Chủ Nhật, 8 tháng 8, 2021

HIẾN PHÁP VÀ Ý ĐẢNG.

Các nước như Mỹ và châu Âu tất cả mọi chuyện đều làm theo hiến pháp, tránh vi hiến. Tuy nhiên cũng có lúc gác hiến pháp qua một bên, đó là lúc tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia. Tình trạng khẩn cấp cho phép chính quyền tước bỏ quyền tự do của các "ông chủ" nhân dân mà không sợ các ông chủ kiện. Ý, Anh, Tây Ban Nha ,Pháp và Mỹ cũng đã từng nhiều lầ tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia. Hiến pháp của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ không đề cập đến vấn đề khẩn cấp. Nhưng tất cả các tổng thống trong những lúc quốc gia trải qua cơn khủng hoảng đều khẳng định rằng, họ có những quyền dùng biện pháp đặc biệt. Tổng thống A. Lincoln vào đầu trận Nam Bắc phân tranh đã ký sắc lệnh đình chỉ tất cả các quyền tự do công cộng và trước Nghị viện, ông đã biện minh hành động của mình thực hiện trong tình hình khẩn cấp nhằm giữ gìn Hiến pháp và bảo vệ quốc gia. Ở nước Anh giữa lúc phiến loạn vào cuối thế kỷ 19, Chính phủ - hành pháp đã ký một loạt những sắc lệnh đặc biệt: Peace Preservation Acts; đến năm 1920, Quốc hội Anh đã biểu quyết thành đạo luật về quyền khẩn cấp (Emergency Power Acts) nay vẫn còn có hiệu lực. Điều 16 Hiến pháp năm 1958 của Pháp quốc quy định: “Khi nào những định chế của chính thể cộng hòa, nền độc lập của quốc gia, sự vẹn toàn của lãnh thổ hay sự thi hành các hiệp ước quốc tế bị đe dọa một cách trầm trọng, trực tiếp và sự điều hành của các cơ quan công quyền do Hiến pháp quy định bị đình trệ, thì Tổng thống cộng hòa được ban hành những biện pháp thích ứng sau khi hỏi ý kiến chính thức của Thủ tướng, các Chủ tịch hai Viện và Hội đồng Bảo hiến”. Việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp hay giới nghiêm là sự hạn chế quyền con người của công dân, về nguyên tắc thuộc thẩm quyền của lập pháp. Tuy nhiên, tình trạng khẩn cấp là tình trạng đặc biệt, xảy ra rất đột ngột, vì rằng, nếu biết trước được những biến cố có thể làm phát sinh những tình trạng kể trên, thì người ta có thể ngăn ngừa để chúng không xảy ra. Ở Việt Nam chẳng cần tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia vẫn có thể hạn chế quyền của công dân. Đó là vì Việt Nam không có tòa án bảo hiến và quan tòa là người cùng đảng với người ra luật. Khi không hành xử theo hiến pháp mà theo ý đảng thì các chỉ thị, nghị định ban ra đều tùy tiện, cảm tính,duy ý chí. Đôi khi nghị định trước đá nghị định sau chan chát và coi quyền con người của người dân ngang bằng với quyền của con vật. Chính vì thế nên mới có chuyện "bánh mì không phải là thực phẩm thiết yếu", "cỏ, rơm,cám..." mới là thực phẩm thiết yếu. Sau đó các tỉnh đua nhau lên danh sách các thực phẩm thiết yếu để khỏi bị dân mạng chửi. Chưa kể là các lệnh cách ly đua nhau có khe hở như chuyện đồng phục shipping giao hàng, chuyện mua đồ dùng vệ sinh phụ nữ, bao cao su... Tóm lại là không hề có bất kỳ chế độ độc tài nào có thể làm hơn được các nước dân chủ pháp trị trong cách quản lý,điều hành xã hội. Thành tích chỉ là nhất thời,dối trá, lừa bịp. Sớm muộn rồi sự thật cũng sẽ lòi ra. Khi chính quyền vi hiến lâu dài thì nhân dân sẽ bị đối xử như trong trại súc vật.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét