Thứ Năm, 20 tháng 5, 2021

MỘT BÀI TOÁN KHÓ GIẢI CHO NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU NƯỚC MỸ.

Trên cương vị tổng thống đứng đầu một cường quốc lãnh đạo thế giới như Hoa Kỳ, tổng thống dân cử như Biden phải đương đầu với nhiều bài toán mà dù đưa ra lời giải như thế nào ông cũng bị chỉ trích kịch liệt . Chẳng hạn vấn đề nhập cư từ Trung Mỹ nêu ông ngăn chặn quyết liệt cũng bị chỉ trích là vô nhân đạo, là cạn kiệt tình người, nếu buông lỏng cũng bị phản đối từ công dân Mỹ với đủ lý do. Và lần này đến việc hủy bỏ bản quyền vaccine cũng là một quyết định tranh cãi như thế. Trước tình hình dịch bệnh lây lan thảm khốc gây chết người không kịp hỏa táng,phải thả xuống sông Hằng như ở Ấn Độ , Nepan, Đông Nam Á và trước đó là Brazil... Mỹ không thể sản xuất đủ hàng tỷ liều vaccine để cung cấp cho 7 tỷ người trên toàn thế giới.Và Mỹ cũng không đủ giàu có để bỏ tiền thuế của dân mình ra lo cho cả nhân loại. Nhưng nhân loại thì cứ chết như rạ. Vaccine của nhiều nước chỉ láo là nhiều,tác dụng không bao nhiêu và chỉ thành phần dân có tiền mới được chích. Nếu Mỹ không đưa công thức và cho phép sản xuất miễn phí thì rào cản này sẽ khiến các nước nghèo không thể cứu kịp dân của họ. Và thế là trong khi dân Mỹ cởi bỏ khẩu trang, tưng bừng nhảy múa chiến thắng đại dịch thì ở Ấn Độ, Thái lan, Philippines, Campuchia và cả Việt Nam lại đang bắt đầu cảnh chết chóc, ly tan... Ngày 5-5 /2021, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã bày tỏ thái độ ủng hộ từ bỏ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với vắc xin COVID-19. Lập tức cả thế giới nổ ra tranh cãi. Những người phản đối cho rằng nếu từ bỏ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, các công ty dược không còn động lực đầu tư sản xuất vắc xin nữa. Những người ủng hộ đưa ra ba lý do giải thích: - Từ bỏ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với vắc xin COVID-19 sẽ có lợi cho toàn thế giới. - Vắc xin sẽ được sản xuất hàng loạt với giá thành rẻ hơn. - Vắc xin được đầu tư và phát triển bằng tiền thuế của dân bơm cho các nghiên cứu nhà nước, đặc biệt là vắc xin sử dụng công nghệ ARN thông tin.Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên tiếng ủng hộ. Liên minh châu Phi tuyên bố: "Lịch sử sẽ ghi nhớ quyết định của Chính phủ Mỹ là điều đúng đắn vào đúng thời điểm để chống lại thách thức khủng khiếp này". Ban đầu Liên minh châu Âu (EU) không ủng hộ. Sau tuyên bố của tổng thống Mỹ hôm 5-5, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen lại khẳng định "sẵn sàng thảo luận bất kỳ đề xuất nào để giải quyết khủng hoảng một cách hiệu quả và thực tế". Pháp từ phản đối chuyển sang ủng hộ. Trong khi đó, Đức cảnh báo: "Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là nguồn gốc của đổi mới và trong tương lai phải tiếp tục duy trì". Nhìn tổng thể có thể thấy những người ủng hộ việc bãi bỏ bản quyền vaccine là đại diện của các nước đang phát triển, đang rất cần vaccine để chích ngừa cho dân chúng, những chính trị gia cánh tả như đảng Dân Chủ Mỹ và các tổ chức hoạt động xã hội. Phía phản đối bao gồm trước tiên là các tổng công ty dược phẩm đã hoặc đang sản xuất và cung ứng vaccine, các chính trị gia bảo thủ như đảng Cộng Hòa Mỹ, các nước Liên Minh Châu Âu (EU) và nhiều chuyên gia trong lĩnh vực y tế cộng đồng. Sự thay đổi đột ngột quan điểm của chính phủ Mỹ được cho là vì ông Biden bị áp lực mạnh của các chính trị gia Dân Chủ và cũng do tình hình dịch bệnh ở Hoa Kỳ đã căn bản được kiểm soát, tỷ lệ người dân được chích ngừa tăng nhanh, số ca bệnh giảm xuống. Trong khi chỉ một vài quốc gia giàu có và phát triển như Hoa Kỳ, Anh, Israel… có điều kiện tích lũy nhiều vaccine và thực hiện chích ngừa cho phần lớn dân chúng thì đại đa số các nước trên thế giới đều không có đủ vaccine để chích cho những người cần nhất như nhân viên y tế ở tuyến đầu và người cao tuổi. Mọi người trên thế giới bình đẳng trước đại dịch nhưng rất không bình đẳng trong việc tiếp cận các phương thức chữa trị và phòng ngừa. Các tập đoàn dược phẩm và một số chính trị gia bảo thủ đã cực lực phản đối đề nghị bãi bỏ tạm thời bản quyền vaccine. Họ nói rằng việc từ bỏ bản quyền không phải là phương thuốc chữa đại dịch. Họ nhấn mạnh việc sản xuất vaccine COVID-19 rất phức tạp và không thể tăng tốc bằng cách nới lỏng các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Họ cũng nói rằng việc dỡ bỏ các biện pháp bảo vệ có thể ảnh hưởng đến việc nghiên cứu các phương thuốc mới trong tương lai.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét