Thứ Bảy, 6 tháng 6, 2015

TRƯNG CẦU DÂN Ý: TRÒ HỀ Ở VIỆT NAM.

Trưng cầu dân ý hay bỏ phiếu toàn dân là một hình thức dân chủ trực tiếp,trong đó toàn bộ các cử tri được yêu cầu chấp nhận hay phủ quyết một đề xuất đặc biệt. Pháp luật chuẩn mực - bắt đầu từ bản Hiến pháp dân chủ qua thủ tục trưng cầu dân ý - là động lực cho sự thay đổi để hướng tới xã hội công bằng. Năm ngoái, tờ Kiev Post đã đăng tải hình ảnh mẫu lá phiếu trưng cầu dân ý của Crimea, do Quốc hội Crimea công bố, về vị thế của nước cộng hoà tự trị này. Cuộc trưng cầu dân ý diễn ra vào ngày 16/3/2014 Theo đó, các cử tri chỉ có quyền được đánh dấu vào một trong 2 ô lựa chọn: "Bạn có ủng hộ Crimea gia nhập Liên bang Nga như là một thực thể?" và "Bạn có ủng hộ việc khôi phục lại Hiến pháp Crimea năm 1992 và quy chế Crimea như là một phần của Ukraine? (Hiến pháp năm 1992 tuyên bố Crimea là một quốc gia độc lập). Những câu hỏi này được viết bằng 3 thứ tiếng: Tiếng Nga, tiếng Ukraine và tiếng của người Hồi giáo Tatar - là 3 ngôn ngữ đang được sử dụng trên tại đây. Phiếu này cũng ghi rõ bằng cả 3 thứ tiếng rằng, bất cứ lá phiếu đánh dấu vào cả 2 lựa chọn đều sẽ không có gì. Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định cuộc trưng cầu dân ý về việc Crimea có thể gia nhập Nga là sự vi phạm Hiến pháp Ukraine và luật pháp quốc tế. Một cuộc trưng cầu dân ý độc lập được tổ chức tại Scotland vào ngày 18 tháng 9 năm 2014, để người dân quyết định về việc có đồng ý để Scotland độc lập và ly khai Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland.Cuộc trưng cầu dân ý đưa ra câu hỏi: "Scotland có nên trở thành một quốc gia độc lập không?" – các cử tri chỉ được quyền bầu "Có" hay "Không".Cuộc trưng cầu dân ý kết thúc cùng ngày, và các lá phiếu được đếm ngay sau đó, với kết quả là 2.001.926 cử tri (55,30 %) đã bỏ phiếu chống và 1.617.989 cử tri (44,70 %) bỏ phiếu thuận. Ngày 9/11/2014 người dân xứ Catalonia, phía Đông Bắc Tây Ban Nha bắt đầu bỏ phiếu trong một cuộc thăm dò ý dân về việc tách khỏi Tây Ban Nha đòi độc lập.Những người dân đi bỏ phiếu sẽ phải trả lời câu hỏi “liệu Catalonia có nên là một nước độc lập hay không? Gần 81% người dân xứ sở bò tót Catalan bỏ phiếu ủng hộ ly khai trong cuộc trưng cầu dân ý tại khu vực, bất chấp quan điểm đối lập của chính phủ Tây Ban Nha.Chỉ có hơn 10% cử tri đồng ý với tình trạng Catalan là 1 tiểu bang và không độc lập khỏi Tây Ban Nha. Bên cạnh đó, khoảng 4,55% cử tri không tán thành việc khu vực này là 1 tiểu bang cũng như trở thành 1 Nhà nước độc lập. Như vậy các nước dân chủ, văn minh đều có luật trưng cầu ý dân để người dân trực tiếp quyết định những vấn đề hệ trọng của quốc gia.Những người có tư tưởng hợp nguyên chấp nhận sự khác biệt và tính đa nguyên của xã hội nhưng luôn sẵn lòng đàm phán, hợp tác với nhau để đưa đất nước đi tới. Họ bảo vệ lợi ích chính đáng của chính mình, của cộng đồng mình nhưng đồng thời cũng tôn trọng lợi ích chính đáng của những người khác, cộng đồng khác. Việt Nam không thể là ngoại lệ. Luật trưng cầu ý dân cần dứt khoát trao trả lại quyền làm chủ đất nước cho nhân dân. Tự cho mình hoặc tổ chức của mình quyền quyết định thay cho cả dân tộc rõ ràng thể hiện tư duy độc tài. Và vấn đề cần trưng cầu dân ý cấp thiết nhất chính là vấn đề thể chế chính trị, phúc quyết hiến pháp vì đó là những vấn đề nền tảng của xã hội. Nghiêm cấm trưng cầu dân ý những điều trái với Hiến pháp, luật pháp là sai trái vì dân có quyền quyết định cả Hiến pháp; và Hiến pháp cũng có thể sai, thậm chí Hiến pháp hiện hành đầy rẫy những điều sai và mâu thuẫn nhau. Trưng cầu ý dân tuy đã được ghi nhận trong Hiến pháp từ năm 1946, nhưng ở nước ta hình thức này chưa được thực hiện trên thực tế.” Do đó, các văn bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992, 2013 đều không có giá trị vì chưa bao giờ được toàn dân phúc quyết qua trưng cầu dân ý. Trưng cầu dân ý là một hình thức tổ chức bỏ phiếu không khác gì bầu cử trực tiếp rất tốn kém.Do đó việc hỏi ý dân chỉ đúng thực chất khi có giám sát quốc tế,tránh gian lận.Đồng thời ý dân phải được thực thi theo các quy định của hiến pháp và pháp luật.Nói rằng "trưng cầu dân ý"phải xem lòng Đảng là một câu nói thiểu năng.Chỉ vì Đảng trí quá thấp kém ,thấp hơn dân trí nên cần đến ý dân.Nếu nói ý dân phải phù hợp với lòng Đảng thì chẳng khác gì bảo trí cao phải lệ thuộc cái trí thấp,như vậy cần gì phải tổ chức trưng cầu làm gì cho tốn kém. Nói rằng "trưng cầu dân ý" sẽ bị sự lợi dụng tác động của các "thế lực thù địch" nước ngoài thì phải đặt câu hỏi"thế lực ấy" "thù địch" với đất nước Việt Nam hay thù địch với Đảng CSVN?Nếu thù địch với đất nước VN thì không ở nước ngoài mà đang ở trong nước.Chính là bọn tham nhũng tàn phá ăn không chừa một thứ gì.Còn các thế lực nước ngoài chưa làm gì tàn phá đất nước này,mà còn gởi về 11 tỷ hàng năm để xây dựng lại mọi thứ.Nói thế lực nước ngoài là "thế lực thù địch" hóa ra phỉ nhổ vào các thông tư ,nghị quyết"hòa hợp hòa giải" mà Đảng CSVN luôn kêu gọi à.Như vậy là Đảng CSVN đang bắt tay hòa hợp hòa giải với "thế lực thù địch"? Còn nói thế lực thù địch với Đảng CSVN thì không chỉ ở nước ngoài mà cốt yếu là ở trong nước.Đó là tầng lớp dân oan mất đất,là công nhân,nông dân,cán bộ công nhân viên bị bóc lột bởi tư bản đỏ,là lực lượng đấu tranh dân chủ...Những mâu thuẫn giữa các tầng lớp này với Đảng CSVN phát xuất từ nội tại trong nước chứ không do bọn thù địch nước ngoài xúi giục. Như vậy "trưng cầu dân ý" là một yêu cầu cần thiết nhưng có lẻ nó chỉ trung thực khi cơ chế một nhà nước"của dân,vì dân,do dân" là thực chất.Trong khi điều 4 Hiến Pháp vẫn còn đó thì ý dân luôn luôn dưới ý Đảng.và chắc chắn hình thức này nếu có xảy ra cũng chỉ là trò mị dân mua vui.Nghĩa là Ý Dân nếu trùng với Ý Đảng thì sẽ được thực thi.Nếu ý dân ngược ý Đảng thì không qua ý trời. Do vậy điều trước tiên hãy truất phế sự lãnh đạo của đảng CSVN rồi mới nói đến chuyện TRƯNG CẦU DÂN Ý

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét