Chủ Nhật, 9 tháng 11, 2014

TRUNG QUỐC CÓ THỂ NÀO VƯỢT QUA MỸ HAY KHÔNG?

Xã hội Trung Quốc xuất phát từ một nền văn minh bảo thủ của một lục địa già cỗi trong đó ý thức Khổng Giáo đã ăn sâu nên người dân rất dễ thỏa mãn.Các cộng đồng dân tộc trong xã hội Trung Quốc cũng rất chia rẻ.Hơn nữa còn lâu họ mới xây dựng được một xã hội pháp quyền như Mỹ.
Trong khi đó yếu tố làm nên nước Mỹ chính là yếu tố nhập cư.Những người nhập cư khi đến một vùng đất mới thường có ý chí và lòng khát khao lao động bằng trí óc và sức lực để làm giàu nhằm bắt kịp với những người đã sống trước đó.Chính sách thu hút nhân tài và chất xám của Mỹ vì thế cũng là yếu tố mà Trung Quốc khó có thể bắt kịp.Hơn nữa Mỹ còn có một nguồn chất xám quý giá mà không nước nào có thể tận dụng bằng đó chính là những người Do Thái chiếm 30% các giải thưởng Nobel hàng năm.
Mỹ không hề ngại Trung Quốc hoặc bất kỳ nước nào chuyển đổi sang thể chế dân chủ để cạnh tranh với họ.Ngược lại khi cả thế giới đều dân chủ tất nhiên yếu tố luật pháp phải đặt lên hàng đầu,Mỹ sẽ rất dễ dàng lập lại trật tự thế giới bằng luật pháp quốc tế.Họ sẽ tiết kiệm được ngân sách cho ngoại giao và quốc phòng,thị trường sẽ được mở rộng và mang tính an toàn lâu dài cho các đầu tư kinh tế lớn chứ không phải thay đổi cho phù hợp với thứ luật rừng của các nước độc tài hay luật của các tổ chức kinh tế khác nhau.
Dân chủ đi đôi với nhân quyền.Khi quyền con người được coi trọng và là một nguyên tắc chuẩn mực thì với vai trò lãnh đạo thế giới họ cũng rất dễ dàng để đưa ra những phán xét để duy trì một thế giới hòa bình và thịnh vượng như lời John Mc Cain đã nói khi bút chiến với Putin.Mọi ý kiến cho rằng Mỹ không muốn Trung Quốc dân chủ chỉ là suy đoán cá nhân.
Trung Quốc cũng khó mà bắt kịp Mỹ về "thương hiệu".Thương hiệu là một tài sản quý giá.Các thế hệ sau nếu được kế thừa một thương hiệu tốt,có thể ngồi không ăn cả đời không hết.Họ có thể chỉ cần bán thương hiệu,rồi cử một hệ thống quản lý thương hiệu đó cho tốt là tiền của tự động chảy vào túi mình.
Người Mỹ rất có ý thức trong việc tạo dựng và giữ gìn thương hiệu của mình.Thương hiệu có hai loại chính là thương hiệu quốc gia và thương hiệu của các tập đoàn.Về thương hiệu quốc gia thì ngay đến một ông già khó tính như Lý Quang Diệu cũng phải tuyên bố"Chỉ có thằng ngu mà không chơi với Mỹ".
Nước Mỹ là nước thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều nước nhất trên thế giới và chức vụ Bộ trưởng ngoại giao là chức vụ quan trọng bậc nhất trong các bộ trưởng của Mỹ.Các chính khách Mỹ ra nước ngoài cũng rất chú trọng đến việc nâng cao thương hiệu quốc gia.Đừng tưởng một cái bắt tay của B.Clinton với sinh viên Việt Nam được báo chí chụp lại ấy chỉ là một động thái nhất thời.Nó có thể đem đến cả tỷ đô một khi hình ảnh nước Mỹ trong con mắt của dư luận thế giới là hình ảnh thân thiện và cởi mở.Nó mở đường cho các dự án đầu tư của các tập đoàn kinh tế Mỹ ra khắp thế giới.
Do vậy các công tác như cứu hộ ,cứu nạn máy bay,bệnh tật Ebola,động đất sóng thần ngoài ý nghĩa nhân đạo vốn thuộc về bản chất của người Mỹ còn là một phương cách để nâng cao "thương hiệu quốc gia'.Điều này thì mai này nếu có dân chủ Trung Quốc cũng phải mất hàng trăm năm mới tạo dựng được nếu có ý thức.Chính nhờ thương hiệu này Mỹ có thể dễ dàng làm ăn với hầu hết các nước trên thế giới ngoài các nước đồng minh.
Về mặt thương hiệu của các tập đoàn thì Mỹ cũng đang dẫn đầu.Hình ảnh của các thương hiệu này rất uy tín có chất lượng lâu dài với cách làm ăn tôn trọng khách hàng.Họ có thể thu lại tất cả các sản phẩm lỗi hàng loạt bất chấp lỗ vốn để giữ gìn thương hiệu chứ không như Trung Quốc chỉ làm ăn theo kiểu thấy lợi trước mắt,chuyên vào các sản phẩm rẻ tiền,chất lượng thấp.
Trung Quốc nếu có giàu cũng chỉ là anh trọc phú bên cạnh một người quý tộc có học,quý phái.Vì vậy khi cả thế giới có dân chủ ,nước Mỹ sẽ bán thương hiệu của mình cho các nước sau đó chỉ cần quản lý thương hiệu cho tốt,còn vốn,nhân công các nước tự bỏ ra để sản xuất không dính dáng tới họ.Trong khi hiện tại đôi lúc họ cũng không dám buông lỏng thương hiệu cho các nước có luật rừng làm ăn bừa bãi,gây mất uy tín cho cái mà họ đã mất công tạo dựng hàng chục ,thậm chí hàng trăm năm nay.
Như vậy xét trên nhiều yếu tố chủ quan lẫn khách quan có lẻ Trung Quốc muônđời vẫn không thể vượt qua Mỹ để chiếm lấy vị trí lãnh đạo thế giới cho dù họ có dân số gấp bốn lần nước Mỹ.

Phúc lợi xã hội ở Hoa Kỳ.

Phúc lợi xã hội là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, chế độ phúc lợi xã hội của Mỹ tương đối hoàn thiện. Chế độ phúc lợi xã hội hiện hành của Mỹ được dần dần hoàn thiện sau khi thực thi phương án An sinh xã hội (Social Security Act) từ năm 1936. Phương án An sinh xã hội bao gồm các biện pháp phúc lợi như sau:
I. Bảo hiểm xã hội Liên bang
Bảo hiểm xã hội Liên bang được thiết lập cho những người có việc làm, bản thân những người vẫn đang làm việc và đã từng làm việc và người thân trong gia đình cũng có thể tham gia. Chủ yếu bao gồm tiền về hưu (Retirement Benefits), tiền dưỡng lão (Survivor’s Benefits), tiền dành cho người tàn tật (Disability Benefits) và tiền phúc lợi y tế (Medicare Benefits),…
II. Tiền trợ cấp thất nghiệp ( Unemployment Compensation)
Chỉ cần là người xin nghỉ việc thất nghiệp, bất kể là người đó có khoản tiền tiết kiệm hay không đều được phép đăng ký. Thời gian trợ cấp thông thường là từ 6 ~ 9 tháng, căn cứ theo tình hình của từng bang mà có thể được kéo dài thời gian trợ cấp.
III. Tiền trợ cấp công cộng (Public Assistance)
Đây là trợ cấp được dành cho những người có thu nhập thấp hoặc những người khiếm thị, người già, người tàn tật và những gia đình không có thu nhập. Chính quyền bang sẽ căn cứ theo điều kiện sinh sống của từng trường hợp để cấp tiền. Người đăng ký phải chấp nhận điều tra để chứng minh tư cách đăng ký và lĩnh nhận trợ cấp.
IV. Phúc lợi của phụ nữ mang thai và trẻ em
Đây là khoản phúc lợi được thiết lập để bảo đảm và gia tăng sức khỏe cho phụ nữ mang thai và trẻ em, không cấp tiền mặt mà cung cấp các dịch vụ về sức khỏe.
Phương án an sinh xã hội mang tính toàn quốc, được lập ra để bảo đảm cho quyền lợi của tất cả mọi người. Trừ khoản tiền trợ cấp công cộng ra, phần lớn các biện pháp phúc lợi khác không phân biệt người giàu hay người nghèo đều được hưởng. Điều đáng nói là Cục an sinh xã hội quy định: người nhận tiền an sinh xã hội không nhất thiết phải ở tại nước Mỹ, để thuận tiện cho những người đã về hưu nhưng lại sinh sống ở nước ngoài.
Ngoài những chính sách phúc lợi nói trên được bao gồm trong phương án an sinh xã hội, nước Mỹ còn có rất nhiều phúc lợi xã hội liên quan tới các phương diện của cuộc sống và công việc, có mấy loại thường gặp sau đây:
1. Bảo hiểm việc làm
1.1. Tiền bảo hiểm thất nghiệp (Unemployment Insurance)
Tiền bảo hiểm thất nghiệp là 1 loại chế độ bảo hiểm. Hàng tháng trừ một khoản tiền trong tiền lương của người được bảo hiểm để nộp bảo hiểm, khi nào mà người được bảo hiểm bị thất nghiệp tức là có thể được nhận tiền bồi thường, tiền được bồi thường bằng một nửa số tiền lương của người đó.
1.2. Tiền bồi thường cho công nhân (Worker’s Compensation Program)
Do chủ sử dụng lao động đóng bảo hiểm cho chính quyền bang hoặc công ty bảo hiểm, công nhân bị tai nạn nghề nghiệp được đăng ký lĩnh tiền. Mức tiền bồi thường cụ thể và thời gian cụ thể còn phụ thuộc vào khoản tiền mà chủ sử dụng đóng bảo hiểm là bao nhiêu, đồng thời cũng có thể được báo mức chi phí y tế nhất định. Tiền bồi thường công nhân được đăng ký cho cả những người không có quốc tịch Mỹ mà không ảnh hưởng tới việc sau này người đó chuyển đổi thân phận hoặc nhập tịch.
1.3. Tiền bảo hiểm tàn tật của bang(State Disability Insurance)
Toàn nước Mỹ chỉ có bang California, New York, New Jersay, Hawai và Puerto Rico có thiết lập loại bảo hiểm này, thiết lập riêng cho những người vì bệnh tật trong khoảng thời gian ngắn mà tạm thời không thể làm việc được. Nói cách khác, người được bảo hiểm trong khoảng thời gian bị bệnh vẫn trong chế độ còn làm việc, sau khi hồi phục lại bắt đầu làm việc, tiền bảo hiểm sẽ ngừng việc chi trả.
2. Trợ cấp cuộc sống cho người có thu nhập thấp (Public Service for Low Income Persons)
2.1. Phiếu lương thực (Food Stamp)
Bộ nông nghiệp Liên bang Mỹ giải ngân cho chính quyền các bang phát các phiếu lương thực, các phiếu lương thực này chỉ có thể đổi các nông phẩm được sản xuất tại Mỹ, không được đổi lấy tiền mặt, để cứu tế cho các gia đình có thu nhập thấp. Trợ cấp này chỉ dành cho công dân Mỹ.
2.2. Trường học cung cấp bữa ăn giá rẻ hoặc miễn phí (School Lunch Program)
Đây là chương trình thực phẩm dinh dưỡng mang tính toàn quốc được chính phủ thiết lập để đảm bảo cho sức khỏe của học sinh. Những người không có quốc tịch Mỹ cũng có quyền lợi này.
2.3. Chương trình trợ cấp năng lượng trong nhà (Home Energy Assistance Program)
Chương trình này được thiết lập dành cho những gia đình có thu nhập thấp để giảm chi phí tiền than củi, tiền điện, những người không có quốc tịch Mỹ cũng được hưởng quyền lợi trong chương trình này. Tiền trợ cấp năng lượng ngoài việc giúp đỡ chi trả tiền than củi, tiền điện ra, còn có thể thay thế cho tiền sửa các thiết bị có liên quan tới sưởi ấm như lò sưởi, ống khói,…
2.4. Nhà ở công cộng giá rẻ (Public Low Income Housing)
Khoản phúc lợi này có 4 loại hình thức như nhà ở công cộng, nhà ở trợ cấp, trợ cấp tiền thuê nhà và nhà giá rẻ. Người đăng ký phải tròn 62 tuổi hoặc là người có thu nhập thấp, có một số trợ cấp nhà ở trong này yêu cầu đồng thời cả hai điều kiện nói trên.
3. Trợ cấp y tế
3.1. Trợ cấp tiền thuốc (Medicaid)
Không giống với bảo hiểm y tế, trợ cấp tiền thuốc là một chương trình bảo hiểm sức khỏe, được lập ra để cho những gia đình có thu nhập thấp, có thể đồng thời được hưởng bảo hiểm y tế nhưng chương trình này chỉ dành cho công dân Mỹ.
3.2. Chương trình chăm sóc tại nhà (In Home Support Service)
Do chính quyền Liên bang, bang và huyện cùng chịu trách nhiệm, cung cấp dịch vụ chăm sóc tại nhà và dịch vụ không phải là y tế cho người già 65 tuổi trở lên, người khiếm thị hoặc người tàn tật, khiến cho những người này có thể sống an toàn tại nhà, không cần vào nhà dưỡng lão hoặc các tổ chức y tế công cộng

Chính trị dành cho người lao động (Phần 7)

- Nè Hai bữa rày tao nghe có cuộc tranh luận về cờ quạt gì đó ở trên mạng phải không mày?
- Dạ phải đó chú.
- Đâu chuyện đầu cua tai nheo ra sao mày nói tao nghe coi.
- Chú Điếu Cày hôm rồi có tuyên bố trong một cuộc họp báo ở bên Mỹ về chuyện lá cờ. Trong đó chú nói đại loại chúng ta đấu tranh về mục tiêu tự do dân chủ chứ không phải về một biểu tượng. Biểu tượng có thể thay đổi chứ mục tiêu thì không thay đổi. Ngọn cờ đỏ sao vàng biểu tượng cho một chính thể độc tài còn cờ Vàng ba sọc đỏ có xuất xứ từ thời nhà Nguyễn biểu tượng cho tự do dân chủ. Nếu 90 triệu dân Việt cùng đồng lòng như vậy thì chú sẽ đứng về ngọn cờ tự do dân chủ, có gì đâu mà tranh cãi.
- Theo mày thấy sao?
- Con thấy trong hoàn cảnh chú ấy hiện tại thì phát biểu như vậy là có thể chấp nhận được.
- Nhưng sao tao nghe có người nói là người Việt ở nước ngoài bảo nếu muốn đấu tranh dân chủ thì chỉ có thể đứng dưới ngọn cờ Vàng? Còn người trong nước thì bảo không cần dùng biểu tượng ngọn cờ cũng có thể đấu tranh được, chẳng hạn như Hồng Kông, Tunisia, Ai Cập gì đó....
- Trước hết con nói chú nghe một quốc gia, một phong trào chính trị, quân sự đều có những biểu trưng chính thức và không chính thức. Biểu trưng chính thức của một quốc gia đó là quốc kỳ, quốc huy, quốc hiệu, quốc ca... còn biểu trưng không chính thức là quốc phục, quốc hoa, quốc điểu, quốc thụ, quốc thú... Biểu trưng chính thức của các phong trào chính trị là lá cờ, không chính thức là tùy bất kỳ biểu tượng nào mà họ nhất trí nghĩ ra như màu sắc, hoa lá, ký tự...
- Tại sao lại cần biểu tượng chi cho rách việc vậy mày?
- Biểu tượng quốc kỳ là để nhận ra nhau trong cùng một nước, biểu tượng chính trị là để nhận ra nhau trong một cuộc biểu tình. Giữa một đám đông không thể hỏi quan điểm chính trị của anh là gì mà chỉ cần nhìn vào lá cờ hay biểu tượng anh mang trên mình để hiểu anh có quan điểm chính trị như thế nào.
- Rồi bây giờ cho chú hỏi tại sao nói lá cờ vàng ba sọc là quốc kỳ trước kia của Việt nam vậy mày?
- Cờ Vàng ba sọc đỏ là lá cờ có nguồn gốc từ phong trào kháng Pháp của hai triều đại nhà Nguyễn 1890- 1920. - Thể hiện ý chí đấu tranh, bác bỏ hiệp ước Quý Mùi, "chia để trị" của thực dân Pháp, đã tao ra tình trạng Nam Kỳ thuộc địa, Trung Bắc kỳ bảo hộ. - Xác quyết sự toàn vẹn lãnh thổ của Đại Nam Quốc, ba miền đều có tư thế chính trị giống nhau và bất khả phân trong nền tảng màu Vàng của dân tộc Việt ở phương Nam. - Nêu cao tinh thần "quốc gia dân tộc", bằng cách đoạn tuyệt với sự liên hệ của chữ Hán, cũng như thoát ly ra khỏi nền bảo hộ Pháp và triều cống Tàu. Đây là lá cờ tiêu biểu cho hai ông vua yêu nước là Hàm Nghi và Duy Tân của nhà Nguyễn.
- Rồi sao nó lại lưu truyền tới hiện tại?
- Cờ vàng ba sọc đỏ xuất hiện chính thức dưới thời của chính phủ Nguyễn Văn Xuân tên nước lúc đó là Quốc Gia Việt Nam. Nếu Việt Minh không cướp chính quyền năm 1945 thì Pháp đã trao trả độc lập cho Quốc Gia Việt Nam trong đó ông Bảo Đại sẽ là Quốc trưởng và VN đã đi theo thể chế quân chủ lập hiến như hầu hết quốc gia Châu Âu ngày nay và lá cờ vàng ba sọc đỏ sẽ đại diện chính thức cho Việt Nam trên thế giới chứ không phải là lá cờ đỏ sao vàng như hiện tại.. Năm 1955 chính quyền ông Ngô Đình Diệm cũng kế thừa chính quyền từ Quốc Gia Việt Nam của Bảo Đại qua một cuộc trưng cầu dân ý và lá cờ này sau đó đã được xem là quốc kỳ của chính thể VNCH.
- Nhưng bây giờ chính thể VNCH đã mất thì lá cờ vàng có còn xem là quốc kỳ không mày?
- Trên phương diện ý niệm thì lá cờ vàng vẫn là lá quốc kỳ trong hầu hết người dân tị nạn chính trị. Nhưng trên phương diện biểu trưng thực tế thì nó không còn là quốc kỳ mà chỉ là lá cờ biểu trưng cho Cộng Đồng Việt Nam hải ngoại theo Nghị Quyết Cờ Vàng được thông qua trên nhiều tiểu bang của nước Mỹ.
- Như vậy nó có biểu trưng cho tự do dân chủ không mày?
- Ý nguyện của Cộng Đồng Người Việt ở nước ngoài là xây dựng một thể chế dân chủ thì mặc nhiên lá cờ Vàng đã đại diện cho nguyện vọng đó.
- Như vậy nếu đem lá cờ ấy vào Việt nam thì có bị xem là áp đặt không mày?
- Bản thân của một lá cờ khi không còn là quốc kỳ thì chỉ đại diện cho một khuynh hướng chính trị. Cờ vàng bây giờ cũng giống như Cờ đỏ sao Vàng của Việt Minh khi chưa giành được chính quyền. Do vậy việc theo lá cờ vàng là do ý nguyện gia nhập của những người mong muốn tự do, dân chủ chứ không phải ai muốn có tự do dân chủ thì phải đứng dưới ngọn cờ này.
- Nếu người dân sử dụng ngọn cờ này để đấu tranh thì có vi phạm pháp luật Việt Nam không mày?
- Một biểu trưng lật đổ chính quyền bằng bạo lực thì mới vi phạm pháp luật. Khi lá cờ Vàng chỉ đại diện cho một khuynh hướng chính trị thì nó cũng là biểu hiện quyền tự do ngôn luận của công dân. Người dân có quyền dùng các biểu tượng chính thức hoặc không chính thức để tham gia vào các cuộc đấu tranh bất bạo động nhằm thay đổi thế chế chính trị mà họ cho rằng không đại diện cho quyền lợi của họ. Tất nhiên đây là con đang nói đến luật pháp của các nước dân chủ chứ không nói đến luật rừng.
- Còn nếu đấu tranh với Trung Quốc thì sao con?
- Lá cờ vàng dùng để đấu tranh trong các cuộc xuống đường đòi lại biển đảo cho đất nước thì càng thích hợp bởi vì Trung Quốc đã cướp những cái đó của chính thể dưới ngọn cờ này. Trong khi đó Cờ đỏ Sao Vàng là biểu trưng của một học thuyết.
- Đâu mày nói rõ cho tao nghe chỗ này cái coi.
- Thì ngôi sao là biểu tượng cho ánh sáng soi đường và đích đến của CNCS, còn màu đỏ là máu trong đấu tranh giai cấp và dân tộc đó chú. Đây là sản phẩm của ông Mác.
- Thế tại sao người Việt đấu tranh dân chủ trong nước họ lại không thích cầm cờ Vàng mày?
- Tại vì họ đã ăn sâu vào não rằng lá cờ vàng là lá cờ của bọn Ngụy, là của các thế lực chống Cộng hải ngoại. Nếu chấp nhận cờ Vàng là chấp nhận một thế lực người Việt ở nước ngoài mai mốt về ngồi lên đầu lên cổ họ một lần nữa.
- Có thật vậy không con?
- Chú cứ nghĩ coi, người Việt sống ở các nước dân chủ sướng thấy bà rồi, đời con cháu họ đã được đảm bảo, họ có nhất thiết cần về Việt Nam chấp chính không? Trong khi đó nếu giành được chính quyền cũng phải mất hàng chục, hàng trăm năm mới đưa đất nước đi vào ổn định. Theo con thì đây chỉ là lo bò trắng răng. Vấn đề là công cuộc đấu tranh dân chủ trong nước cần ngọn cờ của người Việt hải ngoại để tiếp sức chứ không phải người Việt hải ngoại đưa ngọn cờ ấy ra để mưu lợi cho mình.
- Nghe mày nói tao cũng hiểu sơ qua vấn đề. Giờ coi mòi chỉ sơ sơ chuyện lá cờ mà cũng khó đoàn kết mày ha. Thế nếu không cần cờ có được không mày?
- Cũng được chú à nhưng mạnh ai nấy đấu tranh, chắc chắn là sẽ không có tổ chức đường lối gì cả, sau đó lần mò đi tìm nhau qua các biểu tượng khác.
- Thôi, hiểu rồi. Rốt cuộc thì cũng chỉ đến lúc cùng đường mới hé sinh lộ.
- Hy vọng là thế. Tạm biệt chú!

Chính trị dành cho người lao động (phần 6)

- Tao mới kêu thím mày đi chợ làm con gà xé phay. Vô đây làm lai rai ba sợi rồi nói tiếp chuyện chính trị cho chú nghe đi con.
- Ngồi chơi thì được chứ con uống yếu lắm chú ơi!
- Ăn nhằm gì mày, uống nhiều uống ít không thành vấn đề. Đâu bữa nay mày mở rộng rộng cái đầu tao ra chút coi.
- Là sao chú?
- Tức là nói chuyện Việt nam nhưng liên hệ tới cả thế giới đó bây?
- Chà chú bữa nay coi bộ lên đô dữ đó nha.
- Thì ngu lâu cũng có lúc sáng chứ con.
- Rồi, con hỏi chú, chú coi báo có coi tin tức bên Bắc Triều Tiên không?
- Cái này tao đọc hoài. Nhưng tao chán ba cái màn dân tình khóc lóc khi gặp lãnh tụ quá. Thật hay giả vậy mày?
- Họ khóc thật đó chú. Rồi chú có coi phim Hồng Kông không?
- Phim Hồng Kông thì có liên quan gì ở đây mậy?
- Phim Hồng Kông họ hay diễn tả cái màn Tà giáo thuyết giảng trong dân, dụ dân tin vào một đấng vô hình nào đó, vẽ ra một tương lai sáng lạn. Các tín đồ lễ bái xì xụp rồi giáo chủ rảy nước Thánh, ban phước lành.
- Sau đó tuyên bố nếu ai không tin vào Thánh sẽ bị tai kiếp cho bản thân và gia đình phải không mày?
- Đúng đó chú. Ông Các Mác bên Đức cũng là một vị Thánh như vậy. Ông sáng lập ra một tôn giáo gọi là CNCS, sau đó ông Lê nin ở bên Nga thấy hay mới đem về truyền cho dân Nga và thế giới. Cụ Hồ của chúng ta tiếp nhận nó và phổ biến cho dân mình thờ.
- Đâu mày nói rõ cho tao nghe cái thứ Tà giáo này chút coi.
- Thành phần của nó gồm hai loại thuốc chính: thuốc phiện và thuốc kích động bạo lực. Thuốc phiện dùng để ru ngủ, vẽ ra một viễn cảnh, một thiên đường sáng lạn không có thực khiến con nghiện chìm đắm trong đó. Thuốc kích động bạo lực làm đầu óc con nghiện không tỉnh táo, nhắm mắt chém giết lung tung để mong tới ngày đạt được cảnh giới thần tiên đó.
- Thế triệu chứng lên cơn của nó là sao mày?
- Từ từ con nói. Dân mình mới đẻ ra là đã được cho uống hai loại thuốc này rồi.
- Ai cho uống vậy mày?
- Nhỏ từ 1 tới 5 tuổi là nhà trẻ và Nhà Thiếu Nhi, từ 6 tới 14 tuổi là Đội TNTPHCM, từ 15 đến 18 là Đoàn TNCSHCM, từ đó trở lên là do Đảng CSVN phụ trách.
- Còn dân với lính thì sao mậy?
- Dân nông thôn thì do mấy ông cấp ủy làng, xã, huyện, tỉnh nhét thuốc vô, dân thành thị thì đảng ủy Phường, Quận, Thành phố. Quân đội thì có mấy anh chính trị viên cấp đại đội, tiểu đoàn, chính ủy cấp trung đoàn, sư đoàn. Chừng ấy không xong họ còn dùng báo hình, báo chữ và gần đây là báo mạng do bên Ban Tuyên Giáo phụ trách. Tất cả phải có kế hoạch họp giao ban hàng tuần, hàng tháng để coi việc nhét thuốc vô tới đâu rồi. Thằng dân nào mê man, thằng nào còn tỉnh để mà nhét tiếp?
- Ghê vậy hả con, giờ tao mới hiểu.
- Chú thấy trong chiến tranh Nam Bắc không? Lính Cụ Hồ không những bị nhét thuốc bằng các vị chính trị viên, chính ủy mà còn được nhét bằng thơ Tố Hữu, bằng văn học cách mạng rồi lâu lâu có các em văn công tiền tuyến nữa. Thế là họ dũng cảm nhắm mắt xông lên, quơ lưỡi lê đâm ngang đâm dọc, nhả tiểu liên súng trường vô bất kể chỗ nào để tìm mong hào quang ngày chiến thắng.
- Thuốc ấy còn ngấm tới giờ không mậy?
- Còn chú. Giờ chú đi ngoài đường mà thấy đứa nào mặc nguyên bộ từ trên xuống toàn màu đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng, mồm nói lảm nhảm, mắt nhắm mắt mở thì đích thị là dân ngấm thuốc quá sâu, khó mà tỉnh lắm. Chưa kể là trong ngày Quốc Khánh, hoặc trong tháng 10 những người này còn lũ lượt xếp thành hàng dài vào viếng lăng Cụ Hồ, viếng mộ Cụ Giáp... họp hành thì để bàn tay lên ngực, cất tiếng tụng"Đường vinh quang xây xác quân thù. Tiến mau ra sa trường"là những tín đồ đích thực của tôn giáo này.
- Làm sao cho tụi nó tỉnh mày?
- Khó lắm chú ơi. Con lấy ví dụ có người tỉnh rồi đứng dậy thì bị giáo chủ kêu bắt nhốt hoặc tống ra nước ngoài cách ly cho an toàn như anh Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày, Dương Thu Hương, bác Vũ Thư Hiên.... Cho nên đa số đã hồi tỉnh vẫn nằm yên mắt nhắm mắt mở giả bộ còn say thuốc cho nó an toàn.
- Thế là bó tay sao con?
- Để con nói sâu một chút cho chú hiểu. Người Mỹ là tỉnh táo nhất. Từ khi mới lập nước họ đã biết con người mình cần thứ gì. Chú thấy đó một đứa bé khi sinh ra là đòi quyền được sống, sau đó đói bụng là đòi bú sữa, khó chịu trong người thì khóc to lên đòi phải được gãi ngứa chỗ này chỗ nọ. Nếu chúng ta trói chặt chân tay, nhét giẻ vào mồm nó thì tất nhiên nó phải vùng vẫy chòi đạp lung tung cho đến khi đứt dây mới thôi. Hiểu được điều đó nên họ đưa ngay cái nhân quyền vào "Tuyên ngôn độc lập "của họ từ rất sớm, đó là những quyền tự do như hôm trước con nói với chú. Có cái nhân quyền rồi thì họ mới nghĩ tới chuyện là"những cái quyền này không phải ai cho mà có, cái này phải nằm trong một quy định của xã hội mới được. Thế là họ đặt ra cái kiềng ba chân và cái ống thổi lửa.
- Rồi cái này tao thông.
- Chính hai cái này mới khiến họ giàu mạnh như hôm nay đó chú. Khi giàu rồi họ mới nhìn ra thế giới, thấy cái ông Mác Lê nin đang ru ngủ nhân loại theo hai phía. Nhìn trên bản đồ chú có thể thấy từ trên xuống là nước Nga, Bắc Triều Tiên sau đó là đến Việt nam mình. Từ Đông sang Tây là nước Nga lan qua một loạt các nước Đông Âu, tới CHDC Đức tức Đông Đức, chưa kể còn thêm ông Cu Ba sát nách Mỹ đó chú. Khi đó Mỹ mới nghĩ cách ngăn cái Tà giáo này lại, không để nó phát tán gây hại cho loài người.
- Nó ngăn như thế nào mày?
- Ngăn bằng nhiều cách chú à. Phía Việt Nam thì họ trợ giúp chính quyền VNCH tiền bạc vũ khí và cả cái kiềng ba chân kia nữa.
- Nhưng tao thấy là họ còn đưa quân vào nước mình nữa mà.
- Chú có thấy Trung Quốc đưa quân vào không? Không những chỉ có cố vấn mà còn hàng sư đoàn tràn qua biên giới tháng 10 năm 1965 đó chú à. Họ giấu không cho chú biết để dễ dàng tuyên truyền là chỉ có Mỹ xâm lược Việt Nam. Thật ra Mỹ chỉ đưa quân vào để cân bằng lực lượng cả hai phía.
- Nhưng họ tuyên truyền là Mỹ rải chất độc da cam, tàn sát dân mình như vụ Chu Lai chẳng hạn? Đến bây giờ vẫn còn bài hát"Đế quốc Mỹ dã man bắn giết đồng bào ta"gì đó mà mày.
- Rồi, con hỏi chú hiểu như thế nào là chiến tranh du kích?
- Tức là dùng dân thường đánh lén phải không con?
- Đúng đó chú. Chính chiến tranh du kích khiến Mỹ phải rải một thứ bột hóa học có chất dioxin gây rụng lá để phát quang, nhằm làm cho chiến trường không còn cây cối rậm rạp che khuất, tạo điều kiện cho đối phương đánh lén. Sau này nước ta gây ra vụ kiện Da Cam ì xèo ở Mỹ nhưng thất bại vì không có một công trình nghiên cứu khoa học tầm thế giới để chứng minh là chất này gây ung thư lên con người. Cái này rắc rối còn sẽ giải thích cho chú hiểu sau. Cái thứ hai là chiến tranh du kích khiến Mỹ không phân biệt đâu là người dân đâu là người lính. Vì quy ước chiến tranh là phải mặc đồ lính. Do vậy khi có tin tình báo thì họ giết đúng người dân mà cũng là người lính. Khi không có tin tình báo thì họ giết lầm.
- Tại sao lại lầm được mày?
- Con giả sử khi chú đi lính, chú bị dân thường đặt mìn, bắn tỉa đồng đội mình, nhìn đâu đâu cũng thấy cái chết rình rập nhưng tìm không ra thằng nào mặc quân phục để bắn thì chú có tức điên lên không? Khi đặt mình vào trạng thái của chiến tranh thì mới hiểu tâm trạng của người lính. Và thế là đầu óc không còn sáng suốt nữa, họ tàn sát nguyên cả làng mà dân bao che cho du kích để"thà giết lầm hơn bỏ sót". Việc này đã có "Tòa án quân sự"phán xét những người lính này. Thế nhưng họ vẫn bị đối phương lợi dụng để tuyên truyền. Sau khi hòa bình những người lính Mỹ cũng đã trở lại thăm những ngôi làng này để chuộc lỗi, Trong khi đó phía Mỹ và VNCH không sử dụng chiến tranh du kích nhưng dân vẫn bị VC giết, tiêu biểu là vụ thảm sát ở Dục Đức năm 1971 khiến 100 người bị chết và 2000 ngôi nhà bị phá hủy.
- Hiểu. Hồi trước tao cũng thấy lính Mỹ hay giúp dân, ai có bệnh họ đều đưa ra hạm đội bảy chữa rồi trả về lành lặn.
- Những cái này giờ còn lưu lại bằng hình ảnh chân thực ở trên mạng đó chú. Bây giờ trở lại vấn đề chú thấy là để ngăn chặn ông Mác Lê, Mỹ nhảy vào Việt nam. Nhưng sa vào chiến tranh du kích Mỹ không thắng được, phần vì ở nhà phe phản chiến xúi dân biểu tình nên họ thấy không thể đánh thức được dân Việt nam bằng cách này. Do đó họ mới họp với bên Trung Quốc để tính chuyện rút. Đại loại là giờ tao ngán rồi, tao muốn rút lui giao lại cho mày muốn làm gì thì làm. Trước khi đi họ tát cho cái thằng ngủ mê mấy cái để mong nó tỉnh bằng loạt bom B52 suốt 12 ngày đêm. Sau đó ra Thông Báo Chung Thượng Hải và ký hiệp định Paris cái roẹt rồi rút về.
- Như vậy có phải họ đã thua không mày?
- Chẳng phải thua chú à. Trong một cuộc chiến khi mà đối phương chơi cù nhầy thì mình nên rút lui chọn cách khác. Bởi vì đối với Mỹ, họ chơi cờ trên một phạm vi rộng toàn cầu chứ không riêng ở Việt nam. Đánh bằng quân sự không được họ xoay sang chơi cấm vận bằng kinh tế, thực hiện "chiến tranh lạnh' với Liên Xô. Họ mời ông tổng bí thư của Liên Xô là Khơ Rút Sốp sang thăm Mỹ, chỉ cho ông ta thấy thành quả của kinh tế Mỹ. Ông này tỉnh ngộ, sau đó về nước coi lại ông Mác Lê nin có đúng không. Từ ông này sau đó mới có ông Gorbachev và ông Yesltsin khiến cả Liên Xô và Đông Âu sụp đổ êm thấm đó chú.
- Như vậy thằng Mỹ cũng khôn chứ mày, bỏ một ván cờ để được cả cuộc cờ, chỉ tội là Việt nam mình cứ nghĩ là đã thắng đi đâu cũng huênh hoang.
- Nhưng bên cạnh ông Mác Lê làm khổ thế giới nay còn có thêm ông Hồi Giáo cực đoan nữa. Ông này chơi mới ghê, chơi luôn tới Mỹ trong vụ 11/9. Lại còn thiên tai, dịch bệnh, tai nạn máy bay... khắp mọi nơi. Đâu đâu họ cũng phải đi đầu để lo cho cả thế giới. Nhưng chẳng thấy tuyên truyền vinh quang mà chỉ nghe chửi. Đặc biệt là đám DLV nước mình, tìm ra một cái gì xấu của nước Mỹ là tụi nó có vẻ hả hê giống như Columbus tìm ra châu Mỹ vậy đó chú.
- Thế chuyện Tà giáo nước mình vẫn chưa xong thì sao mày?
- Thì người Mỹ họ ngán ngẫm rồi, thức tỉnh mấy thằng bên Châu Âu coi bộ dễ hơn, vì cùng giống nên có nhiều chất xám. Bên châu Á vì não có quá nhiều tàu hủ nên họ mới sáng chế ra cái gọi là in tẹc net để tự thức tỉnh với nhau. Với lại mấy tên giáo chủ ở nước mình thấy dân hơi hơi tỉnh dậy là bơm thêm thuốc vào để cho dân ngủ tiếp chơi,
- Thuốc gì mậy?
- Để con đọc nhãn mấy loại thuốc này cho chú biết để mà tránh nhé:
1/ ỔN ĐỊNH.
2/ DÂN CHỦ, PHÁP QUYỀN LÀ TẤT YẾU.
3/ TỰ DO TRONG KHUÔN KHỔ LUẬT PHÁP.
4/ ĐA ĐẢNG LÀ LOẠN.
5/ CHỐNG THAM NHŨNG PHẢI GIỮ LẤY CÁI BÌNH.
Thôi, chuyện con nói trước giờ là cũng như đang cho chú uống thuốc giải độc đó. Chú tỉnh rồi thì lén rỉ tai nói cho bà con mình chú nghen.
- Thì tao cũng ráng nhớ để mà nói lại với cánh xe ôm cùng cảnh. Nhưng không chắc gì họ hiểu đâu mày ơi.
- Thì được người nào đỡ người đó. Cứu một mạng người còn hơn tu chín kiếp, chú không nghe nói à. Thôi con phải về đã chú à. Khuya rồi.
- Ừ thôi về nghỉ đi con.

Chính trị dành cho người lao động (phần 5)

- Hổm rày mày giảng cho tao nghe về chính trị, nhân quyền, dân chủ, độc lập nghe đã cái lỗ tai. Bữa nay tới món gì đây con?
- Chú có thắc mắc gì không?
- Gần đây tao hay nghe cái cụm từ "ăn mày quá khứ" mà không hiểu lắm, báo đài thì hay ca ngợi hai cuộc kháng chiến thần thánh, cứ đến những ngày lễ lớn là kỷ niệm bắn pháo hoa ì xèo. Nào là cách mạng tháng tám, quốc khánh, giải phóng thủ đô, giải phóng miền Nam. Chưa kể là còn kỷ niệm ngày mất của các anh hùng liệt sĩ nữa chứ... Riết rồi tao thấy tiền bạc đổ ra để lo ba cái lễ lượt quá tốn kém, trong khi tụi nhỏ không có trường để học, cầu để đi...
- Cái này gọi là tuyên truyền chú ạ. Chế độ độc tài sống được là nhờ vào tuyên truyền. Vì vậy họ rất coi trọng, tốn kém mấy cũng phải làm. Chú không thấy là quân đội NDVN khi mới ra đời đã có tên là "Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân" à.
- Ừ, thời bao cấp tao quá rành ba cái chuyện này. Nhưng tao thấy lạ là tại sao chế độ miền Nam trước đây không sử dụng cái chiêu này hả mậy? Nếu họ cũng có thơ Tố Hữu, cũng có những bài ca cách mạng hùng tráng thay vì nhạc vàng thì chắc gì họ đã thua.
- Thể chế dân chủ chỉ sử dụng truyền thông như một phương tiện để truyền đi thông tin thôi chú ạ. Vì lý do nhân bản họ không sử dụng để tuyên truyền. Con lấy ví dụ như bọn IS hồi giáo cực đoan hiện nay giết người rất dã man bắng cách chặt đầu rồi làm bóng đá chơi. Nhưng người Mỹ chỉ đưa hình ảnh hoặc video chứng tỏ chuyện đó là có thực, chứ không thể kêu gọi những người biết làm thơ viết nên những bài thơ thật xúc động để kêu gọi tuổi trẻ nước Mỹ đăng lính, thề căm thù giết hết bọn bất nhân.
- Tại sao vậy mày?
- Lợi dụng sự thiếu thông tin hoặc khả năng nhận thức không cao của người dân để nhồi vào đầu họ cảm xúc, biến họ thành công cụ để thực hiện các mục đích chính trị của mình đó là việc làm vô nhân đạo. Chỉ các chế độ độc tài mới làm. Chế độ miền Nam lúc trước có đủ khả năng để làm điều này nhưng họ vẫn chủ yếu giáo dục học sinh tính nhân văn, các đạo lý làm người, chứ không kêu gọi lớp trẻ thề chết thề sống tiêu diệt bọn xâm lược miền Bắc. Đó là lối giáo dục nghiêng về lý trí và cũng là nền giáo dục của muôn đời.
- Thế hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của nước mình có chính nghĩa không mày?
- Chú nghĩ sao?
- Tao nghe khẩu hiệu của họ là: "Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta thì ta còn phải chiến đấu quét sạch nó đi". Nghe riết thành quen mày ơi!
- Đó là chủ trương bạo lực cách mạng đó chú à. Gần đây đang có phong trào "xét lại lịch sử". Nó cũng giống như "chủ nghĩa xét lại" đối với chủ nghĩa Mac Lênin khi xưa.
- Ủa sao gọi là "chủ nghĩa xét lại" mày?
- Thì giả sử chú thấy cái gì của ông bà ta nói sai, chú nghi ngờ thì chú đưa ra ý kiến coi lại. Nhiều người đòi coi lại quá thì hình thành nên cái gọi là "chủ nghĩa". Với sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu hai mươi năm trước thì người ta đã chứng minh rằng những nghi ngờ của "chủ nghĩa xét lại" là đúng.
- Thế tại sao phải "xét lại lịch sử"?
- Nhiều ý kiến cho rằng Đảng Cộng Sản Việt Nam đã mạo nhận công lao trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đặc biệt nhất là việc dùng bạo lực cách mạng gây ra cái chết của hàng triệu người.
- Thì cướp đến nhà phải đánh chứ mậy?Mà đã đánh thì phải có hy sinh chứ?
- Khổ là không phải đơn giản đánh cướp như ông cha ta "Từ Triệu Đinh Lý Trần bao đời gây nền độc lập" chú à. Chú có biết cái gì gọi là lý luận Mác-xít không?
- Thì đó là lý luận của ông Mác ở bên Đức đó mà.
- Chính đó mới là cái quan trọng nhất. Con lấy ví dụ thời Pháp thuộc, chính sách cai trị hà khắc của chủ nghĩa thực dân đã khiến nhân dân ta vô cùng khổ cực, không những Việt Minh đánh Pháp mà nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân khác cũng đánh Pháp. Nhưng khi chủ nghĩa thực dân đã tàn lụi từ sau thế chiến thứ hai thì người Pháp đã có ý định trao trả độc lập cho ta. Khổ là lúc đó Việt minh cướp chính quyền để đưa cái chủ thuyết của ông Mác- Lê vào Việt nam. Sau đó còn vay mượn của Trung Quốc để đánh Pháp đánh Mỹ nên mới gây ra chiến tranh liên miên không dứt.
- Vậy là theo con thì không cần đánh nhau cũng có thể giành độc lập à?
- Đúng đó chú. Chú thấy các nước xung quanh mình đâu cần đánh nhau mà vẫn được người Anh, người Mỹ trao trả độc lập hết đó. Vấn đề là ta đuổi ông Pháp đi nhưng lại rước ông Trung Quốc vào nhà. Năm 1955 lại nghe lời ông này để Cải Cách Ruộng Đất giết chết hàng trăm ngàn người trong đó có chính cha mẹ, thân nhân của những người lính đang đánh Pháp.
- Thế chống Mỹ thì sao mày?
- Mỹ không hề cướp nước ta chú à. Mỹ nhảy vào Việt Nam khi miền Nam và miền Bắc đã đánh nhau rồi. Và nhiệm vụ của Mỹ là ngăn cái ông Mac Lê nin lại thôi. Và cái mà họ gọi là chiến tranh chống Mỹ và tay sai đó thật ra chỉ là nội chiến giữa anh em trong nhà. Giữa một bên theo cái kiềng ba chân và ống thổi lửa như hôm trước con nói và một bên theo cái ông cộng sản muốn ngồi trên đầu dân.
- Sao mà nhận biết được ông nào là của dân mậy?
- Dễ lắm chú. Ông nào mà cho chú cái quyền đi biểu tình, đi lại, tín ngưỡng, báo chí... là của dân. Ông nào mà cái gì cũng cấm tức là không phải của dân.
- Như vậy theo mày nói nếu xét lại lịch sử thì Đảng Cộng sản Việt nam chẳng có công lao gì ráo trọi?
- Họ không những chẳng có công mà còn có tội rất lớn trước lịch sử đó chú. Nếu không có Đảng Cộng Sản thì nước mình đã phát triển mạnh mẽ vượt bậc rồi chứ không như vầy.
- Ừ hén. Thôi kể tội cái Đảng này ra làm gì mất công, bởi ai cũng biết rõ như ban ngày. À mà hình như đến lượt tao bắt khách rồi. Có gì tối qua nhà, hai chú cháu làm lai rai vài xị chơi nghe mậy.
- Được rồi. Chào chú.

Chính trị dành cho người lao động (phần 4)

- Mấy bữa nay nghe con nói, đầu óc chú cũng sáng ra nhiều cái. Nói thật chứ đôi lúc nghe bây nói một đường, chính quyền nói một nẻo đầu óc tao cứ loạn xà ngầu. Nhưng giờ tao nắm được chuyện cái bếp và cái ống thổi lửa là tao có thể giải thích được nhiều cái ngon lành đó bây.
- Chẳng hạn chuyện gì chú?
- Ờ thì như chuyện ông thủ tướng nói về dân chủ và pháp quyền gì đó. Nghe qua tao biết là láo toét rồi. Không có cái kiềng ba chân làm gì có dân chủ.
- Ai cũng hiểu nhanh như chú thì nước mình đỡ quá.
- Thôi đừng cho tao đi tàu bay giấy mày. Giờ mày nói sơ qua về tình hình đất nước hiện nay tao nghe cái coi. Đọc báo thấy tụi nó bênh mấy thằng Tàu mà tao sôi máu.
- OK, như vậy là chú đã hiểu là nước mình không có tự do, dân chủ gì ráo trọi. Bây giờ con đố chú là nước mình có độc lập không?
- Thì tao thấy cũng có nhà nước, cũng có chính phủ, rồi cũng có "tuyên ngôn độc lập". Còn những chuyện khác tao thấy nhiều cái nó còn nằm trong bóng tối mày ơi.
- Độc lập là quyền bất khả xâm phạm của một quốc gia. Con lấy ví dụ ở nhà chú, chú có quyền quyết định mọi chuyện, hàng xóm không thể can dự vào. Vườn nhà chú cũng không ai có quyền lấy đi khi thì bụi tre, khi thì miếng đất, khi thì cái ao cá. Do vậy độc lập và chủ quyền nó gắn chặt với nhau.
- Rồi cái này tao hiểu.
- Khái niệm độc lập còn có nghĩa khác nữa chú. Nhiều khi nhà là của chú, nhưng chú lỡ mắc nợ nhà hàng xóm, chú đã gián tiếp mất độc lập, bởi vì bất cứ lúc nào chú cũng có thể bị gã hàng xóm đó dùng món nợ ấy để gây sức ép nhằm can thiệp vào chuyện của chú.
- Thế rồi sao nữa?
- Đối với một nước cũng thế. Khi mà chính quyền không phải do dân bầu lên thì họ có thể đi đêm với nước khác để bán đứng đất đai của ông bà mình.
- Ý mày muốn nói đến ba cái vụ công hàm công hiếc gì đó mà tao nghe phong phanh gần đây?
- Đúng đó chú. Thời đánh Pháp, đánh Mỹ nước mình nợ Trung quốc đâu chừng 870 triệu đô để mua súng đạn. Cho nên họ phải ký kết mấy cái giấy tờ theo kiểu bán vịt trời.
- Ủa sao gọi là bán vịt trời mày?
- Tức là chú bán những cái giờ chưa phải là của chú nhưng tương lai có thể hoặc không thể là của chú. Ví dụ miếng ruộng nhà chú có mấy con vịt trời tới đậu, chú bán mấy con vịt đó dù tương lai nó có thể bay mất. Hoàng Sa, Trường Sa trước đây là của chính quyền VNCH nhưng năm 1958 ông Phạm Văn Đồng vì cần súng đạn nên ký một công hàm gián tiếp thừa nhận hai quần đảo này thuộc Trung Quốc. Sau đó năm 1988 họ còn thản nhiên đứng nhìn để mất Gạc ma.
- Té ra vậy. Hèn gì tao nghe tụi Tàu đã xây sân bay, căn cứ quân sự gì đó trên hai hòn đảo này. Lại còn định cấm không cho dân mình ra đó đánh cá.
- Nhiều chuyện lắm chú ơi! Tương lai họ sẽ kiểm soát hoàn toàn biển Đông.
- Chính phủ mình không có cách gì lấy lại hả mậy?
- Khó lắm chú. Kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế cũng không xong. Mua súng đạn về để đuổi chúng đi cũng không được. Quan trọng là hai bên còn có những thỏa thuận bí mật trong Hội Nghị Thành Đô năm 1990 mà dân không được biết.
- Đâu bây nói rõ cái chỗ tại sao mình kiện tụi nó không được tao nghe cho thông cái coi.
- Để con giải thích từ từ cho chú hiểu. Hai quần đảo này trước năm 1975 thuộc về chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Khi thủ tướng Trung Quốc ra tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 về việc hải phận của họ kéo dài 12 hải lý trong đó có Tây Sa và Nam Sa(tức Hoàng Sa và Trường Sa)thì công hàm Phạm Văn Đồng lập tức "tán thành"và "tôn trọng"mặc dù không nhắc gì tới hai hòn đảo này. Nhưng với luật pháp quốc tế thì đó là một cách nhìn nhận gián tiếp.
- Rồi sao nữa?
- Mặc dù sau này họ biện hộ rằng họ không thể cho ai cái mà họ chưa từng sở hữu. Nhưng công pháp quốc tế không thừa nhận vĩ tuyến 17 là biên giới phân định hai quốc gia mà chỉ là giới tuyến tạm thời. Hơn nữa trước kia các nước trên thế giới luôn coi Việt Nam là một. Phe TBCN thì chỉ thừa nhận VNCH chứ không thừa nhận VNDCCH, phe XHCN thì ngược lại. Trong luật thế giới cũng có cái gọi là khế ước trả trước như trường hợp mua cổ phiếu. Do đó ra tòa Việt Nam sẽ thua chắc.
- Giải thích cụ thể hơn đi mày.
- Này nhé chẳng hạn con nói Hoàng Sa và Trường Sa là hai con vịt trời chú bán cho con mà không nghĩ có ngày là của chú. Do đó năm 1974 và năm 1988 chú đứng nhìn con cướp hai con vịt này mà không hề lên tiếng. Vậy bây giờ chú lấy tư cách gì mà đòi kiện con.
- Thì ra vậy. Hèn gì bây giờ tụi nó mới giả bộ đi nhờ thế giới lên tiếng đòi lại. Lại còn anh em, bạn ta với thằng ăn cướp nữa chứ. Đúng là nhục quá phải không mày.
- Con thấy chú hiểu vấn đề rồi đó. Không những mất hai quần đảo này, chúng ta còn để Trung Quốc xâm phạm nhiều lĩnh vực khác như khai thác tài nguyên, khoáng sản, xây dựng cơ sở hạ tầng. Họ đưa công nhân người nước họ tràn ngập sang ta ở Vũng Áng, Hà Tĩnh, Chu Lai, Cam Ranh, Tây Nguyên, Bình Dương... Chấp nhận bỏ thầu thấp để được trúng thầu rồi đút lót hối lộ cho bộ máy tham nhũng của ta, biến các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng mà ta vay vốn nước ngoài thành những công trình ngoài bê tông trong cốt tre, chỉ vài ngày sử dụng đã hỏng. Họ đưa hàng hóa độc hại sang ta tiêu thụ để đầu độc, giết dần giết mòn dân ta. Họ sẵn sàng nham hiểm đi thua mua phế liệu như cáp quang, dây điện, móng trâu, đuôi trâu, chè vàng... để phá hoại nền kinh tế của ta lâu dài.
- Tao thấy tình trạng dân oan ngày càng nhiều mới nguy hiểm à mày.
- Đúng đây là vấn đề quan trọng nhất đó chú. Chú có thấy các khu đô thị dành riêng cho người Trung Quốc mọc lên ngày càng nhiều không?Như ở Bình Dương có khu Thành Phố Mới đó chú. Họ cướp đất nông nghiệp của nông dân, bồi thường với giá rẻ mạt, sau đó phân nền bán lại với giá rất cao. Chỉ cần nắm kế hoạch tái định cư, kế hoạch xây cất đô thị là cả bộ máy có thể làm giàu nhanh chóng. Trong khi đó nông dân bị đẩy ra đường, vác đơn khiếu kiện khắp nơi mà không được giải quyết. Càng ngày xã hội sẽ hình thành nên một tầng lớp bần cùng ở dưới đáy xã hội.
- Đúng là con có học có khác, thấy được các vấn đề xã hội. Nhưng mà sao tao thấy nhiều đứa cũng có học như bây mà khỏe re, suốt ngày đi nhậu, bia ôm, gái gọi, vũ trường rầm rầm, đâu có chết ai.
- Mỗi người có suy nghĩ khác nhau chú à. Trên một chiếc xe nếu chở toàn những người như lớp trẻ Hồng Kông thì xe đó sẽ băng lên đốc ào ào, còn chở những kẻ "sống chết mặc bay"như ở ta thì sớm muộn cũng lao xuống vực.
- Tao hiểu, xã hội đã làm cho con người trở nên vô cảm trước vận nước. Nhưng biết làm sao được, một con én chẳng làm nên mùa xuân.
- Một con én không làm nên mùa xuân nhưng nhiều cánh én sẽ khác chú à.
- Hiểu. Nhưng để tao làm vài cuốc xe cái đã. Phải có tiền để mua mấy tô mì gói dằn bụng. Chờ tới khi bây nấu xong món dân chủ chắc tao cũng theo ông bà rồi.
- Vâng, bye chú.

Chính trị dành cho người lao động (phần 3)

- Ủa, hôm rày làm gì mà thấy mặt mày hốc hác, phờ phạc
vậy chú?

- Chẳng giấu gì mày cái bệnh đau bao tử kinh niên lại hành.
Với lại tao cũng lu bu ba cái chuyện giấy tờ nhà.

- Đến đâu rồi chú?

- Thì cũng phải nghỉ chạy xe mấy bữa để lo cho nó xong. Nói
thiệt, cũng trần ai lắm mày ơi.

- Sao chú không nhờ dịch vụ nó lo cho lẹ?

- Tiền đâu mậy? Bộ mày tưởng rẻ à. Cực chẳng đã mới
vác thân đi chầu chực cửa quan chứ bộ. Ký được cái giấy
cũng phải lên bờ xuống ruộng. Đi khám bác sĩ cũng vậy, xếp
hàng cả buổi mới xin được cái toa đi mua thuốc. Nghèo hèn
cực lắm con ơi.

- Chú biết tại sao vậy không?

- Thì cũng cái bệnh hành là chính ấy mà.

- Do nước không có dân chủ đó chú.

- Dân chủ thì liên quan gì ở đây mậy?

- Liên quan nhiều thứ lắm chú. Ở các nước có dân chủ, mọi
việc chỉ cần giải quyết thoáng cái là xong. Quan to, quan nhỏ
với dân đều bình đẳng. Chú có thấy ông Bill Clinton sang ta
bắt tay với sinh viên không?Bush thì vật tay với lính, Obama bị
ông chủ cửa hàng Pizza nhấc bổng lên.

- Đâu mày giải thích tại sao có dân chủ thì tụi tao đỡ
cực ba cái vụ hành chính này?

- Trước hết con nói chú nghe. Dân chủ không phải là tô mì
gói, chú muốn ăn là có ngay. Có khi đời này chú nấu đời sau
con cháu mới được ăn.

- Ôi dào, nếu cực vậy thì để tao làm đại gói mì cho chắc
ăn.

- Dân mình chỉ biết đường ngắn chứ không tính đường dài,
chừng đụng chuyện mới biết cực. Dân chủ là cách vận hành
nhà nước hiệu quả nhất đó chú. Có dân chủ chú sẽ được
hưởng lợi nhiều thứ, tuổi già không phải lo, ốm đau cũng
được chăm sóc đàng hoàng.

- Thì mấy ổng mấy bà ở trển cũng nói là nước ta dân chủ
gấp vạn lần tụi tư sản. Rốt cuộc tao nghi thằng nào chưa
cầm quyền cũng nói hay, chừng lên ngai vàng rồi đều trở
mặt hết. Thành ra xã hội nào cũng thế.

- Đó là vì chú không hiểu gì về chính trị nên mới bị
lừa. Như dân Do Thái, họ có 8 triệu dân thì có đến 6 triệu
thủ tướng, cũng là bởi tất cả người dân họ đều quan
tâm tới chính trị nên mấy ông lãnh đạo không thể nói hươu
nói vượn. Muốn vậy chú phải hiểu cái cơ cấu nhà nước
dân chủ thật sự nó như thế nào.

- Rồi mày thử nói hình thù nó tao nghe coi.

- Con lấy ví dụ vậy cho chú dễ hình dung nè. Chú có thấy cái
bếp của nhà nông không? Nó có một cái kiềng 3 chân và một
ống thổi lửa.

- Biết, tao cũng vốn là nông dân mà mậy.

- Cái kiềng ở trên là cái hiến pháp mà hôm trước con nói. Ba
cái chân đó là: hành, lập, tư và cái ống thổi lửa là báo
chí đó chú.

- Gì mà hành, lập, tư ở đây mày?

- Đó là hành pháp, lập pháp, tư pháp. Ba cái chân này phải
ngang hàng độc lập với nhau và bảo vệ cho cái kiềng hiến
pháp bên trên thì đó mới gọi là dân chủ thật sự.

- Ủa, theo tao hiểu thì nước mình cũng có ba cái chân đó mà
mày?

- Có nhưng nó không độc lập mà bị ông Đảng nắm hết rồi
chú ơi.

- Thế tại sao phải độc lập thì mới gọi là dân chủ mày?

- Chú có thấy ai vừa đá bóng vừa thổi còi không? Muốn các
ông này không ăn cánh với nhau thì phải chia ba ổng ra, ông này
kiểm soát ông kia. Ông này phát hiện ông kia lấy tiền đi
đánh bạc, chơi gái thì tri hô lên, đưa ra tòa liền. Và cái
ông tòa kia cũng chẳng sợ ai, xử thẳng tay, khi đó dân mới
yên tâm được.

- Nếu ngộ nhỡ nó vẫn cứ ăn cánh với nhau thì sao mày?

- Thì có thêm ông báo chí nhảy vào can thiệp, phanh phui hết
mọi chuyện.

- Ái chà chà, tụi tư bổn coi vậy cũng khôn ta. Đâu mày nói
sơ qua về hành, lập, tư tao nghe coi.

- Hành pháp tức là chuyên về điều hành đất nước đó chú.
Cái này trước tiên dân phải bầu trực tiếp ông tổng thống
và phó tổng thống. Sau đó ông tổng thống có quyền chỉ
định các bộ trưởng. Nhiệm kỳ là 4 năm. Khi thay ông tổng
thống có nghĩa là thay hết cái dàn này. Hành pháp chuyên lo
chỉ đạo làm ra tiền, đi chợ nấu ăn, giải quyết tranh chấp
với hàng xóm láng giềng...

- Thế còn lập pháp?

- Tức là quốc hội chuyên lo việc làm ra luật lệ, chính sách
xã hội và quyết định những vấn đề hệ trọng. Ở các
nước tư bản, quốc hội có hai viện để việc thông qua luật
được chặt chẽ hơn. Như ở Mỹ thượng viện có 100 người,
nhiệm kỳ 6 năm. Hạ viện có 435 người, nhiệm kỳ 2 năm.

- Tư pháp chuyên việc gì mày?

- Tư pháp chuyên việc xử án dựa trên luật mà bên lập pháp
đưa ra. Ví dụ quốc hội đưa ra luật là "ai ăn hối lộ trên
1000 đ đều bị xử tù" thì bên tư pháp cứ chiếu theo đó mà
thi hành. Ngoài ra bên tư pháp còn có các tòa án tối cao và
độc lập để xử các ông tai to mặt lớn và xử việc vi
phạm hiến pháp còn gọi là bảo hiến.

- Thế tại sao phải đa đảng?

- Đây là một cơ chế cạnh tranh và khách quan để đảm bảo
cho việc thực thi dân chủ trở nên chặt chẽ hơn. Con lấy ví
dụ nếu bên hành pháp các tổng thống của một đảng ra tranh
cử thì không có tính cạnh tranh, bởi ông nào lên thì cũng
chỉ bảo vệ quyền lợi cho một đảng duy nhất. Nhưng khi có
hai đảng thì các ông phải đưa ra đường lối tiếp thị sao
cho ăn khách, nghĩa là có lợi nhất cho dân thì ông mới trúng
cử và đảng của ông mới cầm quyền. Còn bên quốc hội khi
chỉ có một đảng thì khi làm luật sẽ có tình trạng sửa
đổi lại hiến pháp sao cho đúng với điều luật mà các ông
đưa ra và tình trạng vi hiến được hợp thức hóa. Nhưng nếu
quốc hội lưỡng đảng thì sự tranh cãi sẽ trở nên gay gắt
và điều luật đó không được thông qua, rốt cuộc dân
được hưởng lợi nhất. Tương tự bên tư pháp cũng vậy, có
hai đảng thì việc xử án sẽ nghiêm túc và ít đi những vụ
án oan.

- Mày nói nãy giờ mà tao chưa thấy có dân chủ ích lợi gì
đến việc giấy tờ và khám chữa bệnh của tao cả?

- Thì đấy sự dân chủ tức là có sự kiểm soát lẫn nhau
trong chính quyền. Nhân viên nhà nước sẽ lo lắng làm sao không
để mất lòng dân. Khi dân mất lòng thì báo chí sẽ nhảy vào
lên tiếng và những người đứng đầu sẽ nhận lãnh trách
nhiệm. Khi đó bản thân vị đó, đảng của vị đó sẽ không
được trúng cử trong nhiệm kỳ tới nữa. Thành ra nếu thấy
chú đứng chờ lâu một tí là họ phải xin lỗi hoặc bố trí
người khác lo cho chú ngay. Chú được xem như ông chủ còn họ
chỉ là người phục vụ. Nếu sự việc nghiêm trọng chú có
quyền kiện họ ra tòa đòi bồi thường. Còn trong chế độ
"dân chủ "của ta họ mặc kệ chú ra sao thì ra bởi cũng chẳng
ảnh hưởng gì tới "nồi cơm"của họ.

- Té ra là vậy, hèn chi tụi bây cứ đấu tranh đòi dân chủ
hoài.

- Thực ra dân chủ và nhân quyền tức những quyền tự do như
con nói hôm trước tuy hai nhưng mà một đó chú à. Thể chế
dân chủ có nhưng nhân quyền không có thì cũng như không. Nhưng
có nhân quyền mà không có thể chế dân chủ thì những quyền
đó cũng không thực thi được một cách hoàn hảo.

- Thôi được, bài học hôm nay hơi cao đây nhưng để tao về
vắt tay lên trán nghiền ngẫm lại coi sao.

- Vậy nhé! Chào chú.