Thứ Năm, 29 tháng 10, 2015

VÌ SAO CHÚNG TA SỢ?

Chúng ta sợ vì chúng ta không biết gì về nó.Chúng ta sợ vì chúng ta không biết quyền của mình. Hồi nhỏ chúng ta thường hay sợ ma,sợ bóng tối bởi vì chúng ta không biết thế giới này có ma hay không?Lớn lên một tí nỗi sợ ấy tự dưng tan biến vì ta biết rằng thế giới này làm gì có ma,linh hồn con người khi chết sẽ tan vào cõi vĩnh hằng.Nếu có ma những kẻ làm ác ,giết oan người vô tội sẽ bị những con ma ấy trả thù trước hết. Lớn lên tí nữa thì sợ hãi quyền lực,sợ những bóng áo vàng,sợ tất cả những gì có thể phá vỡ sự bình yên trong cuộc sống của mình. Chúng ta sợ nhưng tai họa vẫn cứ giáng xuống vì nó dường như không có mắt.Trong tất cả những nỗi sợ đó,nỗi sợ hãi quyền lực thường đè nặng lên người dân và ảnh hưởng lâu dài nhất. Chế độ độc tài không bao giờ muốn để người dân biết quyền của mình.Muốn vậy chúng phải thi hành chính sách ngu dân.Một trong các chính sách ngu dân phổ biến nhất là xây dựng sự sùng bái lãnh tụ,xây dựng các tượng đài.Chúng không bao giờ muốn để dân biết các lãnh tụ cũng chỉ là phường giá áo túi cơm,cũng đầy đủ tham ,sân ,si,dục vọng...Vì vậy chúng phải thêu dệt nên các huyền thoại xung quanh các lãnh tụ đó.Nhiều khi chính các lãnh tụ lại tự tay thêu dệt huyền thoại cho mình,cho đảng của mình. Từ các huyền thoại đó chế độ mới bắt đầu các biện pháp làm cho dân sợ,đó là chế độ công an trị,là hộ khẩu,là lý lịch,kiểm điểm,phê bình,đấu tố....Hào quang chiến thắng,sự sáng suốt,tài ba của bác và đảng,của quân đội và nhân dân anh hùng...là những sản phẩm giả tạo.Lý tưởng cộng sản cũng là giả tạo.Cái thực nhất chính là chế độ được xây trên nỗi sợ của người dân. Chính vì vậy trong chiến tranh Nam Bắc người lính phía bắc cũng sợ chết như người lính phía Nam,bởi tất cả ai cũng yêu sự sống.Thế nhưng người lính miền Bắc không còn đường lùi.Quay đầu họ sẽ đối diện với cái chết của một sinh mệnh chính trị,sự dè biểu của gia đình,làng xóm quanh một cái vòng kim cô mà các thế lực độc tài giăng ra để ràng buộc những kẻ chết thế.Đây chính là sự trăn trở trong nhật ký của Đặng Thùy Trâm,Nguyễn Văn Thạc,của Kiên(Nỗi buồn chiến tranh-Bảo Ninh),của Quân(Tiểu thuyết vô đề-Dương Thu Hương).Chính vì vậy họ chỉ còn một con đường,tiến lên phia trước.Chỉ có số phận mới khiến họ sống sót sau cuộc chiến,làm một kẻ chiến thắng bất đắc dĩ và một kẻ chiến bại muôn đời. Thế nhưng khi người dân hiểu được quyền của mình họ sẽ không còn sợ nữa.Đó là quyền con người mà bất cứ một thể chế chính trị nào cũng phải tuân thủ. Cái này oái ăm thay người dân Việt nam lại chậm chạp hơn cả người dân Campuchia,nước mà họ đã giúp thoát ra khỏi họa diệt chủng.Blogger Tưởng Năng Tiến kể lại trong bài viết: http://www.danchimviet.info/…/cha%C…/2015/06/comment-page-1… về hai người Việt gặp ông trên xứ Khme đã tặng ông chiếc áo có in dòng chữ:"The existence of an independent judiciary leads to the respect for human rights."Một ngành tư pháp độc lập dẫn đến sự tôn trọng nhân quyền. Đoạn trích sau đây trong bài đã cho thấy người Khme đã vượt qua nỗi sợ muôn đời: - Bộ tụi bay làm chính trị hả? - Trời, nói sao ghe thấy ghê vậy chú. Tụi con làm nhân viên cho hội thiện nguyện, đi cổ vũ cho nhân quyền thôi chớ có chính trị/chính em khỉ mốc gì. Ở Cambodia, đòi hỏi nhân quyền là chuyện nhỏ mà. Rồi không nói không rằng hai thằng lấy một cái áo, xoay phía sau ra trước, xong tròng đại vô người tôi. Tụi nó còn bắt tôi đứng chụp một cái hình kỷ niệm chơi nữa. Tui giẫy đành đạch: - Mặc cái áo “nhậy cảm” này công an Cambodia nó hốt liền chớ không phải “chuyện nhỏ” đâu à nha. - Không dám hốt đâu. Nam Vang chớ có phải Sài Gòn hay Hà Nội sao mà có cái vụ hốt sảng như vậy. - Thiệt không? - Thiệt chớ. Ở đây đỡ mệt hơn Việt Nam nhiều. Vừa bước chân qua tới Cambodia là tụi con đã thấy dễ thở liền hà, thoáng lắm chú ơi! - Thoáng là sao? - Là không có chế độ hộ khẩu, không công an khu vực, không tổ trưởng dân phố, cũng không có hội hè đoàn thể mẹ rượt nào hành dân hết ráo. Mình có quyền bầy tỏ chính kiến trong mọi vấn đề miễn là với thái độ ôn hoà … Vậy đó! Không ngờ rằng Việt nam đã thua hẳn người Campuchia trong vấn đề về nhân quyền.Bởi người Việt cái gì cũng sợ chính quyền,cái gì cũng sống chết mặc bay. Một luận điểm mà tôi hay gặp khi tranh luận trên mạng XH" Tụi bây chỉ được tài nói dóc ở nước ngoài.Hãy cứ thử về đây coi"Khi nói ra câu đó đám DLV đã tự vạch áo cho người ta thấy về một thể chế chính trị chà đạp lên luật pháp,chà đạp lên nhân quyền...Và bày ra tất cả sự ngu ngốc của minh Cái gốc của mọi nền tảng xã hội chính là pháp trị.Pháp trị là việc xử quan cũng như xử dân,không phân biệt.Người dân hoặc tội phạm không hề sợ án tử hình bất công nhưng lại sợ "tâm phục,khẩu phục" khi thấy một ông quan,con quan bị đem ra xử trước pháp luật ngang với dân thường.Đó cũng chính là điều mà Tào Tháo lấy để trị quân khi ngựa của chính ông cưỡi xéo phải lúa của dân.Bằng cách "cắt tóc,thay đầu" Tào Tháo đã khiến ba quân tâm phục khẩu phục. Như vậy chỉ khi nào người dân buộc chính quyền phải sợ mình thì lúc đó mới có một xã hội pháp trị nền tảng cho sự ổn định và phát triển xã hội.Muốn không sợ người dân phải tìm hiểu thật nhiều các kiến thức về nhân quyền để từ đó có thể đấu lý với những kẻ bảo vệ pháp luật.Khi ta có đầy đủ kiến thức ta sẽ có lập luận vững chắc,hiểu biết pháp luật ta sẽ cảm thấy tự tin không còn sợ cường quyền.Chế độ công an trị chỉ có thể cưỡng bức một vài cá nhân đơn lẻ thiếu hiểu biết về quyền của mình.Chúng không thể bất chấp dư luận khi người dân biết đoàn kết thành một khối,biết chia sẻ và hổ trợ cho nhau. Chúng chỉ có thể bắt chẹt,bắt nạt một người chứ không thể làm điều đó với nhiều người.Động chạm đến lòng căm thù,tạo ra bất công cũng có nghĩa là ngày tàn của chúng sắp điểm.Hãy vượt qua sợ hãi ,chỉ có thế mới có thể đứng thẳng làm người. Hình dưới: Blogger Tưởng Năng Tiến với chiếc áo mà ông được tặng ở Campuchia. Dương Hoài Linh's photo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét