Thứ Năm, 15 tháng 4, 2021

KIỂM SOÁT SÚNG Ở MỸ.

Mỗi khi có một vụ xả súng ở Mỹ lại dấy lên một phong trào đòi kiểm soát súng và những tin tức về các sắc lệnh hay các đạo luật về kiểm soát súng sẽ được tổng thống và quốc hội thông qua. Lần này cũng không là ngoại lệ. Nhưng cần phải hiểu rõ bản chất của sự việc. Kiểm soát súng là gì? Đó không phải là tịch thu súng mà chỉ là kiểm soát dòng chảy của súng. Về bản chất là kiểm soát lý lịch của người mua súng. Các cửa hàng bán súng không được bán súng tùy tiện cho những người có dấu hiệu tâm thần, khủng hoảng tâm lý hoặc những kẻ có tiền án,dính dáng đến luật pháp sau đó tiến tới việc chỉ bán súng cho những người có nghề nghiệp ổn định.Vấn đề kiểm soát súng là vấn đề thuộc hiến pháp nên sắc lệnh tổng thống có khi sẽ bị thẩm phán liên bang chặn lại nếu dân hoặc các tổ chức xã hội kiện. Sau đó là phán quyết của Tối cao pháp viện. Nếu đưa ra quốc hội thì cũng sẽ khó có sự đồng thuận của cả 2 đảng. Quốc hội khó có một thỏa thuận để tạo ra những đạo luật vi hiến. Và những tin tức về kiểm soát súng thành ra như một thứ quảng cáo, dân Mỹ lo sợ đổ xô đi mua súng về trữ vì sợ cháy hàng. Và kiểm soát súng chỉ khiến súng đắt như tôm tươi. Vấn đề ở đây chính là lối tư duy của mỗi dân tộc mỗi khác. Trước tội ác người Việt chọn thái độ an phận,người Mỹ chọn thái độ chống trả ,tự vệ. Khi cướp vào nhà tâm lý của người Việt là nằm im, lạy trời mày cứ lấy hết của cải đi, nhớ tha mạng cho tớ. Người Việt không dám bắn cướp vì sợ cướp trả thù hoặc sợ rắc rối với cảnh sát, tòa án. Đó cũng là thái độ của đa số người Việt hiện nay với một tên cướp lớn hơn đã cướp quyền lực vốn thuộc về họ đó là đảng Cộng sản. Người Việt luôn luôn mang tâm lý bạc nhược là tên cướp cứ việc làm gì thì làm, miễn đừng đụng đến mình. Họ van lạy tên cướp tha mạng họ, họ để mặc tên cướp ra luật pháp, xử án bất công cho đồng bào họ. Cùng lắm họ cũng chỉ chửi lén cho phải phép, cho khỏi bị cắn rứt lương tâm. Nhưng trước tội ác người Mỹ chọn thái độ phản kháng. Họ phản kháng vì cảnh sát ở xa,có gọi 911 thì cảnh sát cũng phải mất vài phút để đến nơi khi mọi chuyện đã xong. Họ phản kháng còn vì sẽ khiến cho bọn cướp sợ hãi không dám đụng đến họ. Tâm lý bọn cướp là "mềm nắn,rắn buông". Chúng chỉ sợ những sắc dân có súng, dám bắn, dám chống cự. Những sắc dân nhát chết không dám mua súng để trong nhà, không dám chống cự là chúng mò đến kiếm ăn vì vào đó là an toàn. Khi tỷ lệ sắc dân nào bị cướp mà không dám chống cự, không có súng hoặc chuyên van xin cướp được tung ra trên các hệ thống truyền thông thì sắc dân đó sẽ bị cướp viếng thăm nhiều nhất. Nhưng khi cướp bị sắc dân nào bắn nhất thì sắc dân đó sẽ an toàn. Về luật pháp Mỹ thì quyền sở hữu tài sản luôn được luật bảo vệ cho nên chỉ cần bắn trước mặt và trong phạm vi khuôn viên gia đình với kẻ đột nhập vào ban đêm là trắng án. Tuy nhiên luật kiểm soát súng Mỹ lại đối diện với các thông số phản biện gay gắt từ cơ quan điều tra nạn nhân và tội phạm. Theo đó đối với cướp khi nạn nhân không phản kháng thì số cướp thành công là 88%, số bị thương là 25%.Khi nạn nhân phản kháng thì số vụ cướp thành công lại giảm xuống chỉ còn 30% và số bị thương cũng giảm xuống còn 17%. Chính vì những con số này cho nên sau một thời gian thì luật kiểm soát súng cũng bị cho vào quên lãng cho đến khi xuất hiện một thằng khùng mới.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét