Thứ Tư, 18 tháng 11, 2015

HIỂU THÊM VỀ CÔNG LÝ

17 Notifications Privacy Shortcuts Account Settings Friend Requests See all Friend Requests Hiền Linh 9 mutual friends Xuân Thanh 13 mutual friends Saigon Yeu Heo Vang is a mutual friend. English (UK) · Privacy · Terms · Cookies · Advertising · AdChoices · More Facebook © 2015 News Feed Dương Hoài Linh 12 November at 10:08 · Mấy hôm nay giở xem lại bộ phim"Hồ sơ công lý" của Hồng Kông từ thập niên 80 mới thầm phục "lăn lóc" người Hồng Kông.Những năm đó trong khi dân Việt nam đói văn hóa,bọn trẻ như mình nghe tin có đội chiếu bóng lưu động về phục vụ là đang làm đồng mà như mở cờ trong bụng.Thế là đêm hôm lặn lội,đội mưa gió để xem những phim như "Biệt Động Sài Gòn","Ván bài lật ngửa""Cô Nhíp"...ca ngợi các anh hùng cách mạng,ca ngợi khủng bố...Người dân bị nhồi nhét những tư tưởng chính trị bạo động,trái luật pháp nhưng chẳng hiểu gì,cứ việc há hốc mồm mà tấm tắc khen. Trong khi đó Hồng Kông cũng "nhồi",nhưng lại nhồi vào đầu người dân những tư tưởng về luật pháp,về công lý mà đến nay hơn 30 năm rồi vẫn tươi nguyên giá trị.Càng xem càng thấy sâu sắc.Chẳng hạn: - Luật sư phải thể hiện đạo đức nghề nghiệp.Cho dù thủ phạm là ai cũng phải bào chữa đến cùng.Vấn đề là khi kết án không nên để bồi thẩm đoàn hiểu sai. - Nghi phạm có tiền sử,có quá khứ phạm tội,bị bắt gặp ngay tại hiện trường nhưng không có nghĩa nghi phạm là thủ phạm khi chưa xác định được bằng chứng,nhân chứng. -Chưa có quyết định của tòa án không ai bị coi là tội phạm. Nghi phạm được thả ngay tại tòa nếu chứng minh được ngoại phạm hoặc bên buộc tội không trưng ra được bằng chứng buộc tội... Và rất nhiều ,rất nhiều những luận cứ,tư tưởng pháp luật mà nếu áp dụng vào xã hội Việt nam hiện nay sẽ soi sáng rất nhiều vấn đề. Ngay cả trong vụ "Mặt trận" xôn xao cộng đồng NVHN vừa qua,nếu áp dụng các nguyên tắc pháp lý trong một xã hội pháp trị như của Hồng Kông ta cũng thấy nổi lên mấy điểm sau: -Chỉ có tòa án Mỹ mới xác định được "Mặt trận" có tội.Chừng nào chưa có quyết định của tòa án "Mặt trận" vẫn vô tội và mọi kết luận đều bị coi là phỉ báng. -"Mặt trận" không có trách nhiệm gỡ tội cũng như việc kiện hay không kiện bên AC Thompson là quyền của họ.Không thể lập luận là vì họ "có tật" nên không dám kiện.Trong trường hợp họ xác định không thể thắng ,không thế nêu ra các đòi hỏi pháp lý của tòa án thì họ không dại gì tốn tiền cho luật sư. - Trách nhiệm buộc tội là của FBI , công tố và bồi thẩm đoàn.Nếu các bên này không trưng ra được bằng chứng thì dư luận trong một xã hội pháp trị không có quyền kết án họ Đấy là các nguyên tắc pháp lý của một vấn đề trong xã hội Mỹ tương tự như xã hội Hồng Kông.Nhưng có lẻ những vấn đề này rất xa lạ với xã hội Việt nam,một xã hội chuyên đánh giá qua tin đồn,thành kiến và nghi ngờ,ngoài ra rất ít khi chú trọng đến bằng chứng. Chính vì mải lo nhồi nhét vào đầu người dân những tư tưởng chính trị phục vụ cho đảng cầm quyền nên xã hội Việt Nam hiện nay rối tung vì sự "lệch chuẩn".Án oan đầy rẫy,nạn nhân bị đánh chết vì rửa bát không sạch,luật sư bị bầm dập vì phóng xe gây bụi,chứng cứ bị ngụy tạo,công an lẫn lộn với côn đồ,làm mất mặt côn đồ bởi những trò hèn mà côn đồ không thèm làm. Suy cho cùng xã hội Việt nam đang gánh chịu những hậu quả có tính hệ thống.Nó như một cuộn chỉ rối mà Đảng CSVN đang nắm đầu mối.Chỉ cần dẹp bỏ Đảng CS là giải quyết được sự rối rắm đó.Điều này ai cũng biết nhưng làm cách nào mới là điều khó.Vậy nên tất cả những luận điểm cải tổ ,cải cách,sửa đổi đều chỉ là trò hề.Nói ra cho nó vui cửa vui nhà.

NGHỀ THẦY CÃI Ở VIỆT NAM

Trong tất cả các ngành nghề “ngư, tiều, canh, mục”, “sĩ, nông, công, thương, binh” thì nghề "luật sư" là nghề mà chế độ CS ghét nhất."Luật sư" tức là thầy cãi,mà chế độ thì lại rất ghét đứa nào hay cãi. Trước 1945 thời Pháp đã có nghề luật sư( Ngày 26/11/1867 Thống đốc Nam Kỳ De la Grandière ký ban hành Nghị định về việc hành nghề bào chữa trước các Tòa án Pháp (dành xét xử người Pháp và người đã nhập quốc tịch Pháp ở Nam Kỳ). Đây là văn bản pháp luật đầu tiên về nghề luật sư, được chính quyền thực dân Pháp ban hành ở Việt Nam theo quy định tại Điều 27 Sắc lệnh ngày 25/7/1864 của Hoàng đế Napoléon III. Tuy nhiên sau 1945,chế độ CS chỉ quy định chế độ bào chữa viên tạm thời bằng các sắc lệnh.Bởi vậy mới có hàng loạt oan sai trong cải cách ruộng đất vì bào chữa viên chỉ là bù nhìn trong các phiên tòa. Sau 30/4/1975,chế độ CS tiếp tục chế độ này ở miền Nam bằng Điều 4 Sắc luật số 01-SL/76 ngày 18/3/1976 của Hội đồng Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam . Ngày 18/12/1987, Hội đồng Nhà nước CSVN đã thông qua Pháp lệnh Tổ chức luật sư. Từ đó, các tổ chức luật sư chuyên nghiệp ra đời thay thế các hình thức bào chữa viên nhân dân. Liên đoàn luật sư Việt Nam ra đời vào ngày 12/5/2009. Tiến Sĩ Hà Sĩ Phu, người nhiều năm nghiên cứu về chủ nghĩa cộng sản tại Việt Nam nói rằng thực ra người cộng sản chỉ coi pháp luật là một công cụ tạm thời của họ mà thôi: Thực tế là người cộng sản họ muốn mình chỉ đạo tuyệt đối. Theo luật sư Võ An Đôn với thể thức cơ chế hiện nay thì luật sư không cách nào bảo vệ được công lý trừ khi có sự thay đổi áp dụng tam quyền phân lập. Trong luật Việt Nam, không có từ nào là công lý . Ở các nước, khi ra tòa người ta nhân danh công lý. Còn ở Việt Nam, Hội đồng xét xử thì nhân danh nhà nước. Đó là sự khác nhau căn bản. Theo luật sư Vũ Thu Nam nghề luật sư ở Việt Nam có nhiều rủi ro, nhiều nguy hiểm rình rập xung quanh . Các tai nạn nghề nghiệp có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Tuy vậy nghề luật sư cũng là nghề hái ra tiền ở Việt Nam hiện nay, mỗi tháng mỗi luật sư nhận trung bình từ 3 vụ đến 10 vụ án; nếu là luật sư chân chính thì nhận vài triệu đồng mỗi vụ, còn luật sư chạy án thì nhận từ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng mỗi vụ. Nhiều luật sư chạy án giàu lên nhanh chóng, mua nhà lầu ở nhiều nơi và tậu xe hơi đắt tiền. Thế nhưng nếu căn cứ vào những đặc trưng của một nhà nước pháp quyền XHCN đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN thì luật pháp không phải là tối thượng,vậy nên nghề luật sư chỉ là một nghề để trang trí cho chế độ.Chế độ CSVN được xây dựng trên nền tảng của "cái còng và khẩu súng" không cần thiết phải có luật và bất chấp luật.Chẳng qua do sức ép của dân trí và quá trình hội nhập ,họ buộc phải thừa nhận nghề này như một cách để mị dân. Bởi vậy cùng với Trung Quốc,Việt Nam đang sửa luật để đàn áp giới luật sư mạnh mẽ hơn.Tiêu biểu trong những ngày qua là các vụ án của các luật sư Vũ Thu Nam.Lê Luân và Trần Vũ Hải .Chắc chắn những luật sư đứng về phía đấu tranh dân chủ và dân oan cả nước rồi đây sẽ phải chống lại một thứ "luật rừng" quái đản mà bộ máy chính quyền tạo nên.Nhưng cùng với giới Blogger,giới luật sư sẽ không khuất phục chừng nào họ vẫn còn niềm tin vào công lý ,vào lẻ công bằng trên cõi đời này.

NÓI THÊM VỀ KHỦNG BỐ.

Theo định nghĩa của khủng bố thì không nhất thiết phải đặt bom,ám sát,xả súng mới là khủng bố.Chỉ cần gây hoang mang .lo sợ trong dân chúng đã là khủng bố. Những năm đầu của nền đệ nhất Cộng Hoà,ở nông thôn nghe bà nội mình kể lại đang đêm các đồng chí du kích tha hồ về xử án những người quốc gia.Cứ đứng trên đầu giường tranh cãi,rồi đưa ra đầu làng "cắc bùm".Việc xử án này rất lạ lùng là nhiều khi người bị xử chỉ vì tranh cãi với người nhà của anh du kích về những việc rất nhỏ như mất một con gà ,một buồng chuối...nào đó.Ông bác mình văn hay chữ tốt,đạo cao đức trọng ,làng nước ai cũng thương nhưng chỉ vì lỡ làm lý trưởng mà bị xử theo kiểu đó. Ở trong Nam thì bằng chứng là chiếc búa từng đập đầu 10 tên ác ôn dưới đây là chứng tích khó chối cãi.Nó đâu có khác các video cắt đầu người của các tổ chức IS hiện nay. Nhưng có một điều mà các bạn ít để ý là VNCH không bao giờ ăn miếng trả miếng để khủng bố đồng bào miền Bắc mặc dù điều đó không khó.Ở Hà Nội còn xa xôi,chứ việc cho các đội đặc nhiệm vượt sông Bến Hải để khủng bố dân miền Bắc gieo hoang mang lo sợ là điều rất dễ dàng.Nhưng VNCH không bao giờ làm.Vì sao?Bởi vì họ luôn dùng chiến tranh quy ước .Không hèn hạ sử dụng cái gọi là "chiến tranh nhân dân"(đánh vào dân,lợi dụng dân làm lính).Việc Mỹ không kích miền Bắc cũng chính là lối chiến tranh mà ngày nay Mỹ và đồng minh vẫn dùng để đối phó với khủng bố. Cộng sản không chỉ dùng khủng bố với đồng bào miền Nam mà còn dùng với đồng bào miền Bắc.Cải cách ruộng đất chính là một hình thức khủng bố tinh thần dã man.Các gia đình nạn nhân đều lâm vào một bi kịch căng thẳng trong gia đình,cha con,anh em vợ chồng đấu tố nhau.Đội cải cách gieo rắc cái chết,sự sợ hãi khắp nơi.Thủ đoạn này nó tàn ác hơn việc bị giết chết bằng một quả bom.Vì nó kéo dài thời gian thụ án của nạn nhân. Viết như vậy để thấy rằng hôm nay đây chúng ta chỉ mới nghe tin tức về khủng bố đã vô cùng căm phẫn.Báo chí CSVN thì đổi giọng" Chúng bây chỉ có một đường :địa ngục".Trong khi đó ông tổ của nghề khủng bố vẫn đang nhởn nhơ ở thiên đường.Chúng đang khủng bố tinh thần cả một dân tộc: Công an đánh chết dân trong đồn CA cũng là khủng bố,cho côn đồ chặn đường đánh luật sư,đánh người biểu tình ...cũng là khủng bố. Hãy đừng R.I.P "nạn nhân khủng bố" đâu xa .Nên R.I.P chính ngay trong đất nước mình.

THƯ GỞI ÔNG NGÔ NGỌC TRAI

Thưa ông Ngô Ngọc Trai. Cách đây hơn một tháng,tôi có viết một comment trên trang viết của anh Huynh Ngoc Chênh.Nội dung của comment ấy như sau:" -Ở Việt Nam làm gì có luật sư mà chỉ có "cái gọi là luật sư".Bởi lẻ Việt nam là một nhà nước pháp quyền XHCN đặt dưới sự lãnh đạo của đảng CSVN,trong đó luật pháp không phải là tối thượng.Và vì thế "cái gọi là luật sư" chỉ dùng để trang trí cho chế độ và để hợp thức hóa những bản án bỏ túi đã định sẵn". Đáng buồn là comment của tôi đã nhận được hơn 300 ý kiến đồng tình.Sau khi nghe tin có một vụ tuần hành của các luật sư vì vụ án của Trần Thu Nam và Lê Luân tôi khấp khởi mừng thầm vì mình sai,bởi ít ra các luật sư Việt nam không như tôi nghĩ,họ đã biết đoàn kết lại.Thế nhưng hôm nay đọc STT của luật sư Võ An Đôn tôi thấy lòng phấn khởi ,thỏa mãn bao nhiêu thì khi xem các ý kiến phản biện của ông tôi lại có cảm giác thất vọng tràn trề bấy nhiêu. Thưa ông. Cho phép tôi dùng một đại từ như thế bởi vì dùng từ"luật sư" đối với ông trong lúc này nó vô cùng khiên cưỡng.Vì sao "khiên cưỡng" chắc ông hiểu rõ hơn tôi.Nếu xét một cách công tâm,tôi sẽ phân tích để ông thấy STT của luật sư Võ An Đôn không có gì sai cả -Thomas Jefferson,luật sư và cũng là tổng thống thứ ba của nước Mỹ đã có một câu nói đáng nhớ:" Khi nhân dân sợ chính quyền của họ thì nơi đó có sự chuyên chế; khi chính quyền sợ nhân dân thì nơi đó có tự do." Bertrand de Jouvenel - 1903-1987 - triết gia chính trị người Pháp đã nhận định :"Một Xã Hội của Loài Cừu theo thời gian chắc chắn sẽ sinh ra một Chính Quyền của Loài Sói. " Lưu Hiểu Ba - nhà hoạt động nhân quyền người Trung Quốc cho rằng " Sự kém cỏi của những người bị trị đã sản sinh ra những người cầm quyền tồi tệ" Với ý nghĩa của những câu nói này ta cũng thấy rằng luật sư là người đại diện cho người dân để khiến chính quyền sợ.Vì sao họ phải sợ? Vì luật sư là người hiểu rõ luật pháp và luật pháp là cái cao nhất,trên tất cả mọi quyền lực.Đó là quyền lực của số đông.Thế nhưng trong một xã hội mà khi luật sư bị đàn áp nhưng không biết bảo vệ mình thì ông có thể hiểu là đối với người dân thấp cổ bé họng họ còn biết trông chờ vào ai? Xã hội đã trao cho luật sư một chức năng cao quý là biện hộ,bệnh vực bảo vệ cho công lý.Thế nhưng khi luật sư chỉ là những con rùa rút đầu thì quyền lực sẽ tha hồ ngự trị và chính quyền sẽ biến thành một loài sói hung hãn.Vụ án Đỗ Đăng Dư là một ví dụ điển hình trong trăm ngàn vụ án oan khác.Việc công an đánh chết người dân vô tội đã trở thành một vấn nạn đáng ghê tởm,đáng phỉ nhổ.Những lúc như thế này luật sư ở đâu? Các ông để cho công lý bị chà đạp,quyền lực hoành hành ,người dân cô thế bị bắt nạt nhưng lại không biết nhục,không biết hổ thẹn là phỉ báng vào cán cân công lý,biến công lý trở thành một diễn viên hài. Trở lại vụ việc tôi biết rằng ông là người dự định tổ chức một cuộc tuần hành của các luật sư để kêu gọi chính quyền bỏ thủ tục cấp giấy chứng nhận bào chữa và sát cánh với việc hai đồng nghiệp bị đánh là Trần Thu Nam và Lê Luân.Nhưng trước sự trấn áp của chính quyền ông đã lặng lẻ rút lui và bỏ mặc cho luật sư Trần Vũ Hải đối phó mọi chuyện.Đã không có dũng khí ,ông lại tỏ ra lừa dối dư luận và bào chữa đầy nguỵ biện trước những nhận định thẳng thắn của luật sư Võ An Đôn.Tôi chỉ phân tích để ông thấy rõ nó mang tính nguỵ biện ở những điểm nào: Ông cho rằng việc tuần hành phải là kết quả kỷ lưỡng,tính toán trên mọi phương diện,bối cảnh.Trước hết phải xác định việc "tuần hành " là sáng kiến của ai? Chính ông chứ không ai khác.Ông bảo hoãn cuộc tuần hành nhưng lại không đưa ra lý do thuyết phục và có luật sư đã viết trên FB chuyện Từ Hải và Liêu Trai để châm biếm sự hèn nhát lợi dụng "tuần hành: để nâng cao tên tuổi cho mình nhưng sự sợ hãi chính quyền đã khiến ông bỏ bạn chạy lấy thân. Hãy nhìn sang Trung Quốc trong vụ án Lưu Nghiêu , văn phòng luật sư tại Thẩm Quyến, Quảng Châu tổ chức hội thảo phối hợp hoạt động. Một nhóm 30 luật sư lên tận Bắc Kinh để tố giác và cung cấp dữ kiện biện hộ cho đồng nghiệp.Trên mạng Internet thì tràn ngập phản ứng của công luận :”luật pháp phải đươc áp dụng một cách chí công vô tư không thiên vị” Phong trào tương thân tương trợ này cho thấy, giới luật sư Trung Quốc ý thức được trong thời đại mà khái niệm nhà nước pháp quyền chỉ có giá trị trên giấy, luật sư Trung Quốc hành nghệ trong một môi trường đầy nguy hiểm. Khi thấy một đồng nghiệp bị trù dập, họ biết là số phận của họ cũng sẽ như vậy.Thế nhưng các ông đã làm gì trong vụ Trần Thu Nam và Lê Luân? Chỉ là những hổ trợ trên giấy. Luận điểm "trách luật sư không dám xuống đường tại sao không nhìn ra là bao nhiêu người dân mình cũng không dám xuống đường" là một lập luận non nớt đối với những sống bằng nghề tư duy bằng logic.Một người không hành động không thể dựa vào ,vin vào một nhóm người khác không hành động.Vì con người có lý trí ,suy xét độc lập chứ không phải loài khỉ hay loài cừu.Nhưng thực tế lập luận của ông cũng mâu thuẫn bởi thực tế dù chế độ lập lờ không chịu thông qua luật biểu tình( dù điều 25 hiến pháp CHXHCNVN đã quy định rõ ràng về quyền biểu tình của người dân và theo quy tắc bảo hiến của các nhà nước tiến bộ trên thế giới thì quốc hội không được làm luật để ngăn cản điều đó) người dân vẫn xuống đường rầm rộ để phản đối Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Trường Sa,phản đối chuyến viếng thăm của Tập Cận Bình).Nhiều người dân đã đổ máu mình trên đường phố và không ít người đã cắt tay dùng máu để viết nên những khẩu hiệu yêu nước.Lẻ nào ông không nhận ra điều đó? Lẻ nào ông không thấy được các cuộc biểu tình của dân oan,của công nhân,của ngư dân trên khắp các tỉnh thành cả nước.Không lẻ trước một vấn nạn một bất công người ta phải làm như ông cân nhắc,tính toán mọi phản ứng của chính quyền rồi mới xuống đường?Chỉ có sự hèn nhát mới giữ chân lại thôi ông à.Hãy thừa nhận ngay điều đó. Luật sư là những người hiểu biết pháp luật vì vậy khi thấy đồng nghiệp mình bị bất công cũng là chính mình bị bất công.Do đó không cần phải vận động mà phải tự giác đấu tranh với chính quyền.Nhưng tôi nghĩ làm điều này đối với luật sư VN là điều xa xỉ.Bởi tôi đoan chắc rằng các ông lo ngại sẽ không được cấp giấy chứng nhận bào chữa và có khi bị tước bằng luật sư.Điều đó sẽ khiến các ông mất đi một khoản thu đáng kể trong việc chạy án.Những khoản thù lao giúp các ông sắm nhà,mua xe...Các ông không phải là luật sư của những người nghèo.Và công lý đối với các ông chỉ là một trò mua bán . Nhưng tôi nghĩ nói với những người như ông chỉ tốn thời gian vô ích.Bởi tôi nhận ra sự tầm thường trong các lập luận của các ông.Nhưng tôi nói trước để các ông hiểu rằng"gieo nhân nào,gặp quả đó".Các ông thờ ơ với số phận đồng nghiệp,vận mạng người dân thì một ngày nào đó chính quyền thối nát này cũng cho các ông nếm mùi của quyền lực.Lúc đó các ông đừng trách là người dân sẽ quay mặt với các ông.Hãy cứ yên tâm và yên phận để chờ chính quyền đến tát vào mặt,những kẻ hèn nhát được gọi bằng cái tên mỹ miều "luật sư" Thân chào ông.

NGUỒN GỐC CỦA KHỦNG BỐ.

16 Notifications Privacy Shortcuts Nhân chuyện khủng bố lan tràn khắp châu Âu và thế giới xin được bàn rộng ra một chút và có liên hệ đến cuộc chiến tranh Việt Nam với các bạn.Hiện tại có hai luồng ý kiến cho rằng :"Một,khủng bố có liên quan đến Hồi Giáo.Hai ,khủng bố không mang tính tôn giáo và không liên quan đến chính sách của các chính phủ phương Tây đối với cộng đồng người Hồi Giáo nhập cư" Cả hai luồng ý kiến đều có lý do và dẫn chứng để biện minh.Nhưng phải thấy rằng khủng bố đến từ tư tưởng.Không diệt được mầm mống khủng bố đến từ tư tưởng thì chưa thể diệt được tận gốc của khủng bố.Cho dù Pháp,Nga và trước đây là Mỹ có đổ bao nhiêu quân,sử dụng bao nhiêu máy bay,đạn pháo để không kích các nước Trung Đông,Bắc Phi... thì cũng không xóa được khủng bố.Cho dù có cải thiện các chế độ phúc lợi xã hội,giáo dục,ngăn chặn tình trạng nhập cư,di cư...ở châu Âu và Mỹ thì cũng chỉ giảm thiểu chứ không thể ngăn cản được mầm mống khủng bố. Chúng ta phải đặt câu hỏi là tại sao một con người có thể hy sinh mạng sống của chính mình để làm người khác chết theo? Vấn đề đó chỉ có thể đến từ quan điểm triết học,tức là tôn giáo.Tại sao các tôn giáo khác không có khủng bố cảm tử mà chỉ có Hồi Giáo.Đây là vấn đề đặt ra để xem lại thánh Alla và kinh Koran.Không phải ngẫu nhiên mà các nhà báo Charlie đã phải chấp nhận hy sinh tính mạng để giải thiêng đấng tối cao của Hồi giáo.Chính kinh Koran đã cổ vũ cho vấn đề "tự sát" và được các tổ chức cực đoan lợi dụng.Tất nhiên không phải đa số người Hồi Giáo đều chịu sự tác động của tư tưởng này nhưng không thể bác bỏ là những kẻ khủng bố đều suy nghĩ là giết kẻ thù báng bổ thánh Alla sẽ được lên thiên đàng.Nếu phương Tây không giải quyết được vấn đề mang tính triết học này thì tốn bao nhiêu bom đạn cũng vô ích. Trong cuộc chiến tranh Việt nam cũng vậy,Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa không hề thua trong các cuộc chiến quy ước nhưng họ lại không thể tiêu diệt được mầm mống của tư tưởng: chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa yêu nước bị xuyên tạc trá hình.Đó là tư tưởng được xem như một tôn giáo gây nên bao cuộc khủng bố tàn khốc trong lòng xã hội miền Nam. Do đó Mỹ và VNCH có tốn bao nhiêu bom đạn cũng chỉ đánh vào một chiếc cối xay gió.Cách tốt nhất để tiêu diệt mầm mống của tư tưởng này là để người dân sống chung với nó. Vì vậy những ý kiến cho rằng VNCH thua cuộc tháo chạy là những ý kiến thiển cận.VNCH quá chú trọng đến một xã hội dân chủ nên không sử dụng chiến tranh tâm lý,chiến tranh chính trị,tuyên truyền sâu rộng trong người dân về tác hại của CNCS,về các nền tảng cơ bản của một thể chế dân chủ ...Họ chỉ có thể nói:"Đừng nghe những gì CS nói mà hãy nhìn những gì CS làm".Câu nói đó có giá trị trong cả thời chiến và cả thời bình nhưng cũng thể hiện cả sự bất lực của VNCH trong vấn đề tuyên truyền.Biết và hiểu rất rõ kẻ thù nhưng không thể nói và chỉ cho dân hiểu theo nên đành lòng chấp nhận cho dân sống chung với kẻ thù để sáng mắt ra. 40 năm qua,dân đã sáng mắt ,ai trung ,ai gian,ai chính nghĩa ai phi nghĩa tất cả đều thấy rõ nhưng cái giá phải trả là khá đắt.Đó là sự tàn phá về tài nguyên thiên nhiên ,về đạo lý,về tình người,là sự tha hóa đến tận cùng mọi giá trị của một dân tộc.Nhưng trong tận cùng của sự tha hóa đó VNCH cũng đã tiêu diệt được mầm mống của tư tưởng: CNCS và chủ nghĩa yêu nước giả tạo -những điều mà trong chiến tranh dù có tốn bao nhiêu nhân lực,bao nhiêu bom đạn họ cũng không thể làm được. Lịch sử là một hành trình dài và bất tận.Trong chặng đường dài đó ,40 năm đâu có nghĩa lý gì.Khi đã tiêu diệt được kẻ thù nguy hiểm nhất trong tư tưởng người dân thì không thể nói là VNCH đã thua.Không tin cứ chờ xem.

Thứ Bảy, 7 tháng 11, 2015

"TERROR IN LITTLE SAI GON": MỘT NỬA SỰ THẬT SẼ GIẾT CHẾT SỰ THẬT ?

Bốn mươi bảy năm trước,cùng một ngày, trong cùng một trận chiến, có hai hình ảnh được chụp lại. Hai tấm hình của hai sự kiện liên hệ với nhau lại có hai số phận rất khác nhau. Tấm hình thứ nhất, chụp ngày 1 Tháng Hai, 1968, của hãng AP, với lời chú thích: “Quân nhân thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đứng bên các thi hài một cấp chỉ huy một trung tâm huấn luyện của quân đội miền Nam và gia đình ông sau khi quân đội miền Nam tái chiếm trung tâm từ tay Việt Cộng. Người chỉ huy, cấp tá, bị chặt đầu; vợ và sáu người con của ông bị bắn chết bằng súng máy. Vương vãi gần các thi hài là đồ chơi và thức ăn. Ở bên phải là các bao cát; những đứa trẻ trốn phía sau các bao cát này. (Hình: AP Wirephoto via radio from Saigon).” Cùng ngày này, một sự kiện khác cũng được chụp lại, rồi truyền đi khắp thế giới, là hình Tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn một chỉ huy Ðặc Công Việt Cộng ngay trên đường phố Sài Gòn. Theo Wikipedia, hôm ấy, Tướng Loan “nghe tin người bạn đồng nghiệp cảnh sát và cả gia đình ông này, trong đó có hai đứa bé con đỡ đầu của Tướng Loan, bị đặc công Việt Cộng giết chết vài giờ trước đó. Khi nghe có đặc công Việt Cộng bị bắt gần khu vực nhà người bạn bị giết này, ông Loan không chịu nổi nên quyết định xử bắn tại chỗ; Bức ảnh của Eddie Adams đã tạo ra một làn sóng phẫn nộ khắp thế giới, vượt xa sự tưởng tượng của người chụp. Dư luận xôn xao, nhiều người đã bị sốc khi nhìn vào bức ảnh. Điều quan trọng hơn cả, bức ảnh đã thực sự đẩy mạnh phong trào phản chiến đang âm ỉ tại Mỹ. Viện Gallup vào giữa tháng 3/1968 cho biết trước Tết Mậu Thân có 1/5 số người được hỏi đã nhận mình là ‘diều hâu’ (ủng hộ chiến tranh), nhưng sau khi thấy bức hình tướng Loan bắn Bảy Lốp thì họ tự đổi thành ‘bồ câu’ (chống chiến tranh). Sau khi bức ảnh được cả thế giới biết đến, Eddie Adams sống trong tâm trạng bất ổn. Ông thuật lại: “Tôi mặc bộ đồ dạ hội sang trọng để lãnh giải thưởng và tiền thưởng về bức hình đó tại Đại hội Nhiếp ảnh ở Hòa Lan. Khi ban nhạc trổi bài quốc ca Hoa Kỳ, tôi bật khóc. Không phải tôi khóc vì sung sướng, mà khóc cho Tướng Loan. Cho tới giờ phút đó, tôi vẫn chưa ý thức được việc mình đã làm. Khi chụp tấm hình đó, tôi đã hủy hoại đời ông Tướng, vì ông bị dân chúng ở cả nước ông lẫn Hoa Kỳ lên án về tội giết tù binh chiến tranh. Trong bất cứ cuộc chiến nào, người ta cũng vẫn thường làm như vậy, nhưng hiếm có nhiếp ảnh viên nào chụp được mà thôi.” Ông còn nói: “Tướng Loan là một vị anh hùng của chính nghĩa. Bức hình tôi chụp đã lừa dối công luận. Ông ấy chiến đấu cho cuộc chiến của chúng ta (người Mỹ), không phải cuộc chiến của họ. Vậy mà mọi điều nhục nhã lại đổ trên đầu con người này” Về sau, Eddie Adams đã có một bài viết trên tạp chí Time về Nguyễn Ngọc Loan và bức ảnh Saigon Execution: “Viên tướng giết một Việt Cộng, còn tôi giết viên tướng bằng máy ảnh của mình. Hình ảnh vẫn là thứ vũ khí mạnh nhất thế giới. Người ta tin vào hình ảnh, nhưng hình ảnh cũng có thể nói dối, cho dù không cố ý ngụy tạo. Hình ảnh chỉ là một nửa sự thật... Điều mà bức ảnh đã không nói lên là 'Liệu bạn sẽ làm gì nếu bạn là ông tướng vào lúc đó, tại nơi đó, trong cái ngày nóng bỏng ấy, và tóm được một kẻ bị xem là khốn kiếp sau khi hắn vừa mới bắn tan xác một, hai, hoặc ba người lính Mỹ? Làm sao bạn biết được nếu chính là bạn, bạn sẽ không bóp cò?” Phan Thị Kim Phúc, hay còn được gọi là Em bé Napalm, sinh năm 1963) là người Canada gốc Việt, nổi tiếng với bức ảnh được trao Giải Pulitzer chụp ngày 8 tháng 6, 1972 tại Trảng Bàng bởi nhiếp ảnh gia Nick Út của hãng thông tấn AP, ghi lại hình ảnh một cô bé chín tuổi, da thịt và áo quần bị đốt cháy do bị bỏng nặng bởi bom napalm, khi cô đang di tản khỏi ngôi làng của mình. Youtube co một đoạn video ghi lại gần như toàn bộ diễn biến sự việc từ lúc máy bay ném bom cho đến khi các em nhỏ trong đó có Kim Phúc chạy ra. Bức ảnh của Nick Út chỉ là một trong những khoảnh khắc ấy. Cái lạ ở đây là các em nhỏ ấy lại chạy về phía lính Việt Nam Cộng hòa để kêu cứu mà không một chút sợ sệt, sao các em không chọn những người lính Cộng sản Bắc Việt cũng đang lẩn trốn ở ngay gần đó? Ngay từ đầu người dân đã biết lính Việt Nam Cộng hòa đến không phải để giết hại họ. Nếu muốn thế, lính Mỹ đã bắn hết những ai chạy đên và chẳng để Nick Út sơ cứu rồi mang Kim Phúc đi chữa trị . Bức hình ấy khiến nhân dân Mỹ có một cái nhìn khác về Cuộc chiến Việt Nam, góp phần đẩy mạnh phong trào phản chiến tại Mỹ và đòi Mỹ rút quân khỏi Việt Nam. Jane Fonda – biểu tượng của phong trào phản chiến Mỹ, người từng đến miền Bắc Việt Nam năm 1972 (năm mà bức ảnh “Em bé Nepalm” ra đời) mới đây cũng đã phải thừa nhận sai lầm và xin lỗi các cựu chiến binh Mỹ. Bốn mươi ba năm sau... Tối Thứ Ba, 3 Tháng 11, 2015, một cuốn phim mang tính phóng sự điều tra được thực hiện bởi Frontline và ProPublica có nhan đề “Terror in Little Saigon” (tạm dịch là Khủng Bố tại Little Saigon) được trình chiếu trên hệ thống truyền hình Public Broadcasting Service (gọi tắt là PBS) và mạng Internet. Theo nhà làm phim, từ năm 1981 tới 1990, có 5 nhà báo người Mỹ gốc Việt ở các thành phố khác nhau tại Hoa Kỳ bị ám sát, nhiều người khác trong cộng đồng bị đe dọa và tấn công. Các điều tra viên của Frontline và ProPublica tìm thấy điểm chung là các nhà báo bị sát hại này đều từng chỉ trích một tổ chức chống Cộng có tên là “Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam” (National United Front for the Liberation of Vietnam) gọi tắt là “Mặt Trận” (The Front), mà đứng đầu là ông Hoàng Cơ Minh, người sáng lập Đảng Việt Tân. Ngày 4/11/2105, ông Hoàng Tứ Duy, phát ngôn nhân đảng Việt Tân đã gửi đến tổ chức Frontline và ProPublica một lá thư nhằm yêu cầu điều tra nội bộ về phóng sự “Terror in Little Sai Gon” vì có quá nhiều thiên kiến và những cáo buộc sai lầm: "Tôi ghi nhận nỗ lực đáng quí của nhóm tường thuật để soi rọi những vụ sát hại ký giả người Mỹ gốc Việt chưa tìm ra hung thủ. Nhưng quý vị không thể giải quyết một sự việc bất công – tức sự sát hại không thể tha thứ các ký giả trong thập niên 1980 - bằng cách tạo ra một bất công khác. Khi viết chỉ để tạo sản phẩm hấp dẫn, dòng nội dung của phóng sự điều tra này có vấn đề. Kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, đã từng là vụ trưởng của "Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt nam đã đưa ra nhận định: " Sau khi nhìn kết quả của bài viết 72 trang và về cuộn phim, tôi kết luận A.C. Thompson không phải là một nhà báo có đạo đức, và có mục đích xấu với cả cộng đồng mình khi làm cuốn phim. Cuộc chiến Việt Nam ngày xưa đã là nạn nhân của truyền thông Mỹ, bây giờ cả cộng đồng người Việt vẫn còn là nạn nhân của truyền thông Mỹ -" Liên kết tất cả các vấn đề lại chúng ta có thể thấy một điểm chung đó là truyền thông tự do luôn có hai mặt: khi sự thật mà nó nêu ra mới chỉ là một nửa thì đó không phải là sự thật mà chính là lưỡi dao để giết chết sự thật .Nước Mỹ là nơi có luật pháp,sự thật cần phải được chứng minh trước khi nó phơi bày ra trước công luận.Một nhà báo không thể nói như A.C Thompson:"Mọi bằng chứng đang chỉ về phía Mặt Trận",thế tại sao không giao ngay các bằng chứng này cho cảnh sát? Với các mắc xích liên kết các sự kiện xưa nay Người Việt Hải Ngoại có lý do để đặt câu hỏi:"Liệu có một bàn tay lông lá nào đang đứng phía sau PBS?".Bởi lẻ trong cuộc chiến truyền thông này phía VNCH bao giờ cũng là nạn nhân?Và sâu xa hơn tổn thất lại gây nên cho chính người dân Việt nam,dân tộc Việt nam.

TẠI SAO PHẢI CẦN NỀN TẢNG"LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ"?

Không phải ngẫu nhiên mà Benoit de Tréglodé chủ nhiệm chương trình Á đông ở Học viện Khảo cứu Chiến lược Trường Quân sự Pháp (IRSEM), đồng thời cũng là nghiên cứu viên Trung tâm Đông Nam Á và là cựu giám đốc Học viện Nghiên cứu Đông Nam Á hiện đại (IRASEC) ở Bangkok,một nhà Việt nam học đã đưa ra nhận định: "Ở Việt Nam cũng như ở hải ngoại, những blogs, đồ đệ của trash news, đánh vào sự ưa thích của dân gian, rất được nhiều người đọc. Tâm trạng hiện giờ là mọi người chỉ thích nghe những tin đồn, những tố cáo, những chỉ trích đến từ mọi phía trong xã hội Việt Nam hiện đại, nhất là ở miền Nam : càng như tuồng chèo, càng nhiều chế nhạo, càng trào phúng, càng biếm họa, càng được nhiều người đọc. Mọi người thích sự nhả nhớt hơn là nói về hệ tư tưởng mà về lý thuyết, Đảng hoàn toàn bị tắt nghẽn " Bằng chứng là bài viết rất hay của ông ,mình đưa lên hai ngày nay có rất ít người đọc.Dân mạng phần lớn hóng tin để có dịp chửi là nhiều,không ai quan tâm đến một vấn đề căn bản là: Lý luận chính trị.Bởi lẻ nó hao tổn nhiều chất xám. Nhưng không có lý luận chính trị ,dân trí không phát triển được bao nhiêu và rất dễ bị lung lạc bởi những luận điệu ngụy biện.Từ đó sẽ hình thành một đám đông quần chúng theo đuôi. Đơn cử như trường hợp nhận định về độc tài và dân chủ,hiện tại dù có internet nhiều người vẫn lầm lẫn,đừng nói đến 55 năm trước,dưới thời TT Ngô Đình Diệm,thời kỳ mà xã hội còn tranh tối tranh sáng. Đánh giá ông Ngô Đình Diệm độc tài hay không ,chẳng thể chỉ căn cứ vào một tấm hình như dưới đây,hoặc một bài hát "SUY TÔN NGÔ TỔNG THỐNG" để cho rằng ông gia trưởng,đề cao cá nhân,độc tôn độc tài.Người có kiến thức lý luận chính trị phải căn cứ vào thể chế chính trị do ông tạo ra để trả lời các câu hỏi sau đây: - Có phải ông đã nắm cả ba quyền hành pháp,lập pháp và tư pháp hay không? - Có phải ông cấm báo chí tư nhân hay không? - Có phải ông cấm lập hội ,biểu tình hay không? - Có phải ông bắt buộc phải theo chủ nghĩa"nhân vị" hay không? - Có phải ông bất chấp hiến pháp,luật pháp để xử tử,bỏ tù những người bất đồng chính kiến hay không? Nếu câu trả lời là không thì không thể nói là ông "độc tài".Chế độ CS rất giỏi mị dân và xuyên tạc,nói xấu đối thủ chính trị của mình.Do vậy chúng không đi vào nền tảng thể chế của gia đình họ Ngô mà thường công kích vào cái gọi là hiện tượng. Chẳng hạn để nói chế độ NDD đàn áp sinh viên,Phật Giáo chúng sẽ nêu dẫn chứng là sinh viên bị cảnh sát bắt vì đấu tranh yêu nước nhưng không bao giờ nêu sinh viên bạo động,đốt xe cảnh sát nên mới bị bắt.Phật giáo biểu tình bất bạo động thì đâu có vấn đề gì chỉ khi cộng sản đội lốt nhà sư kích động hoặc giả tự thiêu để gây tâm lý chia rẻ thì mới bị trấn áp. Các đảng phái như Bình Xuyên ,Hòa Hảo nếu không có vũ trang để âm mưu lật đổ chính quyền,chỉ hoạt động như một đảng đối lập thì cũng sẽ không có các cuộc hành quân tiễu trừ Chế độ CSVN thường nêu ra một luận điểm ngụy biện là"lợi dụng quyền tự do dân chủ để vi phạm luật pháp" nhưng chúng đâu cho cái quyền tự do dân chủ đó đâu mà lợi dụng?Muốn biểu tình thì chúng cho CA đến nhà nhốt lại,đổ keo vào ổ khóa,ló mặt ra đường là bị bắt.Trong khi đó chính quyền ông Diệm lại cho dân cái quyền đó.Vì vậy mới có đội quân tóc dài đấu tranh chính trị,mới có biểu tình chống chính quyền,mới có phong trào Phật Giáo...Trường hợp này mới gọi là "lợi dụng quyền tự do dân chủ" Chính quyền cho báo chí tư nhân tức là cho quyền tự do ngôn luận nhưng anh lại dùng cái quyền đó để đi tuyên truyền "chủ nghĩa cộng sản",vi phạm hiến pháp thì buộc phải trấn áp,khi trấn áp thì bảo độc tài đó cũng là ngụy biện. Chính quyền sử dụng luật 10/59 để bảo vệ nền dân chủ non trẻ nhưng mới chỉ giết có một người là Hoàng Lệ Kha thì đã bị CS vu vạ là đàn áp ,xử tử người yêu nước.Không lẻ cứ dân chủ là khoanh tay đứng yên để những kẻ hủy hoại nền dân chủ ấy nhằm thiết lập một chế độ độc tài khác thì đó mới là dân chủ. Do đó với môt người không có lý luận chính trị thì chỉ cần CS nêu lên một vài hiện tượng là đã ngã theo nhưng những người hiểu biết họ sẽ dùng cái nền tảng,cái kiến thức căn bản về độc tài ,dân chủ để suy luận và sẽ nhận ra rõ bản chất của vấn đề.Và cũng có thể phản biện bất kỳ luận điệu nào của DLV một cách hợp lý. Ngay hôm nay đây số người đọc các bài viết nghiêm túc trên internet vẫn còn rất ít.Đa số những trang tung tin giật gân lại được theo dõi nhiều hơn và đôi lúc bị cho ăn quả lừa vẫn chẳng hề hay biết.Đó cũng là một vấn đề về dân trí người Việt hôm nay.

Một Xã Hội của Loài Cừu theo thời gian chắc chắn sẽ sinh ra một Chính Quyền của Loài Sói.

"In the long run every Government is the exact symbol of its People, with their wisdom and unwisdom ; we have to say : Like People like Government". ( Thomas Carlyle - 1795-1881 - triết gia, lý luận gia, sử gia, văn sĩ châm biếm và giáo viên người Scotland trong thời Victoria ). Trong một khoảng thời gian dài thì Chính Quyền là biểu tượng chính xác của Dân Chúng trong xã hội mà nó cai trị, với sự khôn ngoan cũng như sự dốt nát của chính họ ; chúng ta cần phải nói rằng : Dân Chúng nào thì Chính Quyền đó. * "A Society of Sheep must in time beget a Government of Wolves". ( Bertrand de Jouvenel - 1903-1987 - triết gia chính trị người Pháp ). Một Xã Hội của Loài Cừu theo thời gian chắc chắn sẽ sinh ra một Chính Quyền của Loài Sói. * "La faiblesse des gouvernés produit des gouvernants mediocre". ( Lưu Hiểu Ba - 1955 - nhà hoạt động nhân quyền người Trung Quốc ). Sự kém cỏi của những người bị trị đã sản sinh ra những người cầm quyền tồi tệ.

HAI MƯƠI MỐT PHÁT ĐẠI BÁC

21 phát đại bác Chúng nhắm bắn vào lịch sử. Tan tác Bốn nghìn năm... Của Hưng Đạo Đại Vương ,của Bà Trưng Bà Triệu Của những chiến công hiển hách,những điều kỳ diệu Những hoài vọng những ước mơ Và có cả những vần thơ Vẫn réo gọi tên đến bạc đầu ngọn sóng Của Ải Chi Lăng,gò Đống Đa hào hùng bất tử Đã từng vùi chôn bao loài thú dữ Đến từ phương Bắc,,, Nhưng có lẻ bắt đầu từ hôm nay. Tất cả đã lùi vào quá khứ. Khi chúng đành lòng Nhổ toẹt vào tất cả Ngay giữa đất Thăng Long Chúng làm nhục những con rồng . Ô uế các dòng sông. Chúng cúi mặt đằng sau mông những thằng cướp Chúng liếm gót giày kẻ xâm lược ngoại bang. Chúng thẳng tay đàn áp đồng bào. Chúng làm sôi trào lòng căm hận Những người con cắt tay lấy máu mình Viết nên những lời bừng bừng lửa giận. Trước những kẻ đánh mất lương tri. Những tên tội đồ bán nước. Chúng chẳng chút gì hổ thẹn trước hồn thiêng sông núi. Chúng chẳng biết thế nào là nhục là vinh. 21 phát đại bác Chúng bắn vào tim anh,tim tôi,tim chúng ta. Trái tim những người yêu nước Chúng khắc ghi một vết nhơ hằn sâu vào lịch sử. Để một trăm năm năm sau hay ngàn năm nữa. Những dòng máu ấy. Đã đổ xuống hôm nay Để giữ vẹn nguyên một hình hài Tổ quốc Có những lúc ta cảm thấy mình bất lực. Trước sự vô cảm của dòng đời Khi ta không thể kết thành một khối. 80 triệu con người. Để chúng mặc nhiên dội vào lòng ta nhức nhối Bóng tối của đêm trường ... Bắc Thuộc 6/11/2015