tính chính thống.
Lấy ví dụ về lá cờ Đức :
Cộng hòa Weimar (tiếng Đức: Weimarer Republik) là tên sử gia gọi chính phủ của nước Đức trong khoảng thời gian từ 1918 sau cuộc Cách mạng tháng 11, sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, đến khi Adolf Hitler được phong làm thủ tướng vào ngày 30 tháng giêng 1933 và đảng Quốc xã lên nắm quyền. Đây là lần đầu tiên nước Đức có một thể chế dân chủ lập hiến, bắt đầu từ ngày 9 tháng 11 năm 1918. Danh từ "Cộng hòa Weimar" không phải là tên gọi chính thức của chính quyền thời đó, vì lúc bấy giờ dân Đức vẫn gọi quốc gia mình là "Đế chế Đức" .
Quốc kỳ Đức gồm ba dải ngang bằng hiển thị các màu quốc gia của Đức: đen, đỏ, vàng. Thiết kế này được thông qua làm quốc kỳ của nước Đức hiện đại vào năm 1919, thời Cộng hòa Weimar.
Cờ tam tài đen-đỏ-vàng xuất hiện lần đầu tiên vào đầu thế kỷ 19, và trở nên nổi bật trong các cuộc cách mạng năm 1848. Quốc hội Frankfurt đoản mệnh đề xuất cờ tam tài làm quốc kỳ cho một quốc gia Đức thống nhất và dân chủ. Khi Cộng hòa Weimar hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, cờ tam tài được chấp thuận làm quốc kỳ của chính thể này. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cờ tam tài được chỉ định làm quốc kỳ của cả Tây Đức và Đông Đức vào năm 1949. Quốc kỳ của hai quốc gia đồng nhất cho đến năm 1959, khi mà thiết kế quốc huy Đông Đức được đưa vào trong quốc kỳ Đông Đức. Từ khi Đức tái thống nhất vào năm 1990, cờ tam tài đen-đỏ-vàng trở thành quốc kỳ của nước Đức thống nhất.
Như vậy ta có thể thấy tại sao trải qua thời Đức quốc xã và cả thời cộng sản của Đông Đức thiết kế lá cờ tam tài của Đức vẫn không mất vì nó do một chính thể "quân chủ lập hiến" tạo nên. Nó được một quốc hội lập hiến thông qua.
Cũng tương tự như vậy lá cờ vàng ba sọc cũng do kế thừa từ tính chính thống của dân tộc sau đó cũng được một quốc hội lập hiến thông qua. Việc VNCH tiếp tục sử dụng lá cờ này cũng giống như việc Tây Đức tiếp tục sử dụng lá cờ tam tài khi nước Đức bị chia cách làm hai,trong khi đó Đông Đức đưa thêm quốc huy vào. Chính vì VNCH luôn tuân thủ tính chính thống của dân tộc nên nhiều người lầm tưởng lá cờ vàng ba sọc là của VNCH và từ đó lên tiếng bài xích.
Có thể hình dung như thế này nước Việt nam trải qua 4000 ngàn năm lịch sử đã có nhiều lần bị Bắc thuộc.Khoảng thời gian từ 1945 đến nay cũng là lần Bắc thuộc thứ tư vì chính quyền CSVN thực chất là cánh tay nối dài của Bắc Kinh. Nhưng chế độ CSVN đã dùng tuyên truyền khiến dân tin là mình đã được độc lập và chối luôn lá cờ vàng ba sọc của dân tộc. Thực chất cờ đỏ sao vàng mà họ luôn khoác lên mình khoe khắp thiên hạ là biểu hiện của một sự thiểu năng về trí tuệ. Đó là biểu trưng một phân bộ trong chi bộ của Cộng sản quốc tế mà Bắc Kinh quản lý . Sau này là một khu tự trị của Trung Quốc.
VNCH thất bại không phải vì "có súng đạn đầy đủ" mà vẫn để mất nước như lời cô Mai Khôi nói mà là vì họ là một con tốt thí trên bàn cờ chính trị quốc tế giữa hai khối tự do và cộng sản.Do vậy từ chối lá cờ vàng ba sọc cũng chẳng khác gì từ chối cái "fatherland hay original country" của mình.
Một con người có thể mất nước,lá cờ chính thống của họ vì do chính thể mới tuyên truyền mị dân nên bị che mất nhưng thực chất căn cước của họ vẫn còn đó. Cũng giống như một con người cuối cùng vẫn chỉ có một người cha đích thực mà thôi.
Thật tội nghiệp cho những kẻ do nhận thức lại đi chối bỏ ngay chính biểu trưng hai tiếng "tổ quốc" của mình.

DÂN HAI NHĂM TRIỆU AI NGƯỜI LỚN ?

Để ý thấy là mỗi khi cần cứu trợ,từ thiện hay bị đàn áp về nhân quyền thì "lực lượng đấu tranh dân chủ" trong nước ra sức kêu gọi "đám cờ vàng " ủng hộ, kề vai sát cánh với "cờ vàng" ghê lắm. Bởi cũng vì có "đám cờ vàng" vận động suốt 6 năm mới có đạo luật chế tài về nhân quyền được quốc hội Mỹ thông qua. Lúc đó các anh em dân chủ trong nước vỗ tay hoan nghênh nhiệt liệt không quản ngại màu cờ.
Thế nhưng khi có chuyện như Điếu Cày Nguyễn Văn Hải từ chối khoác áo cờ Vàng hay như chuyện ca sĩ Mai Khôi từ chối đứng dưới cờ vàng như hiện nay thì "lực lượng dân chủ" lại lao vào ủng hộ dữ dội.Sơ sơ đếm được trong STT có 3,5 K like của Mai Khôi có đến hàng trăm nhà dân chủ. Họ viện cớ không được bắt ép, 40 năm có làm được gì đâu, quyền "tự do ngôn luận"...
Nhưng lá cờ này có phải do ông Diệm ,ông Thiệu đẻ ra đâu mà bắt ép... Nếu lá cờ này là của riêng VNCH thì gọi là bắt ép còn có lý.Nếu không đứng chung màu cờ thì hãy ca bài của Sơn Tùng "Chúng ta không thuộc về nhau" đi và đạo luật chế tài nhân quyền xem như xếp xó.
Bởi mới nói nước Mỹ đã giúp ba nước Đức ,Hàn, Nhật...thành cường quốc nhưng lại bó tay với Việt Nam vì thói chia rẻ. Đức cũng phân chia nhưng không nội chiến,cuối cùng về chung một màu cờ, Hàn chỉ đánh nhau có ba năm,Nhật nghe lời cái rụp. Trong khi đó Việt giết nhau đến 21 năm, 41 năm sau vẫn chưa chịu tỉnh.Họ đành để cho cộng sản bẻ từng chiếc đũa.
Một nghịch lý là họ chỉ dám kêu gọi phải NVHN phải tôn trọng quyền tự do ngôn luận khi đừng áp đặt cờ vàng lên họ mà chẳng hề dám kêu gọi cộng sản tôn trọng quyền tự do ngôn luận đừng áp đặt cờ đỏ lên họ. Cả một đám hàng chục ngàn người đón tiếp Obama nhưng không có lấy một câu khẩu hiệu để báo cho cả thế giới biết biển miền Trung đang bị Trung Quốc dùng Formosa để đầu độc. Đó không là quyền tự do ngôn luận thì là gì ? Nhục.
Đến bao giờ dân Việt mới chịu tỉnh đây ?
Dân hai nhăm triệu ai người lớn ?
Nước bốn ngàn năm vẫn trẻ con.

AI ĐANG GIÀNH CHÍNH QUYỀN VỚI AI ?

Câu chuyện về lá cờ,nguồn gốc của nó thiết nghĩ không cần phải nhắc lại nữa. Nhưng có một câu trong STT của Mai Khôi mà dân mạng nhắc lại khiến ta phải suy nghĩ . Đó là " Tôi chỉ đấu tranh cho nhân quyền,ai giành chính quyền mặc ai tôi không tham gia vào việc đó". Mai Khôi nhận thức kém khi viết câu này không đáng bàn đến. Nhưng lạ một điều là rất nhiều người cũng phải nói là thuộc dạng có hiểu biết trên FB lại đồng tình với câu này. Họ trích dẫn lại và rất hả hê với kiến thức của mình.
Ở đây phải xác định là ai giành chính quyền với ai ?
VNCH giành chính quyền với CS à ?
Nghĩ như thế là sai lầm và đó là một luận điệu xuyên tạc vốn thường gặp của bọn DLV để gây chia rẻ. Và đây cũng là luận điểm quen thuộc của các nhà dân chủ cuội,cố tình đánh tráo khái niệm để biện minh cho chủ nghĩa cơ hội.
VNCH không hề cần giành chính quyền. Bởi hiến pháp VNCH 1967 đã quy định chính quyền là do dân bầu,có thời hạn và đó là cuộc cạnh tranh giữa các đảng phái chính trị khác nhau. Huống chi bây giờ các thế hệ của VNCH đang sống ung dung ở hải ngoại,những ai có tài đều tham gia vào chính quyền nơi họ đang sống. Họ cần gì phải về VN để gánh một cục nợ to tướng mà CSVN để lại,một đất nước hoang tàn,đổ nát? Những người nào về phải là người có tâm ghê lắm và rất cần trân trọng.
Thế thì ai cần.
Đó là toàn thể dân Việt Nam. Những người rất cần quyền tự quyết để quyết định đến mọi vấn đề kinh tế,chính trị ,xã hội ,để ngăn chặn bàn tay bán nước của CSVN và nguy cơ sát nhập vào Trung Quốc.
Mai Khôi có phải là công dân Việt Nam không? Và những người đồng tình với quan điểm này có phải là công dân Việt Nam không?
Nếu họ nghĩ rằng họ có thể buộc chính quyền này trao ra nhân quyền cho họ khi họ chưa giải thể được thể chế độc tài này là họ quá ngây thơ.
Bởi lẻ dân chủ và nhân quyền là hai yếu tố không thể tách rời.Đòi nhân quyền mà không có quyền tự quyết tức là dân chủ thì nhân quyền đó chỉ là lời hứa ,là miếng bánh vẽ của đảng độc tài đang cầm quyền.
Thực tế đã chứng minh hiến pháp CHXHCNVN ghi rõ ràng các quyền con người trong đó nhưng chế độ chỉ xem như mớ giấy lộn.Khi anh đòi chúng chỉ gật gù cho có chuyện rồi đâu lại vào đó.
Do đó khi anh nói rằng tôi chỉ là người đấu tranh nhân quyền và đứng ngoài việc giành chính quyền tức là anh khẳng định anh không phải là nhân dân. Vì đây là quyền tự quyết . Do đó anh đã mâu thuẫn nghiêm trọng trong nhận thức.
Nhân dân Việt Nam phải giành chính quyền về tay mình để cứu lấy mình thoát khỏi họa diệt chủng chứ không phải ai khác. Đứng ngoài điều này là ngụy biện và chẳng thà im đi thì hơn.

CÁI HAY CỦA CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI

Hè hè ngẫm nghĩ đi,ngẫm nghĩ lại thấy chế độ độc tài cũng có cái "hay" của nó."Hay" ở chỗ là bịt mồm thằng dân rồi thỏa sức muốn làm gì thì làm. Bây giờ chúng bán nước rành rành,có bằng chứng hẳn hoi mà chẳng tên dân nào dám phản kháng ,xuống đường hỏi tội. Bởi ló ra khỏi nhà là bắt nhốt mà nhốt liền tù tì 16 năm hỏi tên nào không sợ? Tên nào ở nước ngoài hó hé bảo sao tụi bây không làm gì cả tức thì bị đốp ngay vào mặt " Mày có giỏi thì về mà làm đi".
Đâu như ngày xưa lính thì chiến đấu hy sinh ngoài mặt trận,ở hậu phương thì dân sướng quá rửng mỡ biểu tình đốt cờ,đốt xe,chửi tổng thống,căng khẩu hiệu thách thức chính quyền liên tục.Mà chính quyền đâu có bán một tấc đất nào cho cam,tổng thống cũng ở trong dinh công mà bây giờ mới lòi ra là hết sức giản dị. Vậy mà dân cũng tha hồ chửi bới bởi vì người ta cho quyền chửi.
Hiện tại báo chí ngày nào cũng lòe ra " cuộc sống đáng mơ ước của cô ca sĩ này" tài sản tiền tỉ của chàng ca sĩ nọ" "gia đình hạnh phúc của chàng MC kia" để nhắc bọn trẻ rằng hãy liệu hồn yên thân mà sống,muốn giàu thì tập trung vào hát hò hoặc chăm chút sửa sang sắc đẹp để bán sỉ cho một đại gia nào đó. Còn thì cứ để mặc cho chúng bán nước,bán máu ,bán đất,bán tất cả...Rảnh nữa thì cứ chiều đến ra vỉa hè tập trung nhậu nhẹt. Nhậu để chờ chết.
Một dân tộc không lấy câu "Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất"(Giàu sang không thể cám dỗ, Nghèo khó không thể chuyển lay, Quyền uy không thể khuất phục) làm phương châm sống thì dân tộc đó có thể gọi là tới số .

TÍNH CHÍNH DANH CUAT CỜ VÀNG.

STT của Lê Diễn Đức có các ý chính sau đây : - Tôi không đồng ý "cờ vàng" là biểu tượng của tranh đấu dân chủ cho VN. - VNCH là một quốc gia bại trận và đã đầu hàng cộng sản từ ngày 30 tháng 4 năm 1975. - Không đồng ý cờ vàng ba sọc tồn tại từ thời Nguyễn là di sản của cha ông. Lập luận này của Lê Diễn Đức cũng là thắc mắc của nhiều bạn khác. Tôi xin mạn phép giải thích cho các bạn một cách khoa học về tính chính danh của cờ vàng,tại sao là nó đại diện cho dân tộc Việt Nam chứ không phải là lá cờ nào khác . - Thứ nhất là các bạn hay lầm lẫn giữa cờ nước và cờ hiệu. Cờ nước là quốc kỳ Việt Nam xuất hiện lần đầu tiên tại Thái Nguyên năm 1917 . Việt Nam Quang Phục hội chế định ra quốc kỳ bằng cờ ngũ tinh. Trước đó chúng ta chỉ có hoàng kỳ tức cờ biểu trưng cho các triều đại phong kiến .Do đó cờ vàng ba sọc đỏ mà NVHN(người Việt hải ngoại) đang sử dụng hiện tại là mẫu thiết kế quốc kỳ có từ thời của chính phủ Nguyễn văn Xuân do Bảo Đại làm quốc trưởng có tên là QUỐC GIA VIỆT NAM. Cờ này chỉ giống với hoàng kỳ có từ thời vua Thành Thái chứ khác nhau bởi một bên là cờ nước ,một bên cờ hiệu. Do đó Lê Diễn Đức nói cờ này bắt nguồn từ triều đại phong kiến nhà Nguyễn là không chính xác. - Thứ hai: Yếu tố cơ bản để khẳng định một lá cờ của dân tộc đó là tính chính danh. Tính chính danh được tuân thủ hai bước sau đây: - Tất cả những gì nhân danh nhân dân,dân tộc đều phải do dân bầu,dân chọn. Hiểu theo điều này thì chỉ có một thể chế đặt hiến pháp cao nhất, quốc hội lập hiến tức là do nhân dân bầu theo đúng hiến pháp chọn ra một lá cờ thì nó mới có tính chính danh. - Khi tất cả các chế độ đều độc tài hết thì theo "thuyết chính danh" của Khổng Tử tính chính danh được quyết định qua việc thừa kế chính quyền. Một triều đại chỉ chỉ chính thống đại diện cho dân tộc khi triều đại đó được dựng nên và thừa kế một cách chính thống chứ không phải từ việc cướp chính quyền. Đó là điều khẳng định khi các cuộc khởi nghĩa dưới chế độ phong kiến đều dùng các hoàng thân ,quốc thích để "dựng cờ tụ nghĩa".Và đây cũng là điều giải thích tại sao nhiều nước trên thế giới hiện nay vẫn giữ hoàng gia ,hoàng tộc như một biểu tượng đoàn kết dân tộc trong khi chính phủ đã chuyển sang điều hành theo cách hiện đại : "lập hiến". Theo hai nghĩa này thì kể từ khi có quốc kỳ , chỉ có "Quốc gia Việt Nam" dưới thời Bảo Đại làm quốc trưởng là có tính chính danh nhất.Quốc gia VN có tính kế thừa và là một thể chế "quân chủ lập hiến". Chế độ CS cũng chỉ là một chế độ PK trá hình nhưng không có tính chính danh vì chính quyền do cướp được từ chính phủ Trần Trọng Kim mà có. Vậy chỉ có lá cờ của "Quốc gia Việt Nam" tức cờ vàng ba sọc mới là đại diện cho dân Việt Nam duy nhất. - Thứ ba VNCH chỉ dùng quốc hội lập hiến để phê chuẩn một lá cờ đã có từ Quốc gia Việt Nam chứ VNCH không đặt ra lá cờ đó nên VNCH mất nước không liên quan gì đến việc phủ nhận "cờ vàng".Quốc gia Việt Nam là hợp pháp duy nhất ,là đại diện duy nhất cho VN, được quốc tế công nhận cờ vàng và được thừa kế hợp pháp"danh chính ngôn thuận" từ các chính quyền trước đó . Từ ba luận điểm trên có thể kết luận : Cờ vàng có đầy đủ tính chính danh để đại diện cho dân tộc Việt Nam.

NẾU VIỆT NAM THEO THỂ CHẾ "QUÂN CHỦ LẬP HIẾN" CHẮC HẲN SẼ KHÔNG CÓ NỘI CHIẾN VÀ KHÔNG TRỞ THÀNH MỘT NƯỚC CỘNGN.

Đó là sự yếu kém của tư duy chính trị và cả sự đưa đẩy của hoàn cảnh lịch sử của Việt Nam đầu thế kỷ 20 đã dẫn đến nội chiến tàn khốc và nguy cơ mất nước. Chế độ quân chủ có vai trò vô cùng cần thiết, ngay cả trong thế kỷ 21. Nếu có bất cứ điều gì cần xem xét thì số lượng của các nền quân chủ trên thế giới nên được thêm vào chứ không phải giảm bớt. The New York Times, vai trò của nhà vua có thể nổi trội trên chính trường theo cách một lãnh đạo đứng đầu được bầu của nhà nước không thể đạt tới. Quốc vương đại diện cho cả đất nước theo cách một cách lãnh đạo dân cử không thể có và không làm được. Sự lựa chọn cho vị trí chính trị cao nhất trong một chế độ quân chủ không thể bị ảnh hưởng hoặc phụ thuộc bởi tiền, phương tiện truyền thông, hay đảng phái chính trị. Sự tồn tại của một vị vua thường là điều duy nhất giữ đất nước ở lại bên bờ nội chiến. Quốc vương đặc biệt quan trọng ở các nước đa sắc tộc như Bỉ vì định chế của chế độ quân chủ đoàn kết nhóm sắc tộc đa dạng và thường thù địch dưới lòng trung thành hướng về nhà vua thay vì vào một nhóm dân tộc hay bộ lạc. Chế độ quân chủ ngăn chặn sự ra đời của các hình thức chính phủ cực đoan trong nước bằng cách điều chỉnh bộ khung của chính phủ. Tất cả các nhà lãnh đạo chính trị buộc phải làm thủ tướng hoặc bộ trưởng dưới quyền người cai trị. Ngay cả khi quyền lực thực tế nằm trong tay những cá nhân này, sự tồn tại của quốc vương gây khó khăn để thay đổi triệt để hoặc hoàn toàn nền chính trị của một quốc gia. Chế độ quân chủ có đủ danh vọng và uy tín để thực hiện những lựa chọn cuối, những quyết định khó khăn, và cần thiết – những quyết định mà không ai khác có thể làm. Ví dụ, Juan Carlos của Tây Ban Nha đích thân đảm bảo quá trình chuyển đổi của đất nước trở thành một chế độ quân chủ lập hiến với các cơ quan của quốc hội và đập tan một âm mưu đảo chính quân sự. Vào cuối thế chiến thứ hai, Hoàng đế Hirohito Nhật Bản bất chấp mong muốn của quân đội đòi hỏi chiến đấu và cứu được vô số mạng sống người dân của mình bằng cách ủng hộ sự đầu hàng của Nhật Bản. Chế độ quân chủ là kho lưu trữ truyền thống và đảm bảo tính liên tục trong bao lần thay đổi thời đại. Nó nhắc nhở một quốc gia về những gì quốc gia đó đại diện và quốc gia đó hình thành từ đâu, điều thường bị lãng quên trong sự thay đổi nhanh chóng các dòng chảy chính trị. Do hào quang những lợi thế của chế độ quân chủ, rõ ràng đó là lý do tại sao nhiều công dân của những nền dân chủ hiện nay đều có một nỗi hoài niệm dễ hiểu về chế độ quân chủ. Như trong nhiều thế kỷ trước, chế độ quân chủ sẽ tiếp tục thể hiện mình là một tổ chức chính trị quan trọng và mang lại lợi ích tại bất cứ nơi nào nó vẫn còn tồn tại. Xin lưu ý với các bạn rằng chế độ quân chủ ở đây là "quân chủ lập hiến",khác hẳn "quân chủ chuyên chế". Thực chất của "quân chủ lập hiến" thì quốc vương chỉ là biểu tượng tượng trưng bị tước hết quyền lực tham chính nhưng vẫn còn quyền năng hòa giải và quyền lực của sự tôn trọng. Chính điều này đã giữ cho các đảng phái chính trị không thể manh động trong việc tranh giành quyền lực để đi đến nội chiến.Trong nền "quân chủ lập hiến" quyền lực chủ yếu vẫn tập trung vào tay nhân dân. Rất tiếc là Quốc gia Việt Nam với vị hoàng đế cuối cùng là Bảo Đại lại sa vào ăn chơi không đảm bảo uy tín như Quốc Vương Thái Lan.Nếu không thủ tướng Ngô Đình Diệm đã chẳng thể truất phế ông và Hồ Chí Minh được thể đưa quân đánh chiếm miền Nam gây ra nội chiến đẫm máu suốt 21 năm và đẩy đất nước đến bờ vực diệt vong hôm nay. Tuy Bảo Đại không làm tròn trách nhiệm của mình nhưng lá cờ Vàng ba sọc dưới chính thể "Quốc gia Việt Nam" của vị"quốc trưởng" cuối cùng này vẫn là lá cờ chính danh duy nhất đại diện cho dân tộc Việt Nam