Thứ Năm, 12 tháng 2, 2015

NHẬN THỨC CON NGƯỜI TRONG VĂN HÓA NHẬT BẢN QUA HAI TIẾNG"XIN LỖI"

Cả đất nước Nhật đang xôn xao và thương tiếc cho phóng viên chiến trường Kenji Goto sau khi anh bị bọn IS hành quyết một cách dã man nhưng bố mẹ anh phải lên truyền hình xin lỗi cả nước cùng nhân dân Nhật vì cái chết của con họ làm phiền mọi người. Đối với người Nhật, lời xin lỗi không chỉ đơn giản là nhận lỗi mà còn có nhiều ý nghĩa thú vị khác . Có 11 cách để xin lỗi trong văn hóa Nhật. Người Nhật rất hay xin lỗi. Hơi một tý là xin lỗi. Bắt tay cũng xin lỗi, đi vượt qua người lạ cũng xin lỗi, ngồi xuống cạnh người khác trong rạp hát cũng xin lỗi. Ngủ gật trên tàu, xe cũng xin lỗi người ngồi bên cạnh. Đưa danh thiếp cho người khác cũng xin lỗi. Đến bị người khác dẫm vào chân cũng xin lỗi! Cứ như chính mình có lỗi khi để chân ở đó khiến người khác dẫm vào gây khó xử cho người ta vậy... Muôn vàn câu xin lỗi trong một ngày của người Nhật là biểu hiện của triết lý "Tiên trách kỷ, hậu trách nhân" vậy. World Cup 2014 ,dù đã giành quyền đi tiếp song Colombia vẫn không hề nương tay với Nhật Bản. Thất bại nặng nề 1-4 khiến đại diện châu Á phải nói lời chia tay World Cup 2014 ngay sau vòng bảng.Với chỉ 1 điểm giành được sau 3 lượt trận, Nhật Bản xếp cuối bảng C và chính thức nói lời chia tay World Cup 2014. Sau trận đấu, toàn thể cầu thủ và ban huấn luyện Nhật Bản cúi đầu xin lỗi người hâm mộ nước nhà. Một lần nữa người Nhật lại cho thấy cách ứng xử ấn tượng.Dù thất vọng với kết quả của đội nhà nhưng các fan đến từ đất nước mặt trời mọc vẫn tiếp tục để lại hình ảnh đẹp trên khán đài sân Pantanal sau trận.Sau mỗi trận đấu của ĐT Nhật Bản, các CĐV áo xanh đều nán lại để thu gom rác thải. Vào ngày 11.3.2011, động đất và sóng thần đã cướp đi sinh mạng của gần 20.000 người, tàn phá nhiều nhà cửa, phương tiện sản xuất và hạ tầng cơ sở tại vùng Đông bắc Nhật Bản. Theo tính toán của các chuyên gia, thảm họa kép đã gây thiệt hại tới hơn 300 tỷ USD cho Nhật Bản, đó là chưa tính đến hậu quả lâu dài do sự cố hạt nhân Fukushima để lại cho con người, môi trường và nền kinh tế nước này. Thế nhưng, qua những hình ảnh được truyền đi khắp thế giới, mọi người không nhìn thấy quá nhiều sự đang thương, tang tóc, vật vã đau khổ của người dân mà trên hết là tinh thần đoàn kết, sự lạc quan đáng nể của người dân mà không phải quốc gia nào cũng có được. Không giống như ở một số nước khác sau thảm họa, ở Nhật không thấy cảnh "đục nước béo cò", trộm cướp, hôi của. Dù rất đói, rất khát, họ vẫn xếp hàng để chờ được nhận hàng lương thực theo thứ tự. Mọi người chia nhau đồ cứu trợ, động viên nhau, chẳng thấy một tiếng phàn nàn hay oán trách nào. Các siêu thị của Nhật cũng giảm giá mạnh, thay vì tăng giá trong lúc khó khăn để trục lợi. Ở Nhật, khách hàng chính là Thượng đế . Khi bạn không vừa lòng gì về sản phẩm và than phiền với công ty thì ngay lập tức Họ sẽ lắng nghe và phản hồi bạn ngay bằng …những lời xin lỗi rối rít. Chưa hết, nếu chỉ xin lỗi suông thôi chưa giải quyết hết vấn đề thì ngay lập tức bạn sẽ nhận được coupon khuyến mãi, phiếu giảm giá hay hoàn tiền sản phẩm Chẳng có gì trên đời này là hoàn hảo, kể cả những sản phẩm hay dịch vụ được cho rằng cao cấp nhất hay chuyên nghiệp nhất. Do vậy việc nhận lỗi và khắc phục lỗi chẳng qua là một cách để nhìn lại sản phẩm của mình rồi tìm cách để cải tiến cho tốt hơn. Bên cạnh đó, lời xin lỗi đối với khách hàng cũng không phải là việc xác nhận Ai đúng, Ai sai, Ai thắng, Ai thua , mà trong nhiều trường hợp chỉ đơn giản như một lời tri ân sự ủng hộ của khách trong thời gian vừa qua hay là một cách để thực hiện đúng phương châm Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi, để rồi lúc nào khách cũng nhớ và quay trở lại với chúng ta …. Trông người mà ngẫm đến ta.Giá như trong sự kiện"con ruồi trong chai nước"công ty nước giải khát THP chỉ cần một tiếng "xin lỗi" với người tiêu dùng,có lẻ sự việc đã được giải quyết êm đẹp cả hai bên.Giá như hải quan Tân Sơn Nhất lên tiếng "xin lỗi" với Việt Kiều vì chuyện bị rạch đồ,lấy cắp hàng hóa...có lẻ đa số VK cũng thấy ấm lòng.Nhưng trái lại,khi đăng bài viết về vấn đề này của một học sinh 8 tuổi ở Sài Gòn đa số comment cũng vẫn chỉ là trách"báo nói láo ăn tiền".Ngụy biện,bào chữa vốn là nghề của người Việt.Do vậy,thắp đuốc cũng không đào ra một tiếng "xin lỗi"từ giới quan chức,từ việc oan sai như ông Bùi Thanh Chấn,đến việc tiêm nhầm thuốc khiến trẻ em tử vong,sản phụ chết...hoặc những tai nạn do tắc trách ở đường bộ,đường thủy,đường hàng không...Có lẻ với người Việt nói"xin lỗi"đồng nghĩa với nhận tội.Và phải thay thế một từ trong câu nói nổi tiếng của chị Út Tịch sẽ phản ánh khái quát tính cách người Việt"Phải chửi nó trước để nó không chửi được mình". Cái đáng buồn nhất với nước Việt "ngàn năm văn hiến" là sự xuống cấp về văn hóa đã là một sự mặc nhiên.Và người dân chẳng cần quan tâm trước nỗi lo"cơm áo,gạo tiền".Xem ra khoảng cách giữa hai dân tộc không chỉ là khoảng cách vời vợi về kinh tế mà quan trọng hơn là khoảng cách về văn hóa.Đó cũng là cảm giác chung của những người Việt xa xứ mỗi lần quá cảnh ở Tokyo và cảm nhận cái thực tại đắng cay tại cửa ngõ của đất nước mình.Đẳng cấp của một dân tộc là đây.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét