Thứ Ba, 26 tháng 1, 2021

CUỒNG TRUMP BẢO DƯỚI THỜI TRUMP TRUNG QUỐC KHÔNG ĐƯA GIÀN KHOAN VÀO THĂM DÒ Ở BIỂN ĐÔNG LÀ LÁO KHOÉT.

Ít nhất cũng có hai sự kiện sau đây vào năm 2019. 1/ Bãi tư chính. Ngày 18/6/2019 tàu cảnh sát biển được trang bị vũ khí hạng nặng ký hiệu 35111 của Trung Quốc đang neo đậu cách Bãi Tư Chính 40 dặm về phía tây đã thực hiện các hành vi khiêu khích xung quanh dàn khoan Hakuryu-5 (thuê của Nhật Bản, hoạt động từ ngày 15 tháng 5 năm 2019), ở lô 06-01 thuộc Dự án Nam Côn Sơn, liên doanh của Việt Nam với Nga. Từ 03/7/2019 tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 thuộc quyền quản lý và sử dụng của chính phủ Trung Quốc đã đi vào vùng biển gần với khu vực Bãi Tư Chính. Đi theo bảo vệ tàu này còn có ba tàu hải giám của Trung Quốc được vệ tinh phát hiện, đặc biệt là tàu hải giám trên 10.000 tấn ký hiệu 3901 và tàu dân quân biển Qiong Sansah Yu0014. Trong lúc đó, cũng có sự xuất hiện của các tàu cảnh sát biển mang cờ Việt Nam ở khu vực này, thực hiện các hoạt động cần thiết để bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế của mình. Ngày 17-7-2019, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng lại nói rằng, Chính phủ Việt Nam nên tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc đối với một số khu vực trên biển Đông và phía Việt Nam cũng nên kiềm chế hành động sẽ làm trầm trọng thêm tình hình trong khu vực. Ngày 19-7, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị bình luận về phát biểu của ông Cảnh Sảng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nêu rõ, đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên. Việt Nam đã tiếp xúc nhiều lần với phía Trung Quốc ở các kênh khác nhau, trao công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam; tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam vì quan hệ hai nước và ổn định, hòa bình ở khu vực. 2/ Đưa giàn khoan nước sâu Hải Dương 982 tới Biển Đông. Tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao , trả lời câu hỏi đề nghị cho biết thông tin Trung Quốc triển khai dàn khoan dầu mới Hải Dương 982 từ ngày 21/9 ở vùng biển sâu 3.000m ở Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nói: "Mọi hoạt động trên Biển Đông cần tuân thủ các quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về luật Biển 1982 trong đó có việc tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển, đóng góp thiết thực vào duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực”. Giàn khoan dầu Hải Dương 982 (Haiyang Shiyou 982) bắt đầu hoạt động từ hôm 21/9 tại vùng biển sâu đến 3.000m, theo một bài viết trên Trường An Kiếm (Chang An Jian), tài khoản mạng của Ủy ban Chính pháp Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc. Bài viết đăng hôm 25/9 cũng nói đây là giàn khoan lớn nhất và hiện đại nhất trong các giàn khoan cùng loại tại Trung Quốc, có thể khoan dầu ở độ sâu đến 5.000m dưới mực nước biển. Bà Hằng nói: “Các cơ quan chức năng của Việt Nam cho biết, nhóm tàu Hải Dương 8 lại tiếp tục mở rộng hoạt động tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam được xác định phù hợp với các quy định của công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên. "Một lần nữa, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay vi phạm, rút toàn bộ nhóm tàu trên ra khỏi vùng biển Việt Nam và không để tái diễn các vi phạm tương tự. Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền, các quyền lợi hợp pháp của Việt Nam tại Biển Đông bằng các biện pháp mà luật pháp quốc tế cho phép”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét