Thứ Năm, 29 tháng 10, 2015

BÀI VIẾT CỦA MỘT NGƯỜI LÍNH VNCH : NẾU VNCH THẮNG ?

“TRONG TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM CỘNG HOÀ THẮNG QUÂN CỘNG SẢN VIỆT NAM, THÌ LIỆU TÌNH HÌNH CÓ KHÁC HƠN CHÚT NÀO CHĂNG? ” Tôi là lính, nên xin trả lời rất nhanh và rất đơn giản, ngay bây giờ, và dễ nhận thấy. 1. Trước hết, dù là giả thuyết, câu hỏi sai từ trong căn bản . Miền Nam không tấn công miền Bắc, nên không thể có chiến thắng. Sau khi ký hiệp định đình chiến 1954 , miền Nam lo xây dựng đất nước, ổn định đời sống toàn dân, chỉ muốn sống trong hoà bình .. Ngay từ lúc đó , cộng sản VN đã gài người ở lại , nằm vùng , chuẩn bị sẵn cho cuộc xâm chiếm miền Nam , với sự viện trợ tối đa của cả Nga, lẫn Tầu như đã thấy . Mầm mống chiến tranh , cội nguồn của bao tội ác , hi sinh hàng triệu sinh mạng đồng bào cả Nam lẫn Bắc , xương máu chất chồng , bom đạn khói lửa ngút trời . . . xuất phát từ kẻ chủ chiến , từ kẻ xâm lăng , không phải từ phía chống đỡ , phải tự vệ . Rõ như ban ngày ! Đặt câu hỏi theo kiểu này là một lối lập lờ đánh lận con đen, để lừa bịp, để đánh tráo , nhì nhằng giữa hai phe đánh nhau. Vì vậy phải bác bỏ câu hỏi ấy ngay từ đầu , trước khi thử đi vào giả thuyết chỉ để cho rõ bản chất của hai chế độ .. 2. Giả dụ rằng, trong trường hợp mà miền Nam thắng vào tháng Tư 1975, thì tôi đoan chắc tình hình tốt hơn nhiều, nhiều lắm, và ai cũng có thể hiểu được, không chút gì ngụy biện. Tôi nói theo kiểu lính nên rất dễ hiểu. - Này nhé. Lúc ấy người dân miền Nam giàu hơn người dân miền Bắc rất nhiều. Dân miền Nam không thể nào có ý nghĩ quái đản là ra Bắc để vơ vét , lấy về , mà trái lại sẽ rất vui vẻ mang quà ra Bắc cho thân nhân, đồng bào mình ngoài đó. Sẽ không có cảnh đày, đồng, đạp như đã thấy. Hàng triệu dân miền Bắc di cư vào Nam năm 1954 chắc chắn sẽ hối hả mang đủ thứ về quê cho bà con mình. Cuộc tương phùng sẽ rất cảm động, rất thân tình, rất vui mừng, chứ không phải ngỡ ngàng như đã thấy. - Chính quyền miền Nam là một đồng minh trong thế giới Tự Do , tôn trọng quyền tư hữu , nên cũng sẽ không có cảnh đánh tư sản , kiểm tra , cướp của , cướp nhà như CS đã làm đối với dân miền Nam. Nếu chưa thể nâng mức thu nhập ở miền Bắc lên ngang với đời sống ở miến Nam thì cũng không có cảnh chặt ngang cho tất cả nghèo như nhau. Cũng không có cảnh đuổi dân đi vùng kinh tế mới để chiếm nhà, cướp đoạt tài sản, như đã thấy . - Các cơ sở nhà nước, các khu vực quân sự sẽ không bị ai chiếm đoạt vì luật pháp VNCH không thừa nhận quyền sở hữu cho bất cứ cá nhân hay đảng phái nào. Do đó sẽ không có cảnh con ông, cháu cha nào chiếm đoạt công thự, đất đai nhà nước làm của riêng, như đã thấy . - Miền Nam đang được nhiều nước tân tiến, giàu có ủng hộ, nên họ sẵn sàng viện trợ để tái thiết sau chiến tranh. Lúc ấy , nền kinh tế miền Nam tự nó đã không hề thua sút các nước tại Á Châu , lại có dịp vươn mình lên, phát triển hơn, ngay tức khắc , không hề bỏ lỡ cơ hội hàng chục năm, để dân phải thiếu cả gạo để ăn, phải ăn bo bo, bột mì . . . như đã thấy .. - Điều quan trọng nhất là Tình Người trong thời kỳ chuyển tiếp. Sẽ không bao giờ có một tinh huống tàn nhẫn, vô nhân đạo như đã thấy. Điều này thuôc về bản chất của hai chế độ. Cộng sản là giết lầm hơn bỏ sót, đào tận gốc, trốc tận rễ, truy cứu lý lịch ba , bốn đời , dù chỉ là đứa bé mới cắp sách đi học, dù là thầy tu, dù là giáo viên, là bác sĩ, y tá . . .. Miền Nam thì khác hẳn, nên mới có nhiều Việt cộng nằm vùng trong mọi cơ quan, ngay cả trong thời gian chiến tranh. Thế thì miền Nam sẽ giải quyết cách nào đối với các cán binh , cán bộ miền Bắc ? Đang khi còn chiến tranh mà miền Nam còn áp dụng chính sách Chiêu Hồi, hễ buông súng, bỏ ngũ, cam kết lương thiện làm ăn, thì tự do sinh sống như mọi người. Dĩ nhiên phải trình diện, giao nộp toàn bộ vũ khí, khai báo lý lịch để thiết lập hồ sơ cá nhân, xác định nơi cư trú và lần lượt trả về nguyên quán với gia đình, như thủ tục chiêu hồi vẫn làm trong nhiều năm, như đã thấy. Và dù có người nào bị tạm giữ trong một thời gian chắc cũng không phải đói mờ, đói mịt , khoai sắn cũng không đủ no như dưới thời công sản. Gia đình cũng sẽ không bị cấm đoán, hạn chế việc tiếp tế thăm nuôi như đã thấy. Và chắc chắn sẽ không có màn lừa bịp mười ngày thành ba năm, rồi bảy, tám, mười, mười lăm năm, như đã thấy! Và sẽ không có hàng ngàn nhà tù từ Nam tới Bắc như đã thấy! Cần nhấn mạnh một điểm rất nhân bản của miền Nam là thủ tục bảo lãnh người thân. Gia đình nào có người thân bị bắt vì hoạt động cho cộng sản, nếu chịu đứng ra bảo lãnh trách nhiệm, thì phần lớn sẽ được cứu xét cho về với gia đình, ngay trong lúc chiến tranh. Hầu như gia đình nào cũng có thân nhân ở bên này hay bên kia. Sau chiến tranh, bà con miền Nam sẽ được khuyến khích đứng ra bảo lãnh cho thân nhân trong hàng ngũ cộng sản, trở về với gia đình. Chế độ cộng sản không khuyến khích thủ tục ấy, ngay cả cha-con, vợ-chồng, anh-em. Trái lại, họ khuyến khích, thúc đẩy thân nhân đi vào tù “học tập ” cho tốt , “lao động” cho giỏi , để khỏi bị đảng nghi ngờ , như đã thấy ! Nhìn sự kết hợp hai miền đông-tây của Đức , người ta có thể hình dung ra phần nào cảnh kết hợp hai miền Nam-Bắc , dù không nhất thiết phải giống y như thế . Phần quan trọng hơn nữa là Tổ Quốc Việt Nam đã không bị mất nhiều phần lãnh thổ về tay Tầu cộng , vì không bị lệ thuộc vào “đồng chí vĩ đại” phương bắc , – kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt. Sẽ không mất ải Nam Quan, không mất một phần thác Bản Giốc , không phải dấu giếm đồng bào mình , lén lút ký kết hiệp ước biên giới với rất thiệt thòi cho dân tộc mình , như đã thấy ! Tóm lại, theo cái nhìn của một người lính già, rất đơn giản nhưng rất thật, từ đời sống vât chất đến đời sống tinh thần, theo giả thuyết trên, thì nếu miền Nam thắng , thực tế tốt hơn rất nhiều. Tôi cố tình lập lại nhiều lần ba chữ “như đã thấy” để chứng minh đó là một thực tế rất dễ nhận thấy .. Và nếu (vẫn nếu) như thế, thì giờ này tớ đang nghỉ hưu ở Sàigòn !./-

VÌ SAO CHÚNG TA SỢ?

Chúng ta sợ vì chúng ta không biết gì về nó.Chúng ta sợ vì chúng ta không biết quyền của mình. Hồi nhỏ chúng ta thường hay sợ ma,sợ bóng tối bởi vì chúng ta không biết thế giới này có ma hay không?Lớn lên một tí nỗi sợ ấy tự dưng tan biến vì ta biết rằng thế giới này làm gì có ma,linh hồn con người khi chết sẽ tan vào cõi vĩnh hằng.Nếu có ma những kẻ làm ác ,giết oan người vô tội sẽ bị những con ma ấy trả thù trước hết. Lớn lên tí nữa thì sợ hãi quyền lực,sợ những bóng áo vàng,sợ tất cả những gì có thể phá vỡ sự bình yên trong cuộc sống của mình. Chúng ta sợ nhưng tai họa vẫn cứ giáng xuống vì nó dường như không có mắt.Trong tất cả những nỗi sợ đó,nỗi sợ hãi quyền lực thường đè nặng lên người dân và ảnh hưởng lâu dài nhất. Chế độ độc tài không bao giờ muốn để người dân biết quyền của mình.Muốn vậy chúng phải thi hành chính sách ngu dân.Một trong các chính sách ngu dân phổ biến nhất là xây dựng sự sùng bái lãnh tụ,xây dựng các tượng đài.Chúng không bao giờ muốn để dân biết các lãnh tụ cũng chỉ là phường giá áo túi cơm,cũng đầy đủ tham ,sân ,si,dục vọng...Vì vậy chúng phải thêu dệt nên các huyền thoại xung quanh các lãnh tụ đó.Nhiều khi chính các lãnh tụ lại tự tay thêu dệt huyền thoại cho mình,cho đảng của mình. Từ các huyền thoại đó chế độ mới bắt đầu các biện pháp làm cho dân sợ,đó là chế độ công an trị,là hộ khẩu,là lý lịch,kiểm điểm,phê bình,đấu tố....Hào quang chiến thắng,sự sáng suốt,tài ba của bác và đảng,của quân đội và nhân dân anh hùng...là những sản phẩm giả tạo.Lý tưởng cộng sản cũng là giả tạo.Cái thực nhất chính là chế độ được xây trên nỗi sợ của người dân. Chính vì vậy trong chiến tranh Nam Bắc người lính phía bắc cũng sợ chết như người lính phía Nam,bởi tất cả ai cũng yêu sự sống.Thế nhưng người lính miền Bắc không còn đường lùi.Quay đầu họ sẽ đối diện với cái chết của một sinh mệnh chính trị,sự dè biểu của gia đình,làng xóm quanh một cái vòng kim cô mà các thế lực độc tài giăng ra để ràng buộc những kẻ chết thế.Đây chính là sự trăn trở trong nhật ký của Đặng Thùy Trâm,Nguyễn Văn Thạc,của Kiên(Nỗi buồn chiến tranh-Bảo Ninh),của Quân(Tiểu thuyết vô đề-Dương Thu Hương).Chính vì vậy họ chỉ còn một con đường,tiến lên phia trước.Chỉ có số phận mới khiến họ sống sót sau cuộc chiến,làm một kẻ chiến thắng bất đắc dĩ và một kẻ chiến bại muôn đời. Thế nhưng khi người dân hiểu được quyền của mình họ sẽ không còn sợ nữa.Đó là quyền con người mà bất cứ một thể chế chính trị nào cũng phải tuân thủ. Cái này oái ăm thay người dân Việt nam lại chậm chạp hơn cả người dân Campuchia,nước mà họ đã giúp thoát ra khỏi họa diệt chủng.Blogger Tưởng Năng Tiến kể lại trong bài viết: http://www.danchimviet.info/…/cha%C…/2015/06/comment-page-1… về hai người Việt gặp ông trên xứ Khme đã tặng ông chiếc áo có in dòng chữ:"The existence of an independent judiciary leads to the respect for human rights."Một ngành tư pháp độc lập dẫn đến sự tôn trọng nhân quyền. Đoạn trích sau đây trong bài đã cho thấy người Khme đã vượt qua nỗi sợ muôn đời: - Bộ tụi bay làm chính trị hả? - Trời, nói sao ghe thấy ghê vậy chú. Tụi con làm nhân viên cho hội thiện nguyện, đi cổ vũ cho nhân quyền thôi chớ có chính trị/chính em khỉ mốc gì. Ở Cambodia, đòi hỏi nhân quyền là chuyện nhỏ mà. Rồi không nói không rằng hai thằng lấy một cái áo, xoay phía sau ra trước, xong tròng đại vô người tôi. Tụi nó còn bắt tôi đứng chụp một cái hình kỷ niệm chơi nữa. Tui giẫy đành đạch: - Mặc cái áo “nhậy cảm” này công an Cambodia nó hốt liền chớ không phải “chuyện nhỏ” đâu à nha. - Không dám hốt đâu. Nam Vang chớ có phải Sài Gòn hay Hà Nội sao mà có cái vụ hốt sảng như vậy. - Thiệt không? - Thiệt chớ. Ở đây đỡ mệt hơn Việt Nam nhiều. Vừa bước chân qua tới Cambodia là tụi con đã thấy dễ thở liền hà, thoáng lắm chú ơi! - Thoáng là sao? - Là không có chế độ hộ khẩu, không công an khu vực, không tổ trưởng dân phố, cũng không có hội hè đoàn thể mẹ rượt nào hành dân hết ráo. Mình có quyền bầy tỏ chính kiến trong mọi vấn đề miễn là với thái độ ôn hoà … Vậy đó! Không ngờ rằng Việt nam đã thua hẳn người Campuchia trong vấn đề về nhân quyền.Bởi người Việt cái gì cũng sợ chính quyền,cái gì cũng sống chết mặc bay. Một luận điểm mà tôi hay gặp khi tranh luận trên mạng XH" Tụi bây chỉ được tài nói dóc ở nước ngoài.Hãy cứ thử về đây coi"Khi nói ra câu đó đám DLV đã tự vạch áo cho người ta thấy về một thể chế chính trị chà đạp lên luật pháp,chà đạp lên nhân quyền...Và bày ra tất cả sự ngu ngốc của minh Cái gốc của mọi nền tảng xã hội chính là pháp trị.Pháp trị là việc xử quan cũng như xử dân,không phân biệt.Người dân hoặc tội phạm không hề sợ án tử hình bất công nhưng lại sợ "tâm phục,khẩu phục" khi thấy một ông quan,con quan bị đem ra xử trước pháp luật ngang với dân thường.Đó cũng chính là điều mà Tào Tháo lấy để trị quân khi ngựa của chính ông cưỡi xéo phải lúa của dân.Bằng cách "cắt tóc,thay đầu" Tào Tháo đã khiến ba quân tâm phục khẩu phục. Như vậy chỉ khi nào người dân buộc chính quyền phải sợ mình thì lúc đó mới có một xã hội pháp trị nền tảng cho sự ổn định và phát triển xã hội.Muốn không sợ người dân phải tìm hiểu thật nhiều các kiến thức về nhân quyền để từ đó có thể đấu lý với những kẻ bảo vệ pháp luật.Khi ta có đầy đủ kiến thức ta sẽ có lập luận vững chắc,hiểu biết pháp luật ta sẽ cảm thấy tự tin không còn sợ cường quyền.Chế độ công an trị chỉ có thể cưỡng bức một vài cá nhân đơn lẻ thiếu hiểu biết về quyền của mình.Chúng không thể bất chấp dư luận khi người dân biết đoàn kết thành một khối,biết chia sẻ và hổ trợ cho nhau. Chúng chỉ có thể bắt chẹt,bắt nạt một người chứ không thể làm điều đó với nhiều người.Động chạm đến lòng căm thù,tạo ra bất công cũng có nghĩa là ngày tàn của chúng sắp điểm.Hãy vượt qua sợ hãi ,chỉ có thế mới có thể đứng thẳng làm người. Hình dưới: Blogger Tưởng Năng Tiến với chiếc áo mà ông được tặng ở Campuchia. Dương Hoài Linh's photo.

CÔNG ĐOÀN ĐỘC LẬP: KHÔNG NÊN LẠC QUAN QUÁ SỚM

Hôm qua mình có đăng bài viết về "Công đoàn độc lập" của ông Trần Ngọc Thành ,chủ tịch Ủy ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam để các bạn hiểu thêm về quá trình hình thành và phát triển của phong trào đấu tranh CNVN dưới chế độ CS.Gần đây trước thông tin là chính quyền đã gián tiếp công nhận "công đoàn độc lập",một trong những điều kiện để vào TPP.Qua đó nhà báo Phạm Chí Dũng cho rằng đây là một sự kiện mang tính lịch sử.Theo mình đây là một ý kiến lạc quan quá sớm.Xin nêu một số lý do sau đây: -1/Chế độ cộng sản hình thành từ giai cấp công nhân,với phong trào "vô sản hoá"những năm 1930 thế kỷ trước,kinh nghiệm về vận động công nhân họ hiểu rõ hơn ai hết.Bởi vậy chế độ luôn coi giai cấp công nhân là giai cấp tiên phong của CMVS và cũng là tử huyệt của chế độ. -2/Chính quyền cộng sản đã rút kinh nghiệm từ việc hình thành và phát triển của"Công đoàn Đoàn kết Ba Lan",một yếu tố chủ yếu để dẫn đến sự sụp đổ CNCS ở Đông Âu.Khi chấp nhận "CÔNG ĐOÀN ĐỘC LẬP" có nghĩa là họ đã tính sẵn phương cách đối phó. Sự đối phó của chính quyền theo mình nằm trong các ý sau: 1/Cố gắng trì hoãn,kéo dài càng lâu càng tốt việc thừa nhận tổ chức này.Theo việc ký kết TPP thời hạn này là 5 năm nhưng họ sẽ kéo dài thêm.Sau đó chỉ cho phép thành lập các tổ chức công đoàn độc lập cấp cơ sở,không thừa nhận một tổ chức độc lập với trung ương ngang bằng với Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam . 2/Thừa nhận sự độc lập trên danh nghĩa còn trong cơ cấu sẽ cài cắm người vào hoặc dùng phương pháp đe doạ và mua chuộc các lãnh đạo của công nhân.Về thực chất các phong trào đình công của CNVN đều do các nhóm lợi ích điều khiển. Công nhân tham gia vào phong trào dân chủ chỉ có lý tưởng nhưng các nhóm lợi ích lại có vũ lực và tiền bạc.Họ có thể bất đồng ,nhiều phe phái nhưng đều có chung một suy nghĩ là giữ bằng được chế độ này để làm giàu Không tin cứ nhìn vào cuộc bạo động hơn 10 ngàn người ở Bình Dương năm 2014 thì biết.Giai cấp công nhân đã bị các nhóm lợi ích nắm rất chắc.Do đó không nên lạc quan quá sớm. http://www.bbc.com/…/140514_binhduong_antichina_protests_tu…

THẾ NÀO LÀ GIẢI THIÊNG?

Giải thiêng là sự xóa bỏ tính chất thiêng liêng của một đối tượng nào đó, là làm cho hình tượng nào đó mất đi tính chất huyền thoại, sự trang nghiêm; làm mất đi giá trị, tư cách thần tượng, tính kiểu mẫu của đối tượng, khiến cho người ta không còn nể sợ, ngưỡng mộ, sùng bái, tin tưởng "đi theo" đối tượng đó nữa. Giải thiêng đi liền với hạ bệ, giải thiêng bằng cách hạ bệ, giải thiêng để lật đổ địa vị văn hóa xã hội, lịch sử của hình tượng, đối tượng nào đó, khiến cho nó bật ra khỏi niềm tin, tâm thức của người khác. Giải thiêng là một tiến trình cần thiết của lịch sử nhân loại để chuyển từ các chế độ thần quyền,vương quyền ,tập quyền...vốn sùng bái cá nhân sang các thể chế dân chủ. Giải thiêng là một quyền tự do ngôn luận.Và có nhiều phương cách giải thiêng khác nhau theo văn hóa dân gian và văn hóa bác học. Không nhất thiết việc giải thiêng phải đòi hỏi những ngôn từ trau chuốt,trí tuệ.Trong văn học dân gian Việt nam hiện tượng Trạng Quỳnh và Ba Gia- Tú Xuất là những lối giải thiêng của người dân đối với chế độ vương quyền.Gần đây là hiện tượng Các nhà báo Charlie Hebdo của nước Pháp. Thủ pháp châm biếm dân gian mang nhiều yếu tố tục chính là vũ khí đắc lực của họ. Hồ Chí Minh chỉ là một con người bình thường nhưng chế độ CSVN vì muốn giữ ngai vàng quyền lực nên đã làm cho nó trở nên linh thiêng.Vì vậy giải thiêng nhân vật Hồ Chí Minh là một việc làm cần thiết trong tiến trình đòi lại quyền tự quyết của người dân Việt nam Hiện tượng Nguyễn Lân Thắng xôn xao cộng đồng mạng những ngày vừa qua cũng nằm trong tiến trình đó.Nó hoàn toàn không ví phạm hiến pháp và luật pháp Việt nam.Và có lẻ chỉ có những Dư Luận Viên,Hồng Vệ binh,những con chiên ngoan đạo của tôn giáo CNCS mới còn mê muội không hiểu rõ điều này.

LUẬT PHÁP VỀ KHIÊU DÂM Ở MỸ

Hôm qua tôi có bỏ một video clip để nói về tình trạng "băng hoại đạo đức" trong một bộ phận giới trẻ nước ta.Một bạn comment nói rằng nhận định như vậy là khiên cưỡng,đó chỉ là "giáo dục giới tính" và thất vọng một người như DHL sống ở xứ tự do lại có những suy nghĩ cổ hủ như vậy.Tôi thấy các bạn đã có những suy nghĩ lầm lẫn tai hại về luật pháp nước Mỹ .Trong tình hình rất có nhiều bạn trẻ sang du học ở Mỹ ,đi làm thêm hoặc sinh hoạt ở đất Mỹ,những suy nghĩ như vậy sẽ khiến các bạn gặp rắc rối với luật pháp ở đất nước này Có một nghịch lý là những điều bạn tưởng không thể làm ở Việt Nam nhưng có thể làm ở nước Mỹ nhưng ngược lại những chuyện tưởng như bình thường ở quê nhà thì ở đây lại là phạm luật. Chẳng hạn ở Mỹ bạn có thể đem ông Washington,ông Obama hay cảnh sát Mỹ ra chửi"Fuck cop"...hoặc đạp lên lá cờ Mỹ mà không sợ bị bắt,cùng lắm người ta chỉ coi bạn có vấn đề về thần kinh nếu không đưa ra lý do hợp lý.Nhưng nếu bạn tổ chức chơi những trò phản cảm như đường link sau đây ,chỉ cần ít phút sau là đã có người gọi cảnh sát và họ chỉ nhắc nhở bạn lần thứ nhất ,lần thứ hai sẽ còng bạn về đồn và phải đóng tiền bảo lãnh. http://vietnamnet.vn/…/do-mat-khi-lam-nhan-vat-chinh-trong-… Tại sao? Đừng nghĩ Mỹ là nước sản xuất phim khiêu dâm hàng đầu mà cho rằng"khiêu dâm" ở Mỹ là tự do.Điều đó chỉ giới hạn trong những không gian riêng tư và phải là những người trên tuổi vị thành niên.Luật pháp Mỹ bảo hộ trẻ vị thành niên rất nghiêm ngặt ở những nơi công cộng. Khiêu dâm tức là kích thích ham muốn tình dục ở những nơi công cộng.Tất cả những hành động cọ xát nam nữ dẫn đến tình dục mà trẻ em có thể bắt gặp đều được coi là phạm luật.Nhiều sinh viên sang Mỹ đi làm thêm nghề Nails,chỉ cần massage trên khuỷu tay của một bé gái thôi nếu bị camera điện thoại của người mẹ ghi được cũng rất rắc rối,nếu trong người có cồn thì càng lôi thôi nữa. Cho nên những trò chơi như đặt bong bóng sau lưng người nữ rồi người nam ép sát cho nổ,gắn những mảnh vải trên người rồi bịt mắt tìm kiếm mà giới trẻ VN chơi phổ biến hiện nay đều có khả năng gợi dục với trẻ vị thành niên và bị coi là phạm luật.Ngay cả trường hợp để cậu nhỏ dựng đứng ở nơi công cộng ,hoặc ăn một quả chuối với vẻ mặt khiêu khích hoặc liếm mép.... Ở Mỹ, bên cạnh sử dụng pháo hoa, rượu lậu thì đồ chơi tình dục cũng có thể khiến bạn vào tù. Tại Alabama, việc buôn bán bất cứ thứ gì liên quan đến kích dục cho con người đều bị cho là vi phạm pháp luật' thậm chí còn kỳ lạ hơn là luật lệ này không phải là tàn tích của lễ giáo mà mới được thông qua vào năm 1998. Một trong những đạo luật còn sót lại ở Wisconsin là: 'Bất cứ người nào có hình vẽ hay viết mang tính chất kiêu dâm, đồi trụy công khai nơi công cộng đều được xem là hành vi phạm tội mức C'. Tốt nhất là kiếm một cái phòng nếu muốn mây mưa khi bạn đến Michigan. Mọi hành động tình tứ công khai đều bị cấm vì họ xem đó là khởi nguồn của việc khiêu dâm. Điều luật thậm chí áp dụng với những người đã kết hôn! Cơ quan lập pháp của bang Tennessee đã dùng một thuật ngữ 'hành vi sàm sỡ' ám chỉ hành động chạm vào người khác để thỏa mãn dục vọng. Lý do là những hành động này luôn mở đầu cho những cuộc 'yêu' không lành mạnh tiếp theo.

Thứ Bảy, 3 tháng 10, 2015

THẮP NÉN HƯƠNG NHÂN NGÀY GIỖ TỔNG THỐNG NGUYỄN VĂN THIỆU

Ngày 29-9 năm nay đã là ngày giỗ thứ 14 của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Cho tới trước khi chết ông vẫn cúi đầu nhận chịu trách nhiệm đã làm cho mất nước, một lỗi lầm quá to lớn mà cá nhân một người không thể nào gánh vác. Nếu có một người nào đó đứng ra nhận chịu thì quả là vô lý, thế nhưng ông Nguyễn Văn Thiệu đã làm. Phải chăng là Mỹ bỏ rơi ? Kể từ ngày lập quốc, nước Mỹ thực sự sụp đổ vào năm 1975 với 3 triệu cựu chiến binh tại chiến trường Việt Nam, 58 ngàn người đã chết, và 3.000 quân nhân còn mất tích. Xã hội Mỹ phân hóa trầm trọng với tranh cãi đổ lỗi cho nhau. Chính vì vậy mà những người quân nhân VNCH không bao giờ động chạm tới nỗi đau của người bạn chiến đấu Mỹ, họ đã làm hết sức của họ rồi, họ đã phải chết tới 58.000 người và đã hao tốn 300 tỉ USD, lại còn phải nuôi 3 triệu cựu chiến binh Mỹ mà người nào cuộc đời cũng tan nát do bị khủng hoảng, bị thất bại vì không thể trở lại trường để làm lại cuộc đời. Hai chữ “bỏ rơi” là do BBC và RFI dùng để xoa dịu sự oán hận của người Việt sau khi Mỹ cắt ông tiếp huyết cho VNCH. “Bỏ rơi đồng minh” khác với “phản bội đồng minh”. Bỏ rơi có nghĩa là tôi thích thì tôi giúp, khi thấy mệt mõi quá thì tôi không giúp nữa. Còn phản bội là phỉnh gạt, lừa đảo. Cho nên người Mỹ muốn nhận là họ bỏ rơi VNCH còn hơn là nhận phản bội VNCH. Năm 1968 anh sinh viên Frank Snepp quyết định làm đơn xin đầu quân vào CIA để tránh khỏi phải đi lính và chiến đấu tại VN. Năm 1969 Snepp bắt đầu làm viêc tại chi nhánh CIA tại Sài Gòn trong tư thế một nhân viên mới vào nghề. Năm 1971 ông trở về Trung tâm CIA tại Mỹ với nhiệm vụ phân tích những tin tức thu thập từ báo chí của Bắc Việt. ADVERTISEMENT Đến năm 1972 ông bị đày đi VN vì tội đã báo trực tiếp cho Tòa Bạch Ốc một thông tin ông đọc được trên báo của Hà Nội mà không qua các xếp lớn của CIA. Nhiệm vụ lần thứ hai của Frank Snepp tại Việt Nam là đọc báo và nghe đài phát thanh của CSVN và VNCH để trình cho Polgar, trưởng CIA tại Sài Gòn, những tin nào mà ông ta thấy đáng quan tâm. Sau biến cố 1975 Frank Snepp quyết định viết thành sách về những gì ông chứng kiến trong vai trò một nhân viên CIA làm việc tại VN trong giai đoạn Hoa Kỳ cuốn cờ ra khỏi Việt Nam. Nhờ đó ông nhanh chóng trở thành nhân chứng sống duy nhất dám tiết lộ những bí mật mà một nhân viên CIA không được phép tiết lộ. CIA đã đưa ông ra tòa vì ông đã hành động trái với lời tuyên thệ khi ông bước chân vào tổ chức CIA. Tòa án đã phán quyết Frank Snepp không bị tội tiết lộ bí mật nghiệp vụ nhưng cũng quyết định cho thu hồi quyển sách “Decent Interval” của Frank Snepp. Tuy nhiên phán quyết này chỉ có hiệu lực hình thức bởi vì cả thế giới đều đã đọc Decent Interval. Theo Frank Snepp thì mọi chuyện đều bắt đầu từ khi ký kết Hiệp định Paris. Rồi 3 tháng sau khi ký kết hiệp định, Tổng thống Nixon cử Martin làm đại sứ Mỹ tại VN thay Bunker.Frank Snepp mô tả vai trò của Đại sứ Martin : “Mỹ buộc phải bò khỏi Việt Nam trong tư thế đường hoàng, và muốn tạo được ấn tượng như vậy thì cần phải có một chuyên gia về ảo thuật và kịch nghệ mà Martin thuộc vào hạng sư phụ. ( Trang 75, nguyên văn : “The United States was obliged to crawl out of Vietnam standing up, and to foster that illusion required the kind of conjuring and stagecraft at which Martin so adept” ). Như vậy màn kịch bỏ rơi Việt Nam đã được lên giàn từ tháng 4 năm 1973. Nixon thất hứa với Liên Xô, tháng 8 năm 1974 Năm 1974, giữa năm, Tổng thống Mỹ Nixon đệ trình Quốc hội Mỹ bản dự thảo hiệp ước giao thương giữa Mỹ và Liên Xô. Đến lúc này Quốc hội Mỹ mới biết rằng đây là cái giá mà Nixon đã trả cho việc Liên Xô ngưng cung cấp vũ khí cho Hà Nội và ép Hà Nội phải ký hiệp ước ngưng bắn 1973. Dĩ nhiên khi đưa ra trước Quốc hội, Nixon tin rằng sẽ được thông qua dễ dàng vì lợi ích chung của cả hai nước, nhất là từng bước giải quyết chiến tranh lạnh là điều mà dân chúng Hoa Kỳ mong chờ. Tuy nhiên ông đã tính lầm , Quốc hội Mỹ đoán rằng còn nhiều cái giá khác nữa giữa Nixon và Liên Xô, Trung Quốc, Hà Nội vào năm 1972. Vì vậy Quốc hội bác bỏ thẳng thừng hiệp ước thương mại Xô – Mỹ để buộc Nixon phải lòi ra những thỏa thuận khác. Dĩ nhiên là Nixon không đưa ra, ông dùng đặc quyền hành pháp để từ chối. Vì vậy Quốc hội có một cách khác để moi ra những gì mà Nixon đã cam kết với LX, TQ và Hà Nội vào năm 1972; đó là cách lợi dụng vụ Watergate để triệu tập một Ủy ban điều tra đặc biệt về sai phạm của Nixon trong vụ nghe lén, nhờ đó công tố viên của ủy ban điều tra có quyền bắt Nixon phải đưa ra tất cả những cam kết ngầm với Bắc Kinh, Mạc Tư Khoa, và cả Hà Nội. Nixon chỉ còn có cách từ chức để né tránh Ủy ban điều tra bởi vì ông và Kissinger đã có những thỏa thuận mật với đối phương mà không xin phép Quốc hội. Một khi ông từ chức thì những cam kết của ông trở thành vô hiệu lực. Quốc hội sẽ không còn cớ để truy xét. Sau khi Nixon từ chức thì Quốc hội Hoa Kỳ cho thông qua đạo luật cấm HK buôn bán với các nước Cọng sản vào cuối năm 1974 ( Đạo luật Jackson-Vanik ). Sự trở mặt của Quốc hội Mỹ đã khiến Liên Xô tức giận bởi vì những cam kết của Nixon khi ông ta viếng thăm Liên xô vào năm 1972 đã không được thi hành. Vì vậy, cuối năm 1974, Đại tướng Kulikov của Liên Xô đến Hà Nội để xúi Hà Nội đưa quân đánh chiếm Miền Nam, Liên Xô sẽ cung cấp vũ khí và chiến phí. Hà Nội cay đắng Theo như 7 mục, 23 điều khoản của Hiệp định Paris thì Hà Nội ngưng bắn vô điều kiện, trao trả cho Mỹ 591 tù binh Mỹ vô kiện, trao trả tù binh VNCH để đổi lại VNCH trao trả 28 ngàn tù binh Bắc Việt. Trong khi đó Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu không phải từ chức, 38 ngàn tù chính trị của mặt trận GPMN vẫn tiếp tục bị giam giữ. Đặc biệt là “ngưng chiến da beo”, nghĩa là quân đội CSVN vẫn ở trên rừng và quân đội VNCH kiểm soát thành thị và thôn quê Nam Việt Nam. Biên giới hai miền Nam Bắc vẫn được tôn trọng theo như Hiệp định Geneve 1954. Nhìn bề mặt của Hiệp định Paris quá vô lý cho nên giới quan sát quốc tế thừa biết bên trong phải có một mật ước riêng. Quả nhiên sau này vào năm 1977 Tổng thống Cater của Mỹ xác nhận có một mật ước riêng đằng sau Hiệp định Paris được Nixon ký với Hà Nội 4 ngày sau khi ký kết Hiệp định Paris 1973. Và tháng 10 năm 1988 Hà Nội cho công bố toàn văn bản mật ước Nixon-Phạm Văn Đồng. Theo đó thì Nixon hứa sẽ viện trợ tái thiết cho Bắc Việt 3,25 tỉ USD, và viện trợ phát triển kinh tế cho Hà Nội 1,5 tỉ USD. Trong vòng 30 ngày sau khi người tù binh HK cuối cùng rời khỏi VN thì hai bên sẽ thiết lập xong hệ thống viện trợ tái thiết, và trong vòng 60 ngày sau đó thì lập xong hệ thống viện trợ phát triển kinh tế. Bản mật ước do đích thân Kissinger mang tới Hà Nội cho Phạm Văn Đồng ký nhận. Từ đó Lê Duẩn ngày đêm trông chờ món tiền của Kissnger. Nhưng đến nay, cuối năm 1974, Liên Xô cử tướng Kulikov sang Hà Nội xúi Lê Duẩn đánh chiếm Miền Nam thì có nghĩa là Hiệp định Paris coi như tờ giấy lộn. Rốt cuộc Hà Nội biếu không 591 tù binh Hoa Kỳ mà chẳng nhận được đồng nào, suốt 10 năm chiến đấu gian khổ, hằng triệu người chết, hằng chục tỉ dô la nợ chiến phí… đến nay chỉ còn là con số không ( sic ). Tướng Kulikov xúi Hà Nội phát động chiến tranh trở lại; nhưng Lê Duẩn và tập đoàn lãnh đạo CSVN thực sự trắng mắt. Dân chúng Miền Bắc đã kiệt sức, trong 5 năm nay, nhà nước đã đóng cửa tất cả 18 trường đại học và cao đẳng, bòn vét nhân lực đến độ phải gọi lính ở tuổi 16, tại Miền Bắc chỉ còn một trời đàn bà góa… thì lấy đâu để gây chiến tranh trở lại (sic). *( Theo hồi ký của tướng CSVN Hoàng Văn Thái thì cho tới năm 1974 Hà Nội đã động viên đến 16% dân số, không thể nào động viên thêm được nữa. Trong khi Miền Nam là 5,88% ) Hết đạn và hết nhiên liệu Bắt đầu từ năm 1975 Tướng Cao Văn Viên Viên viết tường trình cho Ngũ Giác Đài về những ngày cuối cùng của chiến tranh Việt Nam nhưng đến năm 1983 mới được in thành sách với tựa đề “The Final Collapse”. Và hai mươi năm sau, 2003, The Final Collapse được nhà nghiên cứu sử Nguyễn Kỳ Phong dịch ra tiếng Việt với tựa đề “Những ngày cuối của Việt Nam Cọng Hòa”. Trong sách có kèm theo những chú giải mới nhất của Tướng Cao Văn Viên. “Một sự thực không thể chối cãi là quân đội VNCH sẽ hết đạn và nhiên liệu vào tháng 6 năm 1975…” ( Tài liệu của Ngũ Giác Đài : Cao Văn Viên, The Final Collapse, bản dịch của Nguyễn Kỳ Phong trang 136 ). Năm 1974, tháng Giêng. Tài liệu của CIA : “Từ cuối tháng 12-1973 đến đầu tháng Giêng 1974 Tướng John Murray và ban tham mưu của ông đã làm việc ngày đêm để cố gắng tìm đáp số cho bài toán viện trợ quân sự. Nhưng mỗi lần họ tìm ra một giải pháp để giải quyết vấn đề thì lại phát sinh một vấn đề khác mà kết quả cũng chỉ đưa tới bí lối” ( Frank Snepp, Decent Interval, trang 95 ). Tướng Jhon Murray là Tư lệnh cuối cùng của quân đội Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam. Ông đến Việt Nam sau Hiệp định Paris 1973, sang đầu năm 1974 ông và Bộ tham mưu Hoa Kỳ tại Việt Nam phải tính toán sổ sách về viện trợ quân sự cho Nam Việt Nam trong nửa cuối 1974 và đầu năm 1975. Tuy nhiên Ngũ Giác Đài đã cho ông biết trước là có thể dưới 700 triệu đô la; nhưng theo các chuyên viên tham mưu của John Murray thì 700 triệu chỉ đủ giữ được Vùng 4. Năm 1974. Cũng theo Frank Snepp, ngày 16-8 John Murray họp buổi họp chót với Tướng Cao Văn Viên, Tổng tham mưu trưởng; Tướng Đồng Văn Khuyên, Tổng cục trưởng Tổng cục Tiếp vận và một số tướng lãnh của Bộ TTM. John Murray khuyên Tướng Viên nên liệu cơm gắp mắm, gấp rút lên kế hoạch sẵn sàng bỏ Vùng 1, Vùng 2, và cả Vùng 3 để về cố thủ Vùng 4. Tuy nhiên “Tướng Viên lẫn Tướng Khuyên đều nói rằng lên kế hoạch về quân sự thì được, nhưng về mặt chính trị thì không thể nào thi hành nổi”. Sau buổi họp này thì John Murray giải ngũ, trở về Hoa Kỳ. Năm 1974, tháng 5. Theo Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, Bộ trưởng Bộ kế hoạch của VNCH thì ông đã tình cờ trông thấy bản kế hoạch “cắt đất theo lượng viện trợ” của Murray nằm trên bàn của Tổng thống Thiệu vào tháng 5 năm 1974, nghĩa là 2 tháng trước khi Nixon từ chức. Như vậy Murray chính là tác giả của kế hoạch bỏ Vùng 1, Vùng 2 vào năm 1975, một kế hoạch mà cho tới 40 năm sau người ta vẫn cho là sáng kiến ( tối kiến ) của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Sự thực Tổng thống đã bị báo chí Mỹ cố tình gieo tiếng oan mà lúc đó ông không thể lên tiếng thanh minh. Năm 1974, ngày 24-12. Theo hồi ký của Đại tá Phạm Bá Hoa : Ngày 24-12-1974, lúc quân CSVN đang tấn công Phước Long sang ngày thứ 10; một buổi tiệc mừng Giáng sinh được Tướng Đồng Văn Khuyên, Tham mưu trưởng bộ Tổng tham mưu, tổ chức trên lầu của Câu lạc Bộ trong BTTM. Khách tham dự gồm có Tướng Smith, Chỉ huy trưởng cơ quan quân sự HK tại VN; Tướng Quân y Phạm Hà Thanh; Tướng Công binh Nguyễn Văn Chức; Đại tá Phạm Kỳ Loan, Tổng cục phó Tiếp vận; Đại tá Phạm Bá Hoa, Tham mưu trưởng Tổng cục Tiếp vận; Đại tá Pelosky, Phụ tá của Tướng Smith; Trung tá Nguyễn Đình Bá, Chánh văn phòng của Tướng Khuyên : Thiếu tướng Smith tiết lộ rằng : “Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ có kế hoạch với ngân khoản dự trù hơn 300 triệu Mỹ kim để di tản sang Hoa Kỳ khoảng 40 ngàn sĩ quan và gia đình, nhưng thời gian thì chưa rõ” (Phạm Bá Hoa, Đôi Dòng Ghi Nhớ, Bản in lần 4, trang 264 ). Khi sách của Phạm Bá Hoa phát hành thì tất cả các nhân vật trong bữa tiệc đều còn sống mạnh khỏe nhưng không có ai phản đối, kể cả tướng Smith; chứng tỏ chuyện này hoàn toàn có thật. Như vậy là kịch bản bỏ rơi Miền Nam đã được lên giàn trước khi mất Phước Long chứ không phải là sau khi mất Ban Mê Thuột. Người ta đã tính toán sẵn kế hoạch để cho VNCH sụp đổ trước tháng 6 năm 1975, kể cả ước tính trước ngân sách chi dụng cho kế hoạch. Năm 1975, ngày 7-1, Phản ứng của Mỹ sau khi mất Phước Long là : “Nhà Trắng nói rằng : Tổng thống Pho không có ý vi phạm những điều cấm chỉ ( của Quốc hội ) về việc sử dụng lực lượng quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam” ( Hồi ký của Tướng CSVN Hoàng Văn Thái, trang 161 ). Khi vừa nghe tin này Phạm Văn Đồng tuyên bố : “Cho kẹo quân Mỹ cũng không dám trở lại VN”(trang 146). Ngay sau khi nhận được tin, Lê Duẩn chỉ thị cho Đại tướng Tổng tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái lên kế hoạch tiến chiếm miền Nam : “Một tháng sau chiến thắng Phước Long, ngày 5 tháng 2, anh Văn Tiến Dũng lên đường vào Tây Nguyên” ( Hoàng Văn Thái, trang 172). Ngày đó cơ quan USIS của CIA tung tin quân VNCH thua tại Phước Long là do Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cố tình bỏ Phước Long để thử xem phản ứng của Mỹ. Sở dĩ CIA đổ cho Nguyễn Văn Thiệu là để Quốc hội Mỹ có cớ biểu quyết ngưng viện trợ quân sự cho VNCH. Và tình hình thực sự vào tháng 3 năm 1975 : – Tuần đầu của tháng 3 năm 1975. Trong một cuộc họp đầu tuần của Bộ Ngoại giao HK, Kissinger đã giải thích hành động viện trợ “lấy có” cho Cam Bốt: “Chính phủ Lon Nol đang trên đà sụp đổ, đây là nguyên do chính khiến chúng ta phải tiếp tục viện trợ để cho sau này không ai có thể trách chúng ta vô trách nhiệm”.( Frank Snepp, Decent Interval, trang 175 ). *( Nguyên văn : “…he say, the Lon Nol Government was on the brink of collapse, it was essential to keep open the aid pipeline so no one could later blame the United States for the disaster” ). – Ngày 7-3-1975, Kissinger chỉ thị cho các viên chức Ngoại giao HK trước khi ông ta lên đường đi Trung Đông : “Hãy làm mọi cách để Quốc hội tiếp tục duy trì viện trợ ( lấy có ) cho Cam Bốt và Việt Nam. Không phải để cứu vãn hai nước đó, mà vì không thể nào cứu vãn được hai nước đó” ( Frank Snepp, Decent Interval trang 176 ). *( Nguyên Văn : Do every thing possible to ensure that Congress lived up our aid commitments to Cambodia and Vietnam- not because the two countries were necessarily salvageable, but precisely because they might not be ). Hai ngày sau khi Kissinger nói cậu này thì Văn Tiến Dũng ra lệnh tấn công Ban Mê Thuột. Kissinger không muốn thiên hạ nghĩ rằng Việt Nam sụp đổ do không còn viện trợ. Và với mức độ viện trợ nhỏ giọt thì đến ngày 30-6-1975 quân đội VNCH sẽ không còn gạo và không còn đạn ( Tài liệu The Final Cllapse của Tướng Cao Văn Viên ). Vì thế Kissinger mong cho Quân đội VNCH tự tan rã trước khi hết gạo và đạn trước tháng Sáu năm 1975. Lúc đó thiên hạ sẽ nghĩ rằng quân đội Sài Gòn đã thua chạy trước sức tiến công vũ bão của quân Hà Nội. Thế bắt buộc của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu Năm 1975, ngày 11-3, một ngày sau khi mất Ban Mê Thuột. Theo Tướng Cao Văn Viên: Ngày 11-3 Tướng Thiệu mời các Tướng Khiêm, Viên, Quang ăn sáng tại dinh Độc Lập và sau đó trình bày ý định muốn cắt bỏ bớt lãnh thổ cho vừa với mức viện trợ quân sự của HK vào năm 1975. Tướng Viên ghi lại cảm nghĩ của ông lúc đó : “Quyết định của Tổng thống Thiệu cho chúng tôi thấy đây là một quyết định ông đã suy xét thận trọng. Hình như Tổng thống Thiệu đã ngần ngại về quyết định đó, và bây giờ ông chỉ thổ lộ cho ba người chúng tôi trong bữa ăn sáng…” “… Tổng thống Thiệu phác họa sơ : …Một vài phần đất quan trọng đang bị Cọng sản chiếm, chúng ta sẽ cố gắng lấy lại bằng mọi giá… …Ban Mê Thuột quan trọng hơn hai tỉnh Kontum và Pleiku nhập lại… …” ( Cao Văn Viên, The Final Collapse, bản dịch của Nguyễn Kỳ Phong, trang 129-131 ). “Ngay sau khi Phước Long bị tấn công, Hoa Kỳ không có một phản ứng nào … . Một thực tế gần như hiển nhiên là Hoa Kỳ không muốn cuộc chiến tiếp tục, và biều quyết viện trợ để VNCH đánh tiếp là chuyện sẽ không xảy ra. Đối với Hoa Kỳ cuộc chiến Việt Nam đã kết thúc” ( trang 132 ). Các đoạn trích dẫn trên đây đã giải thích vì sao Tổng thống Thiệu phải bỏ Vùng 1 cũng như Vùng 2. Và vì sao Tướng Viên không nhiệt tình tham gia kế hoạch của Tướng Thiệu. Cuối cùng, sau 30-4-1975 Mỹ mở chiến dịch đổ tội làm mất nước cho Tổng thống Thiệu để cho người ta không oán hận Mỹ đã bỏ rơi VNCH. Giờ đây đã 40 năm trôi qua, nếu người Mỹ không lên tiếng giải oan cho ông Nguyễn Văn Thiệu, thì cũng nên trả lại sự thật cho lịch sử. BÙI ANH TRINH

CHỚ ĐEM THÀNH BẠI LUẬN ANH HÙNG.

Hôm nay 29/9/2015 giờ nước Mỹ xin gởi một vài suy nghĩ đến các bạn nhân ngày giỗ thứ 14 của vị tổng thống mà tôi kính trọng,tổng thống và là vị tổng tư lệnh tối cao của Quân Lực VNCH-Nguyễn Văn Thiệu .Hôm qua tôi rất vui khi những tư liệu mà tôi chia sẻ qua một bài viết rất hay của một tác giả hải ngoại đã được các bạn đón nhận.Điều đó chứng tỏ dân trí của đất nước mình đang phát triển đến một tầm cao mới thông qua internet và mạng xã hội. Chắc các bạn cũng như tôi ,chúng ta không lạ gì hệ thống tuyên truyền của chế độ CSVN.Ngay từ nhỏ chúng ta đã được tiêm vào đầu những quan niệm về các lãnh đạo ,tướng lãnh miền Nam là một lũ tay sai bán nước,họ thường bị gọi một cách khinh miệt là "thằng này"" thằng nọ".Điều đó cũng giống như truyền thông của Bắc Triều Tiên gọi các tổng thống,tướng lãnh quân đội Nam Hàn bằng các từ ngữ như nguỵ,bù nhìn,bán nước...Đó là ngôn ngữ tuyên truyền.Kỳ thực thì ai mới xứng đáng với các từ ngữ đó chắc có lẻ các bạn rành hơn tôi.Điều tôi muốn đề cập trong bài viết này chính là các giá trị chân thực về phẩm chất mà một vị tổng thống của các nước dân chủ thường có trong các quyết định mang tính lịch sử,ảnh hưởng đến vận mệnh dân tộc. Thưa với các bạn rằng tổng thống các nước dân chủ không có một đội ngũ bồi bút luôn luôn làm nhiệm vụ tô vẽ như các hình ảnh lãnh tụ độc tài nên chân dung của họ không lung linh toả sáng lắm.Nhưng sự thật họ là những con người vì nước vì dân.Hiện nay xem các clip trên mạng các bạn cũng thấy Tổng thống VNCH Nguyễn văn Thiệu thường xuyên đi đến uỷ lạo binh sĩ các vùng chiến thuật,thăm hỏi đồng bào các vùng có chiến tranh.Cứ mỗi lần có chiến sự xảy ra là sau đó có mặt tổng thống,trong khi đó với điều kiện an ninh thời đó CS trà trộn vào trong dân,các âm mưu ám sát có thể xảy ra bất cứ lúc nào.Nhiều tướng lĩnh VNCH thường xuyên trực tiếp chiến đấu với binh sĩ như Đỗ Cao Trí, Ngô Quang Trưởng và nhiều tướng lãnh khác.Trong khi đó các lãnh tụ miền Bắc thì ngồi ở Phủ Chủ Tịch cho các nghệ sĩ vẽ chân dung,tạc tượng,tổng tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh như Võ Nguyên Giáp thì ngồi tuốt ngoài Bắc,chẳng hề bén mảng đến chiến trường. Nhưng khi cần họ có thể"Dù đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải quyết giành cho được độc lập",bởi vì dãy Trường Sơn cháy,lính và dân chết chứ họ đâu có chết.Vậy mà trong thơ ca luôn luôn là"Người là niềm tin tất thắng""Bác cùng chúng cháu hành quân"... Tôi không đồng ý với những nhận định cho rằng quyết định bỏ miền Nam là lỗi của TT Nguyễn Văn Thiệu,là quân đội VNCH hèn nhát không giữ được nền dân chủ,là Mỹ bỏ rơi VNCH...Ngay cả quan điểm cho rằng là tổng thống của một nước ông NVT phải tính toán để có thể dựa vào sức mình ,tự quyết trong chiến tranh chứ không thể chỉ dựa vào Mỹ .Quan điểm đó sai lầm hoàn toàn,nhiều nước hùng mạnh hiện nay như Nhật,Hàn Quốc...cũng dựa vào sức mạnh của liên minh quân sự với Mỹ,NATO. Tại sao?Bởi vì điều đó tạo ra sự giảm thiểu về chi phí ngân sách dành cho quốc phòng,khiến chính phủ có thể đầu tư cho an sinh xã hội của người dân.Do vậy nếu bây giờ giả sử Bắc Hàn đánh Nam Hàn,Trung Quốc đánh Nhật và Mỹ không trợ giúp thì với chủ trương hy sinh đến người dân cuối cùng của phe độc tài các nước Nhật ,Nam Hàn đến một lúc nào đó hết đạn cũng phải giải giáp để đảm bảo sinh mạng người dân.Đó là điểm khác nhau căn bản giữa lãnh đạo một nước dân chủ và một nước độc tài. Huống chi VNCH trước 30/4/1975 là một nền dân chủ non trẻ mới chỉ 20 năm.VNCH tiến hành chiến tranh trong điều kiện người dân miền Nam vẫn có ruộng cày,vẫn có cơm trắng cá tươi để ăn và không bị bóc lột bởi chính sách thuế khóa nặng nề ,động viên lính chỉ 5%.Trong khi đó ở miền Bắc là một chiến dịch "tất cả cho tiền tuyến""thắt lưng buộc bụng",huy động lính đến 16% chưa kể đến mức viện trợ súng đạn từ Trung quốc và Liên Xô không thua kém mức viện trợ từ Mỹ dành cho miền Nam. Nói quân đội VNCH hèn nhát chẳng khác gì phủ nhận sự hy sinh của người lính VNCH qua hai đợt phản công quyết liệt vào Tết mậu Thân năm 1968,mùa hè đỏ lửa 1972 tiến chiếm lại lãnh thổ và đẩy cộng quân lên rừng về bên kia vĩ tuyến 17.Nếu năm 1975 quân đội VNCH có đầy đủ vũ khí không bị hết đạn đến tháng 6/1975 theo dự tính của Bộ Tổng Tham mưu thì nhất định các vùng bị mất sẽ được phản công để lấy lại hoặc ít nhất Sài gòn sẽ được tử thủ như Xuân Lộc. Nhưng khi Mỹ đã bỏ miền Nam thì hành động tử thủ sẽ khiến dân miền Nam bị trả thù như trường hợp người dân Đồng nai,khiến cuộc chiến đẫm máu hơn ,người lính cả hai phía sẽ chết nhiều hơn và nước Việt nam hậu chiến sẽ kiệt quệ hơn.Do vậy quyết định giải giáp là một quyết định nhân bản và khôn ngoan của TT Nguyễn Văn Thiệu. Nói rằng Mỹ đã bỏ rơi VNCH cũng không chính xác vì họ đã tốn quá nhiều nhân lực,vật lực vào cuộc chiến Việt nam mà chẳng thu về bất cứ lợi ích nào.Chính xác hơn tôi đồng ý với nhà văn Dương Thu Hương rằng lỗi chủ yếu là do người CS đã đem một chủ thuyết tà đạo vào mê hoặc người dân Việt nam dưới cái lốt đấu tranh giành độc lập,tự do.Chẳng có một cái độc lập tự do nào cả như Đặng Thùy Trâm,Nguyễn Văn Thạc,Dương Hương Ly...như các chiến sĩ biệt động thành,du kích,đặc công...lầm tưởng.Đấy là cái tôn giáo mà các giáo chủ CSVN mang từ nước ngoài về để khiến cả dân tộc nồi da xáo thịt,anh em giết nhau.Trong hoàn cảnh anh quá bị kích động,quá lú lẫn tôi phải buông súng để chúng ta khỏi phải giết nhau chứ không phải tôi thua anh,tôi bại trận.Đó là cái lý lẻ của một cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Năm 1990,mười lăm năm sau ngày mất miền nam,TT NVT cũng đã tái xuất trở lại để nói về quyền tự quyết của dân tộc Việt nam.Và tôi thông cảm những điều ông nói.Trên cương vị lãnh đạo quốc gia ở vào thời điểm đó ông chẳng thể làm khác.Dù sao ,ông cũng hơn hẳn các lãnh tụ miền bắc về sự liêm chính,trung thực khi chẳng cần tô vẽ cho mình.Khi số vàng 16 tấn tài sản quốc gia chẳng phải do ông mang đi,khi ngôi nhà mà ông xây cho cha mẹ ông ở quê nhà rất đổi giản dị bình thường so với những gì mà một TT VNCH có thể làm.Ông chẳng cần lên gân"Bác để tình thương cho chúng con.Một đời thanh bạch chẳng vàng son" trong khi thực tế lại tốn biết bao tiền của dân vào ướp xác,vào xây lăng,vào 10.000 người bảo vệ lăng và hàng chục ,hàng trăm nhà bảo tàng trên khắp cả nước. Ông ra đi một cách lặng lẽ như cuộc sống của ông lúc cuối đời,để lại biết bao nỗi oan mà ông không cần phân giải.Và vợ ông bà Nguyễn Thị Mai Anh vẫn âm thầm thay ông làm công tác từ thiện mà không cần bất cứ ai biết đến. Hôm nay đây,tôi rất hạnh phúc khi trong danh sách Friend List của mình có cả người lính của cả hai phía.Đó là những người lính từng tham gia vào Mùa hè đỏ lửa,vào chiến dịch HCM...từng chiến đấu ở mặt trận Hoàng Cơ Minh,hoặc chiến tranh Biên Giới với Trung Quốc,với Campuchia...Tôi hạnh phúc vì họ đã nhận ra được chân giá trị đích thực.Những người lính CS đã thấy rõ họ bị lừa và người lính VNCH đã thấy những sự hy sinh của mình không hề uổng phí.Cả hai phía đã có thể ngồi lại với nhau để cùng nhìn về một hướng.Hướng đó hôm nay họ lại là những người lính cùng một chiến tuyến và phía bên kia lại là những kẻ độc tài.Họ không hề phân ai thắng ,ai bại mà cùng nhất trí rằng tạm thời cả hai đều bại.Tuy nhiên cái bại của họ chỉ mang ý nghĩa lịch sử.Bởi trong cả chiều dài lịch sử vô tận,dân tộc mới trường cửu,chính quyền chỉ là nhất thời.Và nhất định sẽ có ngày họ sẽ chiến thắng bởi họ đều đứng về phía nhân dân,đó là một điều tất yếu"Chớ đem thành bại luận anh hùng".