Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2019

LỖI NGỤY BIỆN CỦA DÂN VIỆT.

Đã có rất nhiều status của giới mày râu Việt Nam bênh vực Ngọc Trinh trên Facebook. Các luận điểm tựu trung lại đó là :
- Thảm đó Cannes của Pháp cũng xuất hiện những diễn viên khoe thân, gái gọi đến để nâng giá đi khách, tiếp thị hàng thì sá gì Ngọc Trinh.
- Cô ta là nữ hoàng nội y nên phải ăn mặc thế để quảng cáo đồ lót.
- Cô ta có quyền làm bất cứ việc gì miễn không phạm luật.
Tất cả các luận điểm này đều không chú ý đến một điểm quan trọng. Liên hoan phim Cannes là một hoạt động văn hóa tại một trung tâm văn hóa lớn nhất thế giới.
Thế nào là văn hóa ?
Văn hóa là hoạt động tinh thần của con người, biểu hiện lối sống của một xã hội văn minh. Văn hóa đôi khi không chiụ rào cản bởi pháp luật mà chiụ rào cản của ý thức.Do đó có nhiều hành động phi văn hóa không bị chế tài bởi luật pháp nhưng bị chế tài bởi lời phán xét của "tự do ngôn luận".
Cho nên đừng nói rằng bây giờ người Pháp trở nên cổ lổ sĩ, kém văn minh hơn đám "trai làng" Việt Nam, bởi vì họ phê phán Ngọc Trinh trong khi đám trai làng này lại ủng hộ.
Không thể lấy lý do cả đám người vượt đèn đỏ thì ta cũng phải vượt theo và cho đó là bình thường. Một đám người ở truồng nơi có các di tích văn hóa thì việc ta ở truồng theo không có gì lạ.
Liên hoan phim Cannes không phải Liên hoan phim cấp 3.Và ngay cả xứ sở hoa anh đào nơi thịnh hành phim sex, phim tình dục cũng không hoan nghênh việc phụ nữ ăn mặc phơi thân ra đường. Đừng nghĩ rằng xã hôị Pháp, Mỹ chấp nhận cho phụ nữ khoe thân, khoe vú ở các sự kiện văn hóa. Thưa rằng muốn điều đó hãy đến các "night club" để xem vũ khỏa thân.
Xã hội văn minh cái gì ăn ra ăn, cúng ra cúng chứ không bát nháo như người Việt. Vậy nên Ngọc Trinh đem hàng tới bán ở chỗ người Pháp dành để cúng thì bị họ chửi là đáng.
Liên hoan phim Cannes là một trong những liên hoan phim có uy tín nhất thế giới, được tổ chức lần đầu từ 20 tháng 9 đến 5 tháng 10 năm 1946 tại thành phố nghỉ mát Cannes, nằm phía nam Pháp. Từ đó, liên hoan phim được tổ chức hàng năm trong tháng 5 với một số ngoại lệ và dần trở thành nơi tôn vinh các nhà điện ảnh huyền thoại.
Thu hút số lượng lớn các phương tiện truyền thông tham gia đưa tin, Liên hoan không mở cửa cho công chúng, có sự hiện diện của nhiều ngôi sao điện ảnh và là nơi gặp gỡ ưa thích của các nhà sản xuất phim để trình làng những bộ phim mới nhất và cố gắng bán xuất phẩm của họ cho các nhà phân phối đến từ khắp nơi trên thế giới.
Giải thưởng uy tín nhất được trao ở Cannes là Palme d'Or (giải Cành Cọ Vàng) cho phim Xuất sắc nhất.

TRUNG QUỐC VÀ HUAWEI ĐỀU CÓ THỂ KIỆN VỀ TÍNH HỢP HIẾN TRONG CÁC QUYẾT ĐỊNH CỦA TRUMP.

Nhiều người Việt vẫn nghĩ rằng Mỹ hay Donald Trump muốn làm gì thì làm trong việc đánh Trung Quốc miễn sao có lợi cho nước Mỹ. Nghĩ như vậy là lầm. Các công ty của Mỹ khi làm ăn ở Trung Quốc và Việt Nam nếu gặp bất công chỉ có thể kiện hai nước này ra các tòa án trọng tài quốc tế để xem xét căn cứ trên các hợp đồng đầu tư, ngoài ra kiện để ngành tư pháp hai nước này xem xét thì cũng như không, nhưng các công ty Trung Quốc hay Việt Nam không cần đi đâu cho xa, có thể gởi đơn ngay ở các tòa án tiểu bang hay Liên bang của nước Mỹ. Vì Mỹ có tam quyền phân lập , tư pháp độc lập.
Đó là nguyên nhân mà Việt Nam theo đuổi các vụ kiện về chất độc màu da cam trong "chiến tranh Việt Nam" hay Mỹ kiện Việt Nam bán phá giá cá basa...
Chính vì có một tòa án độc lập nên khi tham gia vào WTO doanh nghiệp cũng như chính phủ Mỹ không thể tùy tiện làm bậy trong khi đó ở Trung Quốc và Việt Nam phải nhờ đến trọng tài quốc tế. Như thế khi đánh Trung Quốc Trump cũng phải tham khảo đội ngũ luật sư của mình xem có vi hiến hay không.Nếu vi hiến thì đừng bao giờ bảo rằng các quan tòa của nước Mỹ sẽ bênh cho Trump. Đơn giản vì Mỹ là một nhà nước pháp quyền thực sự chứ không phải pháp quyền trên giấy.
Ngày 7/3/2019 , Huawei xác nhận đã nộp đơn kiện chính phủ Mỹ lên một tòa án liên bang ở Texas, đề nghị xem xét tính hợp hiến của Điều 889 trong Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA) được Tổng thống Donald Trump ký hồi tháng 8/2018, trong đó cấm các cơ quan liên bang và nhà thầu Mỹ mua thiết bị và dịch vụ từ Huawei.
Trong đơn kiện Chính phủ Mỹ, Huawei nhắm vào một điều khoản thuộc Đạo luật Thẩm quyền quốc phòng 2019 của Mỹ. Đây là điều khoản cấm bất kỳ cơ quan điều hành, nhà thầu chính phủ hay công ty nào có nhận vốn vay hoặc ngân sách chính phủ được phép sử dụng thiết bị Huawei và ZTE. Đơn kiện nói điều khoản này là một sự trừng phạt pháp lý không thông qua xét xử - điều mà Hiến pháp Mỹ quy định cấm.
Ngày 28/5, Huawei sẽ đưa ra những bằng chứng đầu tiên để theo đuổi vụ kiện chính phủ Mỹ "bao vây cấm vận" hãng công nghệ Trung Quốc. Một tuần sau đó, chính phủ Mỹ (bị đơn) sẽ đưa ra các bằng chứng, lập luận để bác bỏ đơn kiện.
Các chuyên gia pháp lý cho biết công ty có khả năng thua kiện vì các tòa án Mỹ có xu hướng tránh việc phân xử những lệnh cấm của chính quyền Mỹ liên quan đến an ninh quốc gia.
Một số luật sư cho rằng, Huawei chỉ đơn giản là muốn lôi kéo dư luận trong vụ tranh cãi liên quan đến cuộc đối đầu thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Vụ kiện của họ có khả năng kéo dài trong nhiều năm.
Huawei có thể biết rõ khả năng thua là rất cao nhưng họ kiên quyết đặt cược bởi đã từng có những vụ thắng kiện trong lịch sử.Năm 1946 , Tòa án Tối cao Mỹ đã buộc phải tuyên một đạo luật là vi hiến, 3 nhân viên Chính phủ Mỹ đã phải chịu tội.
Gần đây, một thẩm phán liên bang Mỹ cũng đã tuyên phán quyết về đạo luật giới hạn tài trợ cho tổ chức y tế của phụ nữ - Plazed Parenthood là một đạo luật vi hiến bởi đạo luật này được thông qua nhằm trừng phạt tổ chức nói trên.
Như vậy ở nước Mỹ Trump không phải là người đứng trên luật nếu luật sư của ông không thuyết phục được thẩm phán và bồi thẩm đoàn tin rằng đó là vấn đề thuộc an ninh quốc gia.

NHỮNG NGHỊCH LÝ CHỈ CÓ Ở TRÊN ĐẤT MỸ.

Mỹ là một quốc gia tự do,dân chủ theo thể chế chính trị đa đảng, thừa nhận đối lập, tự do ngôn luận , tam quyền phân lập và pháp trị.
Theo tư tưởng và thể chế chính trị này thì chỉ có đệ nhị VNCH được hình thành sau bản hiến pháp 1967 mới cùng ý thức hệ và đồng minh với Mỹ.
Xét theo các quốc gia như Trung Quốc, Nga... thì chỉ ai yêu thích ý thức hệ của họ mới muốn đến định cư ở hai đất nước này. Thế nhưng nước Mỹ lại nhận vào những người rất ghét Mỹ, thù Mỹ nhưng "I don't care".
- Thứ nhất là thành phần con cháu đệ nhất VNCH : Đây là thành phần ra rả chửi Mỹ suốt ngày vì dám bật đèn xanh cho bọn "phản tướng" giết chết tổng thống "kính iu" của họ.Gần 60 năm trôi qua nhưng họ vẫn không nguôi uất hận. Điều đặc biệt là cho đến bây giờ họ vẫn tôn thờ thể chế chính trị độc đảng, không tam quyền phân lập, không tư pháp độc lập; vẫn cho việc đàn áp đối lập, đàn áp nhân quyền là đúng. Thế nhưng nghịch lý là họ chẳng thèm sang các nước độc tài gia đình trị cùng chung lý tưởng với Ngô tổng thống của họ để sống mà lại thích thành công dân Mỹ. Cho nên họ lại tạo ra một điều phi lý là : ngay trên xứ tự do nhưng hàng năm vẫn ngang nhiên tưởng niệm một nhà độc tài đánh dẹp đối lập, đàn áp nhân quyền, đi ngược với các giá trị của "Tuyên ngôn độc lập" và hiến pháp 1789 của nước Mỹ. Thế nhưng họ cũng chẳng thèm xấu hổ mà càng ngày càng trâng tráo thể hiện sự nghịch lý đó hơn bằng các bài viết xuyên tạc lịch sử trên FB và các cơ quan truyền thông. Cũng may là do Mỹ cho phép quyền tự do ngôn luận chứ nếu Mỹ mà như cộng sản Trung Quốc, Việt Nam thì cái răng "ăn cháo" của họ không còn vì dám chửi nước Mỹ ngay trên đất Mỹ.
- Thứ hai là thành phần con cháu cộng sản : Đây là thành phần ngày xưa chống Mỹ quyết liệt nhất, chửi Mỹ bằng đủ ngôn từ thô bỉ nhất. Nào là " Đế quốc Mỹ xâm lược"" Đế quốc Mỹ tàn ác dã man" " Hễ còn một tên xâm lược Mỹ trên đất nước ta thì ta còn phải chiến đấu quét sạch nó đi". Thế mà ngay sau khi Mỹ bỏ cấm vận, nối lại quan hệ thành phần này lại ùn ùn tìm đủ mọi cách để đổ sang Mỹ. Chúng đã làm cho Việt Kìu Mỹ không còn là đặc quyền của dân VNCH ra đi di tản năm 1975, vượt biên hay HO, ODP nữa. Giờ đây nói tiếng Bắc đặc sệt, không phải Bắc di cư 1954 cũng có thể mang mác Việt Kiều Mỹ vì phong trào du học, kết hôn giả, nhân viên ngoại giao cộng sản tìm cách ở lại Mỹ hoặc thành phần xin định cư nhờ có tiền đầu tư. Do đó bọn chửi Mỹ như con cháu Lê Đức Anh, Nguyễn Tấn Dũng, Hồ Thu Hồng...đều có dịp định cư trên xứ tự do dù cha ông chúng xưa kia là thành phần kẻ thù của tự do.
- Thứ ba là thành phần con cháu của bọn quan lại Trung Quốc. Chúng cũng là thành phần chống Mỹ đến cái lai quần, chửi Mỹ ào ào liên tu bất tận trên mạng, trên báo chí. Nhưng cũng lại là thành phần có mặt nhan nhãn ở Los Angeles, Texas, Washington DC... ở khắp các trường đại học của nước Mỹ. Sau vụ Huawei chúng đang bị đưa vào danh sách đen và có nguy cơ bị trục xuất về nước.
Nói tóm lại là do bởi nước Mỹ điều hành đất nước bằng luật pháp chứ không bằng ý thức hệ cảm tính nên những kẻ thù ghét Mỹ vẫn xem nơi đây là mảnh đất lý tưởng, là cơ hội vươn lên tìm đến thành công của họ. Những kẻ mang nặng lòng tham quyền lực, tôn vinh các thể chế chính trị độc tài vẫn không bị xa lánh, kỳ thị tại Mỹ nếu không phạm luật.
Vấn đề nằm ở cái đầu của họ. Thay vì nhận ra sự bao dung, sự tôn trọng khác biệt của nước Mỹ họ phải thay đổi suy nghĩ để bỏ các nhà độc tài vào thùng rác lịch sử, tìm hiểu về các cơ chế kiểm soát quyền lực, bảo vệ hiến pháp...của nước Mỹ những kẻ này đến tận bây giờ vẫn mang nặng những tư duy chính trị cổ lổ sỉ của thế kỷ trước. Đó là tư tường chính trị mang nặng dấu ấn của các nền quân chủ, trung quân ái quốc, nhớ ơn vua... dù vua là kẻ cướp ngôi, đàn áp những người khác biệt chính kiến...
Cũng may là thế giới bây giờ vẫn còn có một nước Mỹ để cho họ vừa chửi vừa muốn đến để dung thân. Những kẻ vô liêm sỉ rất khó thay đổi vì đã đứt mất dây thần kinh xấu hổ.

CÔNG CỐC.

Khi Phan Chu Trinh phát động một phong trào "khai dân trí, chấn dân khí hậu dân sinh" vào đầu thế kỷ 20 ông đã không ngờ là công lao của mình thành vô ích 100 năm sau đó.
Vì sao ?
Vì đã có một phong trào làm "ngu dân trí" do 3 tổ chức cộng sản Đông Dương phát động cùng thời gian với ông và sau này hợp nhất thành Đảng cộng sản Đông Dương vào ngày 3/2/1930.
Lúc này do cùng chiến tuyến, cùng mục tiêu chung là chống Pháp nên cụ Phan không quan tâm lắm đến cộng sản của Hồ. Nhưng có lẻ nếu còn sống cụ sẽ phải hối hận vì công cụ khai dân trí theo một thể chế chính trị của châu Âu , châu Mỹ sáng suốt bao nhiêu thì Hồ và học trò của Hồ đã phá đi hết bằng cách tuyên truyền tôn thờ lãnh tụ, độc đảng và các anh hùng cách mạng bịa đặt .
Tương tự phong trào chống cộng sản của nhân dân miền Nam sau 1954 cũng trở thành "công cốc" khi chủ quan không ngăn chặn việc cướp chính quyền của Ngô Đình Diệm vào năm 1955 từ chính quyền của Quốc gia Việt Nam. CŨng là do cùng mục tiêu chung là chống cộng nên Kỳ ngoại hầu Cường Để, hộ pháp Phạm Công Tắc, các đảng phái như Đai Việt, Việt Nam quốc dân đảng, các tôn giáo như Phật giáo, VNTN, Cao Đai, Hòa Hảo... đều mắc kế của Ngô Đình Diệm. Đó là giống như cộng sản giành công đánh Pháp để cướp quyền lãnh đạo duy nhất , Ngô Đình Diệm cũng lợi dụng chiêu bài "chống cộng" để độc tôn chiếm quyền lãnh đạo duy nhất trong bản hiến pháp VNCH 1956.
Như vậy công lao khai dân trí của cụ Phan và những người có tư tưởng dân chủ của miền Nam đã bị bộ máy truyền thông của Ngô Đinh Diệm bóp chết bằng cách suy tôn Ngô tổng thống và một chế độ độc tài giống y như của cộng sản.
Nếu những người dân chủ không chủ quan mà biết ngăn chặn sự tiếm quyền của Ngô Đình Diệm từ cuộc trưng cầu dân ý giả tạo 1955 thì theo phân tích của các sử gia nước Mỹ và thế giới miền Nam không mất vào tay cộng sản. Vì Lê Duẫn sẽ không dám đưa quân đánh miền Nam khi nhân dân , chính quyền, tôn giáo , đảng phái thống nhất đồng lòng đoàn kết trong một thể chế chính trị đặt hiến pháp cao nhất. Lúc đó quân đội, nhân dân sẽ chống cộng cho sự cường thịnh của miền Nam chứ không cho gia đình nhà Ngô. Cũng giống như nhân dân miền Bắc hy sinh cho sự giàu có của đảng Cộng sản mà thực tế hôm nay đã chứng minh.Những kẻ nào đánh đồng nhà Ngô với miền Nam đó là sự ngụy biện đáng xấu hổ nhất vì không khác gì DLV cộng sản.
Lịch sử lập lại. Hôm nay cũng có một thế lực nhân danh chống cộng không vì dân chủ mà vì một thể chế chính trị độc tài của quá khứ. Nếu người dân Việt Nam không chú ý để ngăn chặn nó từ trong trứng nước thì cũng giống như cộng sản năm 1930, chính quyền nhà Ngô năm 1954 ... nó sẽ lớn mạnh và biến công lao "khai dân trí" thành công cốc. Vì thật sự cũng giống cộng sản nó đang làm ngu dân trí khi tuyên truyền cho độc tài và các trại súc vật.
Nếu muốn bánh xe lịch sử không lặp lại thì hãy cứ tin đi : hậu cộng sản sẽ là một chế độ độc tài mới tàn ác hơn lên thay.

TẠI SAO CÓ 4000 NĂM LỊCH SỬ NHƯNG DÂN TỘC VIỆT NAM KHÔNG LÀM NÊN TÍCH SỰ GÌ ?

Đây là câu hỏi mà rất ít người Việt Nam nào suy nghĩ tới. Đó là vì họ ít khi tư duy đến tận gốc vấn đề.
Nhìn lại lịch sử, mỗi triều đại phong kiến lên cầm quyền thường gắn với một chiến công chống ngoại xâm nào đó. Do đó có thể nói chống ngoại xâm như là một thương hiệu mà bất cứ dòng họ nào cũng muốn giành lấy để có thể danh chính ngôn thuận ngự trên ngai vàng.
Vậy nên Lê Lợi và Nguyễn Trãi xưa kia đã biết dùng truyền thuyết "Thần Kim Quy" và cho quân lấy mỡ viết trên lá cây mấy chữ "Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần" để tuyên truyền trong dân nhằm thu phục nhân tâm.
Nhưng kết quả rồi sao?
Sau thời hưng thịnh nhà Lê cũng đi vào suy tàn ,giết hại trung thần gây ra vụ án Lệ Chi Viên... Tất cả các triều đại chỉ có một mục tiêu là củng cố chiếc ngai vàng và phủ dụ dân chiụ sự cai trị của triều đình. Mãi cho đến thế kỷ 19 vẫn còn lạc hậu khi Nguyễn Trường Tộ gửi lên triều đình Huế 58 bản điều trần đề xuất canh tân xây dựng đất nước.
Nói ra điều này để thấy rằng các chế độ độc tài không làm được gì cho sự phát triển của một đất nước mà chỉ chú tâm vào sự phát triển cho một dòng họ, một tầng lớp dân chúng được những kẻ nắm quyền ưu đãi.
Cho nên để lấy lòng dân, tạo tính chính danh các chế độ độc tài thường dùng việc đánh ngoại xâm để thu phục nhân tâm.
Thế nhưng trước 1945 nước Việt đã có 18 cuộc khởi nghĩa vũ trang và nhiều phong trào chống Pháp. Cộng sản chỉ là "chó táp phải ruồi" khi nhờ năm 1945 Mỹ và đồng minh đánh thắng quân phát xít , Nhật giải giáp và nạn đói xảy ra trên toàn quốc do Nhật phá lúa để trồng đay. Nếu không có cái may này thì cộng sản chẳng thể cướp được chính quyền của chính phủ Trần Trọng Kim.
Còn chuyện đánh Pháp 9 năm là do chính Hồ Chí Minh ký hiệp ước Sơ bộ 6/3 rước Pháp vào để giải giáp quân Nhật thay cho quân Tưởng nên mới có chuyện Pháp quay lại. Nhưng Pháp lúc này không còn là Pháp thực dân mà là một nước Pháp cộng hòa sẵn sàng trao lại thuộc địa cho các quốc gia độc lập. Và do vậy chính phủ Hồ Chí Minh đã lộ nguyên hình là một lực lượng chiếm đóng từ phong trào vô sản của Quốc tế 3 do Lê nin khởi xướng.
Từ việc lợi dụng chính danh trong đánh Pháp , cộng sản cũng tiếm danh luôn trong việc cho Mỹ là xâm lược. Thật ra Mỹ chỉ đến Việt Nam để ngăn chặn CNCS theo học thuyết Truman và giúp miền Nam chống xâm lược theo hiệp ước Liên minh quân sự.
Chế độ Ngô Đình Diệm cũng lợi dụng chiêu bài "chống cộng" để cướp chính quyền của Bảo Đại và xây dựng một vương quốc riêng cho người công giáo di cư từ miền Bắc vào sau 1954. Nhưng chế độ này ngây thơ hơn cộng sản khi nghĩ 1 triệu dân công giáo có thể làm nên chuyện, coi thường các thành phần khác. Kết quả là họ tạo ra một cuộc chiến tranh tôn giáo như châu Âu thế kỷ 16 và 17. Tuy nhiên Phật giáo khoan dung hơn chỉ dùng tự thiêu và bất tuân dân sự chứ không dùng vũ khí như dân châu Âu. Kết quả dẫn đến ngày 1/11/1963 mà phía chế độ độc tài vẫn đổ cho quân đội. Thực chất đó là một cuộc cách mạng từ độc tài sang dân chủ của 13 triệu dân miền Nam trừ công giáo.
Do vậy có thể kết luận rằng :
- Đất nước sẽ không phát triển khi quyền lực ở trong tay một cá nhân, gia đình hay đảng phái .
- Các cá nhân, gia đình, đảng phái thường lợi dụng việc chống ngoại xâm hay một thế lực mà nhân dân căm ghét nào đó để khởi động một cuộc chiến tranh nhằm giành lấy ngai vàng. Kết quả của cuộc chiến tranh , hy sinh bao nhiêu nhân mạng thì chỉ là dân chết chứ thế lực cầm quyền không chết. Chúng chỉ cho con em đi nước ngoài học để tương lai về cai trị dân sau khi những "thằng ngu" bỏ xác trên chiến trường .
Sự thật như vậy nhưng cho đến bây giờ dân Việt vẫn ngây thơ tin vào các thế lực độc tài cộng sản cũng như chống cộng sản. Thực chất chúng chỉ chống lẫn nhau để tranh nhau cầm quyền. Một khi cùng đường chúng sẽ hiệp thương và bắt tay nhau trong bí mật. Chỉ khi nào chống cộng nhưng thừa nhận đa đảng, đối lập để giành lại quyền tự quyết và ngưng không ca ngợi các nhà độc tài thì đó mới là chống cộng, chống độc tài thực sự.

TÍNH CHÍNH DANH CỦA MỘT CHẾ ĐỘ.

Dưới các triều đại quân chủ ngày xưa, không phải ai lên làm vua cũng được thần dân tuân phục, răm rắp nghe lời. Muốn " mưu bá, đồ vương" thì phải có tính chính danh. Bởi vậy mỗi khi có một cuộc tạo phản chống lại triều đình thì lực lượng khởi nghĩa phải tìm cho được một hoàng thân , quốc thích để nói với bá tánh thiên hạ rằng" quân ta không phải thảo khấu, phản loạn mà là dựng cờ khởi nghiệp "thuận lòng trời, hợp ý dân" , có như thế nhân tài hào kiệt mới theo về.
Nếu không có con cháu vua(đôi khi còn đang nằm nôi) thì đa số đều lên ngôi vua sau khi lãnh đạo nhân dân đánh tan một đội quân ngoại xâm nào đó.Do thế trong 13 nước giáp với Trung Quốc hào kiệt Việt Nam thích bị Trung Quốc đánh nhất. Bởi mỗi lần Trung Quốc đánh Việt Nam là có một triều đại quân chủ mới ra đời. Kết quả chiến tranh chỉ có dân chết chứ vua không chết.Nắm bắt điều này nên nhà đấu tranh dân chủ Nguỵ Kinh Sinh của Trung Quốc đã bắt đươc thóp của chế độ CSVN" Đánh nhau với Trung Quốc dù thất bại chế độ CSVN vẫn thu được một mối lợi lớn đó là làm tăng tính chính danh của đảng CS trong mắt người dân".
Cần thiết phải "đánh ngoại xâm" để tạo tính chính danh nên đôi khi không có ngoại xâm CSVN cũng phải mời "ngoại xâm " về để đánh. Chẳng hạn năm 1946, nếu để quân Tưởng vào giải giáp quân Nhật thì Việt Nam sẽ có một chính phủ đa đảng. Và Pháp sẽ không có điều kiện quay lại đánh nhau với Việt Minh khiến hàng vạn người chết trong 9 năm "kháng Pháp". Vậy nên Hồ đã phải ký hòa ước 6/3 , bịa ra ngày sinh nhật giả 19/5 để đón chào quân Pháp sau đó đánh nhau với "giặc ngoại xâm " giả này dù ông giặc này đã hình thành chính phủ Nam Kỳ tự trị và sau đó trao trả độc lập cho "quốc gia Việt Nam" năm 1950.
CSVN cũng bịa ra Mỹ là giặc ngoại xâm dù chúng vào xâm lược miền Nam trước, Mỹ vào sau để bảo vệ "Quốc gia Việt Nam" đã được Pháp trao trả. Do vậy có thể nói để chính danh nắm quyền lãnh đạo độc nhất đảng CSVN đã không ngại hy sinh hàng triệu người vào các cuộc chiến tranh "chống ngoại xâm" giả tạo, những cuộc chiến hoàn toàn có thể tránh được vì các quốc gia theo dân chủ không bao giờ đi xâm lược các quốc gia khác để phải chia sẻ miếng bánh phúc lợi từ nền kinh tế của họ cho dân các nước độc tài.
Tuy nhiên sau này dân Việt đều không bao giờ đặt câu hỏi là do đâu mà CSVN có thể lãnh đạo nhân dân hoặc do đâu mà Ngô Đình Diệm có thể làm tổng thống ?
Đối với thể chế dân chủ , tính chính danh được xác định bằng yếu tố : dân bầu. Bất cứ ai mà dân không bầu đều phản dân chủ và không có tính chính danh.Và những chế độ này đều dùng hiến pháp như vật trang sức để bịp dân.
Bên cạnh đó chúng dùng các hình thức bịp dân sau đây để tạo nên tính chính danh giả tạo :
-Thứ nhất, các cuộc bầu cử, dù bầu cử một đảng, đôi khi không có tính cạnh tranh hay ‘gian lận’, được sử dụng để mang lại cho chế độ một bộ mặt dân chủ, giúp không những tạo ra ấn tượng về sự ủng hộ của người dân, mà còn khiến người dân đi đến chấp nhân chế độ (một cách hình thức). Công cụ chính danh này được sử dụng trong các chế độ Phát xít ở Đức và Ý, cũng như trong các nhà nước độc đảng ở Châu Phi và các chế độ cộng sản.
- Thứ hai, các chế độ phi dân chủ tìm cách củng cố tính chính danh dựa trên khả năng nâng cao tiêu chuẩn sống, trật tự cộng đồng, cải thiện giáo dục và phúc lợi, và .vv. Như chúng ta thấy, các chế độ cộng sản tập trung vào việc cung cấp các lợi ích kinh tế xã hội cho người dân (để duy trì tính chính danh), chiến lược này được thực hiện ở Trung Quốc thông qua duy trì một mức độ tăng trưởng kinh tế cao.
- Thứ ba, tính chính danh về mặt ý thức hệ được sử dụng để, hoặc củng cố quyền cai trị của nhà lãnh đạo, giới quân đội, hoặc đảng phái, hoặc thiết lập các mục tiêu và nguyên tắc rộng hơn mà qua đó mang đến một cảm quan về tính chính danh của chế độ.
Ba yếu tố này là các luận điểm mà các dư luận viên cộng sản hay DLV nhà Ngô hay lợi dụng để bào chữa cho các chế độ độc tài của họ. Đôi khi một nhà đấu tranh dân chủ chống chế độ độc tài cộng sản nhưng lại làm dư luận viên bảo vệ cho chế độ độc tài nhà Ngô.
Đó là sự mâu thuẫn, phi logic chỉ có trong tư tưởng chính trị "cao siêu" của dân Việt.

TẠI SAO LẠI CÓ KỲ THỊ ?

Đã có một phong trào kỳ thị " Bắc kỳ" trên mạng xã hội. Và bao giờ cũng có một luận điểm phản biện là "không nên phân biệt vùng miền". Nhưng không ai đặt câu hỏi là "Tại sao lại có kỳ thị?" Và " Kỳ thị có tác dụng tích cực tới xã hội hay không ?"
Câu trả lời là có.
Thế giới có 2 loại kỳ thị.
Một loại là kỳ thị ra mặt và một là kỳ thị ngầm.Kỳ thị ra mặt bị cấm bởi pháp luật nhưng kỳ thị ngầm chính là động lực phát triển của xã hội. Kỳ thị ra mặt là sự phân biệt màu da,giới tính,chủng tộc,tôn giáo...để ném đá,chửi bới ,lăng nhục,từ chối phục vụ.Biểu hiện cụ thể cho loại này là những tấm biển đề "Nhà hàng chúng tôi không phục vụ người Nhật,Trung Quốc,da đen,Hồi Giáo..." Những loại kỳ thị này tuyệt đối bị cấm bởi pháp luật tại Hoa Kỳ. Và người Mỹ văn minh không bao giờ làm.Họ không bao giờ dùng cách như Lê Đức Thọ sau khi bắt tay Henry Kissinger ở hội nghị Paris 1973 , dùng khăn để lau tay biểu hiện mình cao quý (theo giai thoại).Điều này ở Mỹ sẽ bị xem là kém văn hóa.
Nhưng kỳ thị ngấm ngầm lại là một biểu hiện của văn hóa.Bởi lẻ người ta không khinh vẻ bên ngoài mà là khinh cái tính cách của anh.Đó là khinh cái thói ăn cắp vặt,nói chuyện vô văn hóa,chửi thề,thói quen không xếp hàng,không giữ lịch sự nơi công cộng ...cao hơn là thói làm biếng ,thích hưởng thụ,trốn thuế,lối sống theo bản năng,nạn cư xử bằng bạo lực,độc hành độc đoán... Tại sao kỳ thị ngấm ngầm là động lực tiến hóa của xã hội.Bởi thói quen về hành vi là cái mà luật pháp không chế tài được .Đó là biểu hiện của văn hóa.Những người ăn không ngồi rồi,trốn trách nhiệm xã hội đôi lúc cũng lợi dụng khe hở của luật pháp để tranh thủ sự nhàn hạ cho mình.Chính sách xã hội đôi lúc vì cái chung cho nên bỏ qua cho những kẻ cơ hội.
Tại sao người Việt nam , Trung Quốc bị thế giới kỳ thị?
Người ta không kỳ thị màu da,quốc tịch của anh mà người ta kỳ thị vì ngón nghề ăn cắp,lừa đảo ,văn hóa mất lịch sự của anh nổi tiếng khắp thế giới.Sự kỳ thị này giúp cho dân tộc Việt Nam biết soi lại mình để sống làm sao cho người ta khỏi khinh.
Tại sao người da đen bị người da trắng kỳ thị.
Người Mỹ da trắng không kỳ thị màu da,chủng tộc của họ mà khinh thường ngấm ngầm tính cách,lối sống của họ.Chính sự kỳ thị ngầm này sẽ giúp họ điều chỉnh để tốt hơn.Bằng chứng là ngày càng có nhiều người da đen rất văn minh,lịch sự thoát khỏi cái lốt "nô lệ" trước kia.
Tại sao người Bắc bị người Nam kỳ thị?
Theo tôi đó là bởi đặc tính của nền văn minh sông Hồng. Đó là tư tưởng cai trị chứ không phục vụ của nền văn minh này do ảnh hửong của văn hóa Trung Quốc.
Có hai cuộc đổ bộ của người Bắc vào Nam đó là sau năm 1954 và 1975. Kết quả là dẫn đến hai chế độ độc tài một đảng, đàn áp đối lập , bóp nghẹt nhân quyền. Điều rõ ràng là thế chế chính trị này đã bị cả thế giới khinh rẻ, bỏ vào thùng rác. Nếu nó mà tốt thì ngày nay nước Mỹ không cần 4 năm bầu cử một lần, không cần phải 2 đảng thay nhau nắm quyền, không cần phải tạo ra tam quyền phân lập, tòa bảo hiến... cho rách việc. Chỉ cần "suy tôn tổng thống" như Bắc 54 hoặc suy tôn "bác và đảng" như Bắc 75 là nước Việt giàu mạnh sánh vai cường quốc năm châu.
Rõ ràng chính trị độc tài nó lạc hậu và phản dân chủ là thế nhưng dân Bắc cả 54 và 75 đều dùng ngụy biện để bảo vệ. Họ bảo vệ một cách mù quáng vì sao?Có nguyên nhân chứ không phải không. Vì chế độ này đã ban ơn cho họ. Theo suy nghĩ của họ là có mang ơn thì phải trả ơn. Do đó dù thế giới có bỏ chúng vào thùng rác họ vẫn nhắm mắt ca ngợi Ngô tổng thống, Hồ Chí Minh...
Tính bảo thủ là đặc tính của người Bắc. Người Nam cấp tiến hơn. Chính vì bảo thủ nên mãi cho đến bây giờ họ vẫn còn giữ những phong tục , tập quán lạc hậu, những thói gia trưởng hoặc cách đối nhân xử thế thiếu dân chủ , thiếu sự đồng thuận của các thành viên trong gia đình. Do vậy có thể nói mà không sợ mất lòng rằng tư tưởng của người Bắc khó chấp nhận những thiết chế xã hội phân quyền như của người Mỹ. Họ thích làm quan, làm vua cai trị người khác chứ không thích cạnh tranh sòng phẳng với đối lập để nhận lá phiếu cầm quyền của người dân giao cho. Do vậy có nhiều người chống cộng sản vì cộng sản đã tước đi những đặc quyền mà chế độ trước đã ban cho họ. Họ không phải chống cộng vì lá phiếu vì đa đảng, tam quyền phân lập... Nếu có điều kiện để ngồi trên đầu dân để tham nhũng họ cũng không hề e ngại.
Do vậy nói ra điều này là để người Bắc thay đổi tốt hơn chứ không phải để phân biệt chủng tộc.Tất nhiên không thể đánh đồng ai cũng như nhau, có nhiều người Bắc cũng rất cấp tiến nhưng số đông vẫn ảnh hưởng sâu đậm Nho giáo Khổng Mạnh. Từ suy nghĩ dẫn đến tính cách hành động. Vả lại người Bắc sống lâu hơn dưới một thể chế chính trị độc tài, thể chế này buộc con người phải gian manh , láo lường, tàn bạo để sinh tồn. Vì vậy sau 1975, các trọng án cướp của giết người của miền Bắc bao giờ cũng cho miền Nam ngửi khói.
Nếu miền Nam không có cuộc đảo chính 1/11/1963 để rồi sau đó đệ nhị VNCH áp dụng tinh thần giáo dục nhân bản và khai phóng thì giờ đây dân Nam cũng không hiền lành, tử tế và rộng lượng như thế. 8 năm dân chủ đã làm người miền Nam hiền hòa và cao thượng hơn rất nhiều. Nhưng giờ đây lại có một luận điểm ngược đời là đổ thừa miền Nam thua miền Bắc vì quá hiền.Sai hoàn toàn. Hàn Quốc cũng hiền nhưng đâu có thua Bắc Hàn, Nhật bây giờ hiền hơn thời phát xít nhiều nhưng đố ai dám đụng tới Nhật. Mỹ cũng đâu có dữ nhưng thử đụng tới một tấc đất của Mỹ là biết liền. Miền Nam không thắng là tại dân theo cộng sản. Nhưng một phần cũng tại chế độ độc tài do Bắc 54 vào đã thiết lập trên mảnh đất này trước. Chính sự tham lam quyền lực, tự cho mình là đấng cứu thế đã phân hóa miền Nam, khiến cho miền Nam không còn đoàn kết tạo điều kiện cho Bắc 75 nhảy vào và giờ là đến Trung 20.
Nói tóm lại bao giờ người Việt còn chưa trút bỏ được những tư tưởng bảo thủ dẫn đến tính cách và hành động không giống ai thì họ còn bị kỳ thị không những trong nước mà còn cả trên thế giới. Tuy nhiên điều quan trọng là tư tưởng này sẽ không bao giờ khiến họ có thể xây dựng được một nền dân chủ, một chính quyền của dân, do dân và vì dân phục vụ. Lịch sử Việt Nam rồi sẽ là lịch sử của chuỗi sự kiện tranh giành quyền lực, chiến tranh liên miên không dứt. Cũng bởi người Việt không ai nhường ai. Ai cũng muốn ngồi trên đầu người khác. Rốt cuộc họ cũng chỉ là một dân tộc nô lệ cho một cá nhân, gia đình hay đảng phái.

Thứ Ba, 21 tháng 5, 2019

KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH THẾ GIỚI CHỈ LÀ VẤN ĐỀ THỜI GIAN.

Trung Quốc GDP chỉ 14.216 tỷ USD nhưng nợ công và nợ xấu lên đến 36.132 tỷ USD.Hơn gấp 250 % GDP.
Trong khi đó Mỹ GDP 20.891 tỷ USD nhưng nợ công và nợ xấu chỉ 22.000 tỷ USD . Tỷ trọng nợ so với GDP là hơn 100% ít hơn gần 2,5 lần so với Trung Quốc.
Giá trị tổng tài sản của 1% giàu có ở Mỹ là 90.000 tỷ USD đều gởi ở thị trường cổ phiếu phố Wall và trong các ngân hàng tại Mỹ. Cục dự trữ Liên bang Mỹ thoải mái phát hành trái phiếu và tiền để thanh toán nợ công cho bất kỳ ai muốn mua bán trái phiếu.
Trong khi đó đồng tiền nhân dân tệ của Trung Quốc đươc bảo chứng bằng gì ?
- 3000 tỷ USD ngoại hối dự trữ.
- 1.100 tỷ USD mua trái phiếu của Mỹ.
Không như giới giàu có tại Mỹ, giới giàu có Trung Quốc đem tiền đầu tư tại phố Wall và mua bất động sản tại Mỹ. Một số đầu tư vào thị trường chứng khoán và bất động sản tại Trung Quốc và ở một số nước trong chiến dịch " Một vành đai , một con đường ".
Khủng hoảng tài chính thế giới theo chu kỳ 12 năm đến từ đâu?
Đó là do các ngân hàng cho vay tùy tiện. Nhiều doanh nghiệp khai phá sản và chôn vốn của nhà Bank vào các dự án bỏ hoang. Nhiều công ty thất thoát do tham nhũng và do quản lý yếu kém.
Khi nợ xấu tăng lên thì ngân hàng không có tiền thanh toán cho khách hàng gởi tiền, từ đó tạo ra các phản ứng dây chuyền.
Một vấn đề nữa trong giai đoạn hoàng kim thị trường cổ phiếu và bất động sản thường được đẩy lên rất cao so với giá trị thật. Điều đó tạo ra bong bóng cổ phiếu và bong bóng bất động sản.Các loại bong bóng này sẽ không thể căng mãi được mà sẽ phải có ngày nổ tung. Khi cả thị trường bong bóng nổ tung để trở về với giá trị thật thì đó là lúc giới doanh nghiệp lao đao. Công nhân , nông dân thất nghiệp, buôn bán ế ẩm và lạm phát tăng phi mã.
Lần khủng hoảng tài chính gần đây nhất Trung Quốc và Việt Nam chỉ mới tham gia WTO một vài năm nên dính đòn nhẹ. Riêng lần tới đây nhất định cả hai sẽ thương tích trầm trọng. Nhưng có đánh gục được chúng không cũng còn phải coi phong trào dân chủ ở hai nước có biết cách nhấn chìm hai chế độ độc tài này xuống nước hay không.

CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN KHÔNG PHẢI LÀ NGUYÊN NHÂN.

Chủ nghĩa cộng sản không phải là nguyên nhân dẫn đến thảm trạng đất nước ngày hôm nay.
Bằng chứng là hiến pháp nước Mỹ không đặt CNCS ra ngoài vòng pháp luật và đảng cộng sản vẫn hoạt động một cách hợp pháp. Chủ nghĩa xã hội và cộng sản với hình thức sở hữu chung dưới sự quản lý của chính phủ đã tạo ra các nhà nước phúc lợi đầy ưu việt khiến các nước dân chủ hiện tại đang là thiên đường đối với người nghèo.
Nếu không có các khái niệm của CNCS con người ngày nay đã không được hưởng các tiện ích:
- Ngày làm việc 8 tiếng, tuần 40 tiếng.
- Giáo dục trẻ em miễn phí.
- Chế độ phúc lợi xã hội cho người nghèo.
Tất cả đều nhờ vào chính sách thuế lũy tiến.Đó là hình thức cào bằng của cánh tả.
Thủ phạm đích thực tạo ra bất công chính là "chuyên chính vô sản", tức cái quyền lực không thể chia sẻ với ai. Chính cái này đã tạo ra một thể chế chính trị độc đảng, nhất nguyên, đàn áp đối lập, quốc hội bù nhìn, không nhân quyền, không tự do báo chí...
Chính hiến pháp Mỹ cũng bằng mọi cách đặt ra các thiết chế để tạo ra tam quyền phân lập, kiểm soát và cân bằng quyền lực giữa 2 đảng đối lập.
Nhưng với tư duy nhận thức chính trị hiện tại dân Việt vẫn nghĩ cộng sản là thủ phạm chính mọi bi kịch của dân tộc, chỉ cần dẹp đảng cộng sản là xong.
Thế nhưng dẹp đảng cộng sản mà không có đối lập thì chỉ là bình cũ rượu mới. Mọi chuyện vẫn như cũ.
Nhưng người Việt vẫn không hiểu gì về chính trị hiện đại, vẫn thản nhiên ca ngợi độc tài. Điều này rất nguy hiểm vì sẽ làm cho các thế hệ sau không còn chú ý gì đến các thiết chế kiểm soát quyền lực mà mắc vào bệnh sùng bái nhân cách để tôn sùng một cá nhân, gia đình hay đảng phái nào đó.
Rốt cuộc sẽ có thêm hàng triệu người khác hy sinh một cách vô ích để tạo ra những kẻ nói láo, đàn áp đối lập và bóp nghẹt nhân quyền mới.

30 NĂM SAU SỰ SỤP ĐỔ CỦA LIÊN XÔ VÀ ĐÔNG ÂU SẼ LÀ SỰ SỤP ĐỔ CỦA TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM ?

Việc Liên Xô bị giải thể vào cuối năm 1991 dẫn đến kết quả là Nga và 14 quốc gia tuyên bố độc lập của khỏi Liên Xô: Armenia, Azerbaijan, Belarus, Estonia, Georgia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Latvia, Litva, Moldova, Tajikistan, Turkmenistan, Ukraina và Uzbekistan.
Chủ nghĩa Cộng sản sụp đổ tại Albania và Nam Tư từ năm 1990 đến 1992, chia thành năm nước kế tục: Slovenia, Croatia, Cộng hòa Macedonia, Bosnia và Herzegovina, và Cộng hòa Liên bang Nam Tư (gồm Serbia, Montenegro và Kosovo). Tác động này cũng được cảm thấy ở hàng chục quốc gia xã hội chủ nghĩa khác. Chế độ Xã hội Chủ nghĩa đã bị bỏ rơi ở các nước như Campuchia, Ethiopia, Mông Cổ và Nam Yemen.
Những sự kiện bắt đầu tại Ba Lan, và tiếp tục ở Hungary, Đông Đức, Bulgaria, Tiệp Khắc và Romania. Romania là nước duy nhất thuộc Đông Âu lật đổ chế độ cộng sản bằng bạo lực . Các cuộc biểu tình Thiên An Môn năm 1989 không thành công để kích thích những thay đổi chính trị lớn ở Trung Quốc. Tuy nhiên, hình ảnh mạnh mẽ của người biểu tình dũng cảm trong cuộc biểu tình đó đã giúp để thúc đẩy các sự kiện tương tự ở các khu vực khác của thế giới.
Sau khi tổng thống Mỹ Ronald Reagan thi hành các biện pháp bao vây thắt chặt cấm vận làm sụp đổ cả một khối kinh tế bao cấp thì ngày nay một tổng thống Mỹ khác Donald Trump đã dùng chiến tranh thương mại để châm ngòi cho những mâu thuẫn nội tại trong lòng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới Trung Quốc bùng nổ. Thật ra không có Trump, kinh tế tư bản độc tài của Trung Quốc cũng sẽ sụp đổ khi không chuyển đổi thể chế chính trị từ độc tài sang dân chủ. Các khái niệm nói về sự giãy chết của chủ nghĩa tư bản trong học thuyết của Marx hơn lúc nào hết đang ứng vào nền kinh tế Trung Quốc. Và có lẻ chỉ trong vòng 2 năm tới nền kinh tế này sẽ theo gương Liên Xô và Đông Âu.
Dưới đây là những dự báo đầu tiên :
- GDP giảm: Tốc độ tăng trưởng GDP Trung Quốc trong năm 2018 được dự báo giảm xuống dưới 6% so với kỳ vọng 6,5%. Tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp cũng như chỉ số niềm tin của doanh nghiệp trong sản xuất và dịch vụ đều suy giảm.
- Sản xuất đình trệ, đơn hàng xuất khẩu sụt giảm: Ngành sản xuất hàng loạt của Trung Quốc trong những tháng cuối năm 2018 đạt tốc độ tăng trưởng yếu nhất trong vòng 2 năm, chủ yếu do nhu cầu xuất khẩu và nhu cầu sử dụng trong nước giảm.
- Xuất hiện làn sóng sụp đổ doanh nghiệp tư nhân: Ngày 22/10, trang NetEase công bố con số 5,04 triệu doanh nghiệp Trung Quốc đóng cửa trong nửa đầu năm 2018. Trong đó, có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp như luyện kim, gia công cán ép, khai thác than, sản xuất hóa chất, dệt may, công nghiệp chế biến nông-thực phẩm, giày dép. Chiến tranh thương mại được coi là nguyên nhân cuối cùng khiến cho nhiều doanh nghiệp đóng cửa.
- Làn sóng thất nghiệp không ngừng gia tăng: Làn sóng đóng cửa doanh nghiệp tư nhân đã khiến một số lượng lớn lao động nhập cư phải về quê. Hiện tại, thâm hụt quỹ lương hưu và bảo hiểm y tế tại Trung Quốc đã rất lớn, cộng thêm việc doanh nghiệp đóng cửa làm nạn thất nghiệp bùng phát có thể là cú sốc gây bất ổn xã hội trên diện rộng.
- Nhiều doanh nghiệp nước ngoài tháo chạy: Các khoản áp thuế của Mỹ đã khiến chuỗi cung ứng thay đổi, nhiều doanh nghiệp nước ngoài rời khỏi Trung Quốc, trong số đó có các tên tuổi quốc tế như Seagate Technology, Samsung Electronics, Toshiba, Sony, Asahi Kasei, v.v…
- Trung Quốc đang phải gánh chịu những khoản nợ khổng lồ: Báo cáo đánh giá của IMF cho thấy do chính sách kinh tế Trung Quốc quá phụ thuộc vào tín dụng dẫn đến khoản nợ khổng lồ, đã đạt đến một mức độ nguy hiểm, đang tiềm ẩn cuộc khủng hoảng tài chính tiếp theo.
- Thị trường chứng khoán chao đảo: Kể từ khi cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung nổ ra, chỉ trong bốn tháng thị trường chứng khoán Trung Quốc đại lục đã sụt giảm 27%. Làn sóng tháo chạy trên các thị trường tài chính Trung Quốc làm dấy lên các lo ngại về việc viễn cảnh thị trường chứng khoán của Trung Quốc đang hướng đến sự sụp đổ. Khoảng 100 triệu nhà đầu tư nhỏ lẻ ở Trung Quốc đang rất bi quan về thị trường chứng khoán.
Ngày tàn của nền kinh tế Trung Quốc đang đến và Donald Trump sẽ là người đóng nắp quan tài cho một chế độ độc tài đảng trị lỗi thời.

NHỤC NHÃ THAY CHO VIỆT NAM, ĂN THEO ĐỘNG TÁC PHẤT CỜ VÀ BÂY GIỜ LÀ ĂN THEO TỪNG CÂU NÓI CỦA DONALD TRUMP.

Ngày xưa sau khi viết 4 bức thư và một điện tín gởi cho tổng thống Mỹ Truman để cầu cứu nhưng không được hồi đáp, họ Hồ bèn quay sang nói xấu Mỹ. Nào là "Mỹ mà xấu"" Hễ còn một tên xâm lược Mỹ nào trên đất nước ta thì ta còn phải chiến đấu quét sạch nó đi"...Nói xấu Mỹ thế nhưng vẫn ăn cắp "Tuyên ngôn độc lập Mỹ".
Sau khi thực hiện cái gọi là "chiến tranh nhân dân" gây ra thảm sát Mậu Thân 1968, dùng du kích mặc áo dân thường đánh lén Mỹ khiến quân đội Mỹ trả đũa gây ra thảm sát Mỹ Lai và khiến dân Mỹ biểu tình phản chiến, cắt viện trợ cho VNCH để những tên "khố rách áo ôm" đi làm cách mạng bằng cách lừa dân, giành được quyền cai trị một dân tộc chuyên sống cảm tính, chúng bắt đầu quay sang nịnh hót nước Mỹ.
Khi Clinton đến Việt Nam chúng liên tục đưa tin từng cái bắt tay, từng câu nói của vị tổng thống này sau đó là màn cho báo chí tung nước Mỹ lên cao để mong được cởi bỏ cấm vận và gia nhập WTO. Sau khi cởi được hàng rào này của Mỹ chứng vô cùng hí hửng khi hàng năm nhận được trên dưới 10 tỷ USD kiều hối- điều mà khi để cho làn sóng di tản ra đi sau năm 1975 chúng không hề nghĩ đến những con gà đẻ trứng vàng này.
Tiếp đó là những lần viếng thăm nước Mỹ dưới thời Obama và Trump, TBT về nhà hí hửng khoe " Mình có sao đó mới được người ta đón tiếp trọng hậu như thế". Báo chí cộng sản bắt đầu chiến dịch săn từng câu nói của Obama và Trump về Việt Nam. Điều đặc biệt đó phải là các câu nói của tổng thống Mỹ, một nước cựu thù chứ không phải là Putin hay Tập Cận Bình. Bởi chúng hiểu rõ tâm lý người dân đang coi trọng những câu nói của ai ?
Thế nhưng Obama hay Trump cũng đều coi Việt Nam là một chư hầu của Trung Quốc. Mỹ siết chặt Trung Quốc là siết chặt Việt Nam, cho Trung Quốc vào WTO là cho luôn Việt Nam vào theo.
Sau khi hiệp định TPP bị Trump bỏ vào thùng rác làn sóng di chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam, biến Việt Nam thành bãi rác thải đã dừng lại. Thì nay khi cuộc chiến tranh thương mại Mỹ Trung bùng phát mạnh mẽ thì làn sóng này đang phát động trở lại.Trump hai lần nhắc đến Việt Nam là do đoán biết và cảnh báo màn "thoát xác" này của doanh nghiệp Trung Quốc.
Nhưng chạy trời cũng không khỏi nắng. Doanh nghiệp Trung Quốc mượn tên Việt Nam để nhập hàng vào Mỹ tránh thuế thì sẽ làm kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng lên. Lúc đó Trump sẽ bắt Việt Nam nhập lại hàng Mỹ để không làm chênh lệch cán cân xuất siêu. Năm 2017 Trump đã chỉ đích danh Việt Nam nằm trong danh sách 14 nước thâm hụt mậu dịch rất lớn với Mỹ. Và trong hôi nghị thượng đỉnh Mỹ Triều Trump buộc Việt Nam phải ký hợp đồng mua lại máy bay Boeing 110 tỷ USD để cân bằng.
Cái màn "có qua có lại mới toại lòng nhau" này nằm trong bộ óc cáo già của Trump và ông ta nhắc tên Việt Nam cũng chỉ là nằm trong tính toán muốn đánh gục cả hai tên này trong đợt khủng hoảng tài chính theo chu kỳ tới đây.
Thế nhưng báo chí Việt Nam lại sống sượng ăn theo để lừa dân không hiểu những quy luật kinh tế. Việt Nam càng cho doanh nghiệp Trung Quốc mượn tên để xuất khẩu vào Mỹ bao nhiêu thì càng mất cân đối cán cân xuất nhập khẩu bấy nhiêu. Và lúc đó tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ chậm lại và có khi rơi vào ...âm.Khi đó Việt Nam sẽ nhanh chóng bị siêu lạm phát khi cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra. Với núi nợ công và nợ xấu hiện nay cả hai nước Trung Quốc và Việt Nam đang là những quả bom hẹn giờ có thể phát nổ một ngày gần đây .

CHẾ ĐỘ CỘNG HOÀ TỔNG THỐNG VÀ DÂN CHỦ ĐẠI NGHỊ.

Gần đây trên "Tập hợp dân chủ đa nguyên" có nêu nhận định:" Ngoại trừ nước Mỹ chế độ tổng thống thất bại hầu hết trên thế giới". Nhận định này có chính xác hay không ta hãy đi vào xem xét .
Theo Josept W. Robbin thì một đất nước áp dụng chế độ tổng thống hay chế độ đại nghị là khác biệt vô cùng có ý nghĩa. Cả 2 chế độ Tổng thống và Đại nghị đều có những ưu điểm và những hạn chế, do đó khi lựa chọn thể chế thì cần hiểu những khác biệt giữa các thể chế ấy, nhằm giảm thiểu những hậu quả tiêu cực tiềm ẩn đối với một đất nước nhất định. Phải biết sự khác biệt giữa các thể chế đó về cách thức bầu cử, lập ra đơn vị hành pháp và đơn vị lập pháp chính, cách 2 nhánh này tương tác với nhau và cách hình thành chính phủ, sau đó xác định sự liên quan, để hiểu những chủ đề như hoạch định chính sách, đại diện và tồn vong của nền dân chủ Josept W. Robbin nhắc nhở: Việc lựa chọn hình thức thể chế là quan trọng nhưng cần lưu ý rằng chính các điều kiện vốn có hoặc những đặc điểm nền tảng mới gây nguy hiểm cho sự ổn định nền dân chủ. Ví dụ, kinh nghiệm của nhiều nước Mỹ La tinh đã trải qua cho thấy sự có mặt một chế độ độc tài quân sự nguy hiểm hơn bất cứ việc chọn một thể chế nào.
1 - Thế nào là thể chế tổng thống?
Thể chế tổng thống tiếng Anh là Presidential System, còn gọi là Tổng thống chế hoặc Hệ thống tổng thống.
Đó là một hệ thống có những đặc điểm sau:
1 - Về cơ bản, có 1 Tổng thống duy nhất do dân bầu trực tiếp, làm đại diện ủy quyền cho cả nước, không phụ thuộc vào Quốc hội có ủng hộ hay không.
Riêng ở Hoa kỳ, việc bầu Tổng thống không phải là trực tiếp, cũng không phải là gián tiếp mà bầu thông qua 1 đại cử tri đoàn.
Lưu ý về danh xưng Tổng thống: có trường hợp 1 kẻ độc tài không được dân bầu chính thức vẫn tự xưng là Tổng thống. Tổng thống này không là đại diện ủy quyền của dân chúng cả nước như trong thể chế tổng thống.
2 - Nguyên lý trung tâm của hệ thống tổng thống là ngành lập pháp và ngành hành pháp phải phân lập. Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa đứng đầu ngành hành pháp. Tổng thống không có quyền bãi nhiệm và ra lệnh cho các quan tòa.
3 - Tổng thống không đề nghị các đạo luật nhưng có quyền phủ quyết các đạo luật của ngành lập pháp. Ngành lập pháp có thể vô hiệu hóa sự phủ quyết của Tổng thống bằng một đa số phiếu.
4 - Nhiệm kỳ phục vụ của Tổng thống là cố định. Trong nhiệm kỳ, Tổng thống không thể bị đưa ra bỏ phiếu bất
tín nhiệm. Có ngoại lệ: ở một số quốc gia theo thể chế tổng thống, Tổng thống có thể bị luận tội và bị phế truất nếu bị xét xử là phạm luật (ví dụ ở Nam Hàn)
Thể chế tổng thống có những ưu điểm và những hạn chế nào?
Theo ý kiến những người ủng hộ thì thể chế tổng thống có 4 ưu điểm:
1 - Tổng thống được dân bầu trực tiếp, thể hiện tính đại diện cho toàn thể dân chúng cả nước.
Trước khi đi bỏ lá phiếu cuối cùng, cử tri đã được cho biết chương trình hành động của Tổng thống, cử tri có thể xác định ai sẽ là Tổng thống của họ, ai sẽ là người dẫn dắt chính phủ.
2 - Có sự phân lập quyền lực giữa Tổng thống đứng đầu ngành hành pháp và Quốc hội thuộc ngành lập pháp thành 2 cơ cấu song song, tạo ra sự kiểm soát và cân bằng đặc thù, còn gọi là kiềm chế và đối trọng trong chính phủ, để hạn chế sự lạm quyền. Tuy nhiên 1 số học giả lại cho rằng chính cách phân lập quyền lực như thế có thể dẫn đến sự bế tắc chính trị, kéo theo sự sụp đổ nền dân chủ, nếu Tổng thống và đa số thành viên Quốc hội thuộc về 2 đảng khác nhau, đối lập nhau, tranh giành đặc quyền đặc lợi cho đảng mình. Tình trạng này đã từng xảy ra ở một số quốc gia theo thể chế tổng thống, như Brasil, Chile... Năm 2013, hệ thống của Hoa Kỳ đã bị tê liệt vì nguyên nhân này.
3 - Tổng thống có quyền lực lớn nên có thể thực thi nhanh chóng những thay đổi. Nhưng 1 số học giả cho rằng chính điều này có thể dẫn đến độc tài.
4 - Tổng thống có nhiệm kỳ phục vụ cố định nên có thể tạo ra sự ổn định cho chính phủ trong nhiệm kỳ đó.
Nhưng 1 số học giả lại cho rằng điều này gây khó khăn cho sự thay đổi lãnh đạo khi Tổng thống đã mất sự tín nhiệm của dân chúng nhưng chưa hết nhiệm kỳ, vì vậy có thể dẫn đến bế tắc và nguy cơ xảy ra đảo chính quân sự như đã từng xảy ra ở Mỹ La tinh.
2 - Thế nào là thể chế đại nghị?
Thể chế đại nghị (còn gọi là Đại nghị chế) có đặc điểm là nhánh hành pháp của chính phủ phụ thuộc vào sự hậu thuẫn (trực tiếp hoặc gián tiếp) của Quốc hội là nhánh lập pháp.
Từ đó dẫn đến những ưu điểm và những hạn chế của thể chế đại nghị là:
1 - Không có sự phân biệt rạch ròi trách nhiệm giữa nhánh hành pháp và nhánh lập pháp, đưa đến tình trạng thiếu sự giám sát và cân bằng quyền lực trong chính phủ. Đây là điều khác với thể chế tổng thống.
2 - Do hiếm xảy ra đối đầu giữa nhánh hành pháp và nhánh lập pháp, việc thông qua các dự luật có nhiều thuận lợi.
3 - Có tính linh hoạt và nhanh nhạy trước những phản ứng của công luận
4 - Mặc dù chính phủ được quy định thời hạn nhiệm kỳ (4 hoặc 5 năm) nhưng thể chế đại nghị có khả năng tạo ra được những cuộc tranh luận nghiêm túc, cho phép sự chuyển đổi quyền lực mà không cần tổ chức bầu cử và không giới hạn việc tổ chức bầu cử theo những thời hạn cố định như ở thể chế tổng thống. Điều này giúp hạn chế những biến động chính trị có thể dẫn đến sụp đổ chế độ cầm quyền.
Bằng chứng là sau thế chiến thứ 2, hai phần ba (2/3) các quốc gia thuộc thế giới thứ 3 theo thể chế đại nghị đã chuyển đổi thành công sang nền dân chủ. Trong khi đó không quốc gia nào thuộc thế giới thứ 3 theo thể chế tổng thống đã chuyển đổi thành công sang nền dân chủ mà không trải qua đảo chính hay thay đổi Hiến pháp. Theo thống kê của Bruce Ackerman thì đã có 30 quốc gia theo chế độ tổng thống phải trải qua tình trạng bế tắc và khó khăn này.
5 - Phân biệt rõ ràng chức danh đứng đầu Nhà nước (thường là một nhân vật được bổ nhiệm, có thể là một quân vương, như ở Nhật Bản, Anh, Thụy Điển, Nepal) và chức danh đứng đầu chính phủ là Thủ tướng. Đây cũng là điều khác với thể chế tổng thống.
Trường hợp riêng biệt:
- Một số quốc gia theo thể chế đại nghị có chức vụ Tổng thống do dân bầu là người đứng đầu Nhà nước, có một số thẩm quyền, nhằm duy trì thế cân bằng quyền lực cho hệ thống chính trị.
6 - Theo ngân hàng thế giới các quốc gia theo thể chế đại nghị đã làm được tốt việc kiềm chế nạn tham nhũng.

Sự lựa chọn loại hình chính phủ và hệ thống bầu cử của các quốc gia theo thể chế đại nghị:
Từ một cuộc bầu cử ban đầu, các cử tri quyết định phân bổ bao nhiêu ghế trong Quốc hội cho các chính đảng khác nhau đã tham gia tranh cử. Các đại diện được bầu sẽ được giao trách nhiệm hình thành chính phủ. Họ phải tổ chức cả nhánh hành pháp và nhánh lập pháp. Các quan chức lập pháp xác định ai là Thủ tướng đứng đầu chính phủ. Trong tình huống không có chính đảng nào chiếm đa số thì đảng nào chiếm nhiều ghế nhất chịu trách nhiệm xây dựng một Liên minh cầm quyền. Các đảng tham gia liên minh sẽ xác định Thủ tướng.
Khi Thủ tướng không còn sự ủng hộ của nhánh lập pháp (thể hiện qua việc bỏ phiếu bất tín nhiệm ở Quốc hội) thì phải tổ chức cuộc bầu cử mới.
- Phần lớn các quốc gia theo thể chế đại nghị ở Châu Âu được cai trị bởi 1 liên minh cầm quyền, cấu thành bởi nhiều chính đảng, được bầu theo hệ thống bầu đại diện theo tỷ lệ (proportional réprésentation, viết tắt là PR). Theo cách bầu cử PR thường không có chính đảng nào giành được thế đa số nên các chính phủ đại nghị thường dẫn đến sự hợp tác, hình thành liên minh cầm quyền. Ở thể chế này sự hợp tác giữa các chính trị gia rất quan trọng. Nếu thiếu sự hợp tác giữa các đảng thì chính phủ liên minh có thể sụp đổ.
Thể chế đại nghị với Liên minh cầm quyền đặc biệt hấp dẫn với những xã hội bị phân rẽ cao vì các nguyên nhân về chủng tộc, màu da, ý thức hệ vì nó có nhiều khả năng đại diện cho các lợi ích khác nhau trong xã hội.
- Một số quốc gia (Liên hiệp Vương quốc Anh, Bắc Ireland, Canada, Australia, Ấn Độ thuộc mô hình Westminter) theo thể chế đại nghị, dùng hệ thống bầu cử đa số chọn một đại biểu cho mỗi đơn vị bầu cử (single member district, viết tắt là SMD). Cách bầu cử SMD thường dẫn đến chính phủ được thành lập bởi một chính đảng (ví dụ ở Anh, đảng Lao động và đảng Bảo thủ thường thay nhau cầm quyền).
Nền Cộng hòa nghị viện là gì?
Cộng hòa nghị viện (hoặc Cộng hòa đại nghị) là một hình thức cộng hòa mà nguyên thủ quốc gia được dân bầu ra và quốc gia đó có một Nghị viện mạnh. Các thành viên chính của nhánh hành pháp được chọn từ Nghị viện này. Tổng thống là nguyên thủ quốc gia không có quyền hành pháp rộng. Nhiều quyền hành pháp được trao cho Thủ tướng là người đứng đầu chính phủ.
Ngoại lệ:
- Ở một số quốc gia cộng hòa nghị viện như Phần Lan, Ireland, Tổng thống có quyền hành pháp để điều hành công việc thường ngày của chính phủ, nhưng trên thực tế Tổng thống không dùng những quyền này.
Một số yếu tố lịch sử của nền cộng hòa nghị viện:
- Những quốc gia có nền Cộng hòa nghị viện thường là những quốc gia trước đây theo chế độ quân chủ lập hiến (có Vua đứng đầu nhà nước) , chẳng hạn Malta, Phần Lan, Nepal...
- Một số quốc gia có nền Cộng hòa nghị viện trước đây là những quốc gia cộng sản ở Đông Âu và Liên bang Xô Viết, như Cộng hòa Czech, Bosnia, Albania, Estonia …

3 – Có 5 khác biệt chính giữa chế độ Tổng thống và chế độ Đại nghị
1 - Trong một hệ thống tổng thống, nguyên lý trung tâm là 2 ngành lập pháp và hành pháp phải phân lập.
Từ đó dẫn đến:
- Các cuộc bầu cử Tổng thống được tổ chức riêng. Tổng thống được bầu để phục vụ 1 nhiệm kỳ cố định, không phụ thuộc Quốc hội có ủng hộ hay không. Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa đứng đầu chính phủ, tức là đứng đầu ngành hành pháp.
- Tổng thống chỉ bị phế truất khi bị luận tội và bị kết án là có tội.
- Tổng thống không cần chọn thành viên nội các để nhận được sự ủng hộ của Quốc hội.
Trong hệ thống đại nghị thì ngược lại: ngành hành pháp được dẫn dắt bởi 1 Hội đồng bộ trưởng do 1 Thủ tướng đứng đầu. Hội đồng bộ trưởng này chịu trách nhiệm trực tiếp trước Quốc hội.
2 - Trong hệ thống Tổng thống, ngành lập pháp cũng có nhiệm kỳ cố định và không thể bị giải tán trước thời hạn. Trong hệ thống đại nghị thì ngược lại: ngành lập pháp có thể bị nguyên thủ quốc gia giải tán trước thời hạn, theo lời đề nghị của Thủ tướng và nội các hoặc của nội các.
3 - Trong hệ thống tổng thống, Tổng thống có quyền lực đặc biệt trong việc thông qua các đạo luật chính yếu, dựa vào quyền phủ quyết đối với các đạo luật. Tuy nhiên, trong 1 số trường hợp, quyền phủ quyết của Tổng thống bị áp lực từ ngành lập pháp, dùng số phiếu biểu quyết đa số, có thể đánh bại quyền phủ quyết cuả Tổng thống. Trong hệ thống đại nghị không có vấn đề này.
4 - Trong hệ thống tổng thống, Tổng thống có thể được trao một số lớn quyền lực hiến định để thực thi chức vụ Tổng tư lệnh.
5 - Trong hệ thống tổng thống thường có ít đảng phái tư tưởng hơn so với hệ thống đại nghị. Trong hệ thống đại nghị, những cuộc đua bầu cử dựa trên hệ thống bỏ phiếu bầu đại diện theo tỷ lệ (PR) kích thích hệ thống đa đảng.
Những nhân tố ngược nhau giữa thể chế Tổng thống và thể chế Đại nghị
- Trong hệ thống tổng thống, ngành lập pháp có thể có quyền lực xem xét sự bổ nhiệm và đôi khi có thể ngăn chặn sự bổ nhiệm quan chức cao cấp của ngành hành pháp. Tại Hoa Kỳ, nhiều quan chức được đề cử vào những vị trí cao trong ngành hành pháp phải được Thượng nghị viện xác nhận trước khi nhận chức.
- Trong hệ thống đại nghị thì ngược lại: Nội các có thể lợi dụng các viên chức tổ chức đảng trong Quốc hội, buộc đảng viên thuộc đảng đó bỏ phiếu theo ý của đảng, để kiểm soát và chi phối Quốc hội, làm giảm khả năng Quốc hội kiểm soát chính phủ.
Nếu Việt Nam không bị Ngô Đình Diệm đảo chính Bảo Đại bằng một cuộc "trưng cầu dân ý" giả tạo 1955 thì đã ở vào thể chế "dân chủ đại nghị " của nền quân chủ lập hiến .Hệ thống chính trị Westminster có ưu điểm là thủ tướng nằm trong đảng thắng cử đa số . Do vậy hành pháp và lập pháp quyện chặt vào nhau, khó đảo chính. Thể chế cộng hòa tổng thống tách biệt hành pháp và lập pháp riêng biệt. Do vậy có khi đảng đối lập ở hai viện lai chiếm đa số hơn đảng của tổng thống đang nắm quyền .Điều này khiến cho đối lập có thể luận tội truất phế tổng thống.
Trong các nền dân chủ non trẻ chế độ cộng hòa tổng thống dễ xảy ra các cuộc đảo chính từ độc tài sang dân chủ . Tuy nhiên quốc hội dễ trao nhiều quyền hành hoặc ủy nhiệm quyền lực cho tổng thống đối phó khẩn cấp. Ví dụ năm 1971 quốc hội VNCH đã ủy nhiệm quyền lưc cho ông Thiệu đối phó với cộng sản .Chế độ đại nghị luôn chờ quốc hội nên chậm trễ . Tuy nhiên việc điều hành bằng sắc lệnh hành pháp sẽ dẫn đến độc tài .
Do vậy giữa hai chế độ bên nào cũng có cái ưu việt và bên nào cũng có bất lợi. Bằng chứng là hơn 200 năm Mỹ theo chế độ cộng hòa tổng thống nhưng vẫn dẫn đầu thế giới và lãnh đạo cả khối thuộc hệ thống Westminster.Lịch sử Mỹ chỉ có 3 tổng thống bị luận tội nhưng chưa truất phế và chưa ai bị đánh giá là độc tài .Ngược lại chế độ đại nghị theo hệ thống Westminter của Singapore đang bị đánh giá là bán độc tài .
Như vậy quan trọng nhất vẫn là yếu tố "Checks and balances" (kiểm soát và cân bằng ) trong hiến pháp giữa 3 nhánh hành pháp , lập pháp , tư pháp, kiểm soát và cân bằng ngay trong từng đảng. Nếu có một đảng quá mạnh so với các đảng còn lại thì chế độ nào cũng dẫn đến độc tài .
Sự ra đời của thể chế lai
Theo thống kê công bố trên Bách khoa toàn thư Wikipedia, hiện nay có khoảng 40 nước cộng hòa có chính phủ theo thể chế tổng thống, trong đó có Hoa Kỳ, Brasil, Venezuela, Indonesia, Philippine, Hàn Quốc, Kazakhstan (trước đây thuộc Liên Xô). Nhưng tính trên toàn thế giới thì số lượng các quốc gia theo thể chế đại nghị nhiều vượt xa số lượng các quốc gia theo thể chế tổng thống.
Thể chế Tổng thống và thể chế Đại nghị đều có những khía cạnh hấp dẫn và những hạn chế, do đó một số quốc gia, trong đó có Pháp (kể từ nền cộng hòa thứ năm) và một số nhà nước trước kia là nhà nước cộng sản, như Ba Lan, Croatia, Ukraina, Lithuania... từ năm 1991 đã áp dụng thể chế lai là thể chế bán - tổng thống, có người gọi là thể chế tổng thống lưỡng tính. Thể chế lai này không còn nguyên dạng thể chế tổng thống và thể chế đại nghị nữa, nhằm tận dụng những ưu điểm và giảm thiểu những hạn chế của cả 2 thể chế Tổng thống và Đại nghị.
4 - Thế nào là thể chế bán - tổng thống?
Thể chế bán - tổng thống (tiếng Anh là semi - presidential system, tiếng Pháp là régime semi - présidentiel) là một hệ thống chính phủ, trong đó có 1 Tổng thống và 1 Thủ tướng. Cả 2 đều tham dự vào việc điều hành chính sự quốc gia thường ngày. Điểm này khác với thể chế tổng thống và thể chế đại nghị.
Thể chế lai này có đặc điểm là bị giới hạn bởi quyền lực của Quốc hội.
Hiến pháp nước Pháp liệt kê rõ những vấn đề mà Quốc hội được phép làm luật và chỉ cho phép Quốc hội có số Ủy ban không quá 8, để giảm bớt sức tải công việc lên Quốc hội. Điều này khác so với các Quốc hội theo thể chế tổng thống, số lượng Ủy ban của Quốc hội có thể rất lớn.
Ở thể chế bán - tổng thống, cách phân chia quyền lực giữa Tổng thống và Thủ tướng có thể rất khác nhau, không giống như cách phân chia quyền lực trong thể chế tổng thống. Điều này khác với hệ thống cộng hòa nghị viện ở chỗ Tổng thống (như ở Đức) được dân bầu là nguyên thủ quốc gia nhưng chỉ là nguyên thủ biểu tượng nghi thức. Điều này cũng khác với hệ thống tổng thống ở chỗ nội các trong thể chế bán - tổng thống được Tổng thống bổ nhiệm nhưng phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội và Quốc hội có thể buộc nội các từ chức thông qua 1 cuộc biểu quyết bất tín nhiệm.

TRUNG QUỐC PHÁ GIÁ ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ , VIỆT NAM LAO ĐAO.

Khi Trump áp thuế 25% lên 500 tỷ USD lên hàng hóa Trung Quốc nhập vào Mỹ có nghĩa là hàng Trung Quốc sẽ tăng giá lên 25% so với hàng các nước khác. Khi giá từ $1 tăng lên $1,25 thì sức cạnh tranh của hàng Trung Quốc không còn.
Để đối phó Trung Quốc sẽ phá giá đồng nhân dân tệ .
Ví dụ : trước khi chưa phá giá 100 USD = 639 NDT.
Sau khi phá giá 100 USD = 690 NDT.
Đồng tiền NDT giảm giá 2,5% sẽ khiến hàng hóa Trung Quốc có sức cạnh tranh trở lại. Tuy nhiên điều này sẽ làm xuất khẩu của các nước vào Trung Quốc gặp vấn đề.
Ví dụ hàng hóa của Việt Nam bán sang cho Trung Quốc với giá một NDT sẽ mất đi 2,5%. Số lượng hàng càng lớn càng mất nhiều tiền nếu không tăng giá.
Phía ngược lại hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam sẽ rẻ đi nhiều lần. Điều này sẽ đánh bại nền sản xuất trong nước vì không cạnh tranh lại với hàng Trung Quốc.
Để cứu vãn sản xuất nhất là với nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chính phủ Việt Nam phải phá giá VND theo với Trung Quốc.
Điều này sẽ làm cho các nhà đầu tư của cả hai nước khốn đốn theo khi vốn liếng đầu tư của họ vào hai đồng tiền này bốc hơi theo sự phá giá của chính phủ. Như vậy cả hai đã vi phạm những thoả thuận khi gia nhập WTO là không được phá giá đồng tiền.
Chính sự phá giá đồng tiền này sẽ tạo ra một làn sóng thoái vốn khỏi thị trường chứng khoán và bất động sản. Tương lai sẽ dẫn đến sự sụp đổ của cả hê thống ngân hàng và tài chính.
Sự phá giá này cũng khiến chỉ số lạm phát của đồng tiền tăng cao. Lương công nhân 10 triệu VND sẽ mất đi 250.000 VND hàng tháng. Một tô phở 100.000 VND sẽ tăng lên 125.000 VND. Nếu chính phủ không tăng lương thì CNV không đủ chi trả các chi phí hàng ngày nhưng nếu tăng lương thì đồng tiền càng mất giá mạnh và chẳng mấy chốc cả hai đồng tiền sẽ thành giấy lộn như tiền của Venezuela.
Tuy nhiên chính sách phá giá đồng nhân dân tệ này sẽ không ảnh hưởng nhiều lắm đến quyết tâm của Donald Trump. Bởi lẻ Trung Quốc càng phá giá Trump sẽ càng nâng cao mức áp thuế lên. Từ 25% có thể lên 50% hoặc 100 % tuỳ vào mức phá giá cho đến khi đồng tiền Trung Quốc được đem đi xếp giấy thành hàng trang sức , túi xách hay ví xách tay phụ nữ như dân Venezuela vẫn làm.

TẠI SAO ĐỒNG TIỀN VIỆT NAM MẤT GIÁ VÀ YẾU THỨ HAI THẾ GIỚI ?



Trong bản đồ tỷ giá hối đoái các đồng tiền toàn cầu so với đồng USD, tiền Việt Nam có giá trị thấp thứ 2 thế giới chỉ sau đồng tiền của Iran.
Sơ lược lại lịch sử mất giá của VND trong quá khứ.
Ngày 15/9/1985 một ngày sau khi Nhà nước thực hiện đổi tiền lần thứ 6, tỷ giá chính thức 1 USD đổi được 15 đồng Việt Nam. Nhưng tiền đồng rớt giá rất nhanh, chỉ một năm sau, năm 1986 tỷ giá tăng 10 lần lên 150 đồng/USD; năm 1987 là 550đ/USD; đến 1990 là 7.500đ/USD. Nếu tính từ ngày 15/9/1985 đến ngày 31/8/2015 thì trong vòng 30 năm tiền đồng Việt Nam mất giá khủng khiếp, từ mức 15 đồng ăn 1 USD đã tăng lên 22.500 đồng/1 USD.
Trong vòng 7 năm từ 2008 đến nay đồng tiền Việt Nam mất giá 30% so với đồng đô la Mỹ.
Do đâu đồng tiền mất giá mạnh như vậy dù hàng năm đã có khoảng trên 10 tỷ USD của NVHN gởi về? Số tiền này bằng 10 triệu dân làm trong một năm .
- Đó là do sự điều hành kinh tế yếu kém của chính phủ CSVN.Khi tăng trưởng kinh tế không có nhưng chi tiêu cho ngân sách quá cao thì chính phủ bắt buộc phải in thêm tiền. Khi in thêm tiền nhưng không có đồng tiền bản vị USD bảo chứng thì mức độ lạm phát càng ngày càng cao.
- Do tham nhũng hoành hành trong bộ máy nhà nước.
- Do cả một nền kinh tế chỉ biết bán tài nguyên và xuất khẩu lao động để sống.
- Do chính phủ chỉ biết thu ngân sách bằng cách đánh thuế hàng nhập khẩu. Ngoài ra không tạo ra được những thương hiệu nổi tiếng để cạnh tranh với các thương hiệu nước ngoài nhằm thu về ngoại tệ cân đối ngân sách và chống lạm phát.
Do những lý do đó , dân Việt giống như một đàn cừu 95 triệu con bị một đảng chính trị xén lông. Ban đầu chúng ra mức 1 USD= 15 VND. Càng ngày càng làm ăn thua lỗ chúng in thêm tiền để khiến dân chiụ lạm phát lên mức 1 USD= 23.000 VND bằng 1.530 lần.
Vì thế trong thể chế chính trị một đảng, dân chỉ là nô lệ cho đảng chính trị này vặt lông. Nếu có 2 đảng cạnh tranh thì đảng CSVN và bộ óc dốt nát như của Nguyễn Xuân Phúc không thể nào thắng cử.
Và chung quy lại đồng tiền Việt Nam mất giá thứ hai thế giới không phải do đảng CSVN mà do dân Việt quá cừu chẳng hiểu gì về chính trị nên không dám xuống đường tạo ra đối lập, 2 đảng cạnh tranh cầm quyền để khỏi bị bóc lột.

NỀN DÂN CHỦ GIẢ CẦY.

Trong cuộc đấu tranh giành lại quyền làm chủ của nhân loại trên thế giới, những người đấu tranh phải chống lại hai loại dân chủ cuội (dân chủ giả cầy).
- Dân chủ giả cầy thứ nhất : là thành phần của chính quyền gài vào giả danh các nhà đấu tranh dân chủ để phân hóa, chia rẻ và làm nội ứng. Những kẻ này tạo ra các đối lập cuội, đôi khi phê phán chính quyền rất hăng nhưng không bao giờ muốn tạo ra các cuộc xuống đường để thay đổi thể chế.
- Dân chủ giả cầy thứ hai : là thành phần căm thù chế độ cộng sản, chống cộng kịch liệt đôi khi sẵn sàng dùng bạo động, không ngại vào tù nhưng chỉ để thiết lập nên một chế độ cai trị độc tài mới thay thế chế độ cộng sản.
Có một vấn đề lý luận đặt ra là loại dân chủ giả cầy thứ hai có làm suy yếu chế độ độc tài đang cầm quyền để phong trào dân chủ lớn mạnh hay không ?
Câu trả lời là không. Bởi trên phương diện tuyên truyền những người này đã góp phần củng cố rằng chế độ độc tài là đúng, không cần dân chủ xã hội vẫn tốt đẹp nên sẽ phân hóa tư tưởng đoàn kết ,hợp lực cùng một mục tiêu bất tuân dân sự để giải thể chế độ độc tài của nhân dân.
Các chế độ độc tài chống lẫn nhau thường dùng phương thức bạo động, khủng bố và ám sát để gieo rắc nỗi sợ hãi, sau đó dùng thơ văn cảm tính để tuyên truyền. Cộng sản ngày xưa cũng dùng cách đó để thiết lập nên thể chế độc tài.Tuy nhiên phương thức này chỉ khiến người dân tàn sát lẫn nhau chứ không làm chế độ độc tài suy yếu. Bởi những kẻ được tuyển vào bộ máy công an, quân đội cũng từ nhân dân mà ra, rốt cuộc có khủng bố, ám sát hay bắn chết bao nhiêu công an cũng chẳng làm chế độ suy yếu . Chúng chỉ cần vào các trường học được chế độ nắm về giáo dục, tuyển sinh là có ngay những kẻ chết thế mới.
Do vậy dân chủ cần liên kết toàn dân thành các tổ chức xã hội dân sự để khi thời cơ chín muồi có thể tạo ra các cuộc xuống đường hàng triệu người. Từ đây khiến kinh tế sụp đổ, chính quyền ôm tài sản chuồn ra nước ngoài, bộ máy công an quân đội không được trả lương nên bất lực không thể cầm súng bắn vào nhân dân.
Và để cho không có bất kỳ một đảng phái nào hậu cộng sản có thể nhân cơ hội tái lập nên một chế độ độc tài, một trại súc vật mới thì nhân dân ngay từ bây giờ phải tỏ rõ thái độ dứt khoát với thành phần "dân chủ giả cầy" này. Lập luận của bọn chúng nếu tinh ý nhìn kỷ cũng chẳng khác gì bọn DLV bảo vệ chế độ cộng sản.Đó là :
- Tô vẽ cho một nhà độc tài nào đó.
- Cho rằng độc tài là cần thiết.
- Chụp mũ người chống nhà độc tài của chúng là cộng sản.
- Nhân danh tôn giáo để bao biện cho những ai chống độc tài là chia rẻ mối đoàn kết lương giáo.
- Viện cớ cần đoàn kết để xoá đi một thực tế là chế độ độc tài của chúng cũng cần đánh đổ không khác gì chế độ cộng sản đang cầm quyền.
Hiện tại một số nước vừa làm xong cách mạng dân chủ đã quay lại độc tài như Nga, Mùa xuân Ả Rập hoặc như Philippines, Thái Lan... là những bài học cảnh báo cho dân Việt Nam.Nếu không dứt khoát mà vẫn dằng dai với các phần tử cơ hội họ sẽ biến công lao đánh Trung Quốc trong chiến tranh thương mại của ông Trump đổ sông đổ bể.
Cứ thử tưởng tượng hậu cộng sản sẽ là một chế độ độc tài gia đình trị như Syria, có thể dùng vũ khí hóa học để giết hại cả trẻ em thì lo ngại về một nền dân chủ giả cầy là không thừa.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐÁNH GIÁ CHÍNH XÁC MỘT CHẾ ĐỘ TRONG QUÁ KHỨ ?

Quyền lực có tính tha hóa. Quyền lực càng cao tha hóa càng rộng. Quyền lực càng lâu tha hóa càng nhiều.
Khi đánh giá một chế độ trong quá khứ thường thì ông A cho chế độ đó tốt, ông B cho ngược lại. Hai bên cãi nhau liên tục sau đó dùng lời lẻ nặng nề đề châm biếm nhau.Chẳng qua bất đồng ý kiến do ở chỗ tiếp nhận thông tin.
Ông A sở dĩ nói chế độ đó tốt vì ông đọc toàn những thông tin do những người bảo vệ chế độ ấy tung ra. Ví dụ một trăm năm sau lớp trẻ lớn lên đoc toàn thơ Tố Hữu, các tác phẩm của cộng sản , của Ban chuyên láo Võ Văn Thưởng tất nhiên là sẽ cho chế độ cộng sản tốt.
Bây giờ lớp trẻ lớn lên hiện tại đọc toàn những thông tin do Lâm Lễ Trinh , Nguyễn Lý Tưởng, Bằng Phong Đặng Văn Âu tung ra thì sẽ rất sùng bái cụ Diệm y như lớp trẻ trong nước sùng bái cụ Hồ. Họ sẽ không cho chế độ đó là độc tài, không biết gì đến mặt trái của nó mà những người đấu tranh dân chủ phải chịu. Cũng như một trăm năm nữa nếu đọc thông tin của cộng sản đưa ra các thế hệ sau cũng sẽ chẳng biết Trần Huỳnh Duy Thức ngồi tù 16 năm trời, Đinh Đăng Định được trả về nhà rồi chết, Nguyễn Hữu Tấn bị công an cắt cổ, có 256 người chết trong các trại tạm giam của công an không qua xét xử...
Vì sao những thông tin đó không được lưu truyền đến các thế hệ sau ? Vì xã hội Việt Nam vẫn đang còn ở trong các chế độ độc tài.Khi đó lịch sử thường bị bóp méo, xuyên tạc. Một là nó được viết nên bởi những kẻ thắng trận. Hai là nó bị ỉm đi bởi những kẻ hèn nhát. Do đó các nhà độc tài thường được tôn vinh và những người chống độc tài thường bị bôi nhọ bởi những ngòi bút vô lương tâm.
Tôi biết mỗi ngày mở FB ra sẽ có hàng trăm bài viết của những kẻ bảo vệ hai chế độ độc tài chửi tôi trên mạng bằng những ngôn từ bỉ ổi nhất. Nhưng tôi cho đó là chuyện thường không quan tâm. Đó là một bước thụt lùi của dân trí. Khi anh nói ra sự thật những kẻ không chấp nhận được sự thật sẽ mạ lị anh.Bởi sự thật thường mất lòng.
Do đâu mà tôi có thể khẳng đinh lời tôi nói đó là sự thật ?
Đó là vì tôi soi rọi hai bản hiến pháp của hai chế độ trên. Đoc hai bản hiến pháp thâu tóm quyền lực ấy, không đa đảng, không cho dân bầu cử, không tam quyền phân lập, không nhân quyền ấy tôi biết chắc hai chế độ ấy không thể nào tốt được.
Vì sao ?
Vì nó không có bất kỳ một đảng phái nào đối lập để kiểm soát quyền lực. Khi không có ai để đưa những kẻ cầm quyền cao nhất ra tòa bởi sự luận tội của quốc hội vì vi hiến, vì trái luật... Khi không có tòa bảo hiến thì không có một thánh nhân nào làm đúng cả. Chế độ tồn tại thời gian ngắn thì thối nát ít, chế độ tồn tại càng lâu thì thối nát nhiều.
Những kẻ ca ngợi chế độ độc tài của cá nhân ,gia đình , đảng phái này là vì họ bị lừa. Họ như những con ngựa bị che hai bên mắt do tác động của thông tin một chiều nên chịu sự chi phối của những lời nói láo . Và cứ thế đàn ngựa cứ tiến về phía trước để lao đầu xuống hố nhưng bao giờ cũng nghĩ là mình đúng và cho những người chỉ ra sự sai lầm của họ là cực đoan.
Khi bạn đọc bản hiến pháp của một chế độ là độc tài thì bạn hãy tin rằng những thông tin phê phán chế độ đó là chính xác, trung thực. Ngược lại những thông tin ca ngợi, nâng bi chế độ là do bọn bồi bút bán rẻ lương tâm viết ra. Bởi một chế độ độc tài không thể tốt đươc khi nó hành động dưới sự điều khiển của chỉ một cá nhân, gia đình hay đảng phái.Khi đó sẽ không bao giờ có pháp trị mà chỉ có "pháp để trị". Lúc ấy xã hội vận hành theo ý chí của một số người. Những kẻ cho xã hội này tốt là vì họ quá sùng bái cái số ít người đó nên bất kể lương tâm mà thôi.