Thứ Tư, 31 tháng 3, 2021

NHỮNG NGƯỜI NỔI TIẾNG SAU KHI LÌA ĐỜI.

Nói thật thì mình cũng đã đọc "Tướng về hưu""Chảy đi sông ơi" của Nguyễn Huy Thiệp, rồi thì " Cái đêm hôm ấy đêm gì" của Phùng Gia Lộc, "Ly thân" của Trần Mạnh Hảo... từ hơn 30 năm trước. Cái thời là sinh viên chưa hiểu rõ về chính trị lắm nên nghe " Những việc cần làm ngay" và một phong trào cởi trói cho văn nghệ sĩ cũng hơi ảo tưởng. Đến sau này mới biết Nguyễn Văn Linh là tay bảo thủ có hạng, chỉ có Trần Xuân Bách là người có tư tưởng dân chủ thực sự. Nhưng khi nắm vững chính trị rồi thì biết rõ đấy chỉ là màn "dân chủ cuội" mà chế độ độc tài bày ra để lừa dân. Cộng sản Đông Âu và CSVN rất rành ba cái trò hề rẻ tiền này. Thực chất các nhà văn có tư tưởng dân chủ thật sự như Vũ Thư Hiên, Phạm Thị Hoài, Võ Thị Hảo đều tìm đường ra nước ngoài. Những nhà văn còn ở trong nước không cuội cũng phải cuội. Bởi không cuội thì tác phẩm chỉ được gởi ra nước ngoài xuất bản, nhà văn thì vô hộp đếm lịch; cho nên phải cuội để tồn tại. Và họ chỉ là tấm bình phong nhằm chứng tỏ cộng sản cũng có đối lập, có dân chủ ,để rồi độc giả hoài vọng một sự đổi thay từ chính quyền và bó tay không vận động cách mạng. Tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp gây tiếng vang bởi cách dùng từ, đặt câu ngắn gọn, tả thực trần trụi về thân phận con người,kết cấu truyện đột biến không rơi vào khuôn mẫu của lối hành văn nhàn nhạt một màu của các nhà văn sử dụng bút pháp "hiện thực XHCN" chuyên tô hồng thực tế một cách sáo rỗng. Nhưng thật ra Nguyễn Huy Thiệp cũng chẳng xuất sắc hơn Nam Cao, Nguyễn Công Hoan hay Ngô Tất Tố của dòng văn học hiện thực phê phán thời Pháp thuộc. Nó đột biến là giữa một rừng tô hồng thì Nguyễn Huy Thiệp bôi đen. Tuy nhiên sự bôi đen ấy là trong chừng mực cho phép của Ban chuyên láo. Nó đặc biệt vì ông không theo khuôn mẫu. Tuy nhiên nếu đặt tiêu chí nhà văn là thư ký trung thành của thời đại mình đang sống thì còn lâu Nguyễn Huy Thiệp mới đạt đến. Bởi trước khi ông chết những biến cố thực tế cuộc sống như biểu tình của nông dân Thái Bình, nạn cướp đất của nông dân từ Dương Nội, Đồng Tâm, Cồn Dầu, Long An, Thủ Thiêm... đâu có bóng dáng trong các truyện ngắn của ông.Hình tượng nhân vật từ ông tướng đến các nông dân trong tác phẩm của ông chưa phải là những nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Và người nông dân ấy cam chịu nhiều hơn là quật khởi. Một nhà văn năn nỉ để được in tác phẩm trên báo Văn nghệ, nhận 200 đòng nhuận bút để ra quán thịt chó làm một chầu nhậu rượu nút lá chuối thì khó thành nhà văn lớn. Bởi những cái anh muốn phản ánh chân thực nhất đã bị hệ thống kiểm duyệt của chế độ độc tài gạt bỏ. Và khi anh chết sở dĩ tuyên giáo cho bạn văn, vài tờ báo nhỏ vài giọt nước mắt cá sấu là để xoa dịu những cái đầu chống đối. Việt Nam chưa có được những nhà văn tầm cỡ. Cũng bởi tư duy của họ vẫn bó hẹp trong cái ao làng, chưa được khai phá bởi làn sóng đấu tranh dân chủ của 112 nước trên thế giới. Bởi vậy chế độ CSVN không hề e ngại họ có thể dùng ngòi bút để dấy động nên một cuộc cách mạng.Họ đang bị lãng quên trong thời đại internet khi youtube,streamline tràn ngập. Và nói chung các cuộc cách mạng dân chủ cần lý tính hơn cảm tính nên những xúc cảm mà văn học mang lại đã sớm mất đi tính thời sự. Dù sao nhạc sĩ, văn sĩ, họa sĩ chỉ nổi tiếng sau khi lìa đời. Và Nguyễn Huy Thiệp là một trong số đó.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét