Thứ Hai, 2 tháng 2, 2015

ĐỂ ĐI TỚI MỘT XÃ HỘI PHÁP TRỊ

Văn hóa phương Tây từ lâu đã quen với tư duy"pháp trị",vì vậy suy nghĩ của họ rất rõ ràng"Nhân dân có thể làm những gì mà pháp luật không cấm".Đây cũng là nguyên tắc chuẩn xác trong các vụ tranh tụng ở tòa án.
Ở Mỹ,trong đêm hôm khuya khoắt,trước một ngả tư vắng tanh người ta vẫn thấy xe cộ ngừng một cách tự giác trước đèn đỏ.Nếu vượt đèn vàng phải vượt trong khoảng thời gian cho phép,nếu không xe cảnh sát sẽ bám theo anh.Họ đưa ra thông báo rằng xe anh đã qua khỏi khoảng phân cách của ngả tư chậm quá 1/4 giây(khoảng thời gian cho phép).Thế là phạm luật,chấp nhận giấy phạt,hết cãi bởi vì cảnh sát có camera ghi lại tất cả.
Nói như vậy để thấy ranh giới giữa phạm luật và không phạm luật đôi khi chỉ là 1/4 giây.Nhanh hơn 1/4 giây anh không phạm luật nhưng chậm hơn 1/4 giây anh phải chấp nhận giấy phạt hoặc ra tòa.Đâu đó rõ ràng.
Trong vụ thảm sát tòa báo Charlie Hebdo,sở dĩ hàng vạn người dân đổ ra đường tuần hành ủng hộ các phóng viên nhanh chóng như vậy vì trong đầu họ chỉ có suy nghĩ:1/Bạo động là phạm luật 2/Charlie không vi phạm luật pháp nước Pháp.Nếu Charlie không phạm luật thì nhất định những kẻ gây ra thảm sát là không thể biện minh.Trong khi đó ở Việt Nam tờ báo điện tử Vnexpress đưa ra thăm dò ý kiến độc giả "Bạn nghĩ gì về Charlie Hebdo?"với 3 mục"Được phép,không nên,bình thường",trong đó ý kiến độc giả đánh vào ô "không nên" lên đến trên 70%.Điều này chứng tỏ tư duy của người dân trong một xã hội pháp trị khác với tư duy của người dân trong xã hội luật rừng.Tổng Biên tập tờ báo này nếu ở Pháp sẽ bị kiện vì tội vi phạm"tự do ngôn luận".
Trong thời điểm nhạy cảm của nước Pháp sau khủng bố,nói "không nên"cũng có nghĩa là khẳng định việc các phóng viên làm là sai và cũng có nghĩa khẳng định việc khủng bố làm là đúng.Điều đó đã vi phạm "tự do ngôn luận"khi kích động cho khủng bố.Thay vì vậy bạn chỉ có quyền nói "không thích"vì đây là quyền biểu đạt ý kiến chủ quan của bạn.
Cho nên chúng ta không lạ gì ở Việt nam,tình trạng"nhân dân có thể làm những gì luật pháp cấm nhưng lại không thể làm những gì luật pháp không cấm".Ví dụ chuyện vượt đèn đỏ ở các ngả tư không có bóng CSGT,nếu ai dừng lại sẽ bị mắng như tát nước từ phía sau.Bạo lực gia đình bị cấm trong luật "Hôn nhân gia đình"nhưng hàng ngày trên cả nước vẫn xảy ra hàng chục ngàn vụ đánh nhau ngang nhiên công khai trước mắt pháp luật.Trong khi chuyện này nếu xảy ra ở Mỹ nếu hàng xóm biết được,vài phút sau đã nghe tiếng xe cấp cứu và cảnh sát hụ còi inh ỏi.Thủ phạm thế nào cũng bị còng tay,tạm giam.Ở chiều ngược lại thì hiến pháp có ghi rõ ràng là người dân được quyền biểu tình,lập hội...thì trên thực tế lại bị cấm.
Vấn đề là người dân vẫn đang nhập nhằng giữa tư tưởng"không nên" và "nên".Trong một xã hội pháp trị,một điều gì đó mà luật pháp không cấm thì không thể nói "không nên",vì điều đó anh đã cổ vũ cho điều ngược lại mà điều này lại vi phạm pháp luật.Lấy ví dụ nếu hiến pháp Việt Nam không cấm chuyện người dân biểu tình bằng cờ Vàng mà chúng ta nói "không nên"tức là chúng ta đang cổ vũ cho hành động CA bắt giữ những người cầm cờ Vàng trong biểu tình trái pháp luật.Thậm chí cũng cổ vũ cho những kẻ côn đồ hành hung những người biểu tình làm cái điều mà pháp luật không cấm.
Trong các phiên tòa tranh tụng người ta không bao giờ nói đến khía cạnh đạo đức mà chỉ xét xem vấn đề có vi phạm luật hay không mà thôi.Nếu có thì đó là luật gì,bao gồm những điều khoản nào và chứng cớ phạm tội.Ngoài ra luật pháp sẽ không chấp nhận bất cứ lý luận ngụy biện khác.Đây cũng là điều khiến các nhà lãnh đạo phương Tây đưa ra quan điểm nhanh chóng trong vụ Charlie mà không sợ sai lầm.Ngay cả tổng thống Nga Putin nước đang bất đồng với phương Tây trong vụ Ukraine và có nhiều cộng đồng Hồi Giáo trên lãnh thổ của mình cũng lên tiếng ủng hộ quan điểm này.
Do vậy để đi tới một xã hội pháp trị,cần phải có tư duy luật pháp.Tất cả vấn đề phải dựa trên câu hỏi"có phạm luật hay không?".Chỉ có thể nói "không thích"chứ không thể nói "không nên"với những vấn đề mà pháp luật không cấm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét