Thứ Năm, 2 tháng 4, 2015

40 NĂM TRƯỚC CHÍNH QUYỀN CSVN ĐÃ GÂY RA VẤN NẠN"THUYỀN NHÂN" NHỨC NHỐI VÀ BÂY GIỜ HỌ ĐANG NGỒI XOA TAY HƯỞNG LỢI VỚI 11 TỶ USD GỞI VỀ HÀNG NĂM.

Thuyền nhân Việt Nam là hiện tượng hàng triệu người Việt bỏ nước ra đi, trốn khỏi Việt Nam bằng đường biển bắt đầu sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 và kéo dài cho đến đầu thập niên 1990.Nguyên nhân có thể kể như sau: -Khó khăn kinh tế trong khi nhà nước cần ngoại tệ; người ra đi chính thức và bán chính thức phải bỏ tiền và vàng ra để mua chỗ -Chiếm đoạt tài sản hầu triệt hạ tầng lớp tư sản và tiểu tư sản. -Loại bỏ thành phần xã hội chống đối hoặc không tin cậy được như trường hợp Hoa kiều chiếm khoảng 10% trong thành phần vượt biên. -Gây áp lực chính trị với khối ASEAN. -Chấp nhận một việc đã rồi vì không thể kiểm soát được hết 1.200 km duyên hải -Gây áp lực với Hoa Kỳ để buộc Hoa Kỳ thực thi lời hứa viện trợ tái thiết thời hậu chiến như ghi trong Điều 21 của Hiệp định Paris 1973. -Gia tăng lượng hàng hóa và hiện kim số người Việt ở hải ngoại gửi về cho thân nhân trong nước. Theo số liệu của Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn, trong khoảng thời gian 1975-1995 đã có 849.228 người vượt biên bằng đường biển và đường bộ.Theo số liệu của Indonesia, trong khoảng thời gian 1975-1996 đã có 250.000 người Việt Nam và Campuchia tá túc trên đảo Galang. Trong tác phẩm Bên Thắng Cuộc, chương "Nạn kiều", nhà báo Huy Đức nhắc tới "Phương án II", "một kế hoạch 'được phổ biến miệng để giữ bí mật', theo đó: người di tản được đóng vàng để công an mua thuyền hoặc đóng thuyền cho đi mà không sợ bị bắt hay gây khó khăn. Việc thực hiện Phương án II chỉ do ba người là bí thư, chủ tịch và giám đốc công an tỉnh quyết định. Công an được giao làm nhiệm vụ đứng ra thu vàng và tổ chức cho người di tản. Người vượt biên có bốn cách ra đi: -Đi chui, tức là tự kiếm cách ra đi bằng cách giả dạng dân chài ra khơi lúc ban mai rồi chạy thẳng ra hải phận quốc tế. -Mua bãi, tức là hối lộ nhà chức trách địa phương quản lý vùng sông biển để họ làm ngơ mà có nơi tập hợp trước khi ra khơi, giá khoảng 6 lạng vàng. -Đi bán chính thức, tức mua chuộc giới chức cấp tỉnh. Người tổ chức thu tiền rồi đứng ra mua tàu, xăng dầu, v.v. với giá khoảng 12 lạng vàng mỗi đầu người. Ngoài ra, người vượt biên phải nộp văn tự nhà cửa cho Ủy ban địa phương. -Đi đăng ký chính thức, tức ghi danh với chức trách trung ương. Cách này dành riêng cho Hoa kiều, có văn phòng đăng ký ở Sài Gòn. Người xuất cảnh phải nộp sổ gia đình ở và 12 lạng vàng. Phương tiện chuyên chở cho hạng này là tàu lớn, chứa trên ngàn người, rời bến Bạch Đằng ở Sài Gòn và được tàu hải quân hộ tống ra đến hải phận quốc tế. Người Việt đi ngả này phải mua lại giấy tờ tùy thân của người Hoa và học một ít tiếng Hán để lọt vòng kiểm tra. Cuối năm 1978, đầu năm 1979, hàng trăm ngàn thuyền nhân Việt Nam trở thành một vấn nạn quốc tế. Khác với nhiệt tình cứu giúp những năm trước, các nước trong khu vực bắt đầu lo ngại, từ chối, thậm chí xua đuổi và có cả trường hợp nổ súng vào thuyền nhân Việt Nam. Các nước phương Tây bắt đầu đùn đẩy nhau trách nhiệm bảo lãnh. Anh quốc đóng một vai trò, vì điểm đến của những nạn kiều gốc Hoa này trước hết là Hồng Kông, trong khi Anh quốc chỉ sẵn lòng tiếp nhận tổng cộng chưa đầy 2000 người. Trước áp lực của công luận, Thủ tướng Anh Margaret Thatcher thậm chí đã tính đến việc mua một hòn đảo ở Thái Bình Dương cho thuyền nhân Việt Nam định cư. Dự định này bị Lý Quang Diệu phản đối, vì lo ngại nó sẽ trở thành một đảo quốc, cũng của những người Tàu tha phương, cạnh tranh với Singpore .Trong bức thư trả lời thủ tướng Anh, bà Margaret Thatcher của ông Lý Quang Diệu có đoạn: " Các nhà lãnh đạo Việt Nam không phải là những kẻ điên rồ vô lý như kiểu Idi Amin . Họ có đầu óc lạnh lùng tính toán, không hề biết động lòng với chính đồng bào mình, nhưng làm phép tính giữa chi phí và lời lãi thu về thì rất nhanh. Chỉ có nguy cơ bị cộng đồng quốc tế ruồng bỏ mới khiến họ phải suy xét lại đường lối hiện tại. Từ giờ đến lúc đó, họ sẽ còn tung ra hàng ngàn người tị nạn mỗi tuần." Lý Quang Diệu với nhãn quan chính trị sắc bén ,ngay từ lúc đó đã biết ,đã nhận ra được chính sách kiếm lời trên xương máu,số phận đồng bào của chính quyền CSVN.Và có lẻ hiện tại người NVHN dù có nhận ra sự giả dối trong những ngôn từ"khúc ruột ngàn dặm","Việt Kiều yêu nước""hòa giải dân tộc"...cũng không thể bỏ quên những thân nhân của mình đang còn ở trong nước.Và thế là số tiền 11 tỷ USD kiều hối hàng năm lại chính là một trong những cứu cánh lớn nhất cho sự tồn tại của thể chế chính trị độc tài,độc đảng CSVN. Một nghịch lý oái ăm là cứ mỗi độ 30/4 hàng năm về,chúng lại ra rả cất cao tiếng hô "đại thắng mùa xuân",khoét sâu vào nỗi đau của hàng triệu con người bỏ nước ra đi,trong đó có không ít người đang vùi thây dưới đáy biển.Một bi kịch dân tộc,bi kịch lịch sử mà người Việt khó có thể giải một cách toàn vẹn.Đau lắm thay! Thế nhưng NVHN hôm nay không than oán.Họ đang có những thành công vượt bậc trên tất cả các mặt: chính trị ,kinh tế,văn hóa và thể thao.Và đây là một ví dụ: Lê Duy Loan - Người phụ nữ Việt đã từng làm "khuynh đảo" giới IT thế giới http://m.videos.vietgiaitri.com/…/phim-video-clip-co-le-duy…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét