Chủ Nhật, 9 tháng 11, 2014

Chính trị dành cho người lao động (Phần 7)

- Nè Hai bữa rày tao nghe có cuộc tranh luận về cờ quạt gì đó ở trên mạng phải không mày?
- Dạ phải đó chú.
- Đâu chuyện đầu cua tai nheo ra sao mày nói tao nghe coi.
- Chú Điếu Cày hôm rồi có tuyên bố trong một cuộc họp báo ở bên Mỹ về chuyện lá cờ. Trong đó chú nói đại loại chúng ta đấu tranh về mục tiêu tự do dân chủ chứ không phải về một biểu tượng. Biểu tượng có thể thay đổi chứ mục tiêu thì không thay đổi. Ngọn cờ đỏ sao vàng biểu tượng cho một chính thể độc tài còn cờ Vàng ba sọc đỏ có xuất xứ từ thời nhà Nguyễn biểu tượng cho tự do dân chủ. Nếu 90 triệu dân Việt cùng đồng lòng như vậy thì chú sẽ đứng về ngọn cờ tự do dân chủ, có gì đâu mà tranh cãi.
- Theo mày thấy sao?
- Con thấy trong hoàn cảnh chú ấy hiện tại thì phát biểu như vậy là có thể chấp nhận được.
- Nhưng sao tao nghe có người nói là người Việt ở nước ngoài bảo nếu muốn đấu tranh dân chủ thì chỉ có thể đứng dưới ngọn cờ Vàng? Còn người trong nước thì bảo không cần dùng biểu tượng ngọn cờ cũng có thể đấu tranh được, chẳng hạn như Hồng Kông, Tunisia, Ai Cập gì đó....
- Trước hết con nói chú nghe một quốc gia, một phong trào chính trị, quân sự đều có những biểu trưng chính thức và không chính thức. Biểu trưng chính thức của một quốc gia đó là quốc kỳ, quốc huy, quốc hiệu, quốc ca... còn biểu trưng không chính thức là quốc phục, quốc hoa, quốc điểu, quốc thụ, quốc thú... Biểu trưng chính thức của các phong trào chính trị là lá cờ, không chính thức là tùy bất kỳ biểu tượng nào mà họ nhất trí nghĩ ra như màu sắc, hoa lá, ký tự...
- Tại sao lại cần biểu tượng chi cho rách việc vậy mày?
- Biểu tượng quốc kỳ là để nhận ra nhau trong cùng một nước, biểu tượng chính trị là để nhận ra nhau trong một cuộc biểu tình. Giữa một đám đông không thể hỏi quan điểm chính trị của anh là gì mà chỉ cần nhìn vào lá cờ hay biểu tượng anh mang trên mình để hiểu anh có quan điểm chính trị như thế nào.
- Rồi bây giờ cho chú hỏi tại sao nói lá cờ vàng ba sọc là quốc kỳ trước kia của Việt nam vậy mày?
- Cờ Vàng ba sọc đỏ là lá cờ có nguồn gốc từ phong trào kháng Pháp của hai triều đại nhà Nguyễn 1890- 1920. - Thể hiện ý chí đấu tranh, bác bỏ hiệp ước Quý Mùi, "chia để trị" của thực dân Pháp, đã tao ra tình trạng Nam Kỳ thuộc địa, Trung Bắc kỳ bảo hộ. - Xác quyết sự toàn vẹn lãnh thổ của Đại Nam Quốc, ba miền đều có tư thế chính trị giống nhau và bất khả phân trong nền tảng màu Vàng của dân tộc Việt ở phương Nam. - Nêu cao tinh thần "quốc gia dân tộc", bằng cách đoạn tuyệt với sự liên hệ của chữ Hán, cũng như thoát ly ra khỏi nền bảo hộ Pháp và triều cống Tàu. Đây là lá cờ tiêu biểu cho hai ông vua yêu nước là Hàm Nghi và Duy Tân của nhà Nguyễn.
- Rồi sao nó lại lưu truyền tới hiện tại?
- Cờ vàng ba sọc đỏ xuất hiện chính thức dưới thời của chính phủ Nguyễn Văn Xuân tên nước lúc đó là Quốc Gia Việt Nam. Nếu Việt Minh không cướp chính quyền năm 1945 thì Pháp đã trao trả độc lập cho Quốc Gia Việt Nam trong đó ông Bảo Đại sẽ là Quốc trưởng và VN đã đi theo thể chế quân chủ lập hiến như hầu hết quốc gia Châu Âu ngày nay và lá cờ vàng ba sọc đỏ sẽ đại diện chính thức cho Việt Nam trên thế giới chứ không phải là lá cờ đỏ sao vàng như hiện tại.. Năm 1955 chính quyền ông Ngô Đình Diệm cũng kế thừa chính quyền từ Quốc Gia Việt Nam của Bảo Đại qua một cuộc trưng cầu dân ý và lá cờ này sau đó đã được xem là quốc kỳ của chính thể VNCH.
- Nhưng bây giờ chính thể VNCH đã mất thì lá cờ vàng có còn xem là quốc kỳ không mày?
- Trên phương diện ý niệm thì lá cờ vàng vẫn là lá quốc kỳ trong hầu hết người dân tị nạn chính trị. Nhưng trên phương diện biểu trưng thực tế thì nó không còn là quốc kỳ mà chỉ là lá cờ biểu trưng cho Cộng Đồng Việt Nam hải ngoại theo Nghị Quyết Cờ Vàng được thông qua trên nhiều tiểu bang của nước Mỹ.
- Như vậy nó có biểu trưng cho tự do dân chủ không mày?
- Ý nguyện của Cộng Đồng Người Việt ở nước ngoài là xây dựng một thể chế dân chủ thì mặc nhiên lá cờ Vàng đã đại diện cho nguyện vọng đó.
- Như vậy nếu đem lá cờ ấy vào Việt nam thì có bị xem là áp đặt không mày?
- Bản thân của một lá cờ khi không còn là quốc kỳ thì chỉ đại diện cho một khuynh hướng chính trị. Cờ vàng bây giờ cũng giống như Cờ đỏ sao Vàng của Việt Minh khi chưa giành được chính quyền. Do vậy việc theo lá cờ vàng là do ý nguyện gia nhập của những người mong muốn tự do, dân chủ chứ không phải ai muốn có tự do dân chủ thì phải đứng dưới ngọn cờ này.
- Nếu người dân sử dụng ngọn cờ này để đấu tranh thì có vi phạm pháp luật Việt Nam không mày?
- Một biểu trưng lật đổ chính quyền bằng bạo lực thì mới vi phạm pháp luật. Khi lá cờ Vàng chỉ đại diện cho một khuynh hướng chính trị thì nó cũng là biểu hiện quyền tự do ngôn luận của công dân. Người dân có quyền dùng các biểu tượng chính thức hoặc không chính thức để tham gia vào các cuộc đấu tranh bất bạo động nhằm thay đổi thế chế chính trị mà họ cho rằng không đại diện cho quyền lợi của họ. Tất nhiên đây là con đang nói đến luật pháp của các nước dân chủ chứ không nói đến luật rừng.
- Còn nếu đấu tranh với Trung Quốc thì sao con?
- Lá cờ vàng dùng để đấu tranh trong các cuộc xuống đường đòi lại biển đảo cho đất nước thì càng thích hợp bởi vì Trung Quốc đã cướp những cái đó của chính thể dưới ngọn cờ này. Trong khi đó Cờ đỏ Sao Vàng là biểu trưng của một học thuyết.
- Đâu mày nói rõ cho tao nghe chỗ này cái coi.
- Thì ngôi sao là biểu tượng cho ánh sáng soi đường và đích đến của CNCS, còn màu đỏ là máu trong đấu tranh giai cấp và dân tộc đó chú. Đây là sản phẩm của ông Mác.
- Thế tại sao người Việt đấu tranh dân chủ trong nước họ lại không thích cầm cờ Vàng mày?
- Tại vì họ đã ăn sâu vào não rằng lá cờ vàng là lá cờ của bọn Ngụy, là của các thế lực chống Cộng hải ngoại. Nếu chấp nhận cờ Vàng là chấp nhận một thế lực người Việt ở nước ngoài mai mốt về ngồi lên đầu lên cổ họ một lần nữa.
- Có thật vậy không con?
- Chú cứ nghĩ coi, người Việt sống ở các nước dân chủ sướng thấy bà rồi, đời con cháu họ đã được đảm bảo, họ có nhất thiết cần về Việt Nam chấp chính không? Trong khi đó nếu giành được chính quyền cũng phải mất hàng chục, hàng trăm năm mới đưa đất nước đi vào ổn định. Theo con thì đây chỉ là lo bò trắng răng. Vấn đề là công cuộc đấu tranh dân chủ trong nước cần ngọn cờ của người Việt hải ngoại để tiếp sức chứ không phải người Việt hải ngoại đưa ngọn cờ ấy ra để mưu lợi cho mình.
- Nghe mày nói tao cũng hiểu sơ qua vấn đề. Giờ coi mòi chỉ sơ sơ chuyện lá cờ mà cũng khó đoàn kết mày ha. Thế nếu không cần cờ có được không mày?
- Cũng được chú à nhưng mạnh ai nấy đấu tranh, chắc chắn là sẽ không có tổ chức đường lối gì cả, sau đó lần mò đi tìm nhau qua các biểu tượng khác.
- Thôi, hiểu rồi. Rốt cuộc thì cũng chỉ đến lúc cùng đường mới hé sinh lộ.
- Hy vọng là thế. Tạm biệt chú!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét